LUẬN VĂN: Một số vấn đề về tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định hiện nay trong các doanh nghiệp
lượt xem 11
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: một số vấn đề về tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định hiện nay trong các doanh nghiệp', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Một số vấn đề về tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định hiện nay trong các doanh nghiệp
- LUẬN VĂN: Một số vấn đề về tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định hiện nay trong các doanh nghiệp
- A - Lời mở đầu Trong giai đoạn hiện nay cơ hội hoà nhập vào khu vực và trên thế giới ngày càng mở rộng, khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển là những yếu tố tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý kinh tế đã có sự đổi mới sâu sắc và theo đó là hệ thống kế toán Việt Nam cũng ngày càng đổi mới, hoàn thiện và phát triển phù hợp với chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế, góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao năng lực quản lý tài chính quốc gia nói chung và quản lý tài chính doanh nghiệp nói riêng. Tài sản cố định trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh luôn co sự giảm giá trị (có thể thấy được hoặc không thấy được). Do đó mọi tài sản trong Doanh nghiệp phải được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao phù hợp với mức hao mòn tài sản, tạo nguồn để tái đầu tư tài sản cố định. Muốn vậy phải lựa chọn phương pháp khấu hao một cách khoa học hợp lý đảm bảo thu lợi nhanh vừa không gây biến động lớn về giá thành và lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua môn học Kế toán tài chính em muốn nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này nên em chọn đề tài môn học là: " Một số vấn đề về tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định hiện nay trong các doanh nghiệp " Bài viết này của em gồm : 2 chương Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Thực trạng và kiến nghị
- B - Nội dung Chương I: Cơ sở lý luận I. Hao mòn TSCĐ và KHTSCĐ 1. Hao mòn TSCĐ (HMTSCĐ) - Khái niệm: Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tựnhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ. - Phân loại: được chia làm 2 loại: + Hao mòn hữu hình + Hao mòn vô hình a) Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận. Hao mòn hữu hình có thể diễn ra hai dạng dưới đây: - Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng. - Hao mòn do tác động của thiên nhiên không phụ thuộc vào việc sử dụng. Do dó sự hao mòn hữu hình nên tài sản mất dần giá trị và giá trị sử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác. b) Hao mòn vô hình: là sự giảm dần về giá trị tài sản cố định do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà TSCĐ được sản xuất ra ngày càng có nhiều tính năng và năng suất cao hơn. Trong một nền kinh tế càng năng động, càng phát triển thì tốc độ hao mòn càng nhanh. Vì vậy, đòi hỏi trước hết của các doanh nghiệp Nhà nước phải có một chính sách hợp lý về quản lý và trích khấu hao, như thế mới đảm bảo cho doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Hao mòn TSCĐ là một phạm trù khách quan, muốn xác định giá trị hao mòn của TSCĐ nào đó thì cơ sở có tính khách quan nhất là thông qua giá cả thị trường. Tức là phải so sánh giá cả của TSCĐ cũ với TSCĐ mới cùng loại. Tuy nhiên, TSCĐ được đầu tư mua sắm là để sử dụng lâu dài cho quá trình sản xuất kinh doanh, do vậy các doanh nghiệp không thể xác định giá trị hao mòn TSCĐ theo phương pháp nói trên. 2. Khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ) - Khái niệm: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.
- II. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo chế độ kế toán hiện hành 1. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ Hiện nay có rất nhiều các phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế mà có sự lựa chọn phù hợp. a1) Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng Phương pháp khấu hao đều dựa trên giả thiết rằng TSCĐ giảm dần giá trị sử dụng theo thời gian và giá trị này được đưa dần vào chi phí theo từng thời kỳ với một giá trị như nhau. Theo phương pháp này mức khấu hao phải trích hàng năm được xác định theo công thức sau: Mức khấu hao TSCĐ = Error! - Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. a2) Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên cơ sở kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại. a3) Mức trích khấu hao cho năm cuối của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối của TSCĐ đó. * Ưu điểm của phương pháp này đơn giản, dễ tính toán, phân bổ đều giá trị của TSCĐ của các kỳ sử dụng. * Nhược điểm: Phương pháp này không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Vì chi phí được phân bổ đều cho các kỳ nên đã ngầm định rằng sản xuất là không có sự biến động giữa các kỳ (mức độ sử dụng TSCĐ, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ, mức độ sản xuất… không thay đổi, giả thiết này hoàn toàn không hợp lý). b) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản xuất Nội dung phương pháp: TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng như sau:
- - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế, kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản xuất sản phẩm theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ. - Xác định mức khấu hao trong tháng như sau: Mức trích khấu hao;trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm; sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao;bình quân tính cho;một đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao;bình quân tính cho;một đơn vị sản phẩm = Error! - Mức tính khấu hao năm của TSCĐ được tính bằng cách cộng mức khấu hao của tháng hoặc được tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao;của TSCĐ Số lượng sản phẩm; sản xuất trong năm = x Mức trích khấu hao;bình quân tính cho một;đơn vị sản phẩm Trường hợp công suất hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải tính lại mức trích khấu hao của TSCĐ. * Ưu điểm: của phương pháp này có sự phân bổ chi phí hợp lý theo số lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa các kỳ sản xuất nhiều sản phẩm thì giá trị của TSCĐ chuyền vào sản phẩm nhiều và ngược lại những sản phẩm sản xuất ít thì phân bổ giá trị TSCĐ vào ít hơn. * Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là sự giả định mang tính chủ quan về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, vì vậy không tính đến các yếu tố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất: hỏng máy không đạt được chỉ tiêu sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được… dẫn đến sự phân bổ thiếu chính xác gây sai lệch đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đặc biệt là lợi nhuận và thuế phải nộp. c) Phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng máy thực tế Nội dung của phương pháp: Phương pháp này được giả định rằng khấu hao được xác định dựa trên số giờ máy chạy thực tế chứ không phải là khấu hao đều theo thời gian. Thời gian sử dụng của TSCĐ được căn cứ vào số giờ máy chạy thực tế. công thức:
- Mức khấu hao; giờ Error! * Ưu điểm của phương pháp này là phù hợp hơn phương pháp khấu hao đường thẳng Vì chi phí phụ thuộc vào số giờ máy hoạt động, thể hiện rõ nguyên tắc phù hợp giữa doan thu và chi phí. *Nhược điểm của phương pháp này là khó xác định chính xác, vì đòi hỏi một trình độ quản lý chặt chẽ hoạt động của máy móc. d) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh nội dung phương pháp Mức trích khấu hao của tài sản cố định trong năm đầu được xác định theo công thức sau đây: Mức trích khấu hao; hàng năm của TSCĐ Giá trị còn lại; của TSCĐ = x Tỷ lệ khấu hao; nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu hao; nhanh(%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ; theo phương pháp đường thẳng x Hệ số; điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau: Tỷ lệ khấu hao; TSCĐ theo phương pháp; đường thẳng (%) = Error! x 100 Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dươi đây: Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) 1,5 Đến 4 năm (t 4 năm) 2,0 Trên 4 đến 6 năm (4 < t 6) Trên 6 năm t > 6 năm 2,5 2. Lựa chọn phương pháp khấu hao tại các doanh nghiệp Phương pháp khấu hao được lựa cọn cho nên là phương pháp cho phép doanh thu và chi phí phù hợp. Nếu doanh thu được tạo bởi chính một tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu dụng không thay đổi thì phương pháp khấu hao nên chọn là khấu hao theo đường thẳng, ngược lại nếu doanh thu hoặc thấp hơn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ thì phương pháp nên áp dụng là phương pháp khấu hao giảm dần theo thời gian.
- Việc chọn phương pháp khấu hao như thế nào là quyền của doanh nghiệp nhưng phải phù hợp với quy định của Nhà nước, pháp luật Việt Nam quy định; hiện nay các doanh nghiệp được phép áp dụng 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ là phương pháp đường thẳng, phương pháp khấu hao theo sản lượng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. 2. Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định Thời gian sử dụng: là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ vào hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ. a) Xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình Căn cứ vào tính chất: để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ. - Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế. - Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ, tình trạng thực tế TSCĐ…) - Tuổi thọ kinh tế TSCĐ Trường hợp có các yếu tố tác dộng (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ…) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của TSCĐ, doanh nghiệp xác định lại thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng. b) Xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời gian là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định. c) Xác định thời gian sử dụng TSCĐ trong một số trường hợp đặc biệt - Đối với dự án đầu tư nước ngoài theo hình thức xây dựng - kinh doanh chuyển giao (B.O.T), thời gian sử dụng TSCĐ được xác định từ thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng đến khi kết thúc dự án. - Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (B.C.C) có bên nước ngoài tham gia hợp đồng, sau khi kết thúc thời gian của hợp đồng bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam, thì thời gian sử dụng tài sản cố định của tài sản
- cố định chuyển giao được xác định từ thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng đến khi kết thúc dự án. 3. Xác định nguyên giá TSCĐ (NG TSCĐ) Nguyên giá của TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp. Khi xác định nguyên giá TSCĐ, kế toán phải quán triệt các nguyên tắc chủ yếu sau: - Thời điểm xác định nguyên giá là thời điểm đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (đối với TSCĐ hữu hình) hoặc thời didểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính (đối với TSCĐ vô hình). - Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên nhưũng căn cứ khách quan có thể kiểm soát được (phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ). - Giá thực tế của TSCĐ phải xác định dựa trên các khoản chi tiêu hợp lý được dẫn tích trong quá trình hình thành TSCĐ. - Các khoản chi tiêu phát sinh sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng được tính vào nguyên giá nếu như chúng làm tăng thêm giá trị hữu ích của TSCĐ. 3.1. Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình a) TSCĐ loại mua sắm NG = Gt + Tp + Pt + Lv - Tk - Cm - Th Trong đó: NG: Nguyên giá TSCĐ Gt : Giá thanh toán cho người bán tài sản (tính theo giá thu tiền 1 lần) Tp: Thuế, phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước ngoài giá mua Pt: Phí tổn chạy thử, dùng thử… Lv: Lãi vay tiền phải trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng Tk: Thuế trong giá mua hoặc phí tổn được hoàn lại Cm: Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá được hưởng Th: Giá trị sản phẩm dịch vụ thu được khi chạy thử. b) Nguyên giá TSCĐ loại đầu tư xây dựng cơ bản NGTSCĐ: là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+), lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
- c) TSCĐ loại được cấp, được điều chuyển đến NGTSCĐ: loại này bao gồm giá trị còn lại ghi trên sổ của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển, hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận và các phí tổn trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Riêng TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp thì nguyên giá được tính bằng nguyên giá ghi trên sổ của đơn vị giao. Các chi phí liên quan đến việc điều chuyển này được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. d) TSCĐ loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa… Nguyên giá TSCĐ: loại được cho, được biếu, được tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa… bao gồm: giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận; cái chi phí tân trang, sửa chữa TSCĐ; các chi phí vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt chạy thử, lệ phí, cước bạ (nếu có)… mà biên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng. 3.2. Xác định nguyên giá TSCĐ a. Chi phí sử dụng đất Là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đặt, chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ pí cước bạ (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm hoặc định kỳ thì các chi phí này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, không hạch toán vào nguyên giá TSCĐ. b. Chi phí thành lập doanh nghiệp Chi phí thành lập Doanh nghiệp là chi phí thực tế có liên quan trực tiếp tới việc chuẩn bị cho việc khai sinh ra doanh nghiệp và được những người tham gia thành lập doanh nghiệp đồng ý coi như một phần vốn góp của mỗi người và được ghi trong vốn điều lệ của doanh nghiệp, bao gồm: các chi phí cho công tác nghiên cứu, thăm dò, lập dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, chi phí thẩm định dự án, họp thành lập… c) Chi phí nghiên cứu phát triển Là toàn bộ các chi phí thực tế Doanh nghiệp đã chi ra để thực hiện các công việc nghiên cứu thăm dò, xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn… nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho Doanh nghiệp.
- d) Chi phí bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, mua bản quyền tác giả, nhận chuyển giao công nghệ… Là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra cho các công trình nghiên cứu được nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, hoặc các chi phí để doanh nghiệp mua lại bản quyền tác giả, bản quyền nhãn hiệu, chi cho việc vận chuyển công nghệ từ các tổ chức và cá nhân… mà các chi phí có tác dụng phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.3. Xác định Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính Nguyên giá TSCĐ thuế tài chính phản ánh ở đơn vị thuê như đơn vị chủ sở hữu tài sản bao gồm: giá mua thực tế: Các chi phí vận chuyển bốc dỡ; các chi phí sửa chữa tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng: chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và cước bạ (nếu có). Phần chênh lệch giữa tiền thuê TSCĐ phải trả cho đơn vị cho thuê và nguyên giá TSCĐ đó được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp của hợp đồng thuê tài chính. Theo quy định chung, đề đơn giản cách tính thì TSCĐ tăng trong tháng này tháng sau mới tính khấu hao, TSCĐ giảm trong tháng này tháng sau ới thôi không phải căn cứ vào tình hình tăng giảm của tháng này. Vì số khấu hao tháng này chỉ khác tháng trước trong trường hợp có biến động tăng, giảm TSCĐ. Cho nên để giảm bởi công việc tính toán hàng tháng người ta chỉ tính số khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt trong tháng và căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước để xác định. Số KHTSCĐ phải; trích trong tháng = Số KHTSCĐ đã; trích trong tháng + Số KHTSCĐ tăng; trong tháng - Số KHTSCĐ; giảm trong tháng Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi thì Doanh nghiệp phải xác định lại mức khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng TSCĐ). Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện của TSCĐ đó. III. Các Phương pháp Khấu hao TSCĐ khác trên thế giới 1. Phương pháp Khấu hao TSCĐ của Mỹ Mục đích của việc lựa chọn phương pháp khấu hao
- Báo cáo thu nhập và bảng tổng kết tài sản được lập và gửi cho các nhà đầu tư, các nhà cho vay, ban quản trị và những người khác để giúp họ ra quyết định liên quan đến doanh nghiệp. Do đó lựa chọn một phương pháp khấu hao có liên quan với việc kết hợp chi phí và thu nhập sao cho phản ánh được thu nhập, nhập của mỗi cổ phiếu và báo cáo tình trạng tài chính của Doanh nghiệp. Mặt khác lựa chọn một phương pháp khấu hao trong quá trình lập bảng khai thuế thu nhập đối với doanh nghiệp thì có mục đích khác. Mục đích này nhằm làm giảm tối đa tiền thuế phải đóng theo luật thuế hoặc có thể hoãn lại việc nộp thuế cho phép. Do đó, việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính khấu hao này cho báo cáo tài chính và phương pháp tính khấu hao khác cho các bản khai thuế đối với cùng một TSCĐ phổ biến. Sau đây là một số phương pháp tính Khấu hao TSCĐ mà nước Mỹ đang áp dụng. a) Phương pháp khấu hao đều theo thời gian Phương pháp khấu hao đều dựa trên giả thuyết rằng TSCĐ giảm dần đều giá trị theo thời gian và giá trị này được đưa dần vào chi phí theo từng kỳ với một giá trị và giá trị này được đưa dần vào chi phí theo từng kỳ với một giá trị như nhau. Theo phương pháp này sổ khấu hao phải trích hàng năm được xác định qua công thức sau: Số KH phải trích; hàng năm = Error! Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán tuy nhiên nó chỉ phù hợp trong điều kiện tính chất hữu ích của TSCĐ, mức độ sử dụng của TSCĐ, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ là như nhau giữa các kỳ kế toán. b) Phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng máy thực tế Phương pháp này giả định rằng khấu hao được xác định dựa trên số giờ máy chạy thực tế chứ không phải khấu hao đều theo thời gian. Thời gian sử dụng của TSCĐ được căn cứ vào số giờ máy chạy thực tế. Công thức xác định mức khấu hao phải trích được xác định theo công thức sau: Khấu hao theo số giờ máy chạy: Khấu hao giờ = Error! c) Phương pháp khấu hao theo sản lượng sản xuất Theo phương pháp này mức độ hữu dụng của TSCĐ được xác định trên cơ sở số lượng sản phẩm ước tính mà TSCĐ đó tạo ra trong quá trình sản xuất do vậy số khấu hao phải trích thay đổi tuỳ theo khối lượng sản phẩm xuất ra từng kỳ
- Khấu hao đơn vị; sản phẩm = Error! 2. Phương pháp khấu hao TSCĐ của Pháp a) Phương pháp khấu hao đều Theo phương pháp này cần phải xác định thời gian sử dụng của bất động sản và tính khấu hao hàng năm bằng cách lấy giá trị bất động sản chia đều cho số năm sử dụng. Công thức tính như sau: Mức khấu hao; năm = Giá trị bất động; sản (VO) x Tỷ lệ khấu;hao năm (t) x Thời gian sử dụng; trong năm n Trong đó: Giá trị bất động sản: là nguyên giá không có thuế TGGT Tỷ lệ khấu hao được tính như sau: Tỷ lệ khấu hao năm; (%) = Error! x 100 b. Phương pháp khấu hao giảm dần Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm không tính tỷ lệ trên giá cố định mà tính trên giá trị còn lại của bất động sản sau mỗi lần khấu hao. Như vậy tính theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng của bất động sản. Tuy nhiên, theo phương pháp này, ta không thể khấu hao hết nguyên giá của bất động sản trong một thời gian nhất định, vì sau mỗi lần khấu hao giá trị bất động sản sẽ giảm và số tiền trích khấu hao cũng giảm, cứ như vậy kéo dài vô hạn. Do đó, đến cuối cùng, ta phải khấu hao 100% giá trị còn lại. Cách tính khấu hao giảm dần theo công thức sau: Tỷ lệ khấu hao; giảm dần = Error! x Hệ số Trong đó, hệ số được quy định như sau: Thời gian khấu hao từ 3 đến 4 năm: hế số 1,5 Thời gian khấu hao từ 5 đến 6 năm: hệ số 2 Thời gian khấu hao trên 6 năm : hệ số 2,5 IV. Một số sửa đổi bổ sung của chế độ khấu hao TSCĐ Ban hành kèm theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 2/12/2003. Thứ nhất: Quyết định 206 đã có sự quy định rõ ràng hơn v ề các khái niệm theo QĐ 166. Một số tài sản được ghi nhận là TSCĐ khi đạt chỉ tiêu về giá trị là 5 triệu đồng điều này không
- hợp lý vì ngày nay có nhiều công cụ, dụng cụ có giá trị lớn hơn 5 triệu. Theo Quyết định 206 điều kiện ghi nhận TSCĐ có giá trị là 10 triệu đồng, việc quy định này hoàn toàn phù hợp với tình hình biến động về giá cả như hiện nay. Thứ hai. Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Theo chế độ cũ việc trích trước chi phí sửa chữa lớn phải được Doanh nghiệp lập hồ sơn và trình cơ quan thuế xem xét, điều này tạo cơ chế "xin", "cho" làm giảm hiệu quả kinh tế. Theo Quyết định 206, Doanh nghiệp muốn trích trứơc chi phí sửa chữa lớn thì chỉ phải lập hồ sơ rồi trình cơ quan quản lý mà không cần phải thông qua cơ quan thuế. Thứ ba; Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được tính từ ngày tăng giảm TSCĐ chứ không phải tròn tháng như chế độ cũ; Mức khấu hao; TSCĐ = Mức KHTSCĐ; tháng trước + MKHTSCĐ; tăng tháng này - MKHTSCĐ giảm; trong tháng này Thứ tư; Quyền sử dụng đất đối với thời gian dài được coi là TSCĐ vô hình đặc biệt và không được trích khấu hao Thứ năm; Các phương pháp tính khấu hao theo chế độ cũ doanh nghiệp chỉ được phép áp dụng duy nhất một phương pháp là phương pháp khấu hao đều. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có tốc độ hao mòn vô hình nhanh, đòi hỏi nhanh chóng thay đổi công nghệ chế độ mới quy định doanh nghiệp được phép áp dụng 3 phương pháp khấu hao TSCĐ. Phương pháp khấu hao đều, phương pháp khấu hao theo sản lượng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Tuy nhiên, mỗi loại TSCĐ chỉ được phép áp dụng một phương pháp duy nhất. Doanh nghiệp được phép khấu hao nhanh chóng thu hồi vốn, đổi mới công nghệ nếu làm ăn có lãi và tỷ lệ khấu hao không được vượt quá hai lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Thứ sáu: Thời gian sử dụng TSCĐ trước đây không quy định rõ thời gian sử dụng của mỗi loại nhóm TSCĐ khiến cho các Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định tỷ lệ khấu hao, mức khấu hao phải trích nguy cả cơ quan thuế cũng gặp lúng túng trong việc quyết toán thuế, khắc phục điều này, Quyết định 206 đã ban hành một khung thời gian xác định cho từng nhóm TSCĐ (ban hành kèm theo phục vụ với Quyết định 206). V. Hạchtoán TSCĐ 1. Trình tự hạch toán
- Đối với mỗi hệ thống sổ sách khác nhau thì có trình tự hạch toán riêng nhưng nói chung đều tiến hành theo các bước sau: Chứng từ TSCĐ (thẻ TSCĐ) -> bảng phân bổ khấu hao TSCĐ -> Bảng kê chi phí (nếu có) -> Nhật ký chứng từ số 7 (nếu theo hình thức Nhật ký chứng từ) -> Sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, -> Báo cáo. 2. Hạch toán chi tiết TSCĐ sử dụng vào kinh doanh phải trích khấu hao, sử dụng cho bộ phânk nào thì tính chi phí khấu hao cho bộ phận đó, TSCĐ sử dụng cho phúc lợi sự nghiệp không tính khấu hao mà chỉ tính hao mòn vào cuối năm. TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn còn sử dụng được thì không tính khấu hao việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao Bộ, Tổng Cục… Đơn vị…. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Nơi sử TK 627 - Chi phí sản TK 241 TK 642 Tỷ lệ dụng xuất chung xây TK 641 chi phí KH%(th dựng Stt Chỉ tiêu chi phí quản lý Toàn ời gian cơ bản PX PX PX Cộng bán hàng doanh doanh sử dụng) dở (SP (SP (SP) nghiệp nghiệp dang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Số KH đã trích tháng trước 2 Số KH tăng trong tháng
- 3 Số KH giảm trong tháng 4 Số KH phải trích tháng này Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ sau khi lập xong, người lập kí và kế toán trưởng ký được coi là chứng từ kế toán để hạch toán khấu hao TSCĐ. 3. Hạch toán tổng hợp a. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 214. Hao mòn TSCĐ. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hoa và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ trong doanh nghiệp như TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính.
- TK 214 Giá trị hao mòn TSCĐ giảm Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do các lý giảm TSCĐ do các lý do trích (thanh lý, nhượng KHTSCĐ, do đánh giá lại bán,chuyển đi nơi khác…) TSCĐ. - Dư có: giá trị hao mòn Tài khoản 214: Có 3 tài khoản cấp 2 đó là: TK 2141: TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình TK 2142: Hao mòn TSCĐ vô hình TK 2143: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính. - Tài khoản 009: Nguồn vốn khấu hao. Phản ánh này phản ánh tăng giảm nguồn vốn khấu hao. Tài khoản này là tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Kết cấu của tài khoản được mở theo qui ước.. Nợ: NVKHCB: tăng khi trích KHTSCĐ hoặc nhận NVKH do cấp trên cấp Có: NVKHCB: giảm khi dùng nguồn vốn mua sắm TSCĐ,nộp khấu hao do nhà nước , cấp trên. Dư nợ: NVKHTSCĐ: chưa sử dụng - Tài khoản 6274: KHTSCĐ: dùng cho phân xưởng - Tài khoản 6414: KHTSCĐ: ở bộ phận bán hàng - Tài khoản 6424: KHTSCĐ: ở bộ phận quản lý - Tài khoản 241: Xây dựng cơ bản dở dang b. Phương pháp hạch toán Bước 1: Định kỳ (tháng, quý….) tính trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐ. Nợ Tài khoản 627 Nợ Tài khoản 641 Nợ Tài khoản 642 Nợ Tài khoản 241 Nợ Tài khoản 811, 821
- Có Tài khoản 214 Đồng thời phản ánh tăng vốn khấu hao cơ bản Nợ Tài khoản 009: Nguồn vốn khấu hao Bước 2: Đối với TSCĐ phúc lợi sự nghiệp Nợ Tài khoản 3413 Có Tài khoản 214 Bước 3: Nếu doanh nghiệp Nhà nước phải nộp khấu hao cho Nhà nước thì phải ghi theo quy tắc giảm vốn khấu hao - Tính ra số phải nộp ngân sách Nhà nước Nợ Tài khoản 411 Có Tài khoản 333 (9) - Nộp khấu hao cho Nhà nước Nợ Tài khoản 333 (9) Có TK 111, 112 Đồng thời ghi đơn: Có TK 009 Nếu doanh nghiệp phải nộp khấu hao cho cấp trên. - Tính ra số phải nộp cấp trên Nợ Tài khoản 411 Có TK 336 - Khi nộp: Nợ TK 336 Có TK 111, 112 Đồng thời ghi đơn: Có TK 009 - Giả sử dùng tiền khấu hao để mua sắm TSCĐ Nợ TK 211, 213 Nợ TK 133 Có TK 111, 112 Ghi đơn: Có TK 009 - Nếu doanh nghiệp chưa sử dụng nguồn vốn khấu hao có thể cho cấp trên vay với nguyên tắc phải thu hồi được số tiền vay lãi cho vay.Lãi cho vay được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính.
- Nợ TK 128, 228 Có TK 111, 112 Khi hết hạn cho vạy nhận cả gốc lẫn lãi về: Nợ TK 111, 112 Có TK 128, 228 e. Sổ sách kế toán Các định khoản trên là cơ sở để vào sổ cái các tài khoản 211, 212 2.1.3. Cùng với các sổ cái cảu các tài khoản khác lên bảng cân đối số phát sinh, rồi đối chiếu với tổng hợp chi tiết, cuối cùng tiến hành lập các báo cáo kế toán.
- Chương II Thực trạng và kiến nghị 1. Thực trạng - Mặc dù đã quy định khá rõ về khung thời gian sử dụng cho từng nhóm TSCĐ nhưng việc quy định này chưa chính xác. Mặt khác khi xác định khung thời gian cho các loại TSCĐ thì cần chú ý đến mục đích sử dụng của TSCĐ bởi vì cùng một TSCĐ nhưng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh có tốc độ hao mòn hữu hình cao, hoặc sản xuất số lượng sản phẩm với công suất lớn thì thời gian sử dụng TSCĐ này phải nhanh hơn khi nó được sử dụng trong môi trường có tốc độ hao mòn chậm. - Một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mặc dù đã có quy định về việc áp dụng khấu hao nhưng đa phần các doanh nghiệp chỉ áp dụng một phương pháp khấu hao duy nhất là khấu hao theo đường thẳng. Điều này là không tốt không phù hợp với sự phát triển kinh tế làm cho hiệu quả kinh doanh không cao, không đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí. - Thực tế hiện nay một số doanh nghiệp đã khấu hao hết nguyên giá mà vẫn được sử dụng trong các doanh nghiệp. Những TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá vẫn còn sử dụng đến 55-60% trong tổng số TSCĐ. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phân tích hoạt động kinh tế. 2. Kiến nghị - Nên đưa giá trị thu hồi ước tính vào công thức tính khấu hao bởi vì nếu không tính đến giá trị thu hồi ước tính thì sẽ gián tiếp làm cho mức khấu hao được hạch toán vào chi phí sản xuất cao hơn thực tế. - Vấn đề quản lý TSCĐ đã hết khấu hao: + Tổ chức kiểm kê đánh giá lại thực trạng của những TSCĐ đã hết khấu hao. + Mạnh dạn bán thanh lý những TSCĐ đã lạc hậu hoặc hiệu quả kém. + Đưa nội dung phản ánh thực trạng về mặt kỹ thuật, công nghệ, tính năng, tác dụng của những TSCĐ đã hết khấu hao nguyên giá của tài sản hiện có trong doanh nghiệp vào thuyết minh báo cáo tài chính. - Về vấn đề quản lý và sử dụng trích khấu hao: + Kiểm tra nghiêm ngặt tình hình tăng, giảm TSCĐ trong doanh nghiệp
- + Kiểm tra kiểm soát việc sử dụng nguồn vốn khấu hao của doanh nghiệp. C - Kết luận Quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là một đòi hỏi thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ mà Bộ Tài chính quy định trong Quyết định 206/2003/QĐ - BTC được xây dựng theo hướng tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, khuyến khích các doanh nghiệp tính đúng, trích đủ số hao mòn TSCĐ vào chi phí doanh nghiệp để có điều kiện thay thế, đổi mới máy móc, thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và đòi hỏi của nền kinh tế. Những sửa đổi, bổ sung trong chế độ khấu hao TSCĐ là một đóng góp thiết thực của chế độ tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện đúng chế độ, vận dụng chế độ một cách phù hợp với đặc điểm riêng có của doanh nghiệp mình thì mới đem lại hiệu quả cao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín
71 p | 893 | 189
-
LUẬN VĂN: Một số vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành và phương hướng hoàn thiện
100 p | 452 | 111
-
Luận văn“ Một số vấn đề về Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Gas Petrolimex”
65 p | 246 | 91
-
Luận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn tại chi nhánh NHNN & PTNN Quận Tây Hồ
62 p | 310 | 88
-
LUẬN VĂN:Một số vấn đề quản lý nhà nước về đất đô thị
36 p | 248 | 77
-
LUẬN VĂN: Một số vấn đề về xây dựng thương hiệu cho mặt hàng cà phê Việt Nam
22 p | 377 | 71
-
Luận văn: Một số vấn đề về quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp
28 p | 355 | 70
-
Luận văn " Một số vấn đề về đầu tư phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ"
118 p | 204 | 61
-
LUẬN VĂN: Một số vấn đề CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn
18 p | 167 | 32
-
Luận văn: Một số vấn đề về hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty Gas Petrolimex
65 p | 152 | 23
-
LUẬN VĂN: Một số vấn đề về qui hoạch sử dụng đất ở đô thị việt nam và giải pháp
34 p | 146 | 22
-
LUẬN VĂN: Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
62 p | 109 | 21
-
Luận văn: Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới
65 p | 109 | 20
-
LUẬN VĂN: Một số vấn đề về Chính sách tiền tệ, công cụ thực hiện và định hướng hoàn thiện ở Việt Nam
41 p | 116 | 20
-
LUẬN VĂN: Một số vấn đề về khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp
26 p | 150 | 13
-
Luận văn: Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới_2
35 p | 111 | 8
-
LUẬN VĂN: Một số vấn đề về đổi mới kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam
26 p | 94 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn