Luận văn: Nâng cao hiệu quả thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
lượt xem 92
download
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ chế độ chính trị, Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo ở các nước xã hội chủ nghĩa là sự vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; sai lầm trong nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của Đảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Nâng cao hiệu quả thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam Mở đầu
- 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ chế độ chính trị, Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo ở các nước xã hội chủ nghĩa là sự vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; sai lầm trong nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của Đảng. Thực tiễn lịch sử này buộc chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức và năng lực thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, mà trực tiếp là phục vụ yêu cầu đổi mới chính trị của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới. Các thế lực cơ hội chính trị trong nước câu kết với các thế lực thù địch ở ngoài nước, ra sức chống phá cách mạng Việt Nam bằng chiến l ược “Diễn biến hoà bình”. Trên mặt trận tư tưởng chính trị, trọng tâm chống phá của các thế lực thù địch là những vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc; trong đó, chống phá nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, áp đặt nền dân chủ tư sản vào nước ta là mũi nhọn ưu tiên của chúng. Vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về dân chủ và thực hành dân chủ để đấu tranh thắng lợi các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, bảo vệ và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong công tác xây dựng Đảng về tư tưởng hiện nay, một nội dung quan trọng là dân chủ hoá đời sống chính trị của Đảng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng. Toàn bộ hoạt động của Đảng, trước hết là hoạt động tư tưởng có yêu cầu tự thân phải dân chủ hoá, kể cả về nhận thức và thực hành. Thực tiễn đó đòi hỏi những cán bộ làm công tác xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị phải quan tâm thường xuyên tới vấn đề dân chủ nhằm giúp Đảng cập nhật thông tin mới, hình thành quan điểm, chủ trương để tổ chức, lãnh đạo việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Công tác tư tưởng luôn luôn gắn liền với tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tạo cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phát huy vai trò của tư tưởng-lý luận trong việc hình thành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; truyền bá hệ tư tưởng, cương lĩnh, đường lối, chính sách đổi mới nhằm bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng, đạo đức, nhân cách; cổ vũ mọi tầng lớp nhân
- dân thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, trong công tác tư tưởng hiện nay, bên cạnh những kết quả quan trọng thì ở mỗi mảng nội dung, mỗi hình thái hoạt động của công tác tư tưởng đều nảy sinh những bất cập về dân chủ và kỹ năng thực hành dân chủ. Việc lựa chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam“làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học chính trị là nhằm góp phần tìm giải pháp nâng cao chất l ượng và hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong tình hình mới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, một số sách có những vấn đề liên quan đến đề tài này như: “Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô” của tập thể tác giả Xôviết do X.I Xurơtrencô chủ biên; “Tuyên truyền miệng: Lý luận-Tổ chức- Phương pháp” của tập thể tác giả Liên Xô do M.M Rakhơmancunốp chủ biên; “Tâm lý học tuyên truyền" của S.A.Nadirasvili... Một số bài viết trên tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận của các tác giả Trung Quốc như “Về quá trình xây dựng từng bước nền chính trị dân chủ ở Trung Quốc” của Bách Luyện (Tháng 8/2000); “Bàn về tác dụng lớn lao của giải phóng tư t- ưởng ở Trung Quốc” (Tháng 2/2000); “Thành tựu lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ Đại hội XV đến nay” của Tống Hải Khánh và Từ Quý Tương (Tháng 3/2004)... ở Việt Nam, đặt nền móng cho việc xây dựng tư tưởng, lý luận của Đảng ta phải kể đến các lãnh tụ cách mạng. Nội dung dân chủ chứa đựng trong hầu hết các tác phẩm của Hồ Chí Minh mà trong đó “Dân vận” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về lý luận dân chủ (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000); Trần Phú- người khởi thảo “Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương” (Văn kiện Đảng 1930-1945, tập 1, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng xuất bản, Hà Nội 1977); Nguyễn Văn Cừ với tác phẩm “Tự chỉ trích” (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1983); Trường Chinh - người khởi thảo “Đề cương văn hoá năm 1943”, tác phẩm “Về cách mạng tư tưởng và văn hoá” (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1984); Lê Duẩn với tác phẩm “Xây dựng tư tưởng làm chủ tập thể trên lập trường giai cấp vô sản”(Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1966), tác phẩm “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền làm chủ tập thể của nhân dân”(Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội
- 1976); Tố Hữu với tác phẩm “Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân với thời đại ta”(Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1973)... Các Nghị quyết của Đảng, Cương lĩnh, Điều lệ Đảng... phần nói về công tác tư tưởng. Đặc biệt các nghị quyết, chỉ thị chuyên đề như Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) “về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; văn bản số 01-KL/TW ngày 16/7/1998 “Kết luận Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ cương lĩnh, điều lệ và đường lối của Đảng”; văn bản số 05-CT/TW ngày 4/1/2002 Chỉ thị “về tăng cường cuộc đấu tranh chống các luận điểm sai trái và các hoạt động tán phát tài liệu chống Việt Nam”; văn bản số 94- TB/TW ngày 30/12/2002 “Thông báo Kết luận của Ban Bí thư về nhiệm vụ tăng cường cuộc đấu tranh chống “âm mưu diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá”; văn bản số 173-TB/TW ngày 28/3/2005 “Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX “về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX “về công tác dân tộc”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX “về công tác tôn giáo"... Các báo cáo tổng kết thực tiễn và chỉ đạo công tác của Trung ương, bộ, ngành, địa phương có những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài của luận văn như: văn bản số 90-TB/TB ngày 18/9/1997 “Thông báo ý kiến của Thường vụ Bộ Chính trị về tình hình tỉnh Thái Bình”; văn bản số 11-TB/TW ngày 4/3/1998 “Thông báo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị về tình hình tỉnh Thái Bình”; văn bản số 85/NC ngày 20/11/1998 của Ban Nội chính tỉnh uỷ Thái Bình “Báo cáo tình hình, nguyên nhân, biện pháp, bài học về giải quyết điểm nóng ở Thái Bình”; văn bản số 253/2003/QĐ-TTg ngày 5/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002-2010”; các báo cáo thường kỳ của Ban chỉ đạo Tây Nguyên và Ban chỉ đạo Tây Bắc về tình hình Tây Nguyên và Tây Bắc; văn bản số 98 BC/BCĐTN ngày 30/6/2005 của Ban chỉ đạo Tây Nguyên "Kết luận của Hội nghị bàn về kế hoạch công tác tư tưởng và phát động quần chúng ở Tây Nguyên”; “Báo cáo tại
- Hội nghị tổng kết 5 năm xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trong công nhân viên chức lao động (2000-2005)” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; văn bản số 36/MTTW ngày 23/6/2004 của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Báo cáo Tổng kết công tác Mặt trận tham gia cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ (2004-2009)”; văn bản số 889/CP-V.III ngày 26/6/2004 của Chính phủ “Báo cáo Tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004- 2009”; văn bản số 159-TB/TW ngày 15/11/2004 “Thông báo kết luận của Ban Bí thư về kết quả 6 năm thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) và tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở”; phụ lục tài liệu các kỳ họp Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và công văn của các cơ quan trả lời về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri... Một số tác phẩm và công trình khoa học của các nhà lãnh đạo công tác tư tưởng, các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, quản lý về công tác tư tưởng như: "Một số vấn đề về công tác lý luận tư tưởng và văn hoá” của Nguyễn Đức Bình (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001); “Tuyển tập Đào Duy Tùng” tập I (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001); “Mấy vấn đề về công tác chính trị và tư tưởng trong chặng đường hiện nay của cách mạng xã hội chủ nghĩa” của Hoàng Tùng (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1983); “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn Giàu”(Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1980); “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004) và “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh” (Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2005) của Hoàng Chí Bảo; “Góp phần đổi mới công tác lý luận- tư tưởng” của Trần Trọng Tân (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996) ; “Một số vấn đề lý luận và nghiệp vụ công tác tư tưởng” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996); “Nguyên lý công tác tư tưởng” tập 1(Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999) và “Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999) do Lương Khắc Hiếu chủ biên ; “Đổi mới hơn nữa dân chủ hơn nữa vì chủ nghĩa xã hội” (Tạp chí Giáo dục lý luận xuất bản, Hà Nội 1989); Đề tài KHXH 05-02 “Đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng”; Đề tài cấp Nhà nước KX 10-09B “Đổi mới phương thức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luận Mác-Lênin
- và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đề tài 92-98-043 “Vấn đề dạy và học các môn lý luận Mác- Lênin trong trường đại học”; đề tài KX BĐ-05 của Ban Tư tưởng -Văn hóa Trung ương về “Thực trạng đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp tỉnh, thành, quận, huyện”. Các luận án, luận văn có nội dung liên quan đến đề tài như: Luận án tiến sỹ của Trần Thị Anh Đào với đề tài “Quan hệ biện chứng giữa tính cách mạng và tính khoa học trong công tác tư tưởng của Đảng ta hiện nay”; Luận án tiến sỹ của Hoàng Quốc Bảo với đề tài “Phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh-những đặc trưng và sự vận dụng để đổi mới phương pháp tuyên truyền của cán bộ tư tưởng cấp tỉnh và huyện của Đảng hiện nay”; Luận văn thạc sỹ của các tác giả : Đỗ Thị An với đề tài “Vai trò công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”; Nguyễn Vũ Tiến với đề tài “”Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay”; Nguyễn Văn Minh với đề tài "Đổi mới công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng nông thôn ngoại thành Hà Nội”. Bài viết của các tác giả như: Trần Bạch Đằng với bài “Suy nghĩ về thực trạng văn hoá và công tác lãnh đạo, quản lý của chúng ta” (Tạp chí Tư tưởng -Văn hoá số 9/2004); Nguyễn Đức Bình với bài “Về văn hoá Đảng” (Tạp chí Tư tưởng- Văn hoá số 9/2004); Hữu Thọ với bài “Từ thực tiễn, cần suy nghĩ sâu hơn về công tác tư tưởng"(Thông tin Công tác tư tưởng số 3/2001); Nguyễn Phú Trọng với bài “Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác tư tưởng trong tình hình mới” (Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá số 8/1999); Nguyễn Khoa Điềm với bài “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương năm về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới” (Thông tin Công tác tư tưởng lý luận số 1/2005),Thang Văn Phúc với bài “Vấn đề cải cách nền hành chính và công tác thông tin cho cơ sở hiện nay” (Tạp chí Thông tin lý luận số 1/1992); Hoàng Chí Bảo với bài “Tổ chức thi đua trong nền kinh tế thị trường trong một xã hội đổi mới và dân chủ hóa” (Tạp chí Khoa học chính trị số 4/1998); Lê Bàn Thạch với bài “Chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về phương pháp học tập lý luận” (Tạp chí Thông tin lý luận số 3/2000); Nguyễn Văn Huyên với bài “Phát huy dân chủ trong cơ chế một đảng cầm quyền ở nước ta hiện nay”(Tạp chí Cộng sản số 7/2001), bài “Về chất lượng nghiên cứu lý luận chính trị” (Tạp chí lý luận chính trị số 4/2005); Vũ Hiền với bài “Công tác tư tưởng theo phương pháp Hồ Chí Minh” (Tạp chí Thông tin lý luận số
- 8/2000); Hà Đăng với bài “Đổi mới, tăng cường hoạt động báo cáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả tư tưởng” (Tạp chí Tư tưởng- Văn hóa số 10/1994); Trần Quang Nhiếp với bài “Mấy vấn đề về bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên hiện nay”(Thông tin Công tác tư tưởng lý luận số 9/2004), bài “Phê phán các luận điểm sai trái phủ nhận đường lối cách mạng Việt Nam” (Thông tin Công tác tư tưởng lý luận số 7/2005); Nguyễn Vân với bài “Tuyên truyền chính trị trước những đòi hỏi và thách thức mới” (Tạp chí Tư tưởng- Văn hóa số 10/1993); Lương Khắc Hiếu với bài “Tìm hiểu về tuyên truyền miệng trong lịch sử dân tộc Việt Nam” (Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá số 1/2001); Trần Trọng Tân với bài “Về quyền làm chủ và phương thức làm chủ của nhân dân” (Tạp chí Tư tưởng- Văn hóa số 4/2004); Đỗ Khánh Tặng với bài “Học tập tư tưởng và phong cách báo chí Hồ Chí Minh” (Tạp chí Tư tưởng -Văn hoá số 11/2003), bài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hoá lãnh đạo và văn hoá quản lý” (Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá số 5/2005). Trong tất cả các công trình, luận án, sách, bài viết nói trên chưa có công trình, luận án, sách, bài viết nào nghiên cứu chuyên sâu đề tài thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng. Vấn đề này mới chỉ được các nhà lý luận, các nhà hoạt động thực tiễn đề cập trong các công trình, các bài viết trên ở những mức độ nhất định, phản ánh ở những khía cạnh cụ thể. Lựa chọn đề tài thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng, tác giả luận văn tiếp thu kết quả nghiên cứu của những người đi trước và mong muốn bổ sung thêm được những ý kiến, đề xuất làm sáng tỏ hơn nội dung của đề tài này, đóng góp thiết thực vào hiệu quả công việc. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chủ yếu về dân chủ xã hội chủ nghĩa và thực tiễn thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng của Đảng, từ đó xác định phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa; nâng cao chất lượng thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng của Đảng ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích rõ quan điểm của các nhà kinh điển Mác-Lênin, của Hồ Chí Minh và Đảng ta về dân chủ và thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng.
- - Làm rõ thực trạng của việc thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng của Đảng hiện nay. 3.3. Phạm vi Công tác tư tưởng là lĩnh vực rộng lớn và phức tạp của giới lý luận, của Đảng. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu kỹ năng thực hành dân chủ trong một số mặt hoạt động chủ yếu của công tác tư tưởng: tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; thông tin, cổ động; tuyên truyền, giáo dục; xây dựng nền văn hoá và con người mới; từng bước hoàn thiện nội dung, cơ chế dân chủ, đấu tranh bảo vệ quan điểm, nguyên tắc dân chủ. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác tư tưởng, lý luận; kế thừa tư tưởng các bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà n- ước, các đồng chí lãnh đạo ngành tư tưởng, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. - Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích-tổng hợp, lịch sử- lôgíc, khái quát hoá và kết hợp một số phương pháp khác như: khảo sát thực tế, gắn lý luận với thực tiễn... 5. Đóng góp mới về khoa học Luận văn bước đầu hệ thống hoá quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, của Hồ Chí Minh và Đảng ta về dân chủ xã hội chủ nghĩa và tập trung làm rõ nội dung lý luận dân chủ được thể hiện trong thực tiễn các hoạt động chủ yếu của công tác tư tưởng của Đảng, từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá, đề xuất những biện pháp khả thi phù hợp với yêu cầu cách mạng mới. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho cấp uỷ viên phụ trách công tác tư tưởng và cho những cán bộ hoạt động trên lĩnh vực công tác tư tưởng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
- Chương 1 lý luận về dân chủ và thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng 1.1. Những vấn đề chung 1.1.1. Các khái niệm: dân chủ, thực hành dân chủ, tư tưởng, công tác tư tưởng Dân chủ Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ VII-VI trước công nguyên. Dân chủ (Demokratia) trong tiếng Hy Lạp cổ là một từ ghép, được cấu thành từ hai từ gốc là Demos: nhân dân (danh từ), Kratein: cai trị (động từ). Nếu dịch sát nghĩa thì Demokratia là một mệnh đề hoàn chỉnh: nhân dân cai trị. Về sau, các nhà chính trị học diễn giải mệnh đề đó thành “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Nội hàm khái niệm dân chủ đó, về cơ bản, vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay. Điểm khác biệt căn bản giữa cách hiểu về dân chủ thời cổ đại và thời hiện đại là ở tính chất trực tiếp của mối quan hệ sở hữu quyền lực công cộng và ở cách hiểu về khái niệm nhân dân. Nói đến dân chủ, không thể không nói đến vấn đề Nhà nước; nhưng nói đến Nhà nước có khi người ta lại không đề cập vấn đề dân chủ. Vậy người thực sự sở hữu và chi phối quyền lực công cộng là Nhà nước hay nhân dân ? Ai là chủ sở hữu, ai là được uỷ quyền? Mặt khác, khái niệm nhân dân cũng rất biến động. Nhân dân là tất cả những người lao động cần lao hay chỉ là tầng lớp nào đó trong xã hội? Giai cấp tư sản thường lập lờ các khái niệm này nhằm lừa bịp nhân dân lao động. Với tính phức tạp như vậy, khi nghiên cứu dân chủ, ta cần xem xét nó trong sự vận động, phát triển, biến đổi của những điều kiện lịch sử, cụ thể. Thực hành dân chủ là phương thức vận dụng lý luận về dân chủ vào các lĩnh vực hoạt động thực tiễn. Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh. Tư tưởng còn được hiểu là những suy nghĩ, những quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với thế giới tự nhiên và xã hội.
- Công tác tư tưởng tiếp cận theo quá trình hình thành, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng của các giai cấp giữ vị trí thống trị trong lịch sử “là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành và phát triển hệ tư tưởng, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng”[23, tr. 11-12]. Công tác tư tưởng tiếp cận theo quá trình hình thành, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp vô sản: Là hoạt động đa dạng và quan trọng vào bậc nhất của Đảng- Mác Lênin và Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng, xác lập, phát triển hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, hình thành niềm tin, định hướng giá trị đúng đắn, góp phần xây dựng thế giới quan khoa học cho con người, thúc đẩy con người hành động tích cực và sáng tạo để thực hiện thắng lợi lý tưởng và mục tiêu xã hội chủ nghĩa [51, tr. 23]. 1.1.2. Phương pháp tiếp cận dân chủ và thực hành dân chủ Dân chủ là hiện tượng xã hội- lịch sử phức tạp, từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong hệ thống các khoa học xã hội và nhân văn. Với tính chất đa diện về nội dung và hình thức thể hiện, khái niệm dân chủ và thực hành dân chủ đã được các nhà khoa học tiếp cận bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có một số phương pháp sau [5, tr. 8]: Phương pháp tiếp cận từ những lát cắt cụ thể, tức là từ cơ sở hình thành dân chủ ứng với những lĩnh vực của hệ thống xã hội, với những nội dung và nhiệm vụ của dân chủ hoá. Cơ sở kinh tế của dân chủ là nội dung vật chất của dân chủ. Hạt nhân của nó là lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế. Đối với mỗi cá nhân- công dân, với tư cách là người lao động, quyền được lao động, quyền có việc làm, quyền được hưởng lợi ích tương xứng với giá trị lao động, được bảo hộ tài sản cá nhân thuộc về quyền dân chủ kinh tế. Đối với xã hội, tính chất dân chủ xã hội do chế độ sở hữu tư liệu sản xuất quy định; trình độ phát triển dân chủ xã hội phụ thuộc trình độ phát triển của kinh tế. Trong những yếu tố hợp thành nội dung của dân chủ và dân chủ hóa thì dân chủ trong kinh tế chiếm vị trí hàng đầu và có vai trò quyết định. Thực hiện dân chủ trong kinh tế là căn
- cứ giải quyết về thực chất dân chủ trong các lĩnh vực khác. Cơ sở chính trị của dân chủ là mặt biểu hiện trực tiếp nhất của dân chủ từ khi xuất hiện giai cấp, Nhà nước và xã hội chính trị nói chung. Nó biểu hiện ra ở quyền lực chính trị, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân. Quyền này được thực hiện thông qua sự kết hợp các phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, được thể chế hóa bằng hệ thống luật pháp và nhà nước là công cụ thực thi. Cơ sở văn hóa và xã hội của dân chủ là sự biểu hiện đa dạng, phong phú của các giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá, của trình độ dân trí, lối sống và các biểu hiện tập trung khác về tính ưu việt văn minh tinh thần của chế độ xã hội. Phương pháp tiếp cận từ cấu trúc, nhằm mô tả và vạch ra mối liên hệ nội tại của các yếu tố (phân hệ) trong thực thể đối tượng nghiên cứu được quan niệm như một hệ thống- chỉnh thể. Đó là ý thức dân chủ và năng lực thực hành, hành vi dân chủ, điều kiện tác động và ảnh hưởng đến dân chủ, những biểu hiện của trình độ, nhân cách và văn hoá dân chủ cùng những biện pháp trao đổi nó trong cuộc sống của cá nhân. Đó còn là môi trường xã hội của dân chủ, chủ thể dân chủ, những công cụ điều chỉnh và tự điều chỉnh: pháp luật, pháp chế, kỷ luật, quy chế, dư luận xã hội. Đó cũng còn là dân chủ cá nhân, dân chủ công dân, dân chủ xã hội (nhóm, tập đoàn, cơ cấu, cộng đồng), dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp, lợi ích và trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ công dân. Phương pháp tiếp cận từ cơ cấu xã hội nhằm mô tả, khu biệt hoá nhu cầu, đặc điểm dân chủ của các loại hình chủ thể tiếp nhận dân chủ từ xã hội. Phương pháp tiếp cận từ hình thái lịch sử nhằm khảo sát dân chủ từ cái lôgic và cái lịch sử, so sánh, phân tích, đánh giá các nền dân chủ đã có, tìm ra căn cứ cho sự kế thừa, tiếp thu có phê phán và chọn lọc những giá trị truyền thống, thời đại. Phương pháp tiếp cận từ thực tiễn gắn liền với cơ chế vận hành là cách tiếp cận chủ yếu xuất phát từ những mâu thuẫn và nghịch lý, từ tình huống có vấn đề trong thực tiễn dân chủ và cơ chế vận hành dân chủ. 1.1.3. Những vấn đề đặt ra
- Có nhiều phương pháp tiếp cận lý luận dân chủ và thực hành dân chủ như đã nêu ở trên. Mỗi phương pháp chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý tuy vẫn tồn tại những mặt hạn chế trong từng cách tiếp cận, nổi lên một số khía cạnh và mấy vấn đề sau: Một là, tiếp cận lý luận dân chủ và thực hành dân chủ xuất phát từ những cơ sở hình thành: kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội cho phép ta nhìn nhận quá trình phát triển của dân chủ một cách hệ thống và toàn diện theo bước phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội. Mỗi thời đại, mỗi hình thái kinh tế, mỗi kiểu chế độ xã hội luôn đi liền với một hình thái dân chủ tương ứng và mỗi trình độ phát triển của dân chủ như một mẫu sản phẩm lịch sử ghi nhận bước tiến của con người, loài người tới tiến bộ và tự do. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận dân chủ chỉ từ vấn đề lợi ích vật chất sẽ không thấy được nội dung các giá trị khác mà dân chủ chuyển tải. Con người, trong đời sống của mình còn đấu tranh cho các quyền khác cùng với những lợi ích mang tính vật chất. Không thể kết luận chỉ thực hiện được dân chủ trong kinh tế mới giải quyết được thực chất dân chủ trong lĩnh vực khác. Trong xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, ngay một lúc khó có thể đáp ứng những đòi hỏi đầy đủ về dân chủ. Trong những điều kiện nhất định về vật chất, một số yếu tố dân chủ trong các lĩnh vực khác vẫn có thể được khẳng định, bảo tồn và phát triển. Hai là, tiếp cận lý luận dân chủ và thực hành dân chủ từ cơ sở chính trị cho phép đi sâu vào bản chất giai cấp của dân chủ và chế độ dân chủ, của Nhà nước và các thiết chế chính trị khác. Tuy nhiên, thành quả dân chủ không chỉ được tạo ra từ phía quyền lực chính trị. Mỗi bước tiến của dân chủ, một mặt là sự hoàn thiện thêm của nghệ thuật thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị bằng ph ương thức dân chủ, mặt khác là thành quả về mặt tổ chức nền dân chủ xã hội nói chung do cuộc đấu tranh của nhân dân lao động tạo ra. Nếu coi khái niệm dân chủ chỉ có nội dung chính trị thì sẽ làm nghèo nàn khái niệm đó, sẽ bỏ mất đi những nội dung quan trọng khác của dân chủ. Ba là, tiếp cận lý luận dân chủ và thực hành dân chủ từ cơ sở văn hóa-xã hội sẽ giúp ta hiểu được dân chủ trong lịch sử hình thành và phát triển của nó với nội dung chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa duy lý, các giá trị nhân văn xoay quanh tư tưởng giải phóng con người, các lý tưởng tự do, công bằng, bình đẳng, bác ái. Tuy nhiên, khi xem
- xét dân chủ ở góc độ này cần đề phòng nguy cơ về sự thoát ly tính lịch sử cụ thể và quan điểm giai cấp, nguyên tắc chính trị và sự nhạy cảm chính trị cần thiết... vốn là những vật chuẩn, không thể xa rời trong nghiên cứu về dân chủ. Bốn là, tiếp cận lý luận dân chủ và thực hành dân chủ từ cơ sở cấu trúc của nó có ưu điểm giúp cho ta hiểu khá sâu sắc về khái niệm này nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế của cách tiếp cận đơn tuyến và duy lý khi xem xét dân chủ trong mối quan hệ với sự phát triển của kinh tế, sự vận động của chính trị, những nét đặc trưng văn hoá-xã hội. Năm là, tiếp cận lý luận dân chủ và thực hành dân chủ từ cơ cấu xã hội cho phép dựng lên một cách khách quan, chân thực diện mạo các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội- dân cư, dân tộc - tôn giáo, các nhóm xã hội- nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, sự khác biệt có tính trội về định hướng giá trị và nhu cầu dân chủ của nó. Phương pháp này giúp ta nhận thức đúng yêu cầu dân chủ hóa các quan hệ xã hội, thực hành dân chủ rộng rãi trong cả những lĩnh vực và quan hệ xã hội không thuộc về chính trị hoặc ở đó không có yếu tố chính trị. Đó là phương hướng quan trọng để xây dựng một xã hội công dân hiện đại, có khả năng hạn chế tệ quan liêu của Nhà nước. Sáu là, tiếp cận lý luận dân chủ và thực hành dân chủ từ hình thái lịch sử cho ta nhận biết lịch sử và lôgíc của dân chủ không đồng nhất hoàn toàn với chính trị. Là sản phẩm trực tiếp của tình trạng phân chia giai cấp, chính trị, chế độ chính trị - nhà nước và chế độ dân chủ chính trị chỉ xuất hiện khi có giai cấp. Chúng sẽ mất đi khi giai cấp không còn. Song dân chủ (dù là mầm mống và phôi thai trong hình thái dân chủ cộng đồng) đã xuất hiện từ trước khi có giai cấp. Và cho đến khi nhà nước tự tiêu vong và giải thể mọi hình thức chính trị (mặc dù vấn đề này mới là dự báo về xã hội tương lai, còn là một xu hướng vận động lâu dài của lịch sử), thì khi ấy chỉ mất đi chế độ dân chủ như một thiết chế chính trị, một hình thái quyền lực chính trị nh ư Nhà nước. Cái còn được lưu giữ và phát triển mãi là quyền tự do và sáng tạo của con người. Bảy là, tiếp cận lý luận dân chủ và vấn đề thực hành dân chủ từ thực tiễn dân chủ gắn liền với cơ chế vận hành của nó mang tính tự phê phán và phê phán sâu sắc. Nó đòi hỏi phải có quan điểm lịch sử- cụ thể và không sa vào cực đoan chủ nghĩa.
- Dân chủ là một phạm trù đa nghĩa, nó có một bản chất nhiều thứ bậc, đồng thời khi đi vào thực tiễn, nó lại biểu hiện ra với tính đa dạng của các hình thái lịch sử, tính phong phú của nội dung, bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống con người. Nghiên cứu, tiếp cận lý luận dân chủ và thực hành dân chủ đơn tuyến, một chiều không thể cho ta câu trả lời đúng đắn, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội. Cách tiếp cận tổng thể sẽ giúp ta lý giải được các thang bậc giá trị mà dân chủ chuyển tải; giải thích được các mối quan hệ trong xã hội; lý giải được các tình huống chính trị mà trong đó nguyên nhân sâu xa là vấn đề dân chủ; cho phép ta tìm được những giải pháp cơ bản, chủ yếu cho quá trình dân chủ hóa các lĩnh vực khác nhau của toàn xã hội. Khái niệm dân chủ phản ánh các giá trị phổ quát như tự do, bình đẳng, giải phóng (ở khía cạnh này tính nhân văn của dân chủ được bộc lộ rõ nhất) và cơ chế thực hiện các giá trị đó trong đời sống thông qua mối quan hệ nhà nước- pháp luật- xã hội công dân (ở khía cạnh này tính giai cấp của dân chủ được thể hiện rõ nhất). Xuất phát từ nhận thức đó, Luận văn lựa chọn cách tiếp cận tổng thể xoay quanh trục giá trị của dân chủ là giá trị pháp lý và giá trị nhân văn. 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng ta về dân chủ và thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng 1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về dân chủ và thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng Về dân chủ Mác, Ăngghen, Lênin đều nhận thức sâu sắc vai trò của nhân dân trong tiến trình lịch sử và cho rằng một nền dân chủ thực sự phải gắn liền với sự nghiệp của nhân dân. Nhân dân trong quan niệm của các ông là “tuyệt đại đa số nhân dân ” và “dân chủ là sự thống trị của đa số”. Dân chủ là một hiện tượng lịch sử- xã hội, xuất hiện và phát triển với tư cách là kết quả trực tiếp của đời sống chính trị và sự vận động chính trị của các giai cấp nhằm giải quyết vấn đề quyền lực thuộc về giai cấp nào trong xã hội. Lênin khẳng định trong xã hội có giai cấp, không có một nền “dân chủ chung chung”, “dân chủ thuần tuý”. Dân chủ bao giờ cũng có tính giai cấp, phản ánh lợi ích giai cấp. Người cho rằng khi xây
- dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phải luôn luôn đặt câu hỏi: dân chủ cho ai và cho cái gì ? tự do đối với ai, vì ai và vì cái gì ? Lênin nhấn mạnh bản chất giai cấp của dân chủ ngay cả khi dân chủ hàm chứa những nội dung về tự do, bình đẳng. Người nói dân chủ nghĩa là bình đẳng và cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để giành quyền bình đẳng, thực hiện khẩu hiệu bình đẳng có ý nghĩa rất lớn, miễn là phải hiểu bình đẳng cho đúng, hiểu theo nghĩa xoá bỏ giai cấp [37, tr.122]. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội có nội dung trọng yếu là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân chủ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội. Chủ nghĩa Mác- Lênin xác định đây là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ không thể thiếu vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản. Chế độ dân chủ biểu hiện mình thông qua chế độ nhà nước nhưng nhà nước đó mà càng dân chủ bao nhiêu thì càng mau đi đến tiêu vong bấy nhiêu.Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước sẽ tiêu vong khi chủ nghĩa cộng sản đã hoàn toàn được xác lập và chiến thắng trên toàn thế giới. Mác hình dung, cơ sở kinh tế đã phát triển mạnh mẽ cho phép thoả mãn phân phối theo nhu cầu, con người phát triển toàn diện các năng lực của cá nhân. Lênin cho rằng, cơ sở kinh tế cho nhà nước tự tiêu vong là sự phát triển vượt bậc của năng suất lao động xã hội. Sự tiêu vong của nhà nước giả định rằng, điều đó sẽ đến, thì khi ấy cũng chỉ mất đi các hình thái biểu hiện quyền lực bằng nhà nước của dân chủ chứ không mất đi nhu cầu dân chủ của xã hội mà cốt lõi là vấn đề toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Nó cũng không hề làm mất đi giá trị của dân chủ mà trung tâm của các giá trị này là tự do và sáng tạo cho con người. Nhà nước sẽ tiêu vong khi chủ nghĩa cộng sản đưa lại một chế độ dân chủ thực sự hoàn bị. Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa là hai chế độ dân chủ tiêu biểu, hai trình độ phát triển điển hình của dân chủ chính trị. Chủ nghĩa Mác- Lênin khi đánh giá về chế độ dân chủ tư sản, coi đó là một tiến bộ lớn về mặt lịch sử so với chế độ quân chủ chuyên chế và khẳng định “phải lợi dụng chế độ dân chủ tư sản”. Quan điểm này của các nhà kinh điển mác xít có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc trong tình hình hiện nay.
- Nó nhắc nhở chúng ta khi xem xét dân chủ không chỉ căn cứ vào tính giai cấp mà còn phải đứng trên quan điểm lịch sử và phải có thái độ biện chứng, khoa học đối với những thành tựu dân chủ với tính cách là những giá trị liên tục. Khi Lênin đánh giá dân chủ tư sản là dân chủ giả dối, Người không nói bản thân dân chủ là giả dối mà nói giai cấp tư sản trong vận dụng dân chủ là giả dối, lấy dân chủ làm chiêu bài lừa gạt nhân dân. Một số hình thức dân chủ của dân chủ tư sản như dân chủ nghị viện, quyền lực phân lập, tranh cử, tố tụng…đều là những hình thức dân chủ tốt. Chúng ta cần phân biệt rõ tính chất giả dối của dân chủ tư sản với việc giai cấp tư sản đã sáng tạo ra những hình thức dân chủ hợp lý. Những hình thức dân chủ thực sự hữu dụng này đã trở thành một bộ phận hợp thành của cải chung của nhân loại và cần được khai thác, kế thừa, phát triển. Chủ nghĩa Mác- Lênin đánh giá cao tính ưu việt của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Chế độ dân chủ vô sản so với bất kỳ chế độ dân chủ tư sản nào cũng “dân chủ hơn gấp triệu lần”. Xét về mặt lôgíc, chủ nghĩa xã hội và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự thay thế hợp quy luật, có trình độ và chất lượng cao hơn chủ nghĩa tư bản và nền dân chủ tư sản. Nhưng về mặt thực tiễn lịch sử thì chủ nghĩa xã hội và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chưa ở trình độ thuần thục, còn đang trong quá trình hình thành và phát triển để trở thành một hiện thực phổ biến. Khi nghiên cứu quan điểm của các nhà kinh điển, ta cần hiểu đúng tinh thần luận điểm này. Lênin cũng thừa nhận rằng, trong sự nghiệp hoàn toàn mới mẻ đối với giai cấp vô sản- sự nghiệp sáng tạo một kiểu nhà nước mới xưa nay chưa từng có khó tránh khỏi những sai lầm và cả thất bại. Mặt khác, Người không xem thường các nguy cơ quan liêu, tham nhũng, lãng phí làm thoái hoá bộ máy và chỉ dẫn những biện pháp khắc phục các nguy cơ đó. Chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ rõ sự khác nhau rất cơ bản giữa dân chủ tư sản và dân chủ vô sản trong kinh tế. Dân chủ tư sản dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, thực chất là dân chủ của thiểu số giàu có. Dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Mác gọi những chiêu bài mị dân trong kinh tế của dân chủ tư sản là “một nhãn hiệu giả dối”. Lê nin vạch rõ: khi quyền sở
- hữu về tư liệu sản xuất và chính quyền mà nằm trong tay giai cấp bóc lột, thì không thể nào có tự do chân chính, bình đẳng chân chính cho những người bị bóc lột, nghĩa là cho đại đa số nhân dân. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, dù sử dụng các luận điệu xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật, việc bảo đảm nhân quyền và quyền công dân... nền dân chủ tư sản, do bản chất giai cấp của nó quy định, vẫn không thể mang lại quyền lực thật sự cho nhân dân. Pháp luật dân chủ tư sản bảo vệ giai cấp thống trị là giai cấp tư sản. Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ người lao động làm chủ, hoạt động tự giác, sáng tạo và có tổ chức, được quản lý một cách khoa học và dân chủ. Dân chủ đầy đủ và thực chất, dân chủ của từng công dân, của mỗi thành viên trong xã hội và dân chủ của toàn xã hội. Dân chủ gắn liền mật thiết, hữu cơ với pháp luật và kỷ luật xã hội, bảo đảm sự thống nhất và ràng buộc lẫn nhau giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm, kết hợp hài hoà giữa lợi ích của xã hội với lợi ích cá nhân, giữa tính tự giác trong hoạt động của từng công dân với cơ chế kiểm tra và điều chỉnh của xã hội. Lợi ích của con người được bảo vệ bởi dân chủ và pháp luật. Với dân chủ vô sản, tập trung dân chủ là một nguyên tắc cơ bản nhằm bảo đảm việc thực hiện dân chủ. Lênin đòi hỏi cao việc phải bảo đảm tôn trọng sự thật, thảo luận tập thể, dân chủ công khai, khuyến khích sự tranh luận thẳng thắn, xây dựng, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân, tăng cường kiểm tra bằng pháp luật, kỷ luật. Tinh thần ấy thể hiện trong công thức của Lênin về tập trung và dân chủ “thảo luận thì chung còn trách nhiệm thì riêng”. Thước đo trình độ thực hiện dân chủ ở một chế độ xã hội là ở mức độ và khả năng thu hút quần chúng tham gia vào công việc của nhà nước và xã hội. Lênin cho rằng cần phải “phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn” [37, tr.97]. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng dân chủ không chỉ thực hiện trong phạm vi quốc gia mà còn được thực hiện trong đời sống quốc tế. Trong lý luận về cách mạng xã hội, kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác và ăngghen, Lênin nhấn mạnh tính biện chứng giữa xây dựng môi trường dân chủ và cuộc đấu tranh vì quyền tự quyết của các
- dân tộc. Lênin cho rằng biểu hiện rõ nét nhất của nền dân chủ chính là ở trong vấn đề chiến tranh và hòa bình; dân chủ là phải tôn trọng quyền dân tộc tự quyết, thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc. Trong nhiều bài viết của mình về quyền dân tộc, Lênin đã nhấn mạnh sự cần thiết xác lập “một định nghĩa dân chủ, triệt để, cách mạng” về quyền tự quyết của dân tộc, một định nghĩa hàm chứa cả nội dung giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Dân chủ là một phạm trù mở, nó không chấp nhận những khuôn mẫu sẵn có, mang tính áp đặt cho quá trình xác lập một nhà nước dân chủ, càng không thể áp đặt các mô hình dân chủ sẵn có cho tất cả các quốc gia, các dân tộc mà xem nhẹ tính đặc thù về truyền thống văn hoá, lịch sử, phong tục, tâm lý, điều kiện phát triển của họ. Nó luôn luôn được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với những biến đổi của thực tiễn, của đời sống chính trị. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng dân chủ là thành tựu của nền văn hoá nhân loại. Mỗi bước tiến của dân chủ và mỗi trình độ phát triển của dân chủ là những nấc thang khác nhau của tiến bộ xã hội, phản ánh những kết quả khác nhau theo xu hướng ngày càng cao hơn và hoàn thiện hơn của tổ chức xã hội, của quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Dân chủ với ý nghĩa là thành tựu văn hoá của nhân loại cả khi nó là giá trị xã hội mà biểu hiện sâu sắc ở chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn. Với chế độ dân chủ được xác lập trong tiến trình của cuộc cách mạng chính trị, việc nhân dân củng cố và phát triển các thành quả dân chủ đạt được, làm cho nó có tác dụng nhiều hơn với xã hội và con người không chỉ là một hành vi chính trị mà là sự sáng tạo văn hoá của con người. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định dân chủ là thước đo về trình độ giải phóng con người mà loài người đã đạt được trong mỗi thời đại lịch sử. Trong chuyển tiếp các phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất có ý nghĩa quan trọng để đánh giá sự tiến bộ xã hội. Lực lượng sản xuất chỉ phát triển khi các sức mạnh và năng lực sáng tạo của con người được khám phá. Chất lượng dân chủ được đánh giá qua khả năng khám phá và khai thác tiềm năng sáng tạo vô tận của con người. Các nhà tư tưởng mác xít khẳng định, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là đỉnh cao trong sự phát triển của loài người và là đỉnh cao của dân chủ.
- Về thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng Chủ nghĩa Mác- Lênin rất quan tâm đến vấn đề thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng, lý luận của các Đảng Cộng sản và Công nhân. Mác viết: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [42, tr.628]. Lênin cho rằng giải phóng tinh thần và tự do tư tưởng có tầm quan trọng hàng đầu đối với đời sống tư tưởng và ý thức xã hội, có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động của công tác tư tưởng, lý luận nói riêng và tiềm lực khoa học nói chung. Tự do tư tưởng thúc đẩy nghiên cứu lý luận, làm cho công tác này thực sự phát triển và cung cấp những chất liệu quan trọng cho công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản. Người cho rằng, sự chậm trễ hoặc phạm sai lầm trong nghiên cứu lý luận là nguyên nhân gây nên tình trạng trì trệ, dao động, thiếu nhất quán về chính trị tư tưởng, dẫn Đảng đến nguy cơ sai lầm về đường lối, suy thoái chính trị và mất vai trò lãnh đạo. Thực hành dân chủ trong công tác tư tưởng, lý luận nghĩa là khuyến khích mọi tìm tòi, sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu lý luận và sự đa dạng trong hình thức thể hiện đời sống văn hóa, tinh thần. Nguyên tắc tập trung dân chủ phải được nhận thức và thực hiện đúng. Theo Lênin, nguyên tắc tập trung dân chủ bảo đảm cho Đảng của những người cộng sản thực sự là một Đảng chiến đấu, Đảng hành động với một tổ chức mạnh, muôn người hành động như một người và dân chủ được phát huy cao độ, thực chất để không ngừng nảy nở, phát triển mọi sáng kiến, sáng tạo trong Đảng vì sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội. Tập trung dân chủ là sự kết hợp và quy định lẫn nhau giữa tập trung và dân chủ, lấy dân chủ làm mục đích và tập trung là phương thức thực hiện, là điều kiện thực hiện dân chủ. Nó xa lạ với tập trung quan liêu và thái độ vô chính phủ. Chân lý chỉ có thể được thừa nhận thông qua thảo luận, tranh luận một cách dân chủ, bình đẳng, thông qua đối thoại và thuyết phục bởi nhận thức khoa học chứ không phải bằng sự áp đặt, lệ thuộc giáo điều. Chính sự tôn trọng này là tiền đề bảo đảm, kích thích thảo luận, tranh luận thực sự mang tính khoa học, đồng thời làm cho sự phê bình diễn ra một cách nghiêm túc, trung thực và có trách nhiệm. Người nhắc nhở cần hết sức đề phòng sao cho cuộc tranh luận về quan điểm không mang tính hình thức
- hoặc không biến thành những cuộc tranh cãi vô tận, thậm chí còn lợi dụng đơm đặt và vu khống nhau. Các cuộc tranh luận đó phải thực sự cầu thị, phải thể hiện lòng trung thành với chủ nghĩa xã hội và thật sự quyết tâm đứng về phía giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản. Hiệu quả của công tác tư tưởng, lý luận sẽ được nâng cao nếu tạo ra trong Đảng và xã hội một bầu không khí cởi mở, tin cậy, năng động và sáng tạo hướng tới cái mới, tìm kiếm và đấu tranh cho thắng lợi của cái mới, cái tiến bộ và cách mạng. Lênin lưu ý rằng, tính khác biệt và sự đa dạng trong đời sống tinh thần xã hội là lẽ tự nhiên của quá trình phát triển. Trong đời sống chính trị của Đảng Cộng sản và của xã hội có trình độ văn hóa cao, tính khác biệt và sự đa dạng đó phải được tôn trọng. Nếu những người làm công tác tư tưởng, lý luận của Đảng Cộng sản không nhận thức được điều đó thì sẽ mắc sai lầm, sẽ coi sự khác biệt là sự chống đối và đẩy những người thiện chí có quan điểm khác biệt sang phía đối địch, thể hiện thái độ cực đoan và sự non kém về chính trị. Trong mỗi sai lầm Đảng Cộng sản đã mắc phải đều có thể rút ra những yếu tố, những bài học kinh nghiệm có giá trị nhất định. Nghiên cứu những sai lầm để rút kinh nghiệm còn tốt hơn là sự tán dương một chiều cái đúng. Lênin có thái độ khách quan, khoa học khi nhìn nhận, phân tích và đánh giá những sai lầm mà những người cách mạng và Đảng cách mạng có thể mắc phải. Công tác tư tưởng, lý luận của Đảng Cộng sản nếu không thừa nhận điều đó sẽ dễ rơi vào giáo điều, cực đoan, độc đoán, chuyên quyền. Bệnh giáo điều, giản lược hóa thường đồng nhất chính trị với khoa học, đồng nhất quyền lực với chân lý có thể dẫn tới sự đàn áp khoa học, sẽ cản trở con đường đi tìm và khẳng định cái mới, cái hợp lý. Người cho rằng, chính từ trong những sai lầm đó, bài học kinh nghiệm được đúc kết: “xét theo quan điểm lịch sử thì những sai lầm ấy là không thể tránh khỏi, vì rất rõ ràng rằng những thiếu sót trong lĩnh vực ấy chỉ là bệnh trưởng thành của xã hội mới, xã hội chủ nghĩa mà thôi”[38, tr.177]. Một Đảng Cộng sản lãnh đạo xã hội ở vào trình độ phát triển cao của dân chủ phải bảo đảm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân quyền của thiểu số; quyền biết sự thật, nói sự thật; quyền giám sát công quyền; quyền phê phán, đấu tranh và bảo vệ chân lý. Mác khẳng định “Trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người bị trị có khả năng như nhau để phê bình những nguyên tắc và yêu cầu của nhau, nhưn g
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Một số vấn đề về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cầu 75 thuộc Tổng công ty công trình giao giao thông 8 - Bộ Giao Thông Vận tải
61 p | 785 | 321
-
Luận văn “Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại các siêu thị ở Hà Nội”
29 p | 394 | 151
-
Luận văn - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả TTHH ở Công ty Thương Mại Gia Lâm Hà Nội
46 p | 215 | 82
-
Luận văn: "Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Quy Chế Từ Sơn "
66 p | 315 | 71
-
Luận văn: "Nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động của công ty điện thoại Hà Nội"
58 p | 178 | 69
-
Luận văn: "Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn của Công ty Điện lực Ba Đình"
50 p | 201 | 64
-
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động ở công ty đay Thái Bình
0 p | 186 | 48
-
LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông
66 p | 213 | 38
-
Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp tập trung Hà Nội
27 p | 211 | 33
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội
64 p | 176 | 32
-
Luận văn "Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động ở công ty đay Thái Bình "
38 p | 143 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng An Bình
25 p | 154 | 19
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Hà Nội
95 p | 23 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Giải pháp Dịch vụ Số
136 p | 35 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ viên chức tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình
122 p | 20 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Lao Bảo Quảng Trị
27 p | 16 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
26 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Quỹ đầu tư phát triển Tây Ninh
115 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn