intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Nghiên cứu đánh giá quy trình chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:104

101
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại và phát triển mà đồng thời cũng vứt thải lại cho thiên nhiên và môi trường sống các phế thải, rác thải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Nghiên cứu đánh giá quy trình chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn

  1. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN MỤC LỤC Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý chất thải rắn...........7 TT........................................................................................................................................ 17 Hình 2.1 Sự phát tán khí thải từ một nguồn điểm........................................................... 30 Hình 2.2 Biểu đồ mô tả đường sụt giảm ôxy theo công thức Streeter- Phelps..............32 Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ thu gom và vận chuyển rác thải của Quy Nhơn...................34 Hình 3.2 Sơ đồ khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ...........................................................38 Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác....................................................................42 Hình 3.4 Cơ chế sinh hóa của quá trình phân hủy sinh học trong bãi chôn lấp..............43 Hình 3.5 Sơ đồ cân bằng nước rác................................................................................... 44 Hình 3.6 Phân bố nguồn thải các bãi tập kết ở Quy Nhơn............................................. 49 Hình 3.7 Phân bố nồng độ CH4 max trong 24 giờ (μ /m3)..............................................51 Hình 3.8 Phân bố nồng độ NH3 max trong 24 giờ (μ /m3)..............................................52 Hình 3.9 Phân bố nồng độ H2S max trong 24 giờ (μ /m3)...............................................52 Hình 3.10 Phân bố nguồn thải các bãi tập kết ở Quy Nhơn vào năm 2015....................54 Hình 3.11 Phân bố nồng độ CH4 max trong 24 giờ (μ /m3)............................................55 Hình 3.12 Phân bố nồng độ NH3 max trong 24 giờ (μ /m3)............................................56 Hình 3.13 Phân bố nồng độ H2S max trong 24 giờ (μ /m3).............................................56 Hình 3.14 Phân bố nguồn thải các bãi tập kết ở Quy Nhơn vào năm 2020....................58 Hình 3.15 Phân bố nồng độ CH4 max trong 24 giờ (μ /m3)............................................60 Hình 3.16 Phân bố nồng độ NH3 max trong 24 giờ (μ /m3)............................................61 Hình 3.17 Phân bố nồng độ H2S max trong 24 giờ (μ /m3).............................................61 Hình 3.18 Phân bố nồng độ CH4 max trong 24 giờ (μg/m3)...........................................65 Hình 3.19 Phân bố nồng độ NH3 max trong 24 giờ (μg/m3)...........................................66 Hình 3.20 Phân bố nồng độ H2S max trong 24 giờ (μg/m3)............................................66 Hình 3.21 Tốc độ phát sinh khí bãi chôn lấp....................................................................67 Hình 3.22 Biến đổi tốc độ sinh khí theo thời gian đối với thành phần rác phân hủy nhanh.................................................................................................................................... 69 Hình 3.24 Đồ thị diễn biến sự biến thiên lượng khí sinh ra trên 1 tấn rác thải theo thời gian....................................................................................................................................... 72 Hình 3.25 Đồ thị biểu diễn sự biến thiên lượng khí sinh ra trên toàn bãi chôn lấp chất thải theo thời gian................................................................................................................72 Hình 3.26 Sơ đồ tính toán xác định hệ số pha loãng a trong dòng sông.......................... 83 Hình 3.27 Đường cong nồng độ oxy hòa tan trong dòng sông khi có dòng thải của bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ theo Streeter- Phelps...................................................... 86 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Đơn vị hành chính, diện tích, dân số thành phố Quy Nhơn năm 2008.............16 Bảng 2.2 Cân đối lao động xã hội (người)....................................................................... 17 Bảng 2.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Quy Nhơn........................19 Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 1
  2. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN Bảng 2.4 Thành phần rác thải y tế [1], (Nguồn: Bộ Y tế)...............................................19 Bảng 2.5 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom hàng ngày trên địa bàn thành phố Quy Nhơn........................................................................................................... 22 Bảng 3.1 Thành phần nước rác từ bãi chôn lấp mới và lâu năm [3]................................45 Bảng 3.2 Thành phần đặc trưng khí thải từ bãi chôn lấp chất thải [3]...........................46 Bảng 3.3 Đặc tính của các nguồn thải tại các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn hiện tại.....50 Bảng 3.4 So sánh kết quả phần mềm ISC-ST3 và QCVN 06 – 2009..............................52 Bảng 3.5 Đặc tính của các nguồn thải tại các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn vào năm 2015 ..............................................................................................................................................54 Bảng 3.6 So sánh kết quả phần mềm ISC-ST3 và QCVN 06 – 2009..............................57 Bảng 3.7 Đặc tính của các nguồn thải tại các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn vào năm 2020 ..............................................................................................................................................58 Bảng 3.8 So sánh kết quả phần mềm ISC-ST3 và QCVN 06 – 2009..............................62 Bảng 3.9 Tổng hợp dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chôn lấp tại bãi chôn lấp rác Long Mỹ - Quy Nhơn...................63 Bảng 3.10 Đặc tính nguồn thải tại mỗi ô chôn lấp rác Long Mỹ................................... 64 Bảng 3.11 So sánh kết quả phần mềm ISC-ST3 và QCVN 06 – 2009............................67 Bảng 3.12 Khối lượng và thể tích khí sinh ra trong 1 ô chôn lấp chứa 90000 tấn chất thải rắn mang chôn lấp....................................................................................................... 68 Bảng 3.13 Thể tích khí sinh ra trong 5 năm của 1 tấn rác phân hủy nhanh..................... 70 Bảng 3.14 Thể tích khí sinh ra trong 20 năm của rác thải phân hủy chậm.....................71 Bảng 3.15 Lượng nươc mưa xâm nhập vào bãi rác trong thời gian vận hành................75 Bảng 3.16 Lượng nước tiêu hao cho sự hình thành 1m3 khí đối với 1 tấn rác...............76 Bảng 3.17 Hàm lượng các chất bẩn trong nước rỉ rác tại hố thu của bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ................................................................................................................ 82 Bảng 3.18 Xác định độ thiếu hụt oxy theo thời gian t là Dt , BOD trong nước sông và nước thải sau thời gian t là Lt.............................................................................................85 Bảng 3.19 Lượng khí phát sinh tính theo quãng đường vận chuyển.............................. 87 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý chất thải rắn............7 Hình 2.1 Sự phát tán khí thải từ một nguồn điểm............................................................ 30 Hình 2.2 Biểu đồ mô tả đường sụt giảm ôxy theo công thức Streeter- Phelps...............32 Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ thu gom và vận chuyển rác thải của Quy Nhơn....................34 Hình 3.2 Sơ đồ khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ............................................................38 Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 2
  3. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác.....................................................................42 Hình 3.4 Cơ chế sinh hóa của quá trình phân hủy sinh học trong bãi chôn lấp...............43 Hình 3.5 Sơ đồ cân bằng nước rác.................................................................................... 44 Hình 3.6 Phân bố nguồn thải các bãi tập kết ở Quy Nhơn.............................................. 49 Hình 3.7 Phân bố nồng độ CH4 max trong 24 giờ (μ /m3)...............................................51 Hình 3.8 Phân bố nồng độ NH3 max trong 24 giờ (μ /m3)...............................................52 Hình 3.9 Phân bố nồng độ H2S max trong 24 giờ (μ /m3)................................................52 Hình 3.10 Phân bố nguồn thải các bãi tập kết ở Quy Nhơn vào năm 2015.....................54 Hình 3.11 Phân bố nồng độ CH4 max trong 24 giờ (μ /m3).............................................55 Hình 3.12 Phân bố nồng độ NH3 max trong 24 giờ (μ /m3).............................................56 Hình 3.13 Phân bố nồng độ H2S max trong 24 giờ (μ /m3)..............................................56 Hình 3.14 Phân bố nguồn thải các bãi tập kết ở Quy Nhơn vào năm 2020.....................58 Hình 3.15 Phân bố nồng độ CH4 max trong 24 giờ (μ /m3).............................................60 Hình 3.16 Phân bố nồng độ NH3 max trong 24 giờ (μ /m3).............................................61 Hình 3.17 Phân bố nồng độ H2S max trong 24 giờ (μ /m3)..............................................61 Hình 3.18 Phân bố nồng độ CH4 max trong 24 giờ (μg/m3)............................................65 Hình 3.19 Phân bố nồng độ NH3 max trong 24 giờ (μg/m3)............................................66 Hình 3.20 Phân bố nồng độ H2S max trong 24 giờ (μg/m3).............................................66 Hình 3.21 Tốc độ phát sinh khí bãi chôn lấp.....................................................................67 Hình 3.22 Biến đổi tốc độ sinh khí theo thời gian đối với thành phần rác phân hủy nhanh.................................................................................................................................... 69 Hình 3.24 Đồ thị diễn biến sự biến thiên lượng khí sinh ra trên 1 tấn rác thải theo thời gian....................................................................................................................................... 72 Hình 3.25 Đồ thị biểu diễn sự biến thiên lượng khí sinh ra trên toàn bãi chôn lấp chất thải theo thời gian................................................................................................................72 Hình 3.26 Sơ đồ tính toán xác định hệ số pha loãng a trong dòng sông........................... 83 Hình 3.27 Đường cong nồng độ oxy hòa tan trong dòng sông khi có dòng thải của bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ theo Streeter- Phelps...................................................... 86 LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại và phát triển mà đồng thời cũng vứt thải lại cho thiên nhiên và môi trường sống các phế thải, rác thải. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị, trung tâm công nghiệp càng tăng nhanh thì phế thải và rác thải càng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp trở lại đời sống của con người: gây ô nhiễm môi tr ường, gây Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 3
  4. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN bệnh tật, làm giảm sức khỏe cộng đồng, chiếm đất đai để chôn lấp, làm bãi rác, làm mất cảnh quan các khu dân cư, đô thị,… Cùng với những vấn đề ô nhiễm môi trường sống chung thì vấn đ ề ô nhiễm chất thải rắn nói riêng tại các đô thị ở Việt Nam đang là vấn đ ề cấp thiết đặt ra và cần được giải quyết kịp thời. Thành phố Quy Nhơn cũng không nằm ngoài xu thế đó. Là một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội c ủa tỉnh Bình Định, thành phố đã và đang góp phần đáng kể vào sự phát triển chung c ủa tỉnh về tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ,…Tuy nhiên bên cạnh đó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đ ến môi trường, đặc biệt là sự phát sinh chất thải rắn - một bức xúc và nan giải hiện nay của thành phố. Để thành phố Quy Nhơn phát triển theo hướng bền vững, trở thành một điểm du lịch thu hút nhiều du khách tham quan thì việc quản lý và xử lý phù hợp với thực trạng môi trường nơi đây là việc làm hết sức cần thiết. Do đó, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá quy trình chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn” tập trung vào việc đánh giá tác động đến môi trường không khí dựa trên phần mềm Industrial Source Complex Short Term (ISCST3) và khả năng phát tán chất ô nhiễm nguồn nước sông Hà Thanh thông qua mô hình Streeter Phelps. Nội dung đồ án: ♦ Chương 1 Tổng quan về quy trình quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn. ♦ Chương 2 Cơ sở lý thuyết của các công cụ đánh giá chất lượng môi trường không khí, môi trường nước và chất thải rắn. ♦ Chương 3 Đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn ♦ Chương 4 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ QUY NHƠN Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa. Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 4
  5. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) bao gồm chất thải từ khu dân cư, khu vực buôn bán thương mại và khu vực công nghiệp. Nó có thể hoặc không bao gồm chất thải xây dựng và chất thải từ việc đập phá các công trình xây dựng cũ. Chất thải rắn đô thị được định nghĩa là: vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. 1.1 Tình hình quản lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam 1.1.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam [10] Lượng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam lên đến hơn 15 triệu tấn mỗi năm, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng còn lại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại tuy phát sinh với khối lượng ít hơn nhiều nhưng cũng được coi là nguồn thải đáng lưu ý do chúng có nguy cơ gây hại sức khỏe và môi trường rất cao nếu như không được xử lý theo cách thích hợp. Chất thải chủ yếu tập trung ở các vùng đô thị. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước). Ước tính mỗi người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng 2/3kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu ở vùng nông thôn. Chất thải ở các vùng đô thị thường có tỷ lệ các thành phần nguy hại lớn hơn như các loại pin, các loại dung môi sử dụng trong gia đình và các loại chất thải không phân hủy như nhựa, kim loại và thủy tinh. Chất thải công nghiệp ước tính lượng phát thải chiếm khoảng 20-25% tổng lượng chất thải sinh hoạt, tùy theo quy mô và cơ cấu công nghiệp của từng tỉnh/thành phố. Chất thải công nghiệp tập trung nhiều ở miền Nam, gần một nửa lượng chất thải công nghiệp của cả nước phát sinh ở khu vực Đông Nam Bộ trong đó TP.Hồ Chí Minh, thành phố chính của khu vực này phát sinh 31% tổng lượng chất thải công nghiệp cả nước. Chất thải nguy hại tổng lượng phát sinh trong năm 2003 ước tính cỡ 160.000 tấn. Một tỷ lệ rất lớn lượng chất thải này (cỡ 130.000 tấn/năm) phát sinh từ công nghiệp. Chất thải y tế nguy hại từ các bệnh viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm cỡ 21.000 tấn/năm, trong khi các nguồn phát sinh chất thải nguy hại Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 5
  6. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN từ hoạt nông nghiệp chỉ khoảng 8.600 tấn/năm. (Theo kết quả điều tra sơ bộ của Cục Bảo vệ môi trường 2003) Với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và hiện đại hóa nhanh, ước tính lượng phát sinh chất thải sẽ tăng lên đáng kể, thành phần chất thải khó phân hủy và tính độc hại cũng gia tăng và trở thành mối quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường. 1.1.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và con người Các vấn đề ô nhiễm môi trường như ô nhiễm môi trường nước và không khí cũng liên quan đến việc quản lý chất thải rắn không hợp lý. Chính vì thế mà chất thải rắn hiện nay đang là vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình đô thị, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Từ trước đến nay ở nước ta, rác thải chủ yếu được xử lý theo hình thức chôn lấp hay tập kết vào những bãi rác lộ thiên, vấn đề này gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Đối với môi trường: việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn không tốt sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải rắn trong đô thị. Điều này không những làm mất mỹ quan đô thị, gây mùi hôi thối, là nơi sản sinh của ruồi, muỗi, nơi cư trú của các loại vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật mà còn là nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí làm cho môi trường sống ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng. Đối với con người: chất thải rắn khi phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường không khí dưới dạng bụi hoặc các chất khí sinh ra do quá trình phân hủy như: H2S, NH3…rồi theo đường hô hấp vào cơ thể người hay sinh vật. Một phần thấm vào nước, đất thông qua chuỗi thức ăn vào cơ thể người và gây bệnh. Đây là những mối nguy hại đe dọa đến cuộc sống của con người, do đó cần phải có biện pháp quản lý thích hợp. Không những thế việc quản lý và thu gom chất thải rắn không tốt sẽ không thu hồi và tái chế được các thành phần vô cơ trong rác thải như giấy, kim loại, nhựa gây lãng phí của cải vật chất cho xã hội. 1.1.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về chất thải rắn đô thị trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 6
  7. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN chức (cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất…). Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là thiết yếu, có vai trò kiểm soát các vấn đề liên quan đến chất thải rắn bao gồm: 1) Sự phát sinh; 2) Thu gom, lưu giữ và phân loại tại nguồn; 3) Thu gom tập trung; 4) Trung chuyển và vận chuyển; 5) Phân loại, xử lý và chế biến; 6) Thải bỏ chất thải rắn một cách hợp lý; Ngu ồn phát sinh ch ất th ải Phân lo ạ, lư u trữ, tái s ử d ụng t ại i ngu ồn Thu gom t ập trung Phân lo ạ, x ử lý và tái ch ế i Trung chuy ển và v ận chuy ển ch ất th ải rắn Thải b ỏ Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý chất thải rắn Quản lý chất thải rắn đô thị liên quan đến các vấn đề như quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật. Để giải quyết vấn đề liên quan đến chất thải rắn, cần phải có sự phối hợp hoàn chỉnh giữa các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quy hoạch vùng - thành phố, địa lý, sức khỏe cộng đồng, xã hội học, kỹ thuật, khoa học, và các vấn đề khác. ♦ Mục đích của quản lý chất thải rắn: - Bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 7
  8. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN - Bảo vệ môi trường. - Sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. - Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ. - Giảm thiểu chất thải rắn tại các bãi đổ. 1.1.4 Hiện trạng quản lý chất thải rắn hiện nay Ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các đô thị - khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt góp phần tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một khối lượng chất thải rắn ngày càng lớn ( bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện…). Việc thải bỏ một cách bừa bãi chất thải rắn không hợp vệ sinh ở các đô thị, khu công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong nước, trong khi đó công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp còn rất yếu kém. Tại các thành phố việc thu gom và vận chuyển chất thải đô thị do Công ty môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều tổ chức tư nhân tham gia công việc này. Hiện nay, ở Việt Nam năng lực thu gom chất thải rắn ở tất cả các đô thị và khu công nghiệp mới chỉ đạt khoảng 20-40%. Rác thải chưa phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Việc ứng dụng các công nghệ tái chế chất thải rắn để tái sử dụng còn rất hạn chế, chưa được tổ chức và quy hoạch phát triển. Các cơ sở tái chế rác thải có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả tái chế còn thấp và quá trình hoạt động cũng gây ô nhiễm môi trường. Hiện chỉ có một phần nhỏ rác thải ( khoảng 1,5 - 5% tổng lượng rác thải) được chế biến thành phân bón vi sinh và chất mùn với công nghệ hợp vệ sinh. [10] Giải quyết vấn đề chất thải rắn là một bài toán phức tạp từ khâu phân loại chất thải rắn, tồn trữ, thu gom đến việc vận chuyển, tái sinh, tái chế và chôn lấp. Biện pháp xử lý chất thải rắn hiện nay chủ yếu là chôn lấp, nhưng chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn nào đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường. Các bãi chôn lấp chất thải rắn vẫn còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Chất thải rắn phát sinh tại các khu công nghiệp đang được thu gom và xử lý chung với rác thải sinh hoạt đô thị vì chưa có khu xử lý riêng dành cho chất thải Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 8
  9. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN rắn công nghiệp. Chất thải nguy hại (trong đó có chất thải bệnh viện) chỉ được thu gom với tỷ lệ khoảng 50-60%. [10] 1.1.5 Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu chất thải rắn Hạn chế và tiến tới cấm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện…cũng như các hộ gia đình đổ chất thải ra sông, hồ, đường phố. Kiểm soát nghiêm ngặt để bảo đảm việc thải và vận chuyển các chất thải theo các quy định vệ sinh môi trường. Các vi phạm đều bị xử lý theo Luật bảo vệ môi trường và các quy định có liên quan của Việt Nam. Tổ chức thu gom kịp thời và triệt để chất thải, tiến hành phân loại chất thải ngay từ nguồn thải để thuận tiện cho việc tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy. Khuyến khích việc áp dụng các công nghệ mới trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải. Vận động thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, xóa bỏ các thói quen xấu như vứt rác thải, chất thải bừa bãi…ở các đô thị; tuân theo các quy định cụ thể về vệ sinh môi trường. Tiến hành việc quy hoạch xây dựng các bãi chôn chất thải theo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và đáp ứng được yêu cầu chôn lấp chất thải của địa phương. Đầu tư cơ sở vật chất để áp dụng các công nghệ xử lý hoặc tiêu hủy chất thải phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, trước hết là chất thải công nghiệp độc hại và chất thải bệnh viện để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Xây dựng hướng dẫn về công tác quản lý chất thải rắn phổ biến rộng rãi đến từng địa phương. Tăng cường nguồn lực kiểm tra, giám sát và cưỡng chế thực hiện quy chế quản lý chất thải rắn. Cân đối các nguồn vốn và bảo đảm các điều kiện cần thiết, kể cả các nguồn vốn từ nước ngoài, để các Bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch quản lý chất thải. Xây dựng và áp dụng các chính sách ưu đãi cho các hoạt động tái chế, đồng thời thiết lập các quỹ vốn vay cho các hoạt động sản xuất sạch hơn tạo điều kiện tốt cho các cơ sở thực hiện. Đầu tư đổi mới công nghệ, hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong từng giai đoạn, cải tiến trang thiết bị để tránh thất thoát nguyên vật liệu. Đây là việc làm hết sức cần thiết giúp giảm thiểu chất thải rắn công nghiệp. Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 9
  10. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản pháp quy về quản lý vệ sinh môi trường qua các chương trình phát thanh, truyền hình và trên báo chí, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi người dân về vấn đề quản lý chất thải. Phát triển các loại hình dịch vụ sinh thái, du lịch sinh thái. Tận dụng tối đa các ưu thế của công nghệ thông tin trong viễn thông, giao dịch mua bán cũng góp phần giảm thiểu chất thải. 1.1.6 Các phương pháp xử lý 1.1.6.1 Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý  Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là làm giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lượng trong chất thải. Các kỹ thuật xử lý chất thải rắn có thể là các quá trình: - Giảm thể tích cơ học ( nén, ép). - Giảm thể tích hóa học (đốt). - Giảm kích thước cơ học ( băm, cắt, nghiền). - Tách loại theo thành phần ( thủ công hoặc cơ giới). - Làm khô và khử nước.  Khi lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu tố sau: - Thành phần, tính chất chất thải rắn ( sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại và không nguy hại). - Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý. - Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng. - Yêu cầu bảo vệ môi trường. 1.1.6.2 Các phương pháp xử lý chất thải rắn Tùy theo yêu cầu xử lý và đặc điểm của rác thu gom mà lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. Tuy nhiên thường sử dụng 3 phương pháp này nhất: o Phương pháp chôn lấp o Phương pháp thiêu đốt o Phương pháp sinh học a) Phương pháp chôn lấp Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác. Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một bãi và có phủ đất lên trên. Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 10
  11. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4. Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp. Theo quy định của TCVN 6696-2000, bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh được định nghĩa là khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp chất thải bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ khác như trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc…  Ưu điểm của phương pháp này: • Công nghệ đơn giản, rẻ và phù hợp cho nhiều loại rác. • Có thể thu hồi khí bãi rác cho mục đích sản xuất nhiệt năng.  Nhược điểm của phương pháp này: • Chiếm diện tích lớn. • Không được sự đồng tình của dân cư xung quanh. • Phát sinh nước rác là một trong những vấn đề khó khăn trong khâu xử lý vì tính chất ô nhiễm của nó. • Tìm kiếm xây dựng bãi mới là việc làm rất khó khăn. • Nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, cháy, nổ.  Chất thải rắn được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại chất thải không nguy hại, có khả năng phân huỷ tự nhiên theo thời gian, bao gồm: • Rác thải gia đình. • Rác thải chợ, đường phố. • Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây. • Tro củi, gỗ mục, vải, đồ da. • Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống. • Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại. • Bùn sệt, tro xỉ. b) Phương pháp thiêu đốt Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt là một phương pháp hiệu quả và hiện nay được sử dụng khá phổ biến. Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 11
  12. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa ở nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó rác độc hại được chuyển hóa thành các chất thải rắn không cháy, các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí, còn chất thải rắn được chôn lấp. Rác trước khi vào lò đốt được phân loại ra rác hữu cơ và PVC để loại bỏ hoặc tái chế, rác vô cơ rắn, còn lại đưa vào lò đốt duy trì ở nhiệt độ 1000 - 11000C. Khi đốt rác sẽ sinh khói độc và dễ sinh Dioxin nếu giải quyết việc xử lý khói không tốt (phần xử lý khói là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác). Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho lò hơi, lò sưởi, hoặc tận dụng cho các ngành công nghiệp nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải tốn kém, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt gây ra. Phương pháp dùng lò đốt thiêu hủy chỉ đạt hiệu suất tối ưu khi các thành phần khó cháy trong rác thải < 30%.  Ưu điểm của phương pháp: • Giảm thể tích chất thải rắn tới 70-90%. • Khử được chất nguy hiểm, giảm độc tính cho chất thải đem đốt, xử lý triệt để những vi sinh vật gây bệnh, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. • Thu hồi được năng lượng có trong chất thải. • Thời gian xử lý nhanh (chỉ khoảng 3 - 4 ngày) so với phương pháp chôn lấp và phân hủy sinh học. • Nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm ít. • Là thành phần quan trọng trong chương trình quản lý tổng hợp chất thải rắn. • Có thể xử lý chất thải rắn tại chỗ mà không cần phải vận chuyển đi xa, tránh được các rủi ro và chi phí vận chuyển.  Nhược điểm của phương pháp: • Đòi hỏi chi phí đầu tư xây dựng lò đốt, chi phí vận hành và xử lý khí thải lớn. • Việc thiết kế, vận hành lò đốt phức tạp, đòi hỏi công nhân vận hành có năng lực kỹ thuật và có tay nghề cao. • Gây ô nhiễm thứ cấp, sinh ra nhiều khí độc hại nếu không kiểm soát tốt quá trình.  Phương pháp đốt thường được áp dụng để xử lý các loại chất thải sau: • Rác độc hại về mặt sinh học; • Rác không phân hủy sinh học được; • Chất thải có thể bốc hơi và do đó dễ phân tán; Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 12
  13. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN • Chất thải có thể đốt cháy với nhiệt độ dưới 40oC; • Chất thải chứa halogen, chì, thủy ngân, cadimi, kẽm, nitơ, photpho, sulfur; • Chất thải dung môi; • Dầu thải, nhũ tương dầu và hỗn hợp dầu; • Nhựa cao su và mủ cao su; Rác dược phẩm; c) Phương pháp sinh học Phương pháp này dựa trên khả năng phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải bởi vi sinh vật. Phương pháp này được ứng dụng để chuyển các chất hữu cơ thành phân bón hoặc phân hủy chúng tạo khí sinh học.  Xử lý rác thải tạo khí sinh học: Đây là phương pháp sử dụng phân hủy yếm khí rác thải nhằm loại trừ các thành phần gây ô nhiễm môi trường, các chất vô cơ, hữu cơ thu khí sinh học. Nguyên liệu là rác thải cần được xử lý trước bằng cách đập dập nát hoặc băm thành những mẩu nhỏ dài 1 - 3cm. Sau đó xếp thành đống theo từng lớp dày khoảng 50cm rồi rắc lên đó. Hàng ngày tưới nước để giữ rác luôn trong điều kiện ngập nước. Sau thời gian khoảng 60-70 ngày sẽ phân huỷ sinh khí chủ yếu là khí mêtan. Khí này được tận dụng làm năng lượng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thích hợp với xử lý rác thải giàu protein thường là phân người, phân gia súc, chất thải nhà máy đường…cần bổ sung các thành phần này.  Xử lý ủ rác lên men sản xuất phân hữu cơ (phân compost): Công nghệ ủ rác làm phân là một quá trình phân giải phức tạp gluxit, lipit và protein do hàng loạt các vi sinh vật hiếu khí và kị khí đảm nhiệm. Công nghệ có thể là ủ thành luống hoặc ủ đống , cũng có thể ủ trong các thiết bị khác như container, thùng quay, …sau khoảng thời gian khoảng 60 - 70 ngày phân huỷ tạo thành mùn (compost). Mùn này có hàm lượng dinh dưỡng cao, tạo độ tơi xốp, rất tốt cho việc cải tạo đất, có thể dùng bón cho cây trồng.  Ưu điềm của phuơng pháp: • Loại trừ được 50% lượng rác thải sinh hoạt gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. • Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần rác thải để chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế việc nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ cho đất đai. • Giảm lượng rác đem chôn lấp, tiết kiệm được diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường. Cải thiện điều kiện sống của cộng đồng. • Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm. Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 13
  14. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN • Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được. • Thu hồi lại một số loại rác có thể tận dụng để tái chế phục vụ cho công nghiệp. • Tránh lãng phí tài nguyên.  Nhược điểm của phương pháp: • Mức độ tự động của công nghệ chưa cao. • Phương pháp phân loại còn thủ công nên ảnh hưởng đến sức khỏe cho người lao động. • Nạp liệu thủ công, năng suất kém. • Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang tự chế. • Trong quy mô công nghiệp, tạo ra nước rác và mùi còn chưa kiểm soát được hết. • Chỉ xử lý được các thành phần hữu cơ. • Đòi hỏi vốn đầu tư lớn.  Đây chỉ là một số phương pháp xử lý chất thải rắn thường hay được sử dụng nhất ở nước ta cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Vì vậy khi xử lý chúng ta cần phải xem xét thật kỹ các yếu tố cần thiết để lựa chọn một phương pháp xử lý cho phù hợp. 1.2 Quy trình quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn Thành phố Quy Nhơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của tỉnh Bình Định, là thành phố cảng, đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng của vùng Nam Trung Bộ, cửa ngõ quan trọng của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan ra biển Đông. Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Đồng thời là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ. Ngày 25/01/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 159/QĐ- TTg công nhận thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 1, trực thuộc tỉnh Bình Định. Và phát triển Quy Nhơn đến năm 2020 trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trên hành lang Bắc – Nam và Đông – Tây; một trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch, giao dịch quốc tế có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. 1.2.1 Đặc điểm khu vực 1.2.1.1 Vị trí địa lý Thành phố Quy Nhơn ở phía Nam tỉnh Bình Định có tọa độ: 13o46’ vĩ độ Bắc và 119o14’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và Phù Cát, phía Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 14
  15. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN Nam giáp huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước. 1.2.1.2 Địa hình Khu vực thành phố Quy Nhơn có địa hình đa dạng gồm cả đồi núi, có dãi đất bằng phẳng, ruộng lúa, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo, có bờ biển dài 42km. Thành phố Quy Nhơn chia làm 2 khu vực: khu vực thành phố cũ và khu vực mở rộng bán đảo Phương Mai. 1.2.1.3 Khí hậu Thành phố Quy nhơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến 12, 80% lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa. Mùa mưa ở đây bão rất dữ dội, thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, trong đó tháng 10 thường có bão nhiều nhất. Khu vực chịu tác động của 2 luồng gió chính. Mùa đông là hướng Tây Bắc và Bắc, mùa hè chủ yếu hướng gió Đông và Đông Nam. Tốc độ gió bình quân là 2 -3 m/s. Ở vùng đồng bằng ven biển khi có bão thì tốc độ gió đạt 40m/s. Nhiệt độ trung bình: 27,4oC ( cao nhất: 39,1oC, thấp nhất: 15,5oC) Độ ẩm trung bình: 80%. Tổng số giờ nắng trung bình năm: 2521 giờ Thủy triều: 154cm (cao nhất: 260cm, thấp nhất: 44cm). (Nguồn: số liệu từ trạm khí tượng Quy Nhơn)  Nói chung khí hậu Quy Nhơn tương đối thuận lợi, lượng mưa không quá nhiều, mùa đông có nhiệt độ không quá thấp, nhiều nắng – tương đối thích hợp cho việc xây dựng đô thị, tuy nhiên khô hạn cũng thường kéo dài gây nên cạn kiệt nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất, chế độ mưa lũ không đều trong năm, thường tập trung hơn 80% vào khoảng 3 tháng mùa mưa cũng gây nên những tác động khó khăn cho việc xây dựng cải tạo hệ thống thoát nước. 1.2.2 Đặc điểm thủy văn Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Nam con sông Hà Thanh, con sông này dài 85km bắt nguồn ở độ cao 1100m phía Tây Nam huyện Vân Canh chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đến Diêu Trì chia thành 2 nhánh: Hà Thanh và Trường Úc đổ ra đầm Thị Nại qua 2 cửa Hưng Thanh và Trường Úc rồi thông ra biển Quy Nhơn. Diện tích lưu vực 580 km2. Con sông này thường bị cạn vào mùa khô, mùa mưa Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 15
  16. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN nước chảy xiết và thường gây ngập lụt vào tháng 10 tới tháng 11. Sông trong địa bàn tỉnh Bình Định ngắn và dốc, cửa sông thường bị bồi lấp và bị ảnh hưởng của chế độ thủy triều. 1.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội 1.2.3.1 Dân số lao động Theo số liệu của niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn, dân số chính thức của thành phố năm 2008 là 271248 người. Trong đó, dân số nội thị là 242002 người, chiếm 90,3% dân số toàn thành phố. Diện tích và dân số trung bình trong các năm gần đây của các phường, xã của thành phố Quy Nhơn, cân đối lao động xã hội được trình bày trong các bảng sau: Bảng 2.1 Đơn vị hành chính, diện tích, dân số thành phố Quy Nhơn năm 2008 Số thôn, Diện tích Dân số Mật độ TT Tên phường xã khu phố (km2) ( người) (người/km2) Phường – Nội thị 133 145,32 243774 1673 1 Nhơn Bình 9 14,69 18062 1230 3 Nhơn Phú 8 13,22 17651 1335 2 Đống Đa 11 6,26 24034 3839 4 Trần Quang Diệu 8 10,93 16466 1506 5 Hải Cảng 11 9,83 21234 2160 6 Quang Trung 8 7,77 19255 2478 7 Thị Nại 6 1,95 11376 5834 8 Lê Hồng Phong 8 1,05 15577 14835 9 Trần Hưng Đạo 8 0,47 11286 24013 10 Ngô Mây 12 1,40 21123 15088 11 Lý Thường Kiệt 5 0,69 6017 8720 12 Lê Lợi 10 0,57 14615 25640 13 Trần Phú 7 0,72 11842 16447 14 Bùi Thị Xuân 8 49,80 14626 294 15 Nguyễn Văn Cừ 9 1,43 13813 9659 16 Ghềnh Ráng 5 24,89 6797 273 Xã – Nông thôn 19 139,82 27474 196 1 Nhơn Lý 4 15,46 9739 630 2 Nhơn Hội 5 40,47 3695 91 Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 16
  17. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN 3 Nhơn Hải 4 12,08 6135 508 4 Nhơn Châu 3 3,52 2588 735 5 Phước Mỹ 3 68,29 5317 78 Tổng cộng 152 285,49 271248 950 (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm 2008) Bảng 2.2 Cân đối lao động xã hội (người) T Năm Năm Năm Năm Cơ cấu lao động 2005 2006 2007 2008 Dân số trung bình 258780 265341 267975 271248 1 % dân số trong độ tuổi lao động 58,15 58,02 58,06 58,78 2 Dân số trong độ tuổi lao động 150468 153950 155598 159446 - Có khả năng lao động 148598 152037 153635 156257 - Ngoài tuổi lao động, vẫn làm 6878 6977 7078 7031 việc Tổng nguồn 155476 159013 162988 185961 1 Đang làm việc 120349 125587 126567 128840 - Ngành Nông – Lâm – Thủy sản 24911 24912 25417 25893 - Nghành công nghiệp - XDCB 50886 53895 56500 64711 2 Lao động dự trữ 35127 33426 36421 57121 - Đang đi học 29637 28038 28997 49526 - Nội trợ - chưa có - - - - - Không có nhu cầu làm việc 5490 5388 7424 7595 (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn năm 2008) 1.2.3.2 Kinh tế - xã hội [16] Cùng với cuộc sống công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thành phố Quy Nhơn đã có những bước phát triển rõ rệt, đời sống của người dân ngày càng nâng cao. ♦ Kinh tế: Những năm qua, kinh tế thành phố liên tục tăng trưởng nhanh và phát triển, tổng giá trị sản phẩm địa phương (GDP) theo giá trị thực tế năm 2009 đạt 7571,865 tỷ đồng, tăng 6453 tỷ đồng so với năm 1998, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong 5 năm qua là 13,18%; GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 26,9 triệu đồng, tăng 22,516 triệu đồng so với năm 1998. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp và xây dựng 50,16% - dịch vụ 44,02% - nông , lâm, thủy sản 5,82%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 4205,25 tỷ đồng, tăng 3789,439 tỷ đồng so với năm 1998, tốc độ phát triển bình quân hàng năm 5 năm qua là 14,29%. Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 17
  18. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN ♦ Văn hóa, giáo dục: Các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội luôn diễn ra sôi nổi thu hút đông đảo quần chúng và thanh thiếu niên tham gia, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và rèn luyện sức khỏe trong nhân dân. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có bước phát triển khá toàn diện về quy mô và chất lượng. Hệ thống trường, lớp được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường. ♦ Y tế: Toàn thành phố có 7 bệnh viện với tổng số giường bệnh là 2191 giường, trong đó bệnh viện tuyến thành phố là 290 giường; bệnh viện tuyến khu vực, ngành, tỉnh và ngoài công lập là 1901 giường. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng.  Thành phố Quy Nhơn là một khu đô thị đông dân cư, và đang trong giai đoạn phát triển, dân số đô thị tăng nhanh, mật độ xây dựng khá cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp dịch vụ và xã hội cũng đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển, do vậy lượng rác thải hàng ngày lớn và đang ngày một tăng, có ảnh hưởng nhiều đến môi trường đô thị. 1.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn 1.3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn Chất thải rắn của thành phố Quy Nhơn được thải ra từ các hộ gia đình, các chợ, các xí nghiệp sản xuất, các bệnh viện, đường hè phố, các công trình công cộng và phế thải xây dựng trong thành phố. 1.3.2 Khối lượng và thành phần chất thải rắn của thành phố 1.3.2.1 Khối lượng: Khối lượng rác thay đổi tùy theo các thời kì trong năm: các ngày lễ, tết, mùa trái cây…Theo số liệu thống kê của Chi cục bảo vệ môi trường, năm 2008 khối lượng chất thải rắn phát sinh hàng của thành phố Quy Nhơn trung bình khoảng 320 tấn/ ngày (dao động trong khoảng 10%). • Chất thải rắn sinh hoạt: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt khu vực nội thành chiếm khoảng 180 tấn/ngày với chỉ số phát thải bình quân đầu người ở mức 0,7kg/người/ngày. • Chất thải rắn y tế: Theo số liệu thống kê của Công ty môi trường đô thị Quy Nhơn thì tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh là 520 tấn/năm (1,42 tấn/ngày) với chỉ số phát thải trong khoảng từ 1,8 – 2,2 kg/giường/ngày đêm, trong đó chất thải nguy hại chiếm khoảng 10%. • Chất thải rắn công nghiệp và xây dựng: bao gồm các phế liệu từ vật liệu, nhiên liệu, phế thải từ hoạt động trong sản xuất công nghiệp và các phế thải từ quá trình xây dựng... Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về khối lượng phát Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 18
  19. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN thải hàng năm trên địa bàn. Riêng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, theo số liệu thống kê của Chi cục bảo vệ môi trường thì tổng lượng phát thải hàng ngày trên địa bàn là 79 tấn/ngày. 1.3.2.2 Thành phần Thành phần chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn không cố định mà thay đổi theo thời gian và điều kiện sống. Tuy nhiên, đó chỉ là sự thay đổi về lượng còn thành phần định tính thì hầu như không thay đổi và bao gồm các thành phần sau: Bảng 2.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Quy Nhơn TT Thành phần % theo khối lượng 1 Chất hữu cơ 60,80 2 Xương/sành, sứ 0,65 3 Giấy vụn 3,32 4 Vải vụn, giẻ 2,06 5 Nhựa 5,82 6 Da, cao su 3,30 7 Kim loại 2,65 8 Thủy tinh 2,20 9 Tạp chất khác 19,20 Tổng cộng 100 Nguồn: Báo cáo kết quả phân loại thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Quy Nhơn, Công ty Môi trường đô thị Quy Nhơn. Bảng 2.4 Thành phần rác thải y tế [1], (Nguồn: Bộ Y tế) Thành phần Tính chất nguy hại Tỷ lệ % Rác hữu cơ Không 52,9 Chai nhựa PVC, PE, PP Có 10,1 Bông băng Có 8,8 Vỏ hộp kim loại Không 2,9 Chai lọ thủy tinh, xilanh thủy tinh, ống Có 2,3 thuốc thủy tinh Kim tiêm, ống tiêm Có 0,9 Giấy loại, catton Không 0,8 Các bệnh phẩm sau mổ Có 0,6 Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác Không 20,9 Tổng cộng 100 Tỷ lệ phần chất thải nguy hại 22,6 Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 19
  20. Nghiên cứu đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn Đặng Thị Như Ngọc – Lớp CNMT K50 - QN Thành phần chất thải rắn thương mại giống như thành phần của chất thải rắn sinh hoạt thành phố.  Mỗi khu vực khác nhau sẽ có thành phần và khối lượng rác khác nhau. Trong công tác quản lý rác thải đô thị, khối lượng và thành phần rác là hai thông số cơ bản và quan trọng nhất trong việc thiết kế hệ thống quản lý rác như lựa chọn thiết bị chứa, thu gom và vận chuyển, phân tuyến và mạng lưới thu gom, đề ra các văn bản pháp quy phục vụ công tác quản lý cũng như việc lựa chọn phương pháp xử lý. 1.3.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn 1.3.3.1 Hiện trạng phân loại, thu gom và vận chuyển a) Phân loại: Việc phân loại chất thải rắn là một việc làm rất quan trọng nó quyết định tới hiệu quả của quá trình quản lý các nguồn chất thải thuộc loại này. Cũng bởi thực trạng của quản lý chất thải hiện nay ở Quy Nhơn việc phân loại chất thải rắn chưa được thực hiện tốt, tình trạng các loại chất thải rắn được đổ thải lẫn lộn với nhau và đưa đến bãi chôn lấp diễn ra phổ biến. Việc làm này vừa gây ô nhiễm môi trường xung quanh bãi chôn lấp vừa không tận dụng triệt để được một số phế thải để tái sử dụng hoặc tái sản xuất đồng thời thể hiện sự hạn chế trong quản lý.  Đối với chất thải sinh hoạt: Hầu hết các loại chất thải từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, chợ...đều thu gom chung và đưa đến bãi rác, còn chất thải vườn như rơm rạ, rau, quả...được sử dụng lại để làm phân bón, làm thức ăn cho gia súc, hoặc làm chất đốt.  Đối với chất thải công nghiệp: Một số loại chất thải rắn có giá trị như bột cưa, gỗ vụn trong chế biến gỗ, chất thải rắn từ quá trình chế biến đông lạnh,...được phân loại riêng để làm chất đốt hoặc bán cho những cơ sở chế biến thức ăn gia súc..., còn lại các chất thải rắn khác không có giá trị đối với doanh nghiệp đó thì hầu như không được phân loại mà đổ thải chung với chất thải rắn sinh hoạt.  Đối với chất thải y tế: Từ khi tỉnh được trang bị lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại (năm 2001) thì hầu hết các bệnh viện trong Tỉnh, các trung tâm y tế thuộc các huyện nằm trên đường quốc lộ (6/11 huyện) đã có quy định phân loại rác tại nguồn, theo đó chất thải sinh hoạt được thu gom riêng (theo ký hiệu màu của bao, thùng đựng rác).  Đối với chất thải rắn xây dựng: Hiện nay vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể địa điểm đổ thải, đơn vị chuyên chở. Trong suốt thời gian qua, các hộ gia đình, Viện Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường (INEST) – ĐHBKHN. Tel:(84.43)8681686 – Fax:(84.43)8693551 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0