intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Tân Quang tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

54
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động và sức nghe của công nhân tại Công ty, trên cơ sở đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường lao động, phòng chống bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân tại Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Tân Quang tỉnh Tuyên Quang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ THỊ NGỌC DUNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIẾNG ỒN TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂN QUANG TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên - Năm 2016
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ THỊ NGỌC DUNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIẾNG ỒN TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂN QUANG TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số ngành: 60 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THU HẰNG Thái Nguyên - Năm 2016
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày….. tháng..…. năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Thị Ngọc Dung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - người đã hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình làm luận văn TS. Phan Thị Thu Hằng Xin chân thành cảm ơn Phòng quản lý Đào tạo Khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Tài Nguyên và Môi trường, tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên Khoa Tài Nguyên và Môi trường cùng toàn thể bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm quan trắc - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang, Công ty cổ phần xi măng Tân Quang ... đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và những thông tin cần thiết liên quan. Cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Vũ Thị Ngọc Dung
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2 3. Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 3 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................ 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4 1.1. Tổng quan về môi trường lao động ....................................................... 4 1.1.1. Môi trường ...................................................................................... 4 1.1.2. Môi trường lao động ....................................................................... 7 1.1.3. Ô nhiễm môi trường lao động [30] ................................................. 8 1.1.4. Khái niệm về tiếng ồn ................................................................... 10 1.1.5. Ô nhiễm tiếng ồn ........................................................................... 10 1.1.6. Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn. ....................................................... 12 1.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường lao động đến sức khỏe người lao động .................................................................................... 16 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................ 18
  6. iv 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................. 20 1.3. Các biện pháp phòng chống tiếng ồn trong sản xuất ........................... 23 1.3.1. Biện pháp giảm tiếng ồn tại nguồn ............................................... 23 1.3.2. Biện pháp giảm tiếng ồn trên đường lan truyền............................ 25 1.3.3. Giảm tiếng ồn bằng phương tiện bảo vệ cá nhân và tổ chức lao động khoa học ......................................................................................... 25 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 27 2.1. Đối tượng ............................................................................................. 27 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 27 2.2.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 27 2.2.2. Địa điểm ........................................................................................ 27 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 27 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 28 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ........................................... 28 2.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ............................................. 28 2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ........................................ 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 31 3.1. Sơ lược về Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang ............................... 31 3.1.1. Vị trí địa lý của Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang.....31 3.1.2. Tính chất và quy mô hoạt động của Nhà máy xi măng Tân Quang tỉnh Tuyên Quang .................................................................................... 32 3.1.3. Qui trình công nghệ ....................................................................... 35 3.2. Đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động tại Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang ............................................. 39 3.2.1. Kết quả đo độ ồn tại các khu vực trong Công ty cổ phần xi măng Tân Quang .................................................................................... 39
  7. v 3.2.2. So sánh độ ồn tại các khu vực trong Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang qua các năm 2013 - 2016 ............................. 45 3.2.3. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn tại Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, Tỉnh Tuyên Quang...................................................................... 48 3.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn tới sức khỏe người lao động ....49 3.3.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn tới sức khỏe người công nhân qua phiếu điều tra công nhân công ty Cổ phần xi măng Tân Quang ....49 3.3.2. Tình hình giảm thính lực qua khám bệnh nghề nghiệp trong 2 năm 2014-2015................................................................................................ 52 3.4. Giải pháp giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho công nhân tại công ty cổ phần xi măng Tân Quang ... 54 3.4.1. Giải pháp quản lý .......................................................................... 54 3.4.2. Giải pháp công nghệ ..................................................................... 54 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 56 1. Kết luận ................................................................................................... 56 2. Đề nghị .................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động BĐNN : Bệnh điếc nghề nghiệp BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thời gian tiếp xúc trong ngày (giờ) ở các cường độ tiếng ồn khác nhau (dBA) [1] ................................................................................ 11 Bảng 1.2: Mức độ điếc nghề nghiệp ở một số nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh [7] .......................................................................................... 22 Bảng 3.1. Các công đoạn sản xuất chính của nhà máy xi măng Tân Quang tỉnh Tuyên Quang ........................................................................... 33 Bảng 3.2. Hệ thống các máy móc, thiết bị chính trong dây truyền sản xuất xi măng của Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang ..............34 Bảng 3.3: Hiện trạng môi trường không khí ngoài khu vực Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang năm 2015............................. 37 Bảng 3.4 .Hiện trạng môi trường không khí ngoài khu vực Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang năm 2015............................. 38 Bảng 3.5: Kết quả đo tiếng ồn tại phân xưởng cơ điện của Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang năm 2015 - 2016 ................. 39 Bảng 3.6: Kết quả đo tiếng ồn tại phân xưởng thành phẩm Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang năm 2015 - 2016 ................. 40 Bảng 3.7: Kết quả đo tiếng ồn tại phân xưởng Clinker của Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang năm 2015 - 2016 ................. 42 Bảng 3.8: Kết quả đo tiếng ồn tại Khu vực hành chính, phụ trợ ngoài Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang năm 2015-2016 . 44 Bảng 3.9. Bảng tổng hợp kết quả đo môi trường lao động qua các năm (2013 – 2015) tại các khu vực của Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang ........................................................................... 45 Bảng 3.10. Tỷ lệ ô nhiễm tiếng ồn tại các phân xưởng lao động trực tiếp và khu vực hành chính, phụ trợ tại Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tân Quang qua các năm 2013 – 2015 ........................ 47
  10. viii Bảng 3.11. Nguồn ồn, đặc điểm của tiếng ồn, thời gian tiếp xúc của công nhâ của Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang ....... 48 Bảng 3.12. Tình hình giảm thính lực của công nhân Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang ....................................................... 50 Bảng 3.13: Tình hình giảm thính lực qua khám bệnh nghề nghiệp của công nhân của Công ty cổ phần xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang trong năm 2014 ............................................................................... 52 Bảng 3.14: Tình hình giảm thính lực qua khám bệnh nghề nghiệp của công nhân của nhà máy xi măng Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang ........... 53
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Kết cấu giảm ồn tại nguồn của máy khoan khí nén Trung Quốc S7655 với nắp đậy khe thải khí nén thông thường (a) và mẫu nắp đậy có xử lý tiêu âm (b) kết hợp tay cầm giảm rung do viện BHLĐ thiết kế, chế tạo. .............................................................................. 24 Hình 1.2. Các loại phương tiện bảo vệ cá nhân chống ồn .............................. 26 Hình 2.1. Máy đo cường độ tiếng ồn có phân tích giải tần ............................. 29 Hình 3.1. Nhà máy xi măng Tân Quang ......................................................... 31 Hình 3.2. Quy trình công nghệ Công ty cổ phần xi măng Tân Quang ........... 36 Hình 3.3. Biểu đồ mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại Nhà máy xi măng Tân Quang, tỉnh Tân Quang thể hiện qua các năm (2013 - 2015) ..................... 46
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nền công nghiệp cũng phát triển ngày càng nhanh, nhưng cùng với sự phát triển đó thì vấn đề gây ô nhiễm môi trường như bụi, hơi khí độc, đặc biệt cường độ tiếng ồn trong môi trường lao động cũng ngày một tăng và điều đó đã trở thành mối đe doạ tới sức khoẻ và sức nghe không chỉ của người công nhân mà còn cả của cộng đồng. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa sản xuất, người lao động ngày càng tiếp xúc với nhiều nguồn ồn, mức ồn trong quá trình sản xuất. Tại các nhà máy người công nhân phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì có nguy cơ bị giảm thính lực do tiếng ồn gọi là bệnh “điếc nghề nghiệp”[2]. Tiếng ồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người lao động, đặc biệt quan trọng là tác hại đến thính giác. Theo thống kê của Hiệp hội chống tiếng ồn thế giới, điếc nghề nghiệp đã luôn đứng hàng đầu trong số các bệnh nghề nghiệp và có xu hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy có nhiều nước trên thế giới đã đưa ra chiến lược quốc gia về phòng chống tiếng ồn và bệnh điếc nghề nghiệp. Theo nhận định của hội chống tiếng ồn thế giới tại các nước công nghiệp phát triển trung bình có 1/4 đến 1/3 số người phải lao động trong môi trường có tiếng ồn . Ở Việt Nam bệnh điếc nghề nghiệp là một trong 21 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục được bảo hiểm và là loại bệnh phổ biến đứng thứ hai sau bệnh phổi - silic. Bệnh điếc nghề nghiệp được phát hiện trong nhiều ngành như: đường sắt, giao thông vận tải, năng lượng, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và xây dựng.[9] Theo nghiên cứu mới đây tại 5 địa điểm của 5 ngành khác nhau, khám 1139 công nhân tiếp xúc với tiếng ồn tỷ lệ giảm sức nghe là 35,55 ±1,42% và
  13. 2 tỉ lệ điếc nghề nghiệp là 11,59 ±0,94. Tại công ty Dệt Nam Định, 10,1% công nhân được khám mắc bệnh điếc nghề nghiệp. Tất cả đều ở lứa tuổi 33-53, có thâm niên nghề ít nhất là 12 năm [9]. Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang là doanh nghiệp hàng đầu tại Tuyên Quang về sản xuất xi măng. Công tác an toàn vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động thực hiện tốt qua các năm. Tuy nhiên do đặc thù của ngành sản xuất xi măng nên người lao động thường xuyên tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại phát sinh trong đó chủ yếu là tiếng ồn luôn vượt tiêu chuẩn cho phép, tác động nhiều đến tình trạng sức khỏe, thính lực cuả người lao động tại công ty. Từ thực trạng môi trưởng lao động như trên, đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Tân Quang tỉnh Tuyên Quang” vừa có cơ sở khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiếng ồn trong môi trường lao động và sức nghe của công nhân tại Công ty, trên cơ sở đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường lao động, phòng chống bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân tại Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng tiếng ồn Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang - tỉnh Tuyên Quang. - Xác định nguyên nhân gây ra tiếng ồn trong nhà máy. - Mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động trong nhà máy.
  14. 3 - Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tiếng ồn trong môi trường lao động, phòng chống bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân tại Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang. 3. Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Góp phần hoàn thiện hệ thống phương pháp luận về nghiên cứu tiếng ồn trong môi trường lao động nói chung và trong ngành xi măng nói riêng nhằm mục đích giảm thiểu bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân lao động trực tiếp. - Là tài liệu tham khảo dành cho tổ chức, cá nhân, tập thể, cơ quan quan tâm và muốn tham khảo các vấn đề có liên quan. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Dự báo mức độ ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường lao động trong Công ty Cổ phần xi măng Tân Quang. - Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân ngành xi măng. - Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy trước hoạt động sản xuất đến sức khỏe người lao động. Từ đó có hoạt động tích cực trong việc phòng tránh, giảm thiểu bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn cho công nhân
  15. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về môi trường lao động 1.1.1. Môi trường 1.1.1.1. Khái niệm chung về môi trường [30] Môi trường lai một khái niêm rộng và nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc sống có nhiều khái niệm về môi trường như: Môi trường xã hội, môi trường giáo dục, môi trường kinh doanh, môi trường lao động… Vì vậy có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường. Một định nghĩa nổi tiếng của S.V.Kaléuik(1959-1970): “Môi trường chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người , mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người”. Một định nghĩa khác về môi trường như sau: “Môi trường là khung cảnh của lao động của cuộc sống riêng tư nghỉ ngơi của con người”. Ở Việt Nam thì khái niệm về môi trường được Quốc Hội thông qua ngày 27/12/1993 như sau:” Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống , sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.( Điều 1 - Luật bảo vệ môi trường Việt Nam). Như vậy theo định nghĩa này thì con người trở thành trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên. Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: - Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, động, thực vật, đất, nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây
  16. 5 dựng nhà cửa, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng , đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. - Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết ,quy định… ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, Quốc gia, tỉnh,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác . - Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như: ô tô, máy bay, nhà ở, công viên, khu đô thị,… Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng , cảnh quan, quan hệ xã hội,… . Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 1.1.1.2. Các thành phần của môi trường [30] Thành phần của môi trường rất phức tạp, môi trường chứa đựng các yếu tố hữu sinh và vô sinh. Có thể chia môi trường tự nhiên thành 4 quyển sau: - Khí quyển: là vùng nằm ngoài vỏ trái đất với chiều cao từ 0-100km. Trong khí quyển tồn tại các yếu tố vật lý như nhiệt độ, áp suất, mưa, nắng , gió, bão… Khí quyển chia thành 4 lớp: Đối lưu, bình lưu, trung lưu và tầng ngoài. - Thạch quyển: Địa quyển chỉ phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0-60km tính từ mặt đất và có độ sâu 0-20km tính từ đáy biển. Thạch quển chứa đựng các yếu tố hoá học như các nguyên tố hoá học, các hợp chất rắn vô cơ, hữu cơ. Thạch quyển là cơ sở cho sự sống.
  17. 6 - Thuỷ quyển: là nguồn nước mặt, nước ngầm như nước trong sông, suối, ao, hồ … Tổng lượg nước hiện nay trên toàn cầu khoảng 1,4 x 10 9 km3 nhưng có trên 97% nằm ở đại dương còn lại 3% là nước ngọt. Nhưng 90% lượng nước ngọt nằm ở các núi băng bắc cực và nam cực. Nước là thành phần môi trường cực kỳ quan trọng. Con người cần đến nước trong mọi hoạt động sống của mình. - Sinh quyển : Nơi nào có sự sống là nơi đó có sinh quyển. nó bao gồm các loài sinh vật và điều điện sống của nó. Sinh quyển gồm các thành phần hữu sinh và vô sinh quan hệ chặt chẽ với nhau. 1.1.1.3.Vai trò của môi trường [30] Môi trường có 5 chức năng sau: - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi nguồn cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tao ra trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của mình. - Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
  18. 7 1.1.2. Môi trường lao động 1.1.2.1. Lực lượng lao động Lực lượng lao động là lực lượng chủ yếu trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Bởi vậy việc chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường lao động được định nghĩa như sau:” Môi trường lao động hay điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các quá trình công nghệ, các công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên một điều kiện thích hợp cho con người trong quá trình lao động sản xuất”. [2]. Môi trường lao động là một bộ phận của môi trường, nó là sự cụ thể hoá khái niệm môi trường cho từng đối tượng không gian cụ thể, mà ở đây là môi trường hoạt động của con người trong các quá trình lao động sản xuất.  Môi trường lao động bao gồm: - Các yếu tố sản xuất: + Máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, nhà xưởng,… + Nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, nước,… + Đối tượng lao động. + Người lao động. - Các yếu tố liên quan đến sản xuất: + Các yếu tố tự nhiên + Các yếu tố kinh tế - xã hội + Quan hệ lao động, hoàn cảnh người lao động,…
  19. 8 1.1.2.2. Môi trường lao động [30] Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với con người và sinh vật trên trái đất này. Là nơi cung cấp các yếu tố cơ bản cho cuộc sống của chúng ta như thức ăn, nước uống,… cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất của con người. Con người phụ thuộc vào tự nhiên đồng thời cũng là tác nhân làm cho môi trường suy thoái. Con người trong quá trình hoạt động sản xuất của mình đã tác động vào môi trường làm biến đổi thành phần của môi trường. Khi môi trường bị tàn phá, ô nhiễm môi trường xuất hiện, tài nguyên môi trường bị giảm sút về số lượng và chất lượng thì cũng là khi con người phải hứng chịu những hậu quả do sự thiếu trách nhiệm đối với môi trường sinh ra. Đó là những ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội, biểu hiện rõ nhất là những vấn đề môi trường có tính toàn cầu như sự nóng lên của trái đất, thủng tầng ô zôn, thiên tai,… Như vậy môi trường và con người là mối quan hệ hai chiều tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó sự quan tâm và bảo vệ môi trường của con người trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết. Cụ thể trong môi trường làm việc của người lao động, môi trường bị ô nhiễm nó sẽ tác động không nhỏ tới năng suất lao động. Ví dụ: máy móc, thiết bị lạc hậu, các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, không khi, nguồn nước ,…không được đảm bảo thì nó trở thành yếu tố cản trở, hạn chế kết quả sản xuất, năng suất lao động giảm sút, chi phí tăng. Nếu các cơ sở sản xuất có máy móc hiện đại, nhà xưởng thoáng mát, môi trường làm việc tốt thì việc sản xuất sẽ đạt kết quả cao. 1.1.3. Ô nhiễm môi trường lao động [30] Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, ô nhiễm môi trường được định nghĩa như sau: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
  20. 9 Theo công ước số 148(1/6/1977)- công ước và kiến nghị về môi trường lao động của tổ chức lao động thế giới ILO thì ô nhiễm môi trường lao động gồm ô nhiễm độ không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm độ rung. Tình trạng ô nhiễm môi trường lao động xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp Viêt Nam hiện nay , nguyên nhân chủ yếu do máy móc thiết bị , công nghệ lạc hậu, thiếu sự quản lý đồng bộ từ các cấp lãnh đạo,… Các doanh nghiệp công nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình phát thải ra môi trường đã gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng tại các đô thị và khu công nghiệp, làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Ô nhiêm đã gây cho xã hội những chi phí không nhỏ mà bản thân doanh nghiệp cũng phải chịu những tác động lớn như: - Tăng chi phí sản xuất: Ô nhiễm môi trường thường đi kèm với những chi phí phát sinh cho doanh nghiệp như chi phí thu gom, xử lý chất thải, chi phí đền bù thiệt hại,… Những chi phí này thường là không nhỏ, nó sẽ càng lớn khi vấn đề ô nhiễm của doanh nghiệp càng nghiêm trọng. - Giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh Ô nhiễm môi trường trong các doanh nghiệp thường bắt nguồn từ việc sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào, sự lãng phí các nguồn nguyên, nhiên liệu. Chính sự tiêu hao quá mức này làm cho các doanh nghiệp tăng chi phí, giảm năng suất lao động, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Giảm uy tín chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay môi trường là mối quan tâm của mọi đối tượng người tiêu dùng, các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Vì thế ô nhiễm môi trường là yếu tố rất nhạy cảm hiện nay, nó tác động rất lớn đến chỗ đứng của các doanh nghiệp trên thương trường. - Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động. Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân trực tiếp tác động đến sức khoẻ người lao động. Ô nhiễm môi trường lao động thường gây ra rất nhiều bệnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2