intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo cá Chạch sông (Marognathus aculeatus)

Chia sẻ: Nhu Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

215
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của đề tài: Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học của cá chạch sông; Nghiên cứu đặc điểm thành thục của cá chạch sông; Nghiên cứu thử nghiệm sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá Chạch sông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo cá Chạch sông (Marognathus aculeatus)

  1. Huỳnh Nha Trang – NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 MỤC LỤC Trang Chương 1: Giới thiệu ...................................................................................... 1 Chương 2: Lược khảo tài liệu ......................................................................... 2 2.1. Đặc điểm hình thái và phân loại............................................................... 2 2.2. Đặc điểm phân bố .................................................................................... 3 2.3. Đặc điểm dinh dưỡng............................................................................... 3 Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................ 4 3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện .............................................................. 4 3.2. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................. 4 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 4 3.3.1.Nghiên cứu đặc diểm dinh dưỡng........................................................... 4 3.3.2.Nghiên cứu đặc điểm thành thục sinh dục .............................................. 4 3.3.3.Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Chạch sông ........................................ 6 3.3.4. Thử nghiệm ương nuôi cá Chạch sông .................................................. 7 3.4. Xử lý số liệu ............................................................................................ 7 Chương 4: Kết quả và thảo luận...................................................................... 8 4.1.Một số đặc điểm sinh học của cá Chạch sông ........................................... 8 4.1.1. Đặc điểm dinh dưỡng............................................................................ 8 4.1.2. Đặc điểm thành thục sinh dục cá Chạch sông...................................... 12 4.1.3. Độ béo Fulton và Clack qua các tháng ................................................ 18 4.2. Kết quả thử nghiệm kích thích sinh sản cá Chạch sông .......................... 19 Trung tâm Học liệu ĐH Cần của cá đực và cái................................................ 19 cứu 4.2.1. Đặc điểm thành thục Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên 4.2.2. Kết quả kích thích sinh sản ................................................................. 19 4.3. Kết quả thử nghiệm ương nuôi cá Chạch sông ....................................... 23 4.3.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................. 23 4.3.2. Cho ăn ................................................................................................ 23 4.3.3. Tăng trưởng của cá Chạch sông qua các đợt kiểm tra.......................... 23 Chương 5: Kết luận và đề xuất...................................................................... 24 5.1. Kết luận ................................................................................................. 24 5.2. Đề xuất .................................................................................................. 24 Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 25 Phụ lục ..................................................................................................... ... 26 ii
  2. Huỳnh Nha Trang – NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG Danh sách hình Trang Hình 4.1: Hình thái miệng cá Chạch sông....................................................... 8 Hình 4.2: Răng cá mới nở và răng cá sau 10 ngày ương.................................. 8 Hình 4.3: Hình thái ống tiêu hoá cá Chạch sông ............................................. 9 Hình 4.4: Tầng số xuất hiện các loại thức ăn cá Chạch sông ......................... 10 Hình 4.5: % thể tích các loại thức ăn cá Chạch sông ..................................... 11 Hình 4.6: Phổ thức ăn cá Chạch sông............................................................ 12 Hình 4.7: Hình thái buồng trứng cá Chạch sông............................................ 13 Hình 4.8: Tiêu bản lác cắt của buồng trứng................................................... 14 Hình 4.9: Hình thái buồng tinh của cá Chạch sông........................................ 15 Hình 4.10: Tiêu bảng lác cắt của tinh sào...................................................... 16 Hình 4.11: Độ béo Fulton và Clack qua các tháng ........................................ 18 Hình 4.12: Các giai đoạn phát triển phôi cá Chạch sông ............................... 21 Hình 4.13: Tốc độ tăng trưởng bình quân của cá Chạch sông........................ 22 Hình 4.14: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR%) của cá Chạch sông ............ 23 Danh sách bảng Bảng 4.1: Tỉ lệ Li/L theo nhóm kích thước cá ................................................. 9 Bảng 4.2: Tầng số xuất hiện các loại thức ăn ................................................ 10 Trung Bảng 4.3: Thể tích của các loại thức ăn Tài liệu họccá Chạch sông....... 11 cứu tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ trong dạ dày của tập và nghiên Bảng 4.4: Phổ dinh dưỡng của cá Chạch sông .............................................. 11 Bảng 4.5: Tỉ lệ thành thục (%) của cá cái từ tháng 1/2006 - 5/20006 ............ 14 Bảng 4.6: Tỉ lệ thành thục (%) của cá đực từ tháng 1/2006 - 5/2006 ............ 16 Bảng 4.7: Sự biến động hệ số thành thục của cá qua các tháng ..................... 17 Bảng 4.8:SSS tương đối và SSS tuyệt đối của cá Chạch sông ...................... 17 Bảng 4.9: Độ béo Fulton và Clack qua các tháng .......................................... 18 Bảng 4.10: Liều lượng và loại kích thích tố .................................................. 19 Bảng 4.11: Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản ............................... 19 Bảng 4.12: Thời gian các giai đoạn phát triển phôi cúa cá Chạch sông ......... 20 Bảng 4.13: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối/ngày qua các đợt kiểm tra.............. 22 Bảng 4.14: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt qua các đợt kiểm tra........................ 23 iii
  3. Huỳnh Nha Trang – NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 TÓM TẮT Cá Chạch sông (Macrognathus aculeatus Bloch) là loài cá nước ngọt được người dân sử dụng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Như nhiều loài cá kinh tế khác, cá Chạch sông cần được nghiên cứu để phát triển đối tượng này trong tương lai, đáp ứng kiệp thời nhu cầu của người dân. Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2006-5/2006 tại Cần Thơ. Nội dung của đề tài là nghiên cứu đặc điểm sinh học, thành thục và thử nghiệm kích thích sinh sản của cá Chạch sông. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận: Chỉ số trung bình Li/L của cá Chạch sông là 0,811 và phổ thức ăn của cá có thức ăn là động vật chiếm 70,6% Sự thành thục sinh dục của cá Chạch sông cũng trải qua 6 giai đoạn (I, II, III, IV, V, VI) và trong buồng trứng có nhiều tế bào trứng ở các thời kỳ khác nhau. SSS tuyệt đối là 1.000-3.000 trứng/cá cái, SSS tương đối là 40.000- 140.000 trứng/ kg cá cái. - Khi cá đã thành thục, có thể dùng não thùy và LHRH_a để gây rụng trứng cá. Kết quả thu được một số chỉ tiêu quan trọng như: Thời gian hiệu ứng thuốc là 10-12 giờ, SSS tương đối thực tế là 26.700-37.800 trứng/kg cá cái, tỉ lệ thụ tinh trung bình là 94%, tỉ lệ nở là 30,6-49,8%, thời gian nở là 32-42 giờ, thời Trung tâm Họchết noãn hoàng là 3 ngày. @ Tài liệu học tập và nghiên cứu gian cá liệu ĐH Cần Thơ Kết quả thử nghiệm ương trong bể kính với mật độ 10 con/lít trong 40 ngày. Sau 40 ngày ương, cá đạt chiều dài trung bình là 7,22 cm/con và khối lượng trung bình là 1,14 g/con. tỉ lệ sống 10,7% iv
  4. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Từ rất lâu, người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) rất thích sử dụng các món cá trong bữa ăn hằng ngày vì cá là thức ăn giàu dinh dưỡng, rẻ tiền và rất tốt cho sức khoẻ. Khi xã hội phát triển và dân số ngày càng tăng thì nhu cầu lương thực, thực phẩm trong đó nguồn thực phẩm thuỷ sản cũng tăng theo và có vai trò quan trọng trong bửa ăn hằng ngày. Ở nước ta có khá nhiều công trình nghiên cứu về các giống loài thủy sản, nhưng những loài có giá trị kinh tế cao thường được ưu tiên nghiên cứu trước. Trong khi đó còn nhiều loài cá được người dân sử dụng thường xuyên thì chưa được nghiên cứu tốt, trong đó có cá chạch sông (Macrognathus aculeatus (Bloch)) ở ĐBSCL Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài:” Nghiên cứu một số Đặc điểm sinh học và thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch sông( Marognathus aculeatus)” được tiến hành. Mục đích của đề tài: Cung cấp một số đặc điểm sinh học như sinh trưởng, Trung tâm Họcphát triển đối Cần này trong tương lai. đó làm cơtậpcho việc nghiên cứu dinh dưỡng, sinh sản….của cá chạch sông, từ cứu và liệu ĐH tượng Thơ @ Tài liệu học sở và nghiên Nội dung của đề tài: Để đạt được nội mục tiêu, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu một số nội dung: -Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học của cá chạch sông. -Nghiên cứu đặc điểm thành thục của cá chạch sông. -Nghiên cứu thử nghiệm sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá Chạch sông. 1
  5. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1.Đặc điểm hình thái và phân loại Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) mô tả cá chạch sông có một số đặc điểm. Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Họ: Mastacembelidie Giống: Maerognathus Loài: Maerognathus aculeatus Tên địa phương: Cá Chạch Sông, cá Chạch Cơm, cá Chạch lá tre Loài này được mô tả như sau: D.(XIV-XV),(50-60). A.III,(46-52) P.18-20 Tia màng mang 5-7 Dài chuẩn = 6,0 (5,8 – 6,8) Dài đầu Dài chuẩn Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu = 7,0 (6,1 – 7,5) Cao thân Dài chuẩn = 2,4 (2,2 – 2,4) K.C.trước D Dài đầu = 11 (9,7 -12,7) Đ. Kính mắt Dài đầu = 8,3 (7,2 – 9,1) Khoãng cách 2 mắt Dài đầu = 2,6 (2,3 – 2,9) Dài mõm Đầu cá nhỏ, dài và dẹp bên. Mõm dài, nhọn. Mõm kéo dài thành một râu nhỏ, ngắn. Miệng nhỏ, hẹp, rạch miệng ngắn. Răng nhỏ, mịn. Mắt nằm lệch về phía lưng của đầu, gần chóp mõm hơn gần điểm cuối xương nắp mang. Lỗ mang nhỏ, lược mang mịn và thưa. 2
  6. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 Thân dài hình ống, phần trước tròn, phần sau dẹp bên, vảy rất nhỏ, bao phủ toàn thân, đầu và một phần gốc vây lưng, gốc vây đuôi. Đường bên liên tục từ mép trên lỗ mang đến điểm giữa gốc vây đuôi. Lưng có màu xanh đen hoặc xám đen, hai bên thân có màu vàng nhạt và bụng có màu vàng sậm. Trên vây lưng có từ 3-6 đốm tròn to màu đen, chung quanh có viền trắng, vây đuôi có một đốm như vậy nhưng nhỏ hơn. Vi lưng, hậu môn có màu xanh sậm hoặc đen lợt, rìa ngoài trắng thỉnh thoảng còn gặp một sọc màu đỏ ở giữa, vi đuôi cũng có nhiều sọc ngang như vậy. Gốc vi lưng rất dài, chia làm hai phần: phần trước là những gai cứng nhọn, gai cuối cùng to và dài nhất, màng da giữa các tia vi chỉ hiện diện ở gốc, phần sau là những tia mềm, cơ gốc vi phát triển. Vi lưng nối liền với đuôi ở gốc. Gai thứ 3 của vi hậu môn không lộ ra ngoài, chiều cao vi hậu môn ngắn hơn vi lưng. Vi ngực, vi đuôi nhỏ, cá không có vi bụng. 2.2. Đặc điểm phân bố Cá sống nước ngọt, phân bố ở Ấn Độ, Miến Điện, Borneo, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam (Trương thủ khoa và Trần thị thu Hương,1993). 2.3. Đặc điểm dinh dưỡng Cá ăn thức ăn ở đáy thủy vực như ấu trùng sinh vật đáy, giáp xác, giun. (S.K.Das and N.Kalita, 2004, http://www. Google.com. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Từ nhiều nguồn tài liệu thu thập được cho thấy chưa có tác giả nào nghiên cứu về đặc điểm thành thục sinh dục của cá Chạch sông. Có lẽ đây là thiếu sót chính dẫn tới chưa có nghiên cứu nào về sinh sản của loài cá này ở ĐBSCL 3
  7. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện -Thời gian thực hiện: từ tháng 1/2006 đến 5/2006 -Địa điểm thục hiện: Cần Thơ. 3.2. Vật liệu nghiên cứu - Mẫu vật. Mẫu cá thu mua ở tại các điểm ghe tàu đánh bắt trên sông thành phố Cần Thơ, mẫu được thu một cách hoàn toàn ngẩu nhiên, mỗi tháng thu mẫu một lần, mỗi lần trên 30 con và được xử lí tại chổ với Formol 10%. Mẫu cá được xử lý tại Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ. -Dụng cụ: +Hóa chất: formol, cồn, dung dịch Bouin, LRH_A, Motilium_M, nước muối sinh lý,... +Cân điện tử +Kính hiển vi, kính lúp +Dao mỗ, kéo, khay,kiêm tiêm, thao, keo, lọ, bọc nylong… 3.3. Phương pháp nghiên cứu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 3.3.1.Nghiên cứu đặc diểm dinh dưỡng Mô tả đặc điểm hình thái cấu tạo của cơ quan tiêu hóa như miệng, răng, lược mang, thực quản, dạ dày, ruột bằng phương pháp quan sát trực tiếp Dựa vào hình thái cấu tạo của bộ máy tiêu hóa kết hợp với phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa theo phương pháp tần số xuất hiện (TSXH) và phương pháp thể tích để xác định thức ăn của cá. 3.3.2.Nghiên cứu đặc điểm thành thục sinh dục (TSD) +Quan sát hình thái tuyến sinh dục cá Cá được giải phẩu và xác định các giai đoạn thành thục của noãn sào và tinh sào của cá thông qua việc quan sát bằng mắt thường (quan sát màu sắc, hình dạng, kích thước, cân trọng lượng tuyến sinh dục) sau đó xác định các giai đoạn thành thục lại một lần nữa theo O.F. SaKun và N.A. Butskaia (được trích bởi Nguyễn Văn Kiểm, 2004. .) Các chỉ tiêu quan sát bao gồm +Hệ số thành thục được xác định theo công thức trọng lượng buồng trứng HSTT(%)= x 100 trọng lượng thân (g) 4
  8. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 +Sức sinh sản tuyệt đối được xác định theo công thức nG F= g Trong đó: G: Trọng lượng buồng trứng (g) g: Trọng lượng mẫu trứng được lấy ra để đếm (g) n: Số trứng của mẫu được lấy ra để đếm (hạt) +Sức sinh sản tương đối Số trứng có trong buồng trứng FA= Trọng lượng thân (g) +Xác định sự phát triển của tế bào trứng theo phương pháp mô học (theo Brown, 1969 được trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004) -Chọn những mẫu cần nghiên cứu gồm có: một buồng tinh, một buồng trứng đã thấy rõ tế bào trứng, một TSD giai đoạn I,II. Mẫu còn thật tươi, cố định ngay trong dung dịch Bouin trong 24 giờ -Sau 24 giờ rửa lại nhiều lần bằng cồn 50% trong 12 giờ cho mẫu hết màu vàng của dung dịch Bouin, sau đó trử trong cồn 70% -Cắt tỉa và định hướng cho mẫu mô đã được cố định: Cắt bỏ những phần mô Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ với buồngliệuvà TSDtập đoạnnghiên cứu không có ý nghĩa nghiên cứu. Đối @ Tài tinh học giai và I,II thì lấy một nhánh để sử lý. Đối với buồng trứng thì lấy 1/4 buồng trứng để sử lý - Loại nước, làm trong mẫu, ngấm paraffin: công đoạn này được sử lý bằng máy tự động trong 17 giờ -Đúc khối: Mẫu mô đã được ngấm paraffin tốt sẽ được đặc trong khuôn inox. Định hướng miếng mô cho đúng, cẩn thận đổ paraffin nóng vào khuôn, sau đó làm lạnh nhanh cho paraffin rắn lại để cho mẫu mô được giữ đúng hướng (vị trí) trong khuôn. -Cắt mẫu, dán mẫu vào phiến kính: Cắt mẫu đã đúc khối thành những lát cắt dầy 4µm, làm lạnh lát cắt bằng cồn 70%, sau đó để mẫu vào nước ấm 400C để lác cắt giãn thẳng ra rồi dán vào phiến kính, làm khô phiến kính bằng cách sấy khô phiến kính 12 giờ (1 đêm) bằng bàn sấy ở nhiệt độ 58-600C để loại bỏ paraffin. -Nhuộm màu: Quá trình nhuộm gồm các bước ngâm mẫu trong các dung dịch: + Dung dịch Xylen. Thời gian 5 phút. Lặp lại 2 lần. + Dung dịch cồn 100%. Thời gian 10 giây. Lặp lại 2 lần. + Dung dịch cồn 95%. Thời gian 10 giây. Lặp lại 2 lần. + Dung dịch cồn 80%. Thời gian 10 giây. Lặp lại 2 lần. + Dung dịch cồn 50%. Thời gian 10 giây. Lặp lại 2 lần. + Nước cất thời gian 4-6 phút. + Dung dịch Hematoxylin thời gian 4-6 phút. 5
  9. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 + Rửa dưới vòi nước thời gian 4-6 phút. + Dung dịch Eosin/Phloxine thời gian 2 phút. + Dung dịch cồn 95% trong 10 giây. Lặp lại 2 lần. + Dung dịch cồn 100% trong 10 giây. Lặp lại 2 lần. + Dung dịch Xylen trong 10 giây. Lặp lại 3 lần. Trải một lớp keo canada palsam lên tiêu bản, đậy lamelle lên trên để bảo vệ mẫu. +Độ béo Fulton của cá được xác định theo công thức P F= * 100 L3 0 Trong đó: P:Trọng lượng thân (g) L o: Chiều dài chẩn của cá (cm) +Độ béo Clark của cá được xác định theo công thức P0 C= * 100 L3 0 Với: Po: Trọng lượng cá bỏ nội quan (g) L o: Chiều dài chuẩn của cá (cm) +Tính tỉ lệ thành thục ở các giai đoạn thành thục khác nhau qua các tháng thu mẫu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Số cá thành thục Tỉ lệ thành thục = x 100 Tổng số mẫu thu được +Phân biệt cá đực và cá cái dựa vào các đặc điểm sinh dục phụ Tìm sự khác nhau giữa cá đực và cá cái qua những biễu hiện bên ngoài như kích thước, hình dạng, lỗ sinh dục, màu sắc cá,... 3.3.3. Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Chạch sông Kích thích tố LHRH_a được dùng để gây rụng trứng cá với liều lượng 200µg LHRH-a + 10mg DOM/2kg cá cái và liều dẫn là não thùy (0,3µg/kg cá cái). Một số chỉ tiêu theo dõi gồm: + Thời gian hiệu ứng thuốc là thời gian tính từ lúc tiêm thuốc xong đến lúc cá rụng trứng. Số cá đẻ + Tỉ lệ cá đẻ (%) = x 100 Số cá cho đẻ S ố trứng thu được + SSS tương đói thực tế (trứng/kg) = Kg cá cái 6
  10. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 Số trứng thụ tinh + Tỉ lệ thụ tinh (%) = x 100 Số trứng quan sát Số trứng nở + Tỉ lệ nở (%) = x 100 Số trứng thụ tinh + Thời gian nở là thời gian trứng thụ tinh song đến khi cá nở 3.3.4. Thử nghiệm ương nuôi cá Chạch sông Định kì thu mẫu tăng trưởng 10 ngày/lần, mỗi lần 30 con. Sau 40 ngày ương thì thu toàn bộ cá để xác định tỉ lệ sống của cá. Wc - Wđ + DWG = T 2 – T1 LnWc - LnWđ + SGR = T 2 – T1 Trong đó : DWG là tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (theo ngày) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @tương đối (theo ngày) và nghiên cứu SGR là tốc độ tăng trưởng Tài liệu học tập Wc là khối lượng (chiều dài) ở thời điểm thu T2 Wđ là khối lượng (chiều dài) ở thời điểm ban đầu T1 Số cá còn sống + Tỉ lệ sống (%) = x 100 Số cá ban đầu 3.4. Xử lý số liệu Các số trung bình, độ lệch chuẩn, biểu đồ sử dụng phần mềm Excel để xử lý. So sánh thống kê sử dụng phần mềm Statistica để sử lý 7
  11. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 4.1 : Một số đặc điểm sinh học của cá Chạch sông 4.1.1. Đặc điểm dinh dưỡng Trao đổi chất là một trong những chức năng quan trọng của cơ thể sống. Nhờ hoạt động của hệ tiêu hoá mà vật chất dinh dưỡng từ môi trường ngoài được chuyển vào cơ thể dưới dạng thức ăn nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể như: bơi lội, kiếm ăn, sinh trưởng và sinh sản. Mỗi loài cá thích nghi với loài thức ăn nhất định và thức ăn này thường phù hợp với đặc tính các cơ quan mà cá dùng để tìm thức ăn và tiêu hóa thức ăn (Loan, 1998). Dưới đây trình bày đặc điểm của cơ quan tiêu hóa của cá Chạch sông. 4.1.1.1. Hình thái giải phẩu ống tiêu hoá của cá Chạch sông - Miệng: Cá Chạch Sông có mõm dài, nhọn. Mõm kéo dài thành một râu nhỏ, ngắn. Miệng dưới, nhỏ, hẹp, rạch miệng ngắn. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hình 4.1: Hình thái miệng cá Chạch sông - Răng: Cá trưởng thành có răng nhỏ, mịn, mọc thành nhiều hàng trên hàm rất khó quan sát, không có răng hầu. Cá nhỏ có răng chó, to, khoẻ. Có thể dự đoán cá Chạch Sông thuộc nhóm cá ăn động vật Hình 4.2: Răng cá mới nở (trái) và răng cá sau 10 ngày ương (phải) - Lược mang: Lược mang cá Chạch nhỏ, mịn, xếp thưa, mằn trên xương cung mang hướng vào xoang miệng hầu. 8
  12. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 - Thực quản: Là phần nối tiếp xoang miệng hầu. Thực quản ngắn, rộng, có vách tương đối dày, mặt trong thực quản có nhiều nếp gấp nên co giãn rất tốt, do đó cá có thể nuốt được mồi to. - Dạ dày: Là phần nối tiếp thực quản, dạ dầy có hình chử J, to, vách tương đối dày, mặt trong có nhiều nếp gấp nên có thể giản nở và lực co bóp rất lớn. - Ruột: Là đoạn cuối của ống tiêu hoá. Nhiện vụ tiêu hoá thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng. Ruột cá ngắn, hình ống dài, đoạn đầu gấp khúc, vách tương đối dầy. Bảng 4.1. Tỉ lệ Li/L theo nhóm kích thước cá Nhóm chiều dài (cm) L Li Li /L 10 – 12 11,2±0,698 10,5±0,446 0,951±0,100c 12,1 – 14 13,2±0,321 11,2±0,251 0,843±0,015b 14,1 – 16 14,9±0,253 11,5±0,090 0,772±0,019a 16,1 – 18 16,8±0,214 12,1±0,287 0,72±0,010a > 18 18,8±0,539 13,8±0,188 0,735±0,013a Trung bình 14,8±2,797 11,8±1,168 0,811±0,1 Ghi chú : Li : chiều dài ống tiêu hoá L : chiều dài thân Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy chiều dài ruột tăng tỉ lệ thuận với chiều dài thân. Nhưng khi so sánh thống kê tỉ lệ giữa hai giá trị này (Li/L) ở mức P
  13. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 Từ những đặc điểm về hình dạng, Tỉ lệ L/Li của cá Chạch có thể dự đoán cá Chạch Sông là loài ăn động vật.Theo Nikolxki (1963) trích bởi Toàn 2003, những loài cá có tính ăn thiên về động vật sẽ có chỉ số Li/Lo ≤ 1. Để kiểm định lại dự đoán, thức ăn trong ống tiêu hoá cá được phân tích bằng phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp thể tích. 4.1.1.2. Kết quả phân tích thức ăn bằng phương pháp tần số xuất hiện Bảng 4.2: Tầng số xuất hiện các loại thức ăn Loại thức ăn Số lần bắt gặp/40 mẫu TSXH (%) Cá con 7 9,86 Giáp xác 14 19,7 Giun 11 15,5 Rong tảo 22 31,0 MBHC 11 15,5 Thức ăn khác 6 8,45 35 31 30 25 19,7 20 15,5 15,5 Trung tâm Học 15 ĐH Cần Thơ @ Tài liệu liệu 9,86 học tập và nghiên cứu 8,45 10 5 0 Cá con Giáp xác Giun Rong tao MBHC Thưc ăn khác Hình 4.4: tầng số xuất hiện các loại thức ăn cá Chạch Sông Qua Bảng 4.2 và Hình 4.4 cho thấy thức ăn trong dạ dày gồm có các loại thức ăn: cá con (9,86%), giáp xác (19,7%), giun ít tơ (15,5%), rong tảo (31%), mùn bã hữu cơ (15,5%), và các loại thức ăn khác (8,45%). Các loại thức ăn khác ở đây mà chúng tôi thấy gồm có: bông cỏ, rơm, hạt lúa, lá cây, vỏ cây,…… Trong các loại thức ăn trên, ta thấy rong tảo và giáp xác là hai loại thức ăn xuất hiện nhiều nhất (31% và 19,7%), kế đến là giun ít tơ và mùn bã hữu cơ, đây cũng là hai loại thức ăn phổ biến ở đáy thủy vực, điều này chứng tỏ cá có tìm thức ăn ở đáy thủy vực. Bên cạnh đó ta còn thấy xuất hiện cá con và các loại thức ăn khác trong dạ dày cá. Kết quả phân tích về thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Chạch sông sẽ khách quan hơn khi tiếp tục phân tích bằng phương pháp thể tích. 10
  14. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 4.1.1.3. Kết quả phân tích thức ăn bằng phương pháp thể tích Bảng 4.3: Thể tích của các loại thức ăn trong dạ dày cá Chạch Sông Loại thức ăn Tổng thể tích thức ăn/40 mẫu (mm3) (%) thể tích Cá con 250 22,9 Giáp xác 488 44,7 Giun 32,8 3,01 Rong tảo 1,997 0,183 MBHC 269 24,7 Thức ăn khác 49 4,49 50 44.7 45 40 35 30 24.7 22.9 25 20 15 10 4.49 3.01 5 0.183 0 Cá con Giáp xác Giun Rong tao MBHC Thuc an Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tậpkhác nghiên và cứu Hình 4.5: (%) thể tích các loại thức ăn cá Chạch sông Qua Bảng 4.3 và Hình 4.5 cho thấy tỉ lệ thức ăn giáp xác là cao nhất (44,7%), kế đến là mùn bã hữu cơ (24,7%). Bên cạnh đó, cá con cũng là loại thức ăn chiếm thể tích lớn (22,9%). Còn giun và rong tảo thì chiếm tỉ lệ thể tích rất thấp (3,01% và 0,183%) mặc dù chúng có TSXH tương đối cao. 4.1.1.4. Kết hợp phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp thể tích Bảng 4.4: Phổ dinh dưỡng của cá Chạch Sông (Macrognathus aculeatus) Loại thức ăn TSXH (%) (%) thể tích Tích số Tỉ lệ (%) Cá con 9,86 22,9 226 14,3 Giáp xác 19,7 44,7 882 55,8 Giun 15,5 3,01 46,6 2,95 Rong tảo 30,9 0,18 5,67 0,359 MBHC 15,5 24,7 382 24,2 Thức ăn khác 8,45 4,49 37,9 2,40 11
  15. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 Tỉ lệ (%) Thức ăn khác Cá con 2.4% MBHC 14.3% 24.2% Rong tảo 0.4% Giun Giáp xác 2.9% 55.8% Hình 4.6: Phổ thức ăn cá Chạch sông (Macrognathus aculeatus) Ở phương pháp này, loại thức ăn giáp xác là chiếm tỉ lệ cao nhất (55,8%), kế đến là mùn bã hữu cơ cũng chiếm tỉ lệ tương đối cao trong phổ thức ăn (24,2%), nhưng qua sát đặc điểm cơ quan tiêu hóa cho thấy mùn bã hữu cơ không phải là thức ăn thích hợp. Có thể mùn bã hữu cơ có trong ống tiêu hóa của cá là do cá ăn vào cùng với các lọai thức ăn ở đáy như giun, tảo đáy. Bên cạnh đó, cá con cũng chiếm tỉ lệ lớn trong phổ thức ăn (14,3%) do cá con có thể tích rất lớn mặc dù TSXH là rất thấp. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Như vậy có thể nhận thấy rằng, thức ăn là động vật chiếm tới 70,6%. Các loại khác là 29,4%, chứng tỏ động vật là thức ăn ưa thích của cá Chạch sông. Kết quả nầy củng khá phù hợp với đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hóa cá Chạch sông (cá có răng nhiều nhỏ, lược mang nhỏ và thưa, dạ dầy có vách to và nhiều nếp gấp, ruột ngắn, tỉ lệ Li/Lo< 1) Từ kết quả phân tích thức ăn và hình thái giải phẩu có thể nhận định cá Chạch Sông là loài cá ăn động vật và ăn chủ yếu ở đáy thủy vực. Cá con, giun và giáp xác được coi là thức ăn chủ yếu của cá Chạch Sông. 4.1.2. Đặc điểm thành thục sinh dục cá Chạch Sông 4.1.2.1 Đặc điểm tuyến sinh dục cá Chạch Sông cái Trong khoảng thời gian thu mẫu đã bắt gặp tuyến sinh dục của cá Chạch Sông ở nhiều giai đoạn thành thục khác nhau. Đặc điểm hình thái và các giai đoạn thành thục TSD của loài cá này cũng tương tự như nhiều loài cá khác mà O.F.Xakun và N.A.Buskaia đã mô tả năm 1968. Đặc điểm hình thái bên ngoài buồng trứng Buồng trứng có hai nhánh, hình ống tròn dài, vách buồng trứng là mô liên kết và cơ trơn. Từ vách trong của buồng trứng mọc ra các vách ngăn ngang (tấm trứng). Phía trong buồng trứng có nhiều mạch máu và dây thần kinh. Đoạn 12
  16. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 cuối của buồng trứng kết hợp với nhau để tạo thành ống dẫn trứng và đổ ra ngoài qua lỗ huyệt. - Giai đoạn I,II: Buồng trứng chỉ là hai nhánh nhỏ (dài khoảng 2.8-4,5 cm tương ứng với chiều dài cá là 14-17 cm), màu trắng xám, nằm sát và dọc hai bên xương sống. Mắt thường không phân biệt được đực cái và chưa phân biệt được tế bào trứng bằng mắt thường. - Giai đoạn III: Buồng trứng có màu vàng cam, to, mắt thường có thể thấy được tế bào trứng và phân biệt được đực cái, nhưng tế bào trứng khó tách ra khỏi tấm trứng. - Giai đoạn IV: Buồng trứng lớn cực đại. Chiếm 2/3 thể tích xoang bụng. Hạt trứng tròn và căng, dể dàng tách khỏi tấm trứng, tế bào trứng từ màu vàng cam chuyển thành vàng trong, mắt thường có thể thấy được nhân nằm gần bề mặt trứng. Buồng trứng trở nên mềm hơn. - Giai đoạn V: Buồng trứng mềm nhảo. Bề mặt buồng trứng có màu đỏ bầm do hiện tượng xuất huyết. Bên trong có nhiều hạt trứng đã rụng khỏi tấm trứng, còn có nhiều vỏ rỗng. - Giai đoạn VI: buồng trứng mềm nhão và teo nhỏ lại, có màu đỏ bầm. Trong buồng trứng chứa đầy các nang trứng và một số trứng đã rụng nhưng không được đẻ ra ngoài và các tế bào trứng ở giai đoạn I, II, III. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hình 4.7: Hình thái buồng trứng cá Chạch sông giai đoạn IV Trong quá trình nghiên cứu đã ghi nhận được chiều dài cá nhỏ nhất nhưng đã thành thục sinh dục là 15,4 cm (giai đoạn III) và kích thước của buồng trứng cũng biến đổi theo kích thước của cá. 13
  17. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 Về mặt tổ chức học Hình 4.8. Tiêu bản lát cắt của buồng trứng Ghi chú - Giai đoạn 1- 2: những tế bào nhỏ, nhân lớn (A) - Giai đoạn 3: những tế bào lớn hơn, nhân tròn nhỏ nằm giửa tế bào (B) - Giai đoạn 4: những tế bào lớn, nhân đã tiêu biến (C) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Ở hình 4.8 cho thấy có nhiều giai đoạn trứng khác nhau, buồng trứng của loài cá này có đầy đủ tất cả các kích cỡ, từ nhỏ nhất đến lớn nhất và khó có thể phân chia thành các lứa trứng. Cho nên có thể dự đoán cá Chạch sông là loài cá đẻ nhiều đợt trong năm. Sự biến động về tỉ lệ thành thục của cá Chạch cái theo thời gian Bảng 4.5: Tỉ lệ thành thục (%) của cá cái từ tháng 1/2006 đến tháng 5/2006 Giai đoạn Tháng thành thục 1 2 3 4 5 0 40 0 0 0 0 I -II 40 60 60 46,2 7,1 III 20 40 26,7 15,4 21,4 IV 0 0 13,3 23,2 57,2 V 0 0 0 7,7 14,3 VI 0 0 0 7,7 0 Từ kết quả trên cho thấy, ở tháng 1 và 2/2006 cá chỉ đạt thành thục đến giai đoạn III (20% và 40%) . Đến tháng 3 thì đã có 13,3% cá đạt giai đoạn IV và tỉ lệ này tăng nhanh đến tháng 4 (23,2%). Đến tháng 5 thì đã có trên 50% cá đạt giai đoạn IV và 14,3% cá đạt đến giai đoạn V. Đồng thời tỉ lệ cá mang tuyến sinh dục ở giai đoạn I, II, III cũng giảm dần từ tháng 1 đến tháng 5. Do đó có thể dự đoán cá Chạch sông bắt đầu đẻ từ tháng 4 và đẻ rộ từ tháng 5 hàng năm. 14
  18. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 4.1.2.2. Đặc điểm của TSD cá Chạch sông đực Hình thái bên ngoài Buồng tinh có hai nhánh, hình ống tròn dài. Bên ngoài được bao phủ bởi một lớp màng mỏng. Đoạn cuối của buồng tinh kết hợp với nhau để tạo thành ống dẫn tinh và đổ ra ngoài qua lỗ niệu sinh dục. - Giai đoạn I và II: hình thái tuyến sinh dục của cá đực ở 2 giai đoạn nầy cũng giống như ở cá cái, không thể phân biệt được. - Giai đoạn III: buồng tinh lớn hơn và đã thấy rỏ được hai thùy, có màu trắng phớt hồng hoặc màu trắng ngà, nhưng vuốt nhẹ vẫn chưa thấy sẹ chảy ra. - Giai đoạn IV:buồng tinh có màu trắng sửa, đạt kích thước lớn nhất, bề mặt tuyến sinh dục rất căng, nếu có tác động nhẹ vào thì có sẹ chảy ra. - Giai đoạn V: Buồng tinh mềm lại, tinh trùng chứa đầy trong ống dẫn tinh. - Giai đoạn VI: Bề mặt tinh sào có màu đỏ hồng nhạt, mềm nhão. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Hình 4.9: Hình thái buồng tinh của cá Chạch sông giai đoạn IV Trong số các mẫu quan sát cho thấy TSD đực thành thục ở giai đoạn IV có chiều dài nhỏ nhất 2,3 cm tương ứng với chiều dài cá là 14,3 cm và chiều dài TSD lớn nhất là 4 cm tương ứng với chiều dài cá là 16 cm. 15
  19. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 Về mặt tổ chức học Hình 4.10: : Tiêu bảng lát cắt của tinh sào Ghi chú: tinh trùng là những chấm tròn nhỏ trong các ống dẫn tinh Trung tâm Học liệu về tỉ lệ thànhThơ của cá Chạch đực theotập và nghiên cứu Sự biến động ĐH Cần thục @ Tài liệu học thời gian Bảng 4.6. Tỉ lệ thành thục (%) của cá đực từ tháng 1/2006 đến tháng 5/2006 Giai đoạn Tháng thành thục 1 2 3 4 5 0 20 6,67 0 0 0 I -II 53,3 60 66,7 35,1 0 III 26,7 20 20 29,4 12,5 IV 0 13,3 13,3 35,3 62,5 V 0 0 0 0 25 Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, so với cá Chạch cái thì cá Chạch đực thành thục sớm hơn. Ở tháng 2 cá đã đạt đến giai đoạn IV và kéo dài đến tháng 4 thì tỉ lệ này tăng nhanh. Đến tháng năm đã có 62.5% cá đạt giai đoạn IV. Điều này cho thấy tuy cá Chạch đực thành thục sớm hơn cá cái nhưng tỉ lệ cá đạt giai đoạn IV lại cao nhất vào tháng 5, trùng với thời gian chín rộ của buồng trứng cá cái. 4.1.2.3. Sự biến động về hệ số thành thục của cá Chạch Sông Hệ số thành thục (HSTT) là một trong các chỉ số để xác định mùa vụ sinh sản và là một trong những điều kiện cần thiết để nhận biết mức độ chính mùi của sản phẩm sinh dục. Hệ số thành thục được theo dõi và tính toán qua mỗi tháng thu mẫu và tính riêng cho từng giới. 16
  20. Huỳnh Nha Trang - NTTS K28 Lu ận văn tốt nghiệp 2006 Bảng 4.7: Sự biến động hệ số thành thục của cá qua các tháng Hệ số thành thục (%) và giai đoạn thành thục Tháng GĐ I - II GĐ III GĐ IV GĐ V ♂ ♀ ♂ ♀ ♂ ♀ 1 0,116 0,732 5,97 0 0 0 0 2 0,211 0,823 2,86 0,47 0 0 0 3 0,184 0,503 3,9 0,72 0 0 0 4 0,318 0,512 6,18 0,58 4,79 0 3,24 5 0,105 0,883 3,53 0,11 6,15 0,5 1,03 Qua Bảng trên cho thấy, theo thứ tự từ tháng 1 đến tháng 5, HSTT của cá tăng theo giai đoạn thành thục và khối lượng tuyến sinh dục. Đến tháng 4 và 5 thì tỷ lệ cá ở giai đoạn 3 và 4 là rất cao và TSD cá thuộc giai đoạn IV dao động từ 13,3-57,2 (Bảng 4.5), đồng thời ở tháng 5 đã bắt gặp một số cá cái có TSD ở giai đoạn V (đang ở trạng thái sinh sản) với tỷ lệ 14,3% (Bảng 4.5). Từ kết quả nghiên cứu về sự biến động HSTT, tỷ lệ thành thục cho thấy mùa vụ sinh sản của cá Chạch sông có thể bắt đầu từ tháng 4-5 hàng năm cho nên có thể dự đoán mùa vụ sinh sản của cá sẻ bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 5. Như vậy có thể cho rằng mùa sinh sản của cá Chạch sông cũng tương tự như mùa sinh sản của nhiều loài cá khác ở ĐBSCL. 4.1.1.4.Sức sinh sản của cá Chạch Sông Sức sinh sản phụ thuộc vào tập tính sinh sản của cá, những loài không có tập Trung tâm Học liệu ĐH Cầncó sức sinh sản cao và ngược lại những loài có tập cứu tính bảo vệ trứng thường Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên tính bảo vệ trứng và con thường có sức sinh sản thấp. Ngoài ra những loài có tập tính làm tổ đẻ cũng thường có sức sinh sản thấp (Nguyễn Văn Kiểm, 1999) Kết quả nghiên cứu về sức sinh sản của cá Chạch sông được trình bày ở bảng sau. Bảng 4.8: SSS tương đối và SSS tuyệt đối của cá Chạch Sông Nhóm P P các SSS SSS tương đối Ptsd (g) cá (g) nhóm cá (g) tuyệt đối (trứng/1kg) 1 14,8 ± 1,86 0,947±0,266 1.059±542a 83.469±30.027 2 21,6 ± 2,48 1,61±0,423 2.188±737b 101.648±33.319 3 27,4 ± 0,93 2,03±0,131 2.956±120c 108.060±7.996 4 34,6 ± 2,81 1,61±0,945 1.467±906ab 60.320±39.058 Ghi chú Nhóm 1:12-18g có n = 19 Nhóm 3:24,1-30g có n = 3 Nhóm 2:18,1-24g có n = 4 Nhóm 4:30,1-36g có n = 5 Khi so sánh sức sinh sản giữa các nhóm cá có khối lượng khác nhau cho thấy sức sinh sản của cá tăng tỉ lệ thuận với khối lượng cá. Nhưng ở nhóm cá có khối lượng từ 30 – 36g thì sức sinh sản giảm đáng kể. Về mặt thống kê, sức sinh sản của nhóm 1, 2 và 3 có sự sai khác về sức sinh sản tuyệt đối (P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0