Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT CỦA HUYỆN ĐỊNH HOÁ THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
lượt xem 44
download
Ở Việt Nam, năm 1945 diện tích rừng có tới 14,4 triệu ha, độ che phủ của rừng chiếm 43%, năm 1995 chỉ còn 9,3ha chiếm 28,2%. Trung bình từ năm 1945-1995 mỗi năm nước ta mất đi hơn 100.000ha. Theo thống kê của bộ NN&PTNT tính đến ngày 31/12/2007 diện tích rừng nước ta đã tăng lên gần 12,84 triệu ha, độ che phủ của rừng chiếm khoảng 38,2% [1]. Tuy diện tích và độ che phủ của rừng đã tăng lên đáng kể nhưng chất lượng rừng rất thấp. Tính đến ngày 31/12/2007 diện tích rừng trồng của cả nước cũng chỉ có hơn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT CỦA HUYỆN ĐỊNH HOÁ THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ HOÀI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT CỦA HUYỆN ĐỊNH HOÁ THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, 2008
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ HOÀI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT CỦA HUYỆN ĐỊNH HOÁ THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Chuyên Ngành: Lâm nghiệp Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng hẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Sơn Thái Nguyên, 2008
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nào khác. Tác giả Phạm Thị Hoài i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành lâm học tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, nhằm vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn sản xuất, được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm, khoa Sau đại học, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện Định Hoá – Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển” Sau thời gian thực tập hết sức khẩn trương và nghiêm túc, với sự cố gắng của bản thân và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Huy Sơn, các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, đến nay luận văn đã hoàn thành. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp đã giúp đỡ trong quá trình học tập. Tác giả xin đặc biệt cảm ơn: TS. Nguyễn Huy Sơn đã giành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn thiết thực và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cán bộ Phòng Nông Nghiệp, Phòng Thống Kê, Trạm Khuyến Nông, Hạt Kiểm Lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên cùng các bạn bè đồng nghiệp và các cán bộ địa phương nơi tác giả thực hiện nghiên cứu. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ có hiệu quả đó. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, gia đình khuyến khích động viên, song do thời gian có hạn, năng lực bản thân cũng như các thông tin về đối tượng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả kính mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2008 Tác giả Phạm Thị Hoài ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 3 Chƣơng I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới 3 1.1.1. Những nghiên cứu về lập địa 3 1.1.2. Những nghiên cứu về giống 4 1.1.3. Những nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ 4 1.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng 5 suất rừng trồng 1.1.5. Nghiên cứu về chính sách, thị trường 5 1.2. Ở Việt Nam 7 1.2.1. Nghiên cứu về lập địa 8 1.2.2. Nghiên cứu về giống 9 1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp làm đất 10 1.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng 11 trồng 1.2.5. Nghiên ảnh hưởng của mật độ đến năng suất rừng trồng 13 1.2.6. Nghiên cứu về chính sách, kinh tế và thị trường 15 1.3. Đánh giá chung 16 18 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN ĐỊNH HOÁ 2.1. Điều kiện tự nhiên 18 2.1.1. Vị trí địa lý 18 2.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 18 2.1.3. Đặc điểm địa hình 19 2.1.4. Tài nguyên đất đai 19 2.1.5. Hiện trạng đất đai và tài nguyên Rừng 21 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội 22 2.2.1. Dân số và lao động 22 2.2.2. Cơ cấu tổ chức ngành Lâm nghiệp của huyện Định Hóa 23 2.2.3. Giao thông và cơ sở hạ tầng 23 2.2.4. Văn hóa – giáo dục 24 2.2.5. Thu nhập và đời sống 24 26 Chƣơng 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 26 3.1.1. Mục tiêu chung 26 3.1.2. Mục tiêu cụ thể 26 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26 3.3. Nội dung nghiên cứu 27 3.3.1. Tìm hiểu quá trình phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện 27 Định Hóa 3.3.2. Tổng kết đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất ở huyện 27 Định Hoá 3.3.3. Thị trường, chế biến và sử dụng lâm sản của huyện 27 3.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách và thị trường tới phát 27 triển rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hoá 3.3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng rừng sản xuất 27 ở huyện Định Hoá 3.4. Phương pháp nghiên cứu 28 3.4.1. Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài 28 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu tổng quát. 28 3.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 29 35 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tìm hiểu quá trình phát triển rừng trồng sản xuất 35 4.1.1. Các giai đoạn phát triển rừng trồng sản xuất 35 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4.1.2. Nguồn vốn, mục tiêu và cơ cấu cây trồng rừng s ản xuất ở 36 Huyện Định Hóa 4.1.3. Diện tích rừng trồng và rừng sản xuất ở huyện Đinh Hóa 39 4.2. Tổng kết đánh giá các mô hình trồng rừng sản xuất trong huyện 43 4.2.1. Loài cây 43 4.2.2. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong các mô hình 45 4.2.3. Tình hình sinh trưởng và năng suất của các mô hình điển hình 48 4.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của các mô 49 hình điển hình. 4.2.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế 49 4.2.4.2. Đánh giá về hiệu quả xã hội 54 4.2.4.3. Đánh gía hiệu quả môi trường 55 4.2.4.4. Đánh giá hiệu quả tổng hợp 56 4.3. Tình hình chế biến sử dụng gỗ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 57 4.3.1. Tình hình chế biến sử dụng gỗ 56 4.3.2. Thị trường lâm sản rừng trồng huyện Định Hoá-Thái Nguyên 59 4.4. Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách và thị trường tới phát 60 triển rừng trồng sản xuất tại huyện Định Hoá 4.4.1. Ảnh hưởng của các chính sách tới phát triển rừng trồng sản 60 xuất ở huyện Định Hóa 4.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của thị trường lâm sản đến phát triển rừng 81 trồng sản xuất huyện Định Hoá-Thái Nguyên 4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng R SX ở huyện 84 Định Hoá. 4.5.1. Những quan điểm và định hướng chung 84 4.5.2. Các giải pháp về kỹ thuật 85 4.5.3. Các giải pháp về chính sách và thể chế 87 4.5.4. Các giải pháp về kinh tế- xã hội 90 4.5.5. Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền và phổ cập 91 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 94 Chƣơng 5. KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 94 5.1.1. Quá trình phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Định Hoá 94 5.1.2. Tổng kết đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất điển hình 94 5.1.3. Ảnh hưởng của chính sách tới phát triển rừng trồng sản xuất 95 5.1.4. Ảnh hưởng của thị trường tới phát triển rừng trồng sản xuất. 95 5.1.5. Một số giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện 96 5.2. Tồn tại 96 5.3. Kiến nghị 97 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Hvn Chiều cao vút ngọn D1.3 Đường kính thân cây tịa vị trí 1,3m Dt Đường kính tán H Chiều cao trung bình D Đường kính trung bình OTC Ô tiêu chuẩn ∆D Tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính ∆H Tăng trưởng bình quân hàng năm về chiều cao FAO Tổ chức Nông lương quốc tế NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NPV Giá trị lợi nhuận ròng BCR Tỷ suất thu nhập và chi phí IRR Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ Ect Hiệu quả tổng hợp của các mô hình RSX Rừng sản xuất TBKT Tiến bộ kỹ thuật vii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 2.1 Nhân khẩu và lao động của huyện Định Hóa năm 2006 23 3.1 Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới đất 30 3.2 Thang điểm, độ tàn che và độ che phủ của rừng trồng 30 3.3 Tổng hợp điểm cấp phòng hộ rừng trồng 31 4.1 Nguồn vốn đầu tư trồng rừng sản xuất ở huyện Định Hóa 37 4.2 Cơ cấu cây trồng và sản phẩm trồng rừng sản xuất 38 4.3 Tổng hợp diện tích và độ che phủ rừng theo huyện ở Tỉnh 39 Thái Nguyên 4.4 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp Huyện Định Hóa 40 4.5 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện phân theo chức năng 41 4.6 Diện tích đất rừng huyện Định Hóa chia theo xã 42 4.7 Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng ở Định Hóa 44 4.8 Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong các mô hình 46 4.9 Sinh trưởng và đánh giá trữ lượng cây trồng 48 4.10 Tổng chi phí 1 ha rừng trồng trong các mô hình đến hết chu 50 kỳ kinh doanh 4.11 Bảng dự toán thu nhập 01 ha rừng trồng trong các mô hình 51 4.12 Bảng cân đối thu nhập và chi phí cho 1 ha rừng trồng trong 52 các mô hình. 4.13 Biểu dự đoán kết quả kinh tế cho 1 ha rừng trồng trong các 53 mô hình 4.14 Mức độ tham gia của người dân vào hoạt động lâm nghiệp 54 4.15 Điểm đo khả năng phòng hộ của các mô hình 56 4.16 Chỉ số hiệu quả tổng hợp của các mô hình 57 4.17 Kết quả điều tra, khảo sát một số cơ sở chế biến và sử dụng 58 gỗ rừng trồng của huyện Định Hoá-Thái Nguyên viii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4.18 Diện tích đất lâm nghiệp đã giao ở tỉnh Thái Nguyên, Huyện Định 73 Hoá 4.19 Ảnh hưởng của giao đất giao rừng tới phát triển trồng RSX 74 4.20 Những đặc trưng cơ bản của mô hình chủ rừng tự tổ chức trồng 76 RSX trên đất được giao hoặc thuê 4.21 Đặc điểm của mô hình chủ rừng liên kết với các hộ gia đình trồng RSX 79 4.22 Tiêu chí và nội dung cơ bản trong phương án tổ chức trồng 80 RSX theo mô hình chủ rừng liên kết với các hộ gia đình trồng RSX 4.23 Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường 82 ix Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ Nội dung Trang 3.1 Trình tự các bước nghiên cứu đề tài 29 4.1 Các kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất huyện Định Hoá- 83 Thái Nguyên x Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, năm 1945 diện tích rừng có tới 14,4 triệu ha, độ che phủ của rừng chiếm 43%, năm 1995 chỉ còn 9,3ha chiếm 28,2%. Trung bình từ năm 1945-1995 mỗi năm nước ta mất đi hơn 100.000ha. Theo thống kê của bộ NN&PTNT tính đến ngày 31/12/2007 diện tích rừng nước ta đã tăng lên gần 12,84 triệu ha, độ che phủ của rừng chiếm khoảng 38,2% [1]. Tuy diện tích và độ che phủ của rừng đã tăng lên đáng kể nhưng chất lượng rừng rất thấp. Tính đến ngày 31/12/2007 diện tích rừng trồng của cả nước cũng chỉ có hơn 2,5 triệu ha, dù có được thâm canh tăng năng suất nhưng cũng không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất hiện nay. Theo dự báo của ngành giấy đến năm 2010 nhu cầu sử dụng giấy trong nước là 1.286.000tấn/năm và đến năm 2020 là 3.420.000 tấn/năm, mục tiêu xuất khẩu bột giấy đến năm 2010 là 760.000tấn/năm. Vì vậy, hàng loạt dự án xây dựng mới cũng như nâng cấp các nhà máy sản xuất bột giấy đã và đang được xem xét để phê duyệt như nhà máy bột giấy Thanh Hóa 60.000tấn bột/năm. Nhà máy giấy Bãi Bằng đã được nâng cấp giai đoạn 1 từ 55.000 tấn giấy/năm lên 100.000 tấn giấy/năm, nhưng dự kiến giai đoạn 2 sẽ là 200.000tấn giấy/năm. Để thay thế gỗ rừng tự nhiên bằng gỗ rừng trồng, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu, từ năm 2003 đến nay Tổng Công ty Lâm nghiệp đã được đầu tư xây dựng 3 nhà máy chế biến ván nhân tạo, trong đó nhà máy ván MDF Gia Lai có công suất là 54.000m3/năm, nhà máy ván dăm Thái Nguyên có công suất là 16.500m3/năm và nhà máy MDF Quảng Trị có công suất là 60.000m3/năm. Đặc biệt, từ năm 1998 trở lại đây kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của nước ta tăng trưởng khá nhanh, chỉ riêng năm 2003 đã đạt trên 560 triệu USD, nhưng năm 2004 đã tăng lên gần 1,2 tỷ USD và năm 2005 sẽ đạt trên 1,5 tỷ USD (Đặng Đình Bôi, 2005) [2]. Đó là những thành tựu hết sức to lớn của ngành công nghiệp chế biến gỗ nước ta trong những năm qua và có nhiều triển vọng trong những năm tới. Tuy nhiên, phần lớn gỗ nguyên liệu cho chế biến đồ mộc xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 khẩu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài (Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2005) [42]. Như vậy, nhu cầu về gỗ nguyên liệu sử dụng trong nước cũng như cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu từ nay đến năm 2010 và 2020 là rất lớn, để góp phần vào phát triển chung của nền kinh tế quốc dân thì công tác trồng rừng sản xuất là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy, mỗi địa phương cần phải rà soát, đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất tại địa phương của mình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng. Định Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nơi có nhiều diện tích rừng trồng sản xuất được xây dựng trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê của tỉnh từ đầu năm 2007 toàn huyện Định Hoá có 24.791,9ha đất có rừng. Trong đó, rừng tự nhiên là 17.150,1ha, rừng trồng là 7.641,8ha. Ngoài ra, huyện còn có 6.496,1ha đất chưa có rừng. Tại đây các mô hình trồng rừng sản xuất cũng đã hình thành và khá đa dạng, trong đó đặc biệt chú trọng đến các mô hình dự án 661, xây dựng với nhiều quan điểm mới, thu hút được nhiều đối tượng tham gia vào công tác phát triển rừng góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội của huyện. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về rừng trồng sản xuất tại huyện Định Hoá. Việc đánh giá kết quả trồng rừng sản xuất nhằm rút ra được các bài học kinh nghiệm và mô hình có triển vọng là rất cần thiết. Đây chính là lý do thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất tại huyện Định Hoá Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới Trồng rừng là 1 môn khoa học quan trọng trong công tác xây dựng rừng, nên các nhà khoa học ở các nước trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, có thể điểm qua 1 số công trình nghiên cứu điển hình thuộc các chuyên đề sau đây: 1.1.1. Những nghiên cứu về lập địa Tập hợp kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO, 1984) đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của rừn g trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào bốn nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: 1) khí hậu, 2) địa hình, 3) loại đất, 4) hiện trạng thực bì. Điển hình là các công trình nghiên cứu của Laurie (1974), Julian Evans (1974 và 1992), Pandey (1983), Golcalves J.L.M và cộng sự (2004). Khi nghiên cứu đặc điểm đất ở Châu Phi, Laurie, Lulian Evans (1974) [48] cho rằng đất đai ở vùng nhiệt đới rất khác nhau về độ dầy tầng đất, cấu trúc vật lý đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, phản ứng của đất (độ pH) và nồng độ muối. Vì thế, khả năng sinh trưởng của rừng trồng trên các loại đất ấy cũng khác nhau. Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài Thông P. patula ở Swaziland, Evans, J (1974) [48] đã chứng minh khả năng sinh trưởng về chiều cao của loài cây này có quan hệ khá chặt (R=0.81) với các yếu tố địa hình và đất đai. Khảo sát rừng trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau, Pandey (1983) [58] đã chỉ cho thấy Bạch đàn E. camaldulensis trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10-20 năm thường chỉ đạt từ 5-10m3/ha/năm, nhưng ở vùng nhiệt đới ẩm thì có thể đạt tới 30m3/ha/năm. Rõ ràng điều kiện lập địa khác nhau thì năng suất rừng trồng cũng khác nhau rõ rệt. Khi nghiên cứu về sản lượng rừng trồng Bạch đàn ở Brazil, Golcalves J.L.M và cộng sự (2004) [51] cho rằng năng suất rừng trồng là sự “kết hôn” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 thích hợp giữa kiểu gen với điều kiện lập địa và kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả còn chỉ cho thấy giới hạn của sản lượng rừng có liên quan đến các yếu tố môi trường theo thứ tự mức độ quan trọng sau đây: nước > dinh dưỡng > độ sâu tầng đất. Thông qua một số công trình nghiên cứu trên cho thấy việc xác định điều kiện lập địa phù hợp với từng loài cây trồng là rất cần thiết, đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng rừng trồng. 1.1.2. Những nghiên cứu về giống Giống là một vấn đề quan trọng bậc nhất để nâng cao năng suất rừng trồng nên nhiều nước trên thế giới đã đi trước chúng ta nhiều năm về vấn đề cải thiện giống cây rừng và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điển hình như ở Công Gô, bằng phương pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống Bạch đàn lai (Eucalyptus hybrids) có năng suất đạt 35m3/ha/năm ở giai đoạn tuổi 7. Bằng con đường chọn lọc nhân tạo, Brazil đã chọn được giống Eucalyptus grandis đạt tới 55m3/ha/năm sau 7 năm trồng, ở Swaziland cũng đã chọn đựơc giống Pinus patala sau 15 năm tuổi đạt 19m3/ha/năm (Pandey, 1983) [58]. Ở Zimbabwe cũng đã chọn được giống E. grandis đạt từ 35-40m3/ha/năm, giống E. urophylla đạt trung bình tới 55m3/ha/năm, có nơi lên đến 70m3/ha/năm (Campinhos và Ikenmori, 1988) [46]. 1.1.3. Những nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ Mật độ trồng rừng ban đầu là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất rừng trồng. Vấn đề này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng lập địa khác nhau, điển hình như: Công trình nghiên cứu của Evans, J.(1992)[49], tác giả đã bố trí 4 công thức mật độ trồng khác nhau ( 2985 ;1680 ;1075 và 750 cây/ha) cho Bạch đàn E.deglupta ở Papua New Guinea, số liệu thu được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại tăng theo chiều tăng của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng của rừng vẫn nhỏ hơn những công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 thức trồng mật độ cao. Tại Malaysia năm (1995) người ta tiến hành xây dựng rừng hỗn loài nhiều tầng trên 3 đối tượng: rừng tự nhiên, rừng Keo tai tượng và rừng Tếch với 23 loài bản địa có giá trị, trồng theo băng có chiều rộng khác nhau (10m, 20m, 30m, 40m) và phương thức hỗn giao khác nhau. Kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng chiều cao tốt ở băng 10m và 40m. Như vậy, mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng sản phẩm và chu kỳ kinh doanh, vì thế cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh cụ thể để xác định mật độ trồng cho thích hợp. 1.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng. Bón phân cho cây trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, điển hình như công trình nghiên cứu của Mello (1976) [56] ở Brazil cho thấy Bạch đàn (Eucalyptus) sinh trưởng khá tốt ở công thức không bón phân, nếu bón NPK thì năng suất rừng trồng có thể tăng lên trên 50%. Trong một công trình nghiên cứu khác ở South Africa của Schonau (1985)[59] về vấn đề phân bón cho bạch đàn Eucalyptus grandis đã cho thấy công thức bón 150gNPK/gốc với tỷ lệ N :P :K= 3 :2 :1 có thể nâng chiều cao trung bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất. Đối với Thông P. caribeae ở Colombia, Bolstad và cộng sự (1988)[45] cũng đã tìm thấy một vài loại phân có phản ứng tích cực man g lại hiệu quả rõ rệt cho rừng trồng như Potassium, Phosphate, Boron và Magnesium. Khi nghiên cứu phân bón cho rừng Thông P.caribeae ở CuBa, Herrero và cộng sự (1988) [52] cũng cho thấy bón Phosphate đã nâng sản lượng từ 56m3 lên 69m3/ha sau 13 năm trồng. 1.1.5. Nghiên cứu về chính sách và thị trường Hiệu quả của công tác trồng rừng sản xuất trong đó hiệu quả về kinh tế là chủ yếu. Sản phẩm rừng trồng phải có được thị trường, phục vụ được cả mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời phương thức canh tác phải phù hợp với kiến thức bản địa và dễ áp dụng với người dân. Theo nghiên cứu của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 Thomas Enters và Patrick B. Durst (2004) [60], để phát triển trồng rừng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài sự tập trung đầu tư về kinh tế và kỹ thuật còn phải nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chính sách và thị trường. Nhận biết được 2 vấn đề then chốt, đóng vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất nên tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật... nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp ở cấp quốc gia hiện nay được tập trung vào thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trên quan điểm “Thị trường là chìa khoá của quá trình sản xuất”, các nhà kinh tế lâm nghiệp phân tích rằng, chính thị trường sẽ trả lời câu hỏi sẽ phải sản xuất cái gì và sản xuất cho ai? Khi thị trường có nhu cầu và lợi ích của người sản xuất được đảm bảo thì sẽ thúc đẩy được sản xuất phát triển tạo ra sản phẩm hàng hoá. Dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong những năm qua Liu Jinlong (2004) [54] đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyết khích tư nhân phát triển trồng rừng như: - Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá. - Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của nhà nước. - Giảm thuế đánh vào các lâm sản. - Đầu tư tái chính cho tư nhân trồng rừng. - Phát triển quan hệ hợp tác giữa các công ty với người dân để phát triển trồng rừng. Những công cụ mà tác giả đề xuất tương đối toàn diện từ khâu quản lý chung về vấn đề đất đai, thuế và cả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người dân. Có thể nói đây không chỉ là những đòn bẩy thúc đẩy tư nhân tham gia trồng rừng mà còn gợi ý những định hướng quan trọng cho phát triển rừng trồng sản xuất tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các tác giả trên thế giới cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến khích trồng rừng. Điển hình có những nghiên cứu của Narong Mahanop (2004) [57] ở Thailand, Ashadi và Nina Mindawati (2004)[44] ở Indonesia... Qua những nghiên cứu của mình, các tác giả cho biết hiện nay 3 vấn đề được xem là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại các quốc gia Đông Nam Á chính là: - Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất. - Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ trồng rừng. - Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân. Đây cũng là những vấn đề mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam đã và đang quan tâm giải quyết để thu hút nhiều thành phần tham gia trồng rừng sản xuất, đặc biệt là khơi thông nguồn vốn tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho trồng rừng. Vì vậy, quan điểm chung để phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao là trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong mỗi loại hình tổ chức kinh doanh sản xuất rừng trồng. Tóm lại : Điểm qua những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu khá sâu và công phu. Tuy các công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới đã giải quyết khá đầy đủ các vấn đề có liên quan, nhưng hầu hết các công trình được nghiên cứu trong những hoàn cảnh sinh thái và các điều kiện kinh tế kỹ thuật hết sức khác nhau nên không thể ứng dụng một cách máy móc vào điều kiện cụ thể của nước ta nói chung cũng như ở Định Hoá nói riêng. 1.2. Ở Việt Nam Ngành lâm nghiệp nước ta đã có những đổi mới đáng kể trong những năm qua. Cùng với những đổi mới về công tác quản lý, các hoạt động nghiên cứu khoa học về xây dựng và phát triển rừng cũng được quan tâm. Các chương trình dự án trồng rừng với quy mô lớn được thực hiện trên khắp cả nước vớ i nhiều mô hình rừng trồng sản xuất được thử nghiệm và phát triển, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được đúc rút và xây dựng quy trình, quy phạm phục vụ đắc lực cho công tác trồng rừng, trong đó có trồng rừng sản xuất. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, đánh giá liên quan tới trồng rừng ở nước ta thuộc các lĩnh vực sau đây: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 1.2.1. Nghiên cứu về lập địa Vấn đề xác định điều kiện lập địa thích hợp cho các loài cây trồng ở nước ta trong những năm gần đây đã được chú ý và đã được đề cập đến ở các mức độ khác nhau, nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (1994) [32], khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ, các tác giả căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản x uất của đất và độ thích hợp của cây trồng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khá lớn, diện tích đất thích hợp để phát triển các loài cây lâm nghiệp chiếm từ 70-80%. Đặc biệt, thích hợp để phát triển các loài cây cung cấp gỗ công nghiệp như một số loài Bạch đàn ( Eucalyptus) và Keo (Acacia). Ngoài ra, vùng Đông Nam Bộ còn thích hợp để trồng rừng gỗ lớn như Tếch (Tectona grandis), Sao (Hopea odorata) và Dầu nước (D.alatus). Khi nghiên cứu tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam, Ngô Đình Quế và cộng sự (2001 ) [26] cũng đã nhận định có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng công nghiệp, bao gồm: 1) đá mẹ và các loại đất; 2)độ dày tầng đất và tỷ lệ đá lẫn; 3) độ dốc; 4)thảm thực vật chỉ thị. Khi nghiên cứu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã để phục vụ trồng rừng, Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2003) [34] cũng đã xây dựng được bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá gồm 6 tiêu chí và 24 chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên và 5 tiêu chí về điều kiện kinh tế xã hội. Nghiên cứu trồng rừng Keo lai trên các loại đất khác nhau ở vùng Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004)[5]cũng đã chỉ ra rằng mặc dù cũng đã được áp dụng các biện pháp thâm canh như nhau, nhưng trên đất nâu đỏ Keo lai sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù sa cổ. Khi đánh giá năng suất rừng trồng Bạch đàn (E. urophylla) trên 3 loại đất khác nhau ở khu vực Tây Nguyên, Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2004) [36] cũng có nhận xét tương tự, trên đất xám granis ở An Khê và K’Bang rừng trồng E urophylla sau 4-5 năm tuổi có thể đạt từ 20-24m3/ha/năm, nhưng trên đất nâu đỏ phát triển trên đá macma acid Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2213 | 509
-
Luận văn Thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
95 p | 447 | 98
-
Luận văn: Nghiên cứu áp dụng 5S tạo môi trường làm việc hiệu quả tại các phòng ban chức năng của công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội
84 p | 320 | 91
-
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng: Nghiên cứu thực trạng cân nặng sơ sinh và các yếu tố liên quan tại phường Hương Long thành phố Huế năm 2015
59 p | 435 | 84
-
luận văn:NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢIi Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH THẬN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẮC GIANG
80 p | 279 | 72
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH -THALASSEMIA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DÂN TỘC TÀY VÀ DAO TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN
73 p | 343 | 65
-
Luận văn: " Nghiên cứu thực trạng các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam."
79 p | 183 | 62
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ NHỎ TẠI XÃ KHA SƠN – HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
64 p | 169 | 38
-
LUẬN VĂN: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động của xí nghiệp Điện Tử Truyền Hình trong thời gian qua
69 p | 180 | 37
-
luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ NHỎ TẠI XÃ KHA SƠN – HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
64 p | 224 | 31
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG rối loạn điện giải Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH THẬN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẮC GIANG
80 p | 131 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Động vật học: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
78 p | 55 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai tại huyện Quốc Oai, TP Hà Nội
79 p | 64 | 9
-
LUẬN VĂN:Nghiên cứu thực trạng để đề ra những biện pháp hữu hiệu đẩy
42 p | 98 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thực trạng giá đất ở trên địa bàn thành phố Thái Bình giai đoạn 2015 - 2018
99 p | 42 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu thực trạng hợp tác kênh phân phối về hoạt động marketing tại điểm bán trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói
139 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Nghiên cứu thực trạng áp dụng khung phân loại thư viện Quốc hội Hoa Kỳ tại thư viện trường Đại học Bách khoa Hà Nội
121 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nẵng
122 p | 15 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn