Luận văn: NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY CAM ƢU TÚ TẠI HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG
lượt xem 50
download
Cây cam sành (Citrus nobilis Lour) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, ưa khí hậu ẩm nhưng cũng có thể chịu rét. Vùng có thể trồng được cây cam sành từ 35 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam. Nhiệt độ cây có thể sinh trưởng được là 12 – 390C, nhiệt độ thích hợp là 23 – 290C, cây ngừng sinh trưởng khi có nhiệt độ nhỏ hơn 100C và lớn hơn 400C, cây bị hại khi nhiệt độ -50C và nhiệt độ lớn hơn 450C. Đối với Việt Nam cây cam sành cũng có thể...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY CAM ƢU TÚ TẠI HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG
- ĐẠI HỌC THÁI NGYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TÚ HUY NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY CAM ƢU TÚ T ẠI HUYỆN HÀM YÊN - T ỈNH TUYÊN QUANG . Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS: ĐÀO THANH VÂN Thái Nguyên, năm 2009
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Tú Huy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Tôi nhận được sự chỉ dẫn tận tình của Thầy: PGS.TS Đào Thanh Vân - Phó trưởng khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu... và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Thầy giáo: PGS.TS Đào Thanh Vân đã giúp đỡ, hướng dẫn và động viên để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Khoa Sau đại học, Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trung tâm cây ăn quả và các UBND các xã có cây cam ưu tú đã cung cấp số liệu của huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang. Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi trong suất quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin trân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Nguyễn Tú Huy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU:............................................................................................ 01 1. Tính cấp thiết của để tài:.................................................................. 01 2. Mục tiêu của đề tài:.......................................................................... 02 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:........................................ 03 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: ... 04 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài: ........................................................... 04 1.2. Nguồn gốc của cây cam: .............................................................. 04 1.3. Giới thiệu một số giống cam đang trồng phổ biến ở Việt Nam.....08 1.4. Một số yêu cầu về sinh thái và dinh dưỡng của cây cam: ............11 1.5. Tình hình sản xuất cam trên thế giới và trong nước: …................15 1.6. Giới thiệu các vùng trồng cam trong nước:...................................21 1.7. Nghiên cứu về cây cam: ................................................................27 1.7.1. Đặc điểm thực vật học của cây cam:..........................................27 1.7.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống và phương pháp nhân giống.....31 1.7.3. Nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng và công dụng của quả cam.35 Chƣơng 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 37 2.1. Vật liệu nghiên cứu: ..................................................................... 37 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. ....................................... 37 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN: .............................. 42 3.1. Điều kiện tự nhiên và tính chất đất trồng cam của huyện Hàm Yên..... 42 3.1.1. Vị trí địa lí...................................................................................42 3.1.2. Địa hình, địa mạo.......................................................................42 3.1.3. Điều kiện khí hậu........................................................................43 3.1.4. Tính chất đất trồng cam của huyện Hàm Yên ......................44 3.2. Tình hình sản xuất cam của huyện Hàm Yên.................................... 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3.2.1. Diện tích sản xuất cam của toàn huyện năm 2005, 2006, 2007.....52 3.2.2. Diện tích cam chia theo độ tuổi năm 2007.........................54 3.3. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn cây cam ưu tú......................56 3.3.1. Kết quả điều tra tuyển chọn cây cam ưu tú........................56 3.3.1.1. Nguồn gốc, vị trí, đất đai của cây cam được tuyển chọn:....... 57 3.3.1.2. Đặc điểm hình thái của các cây cam được tuyển chọn:......... 58 3.3.1.3. Số quả và năng suất quả ở các cây được tuyển chọn: ............60 3.3.1.4. Đặc điểm về kích thước, màu sắc và tỷ lệ ăn được của quả:…….. .. 62 3.3.1.5. Đặc điểm quả của các cây cam tuyển chọn:………………………….63 3.3.1.6. Một số chỉ tiêu lý tính quả của các cây cam được tuyển chọn ……65 3.3.1.7. Một số chỉ tiêu sinh hoá quả của các cây tuyển chọn………. .67 3.3.1.8. Tình hình sâu, bệnh hại đối với các cây ưu tú được tuyển chọn…69 3.3.2. Tổng hợp kết quả tuyển chọn cây cam ưu tú ……………….. 71 Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ: .............................................................. 75 Kết luận: .............................................................................................. 75 Đề nghị: ….......................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................... 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU Tên bảng Trang STT Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng trên thế giới năm 2007 1.1 15 Tình hình sản xuất cam ở một số nước vùng châu Á năm 2007 1.2 17 Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2001-2007 1.3 18 Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2007 1.4 20 Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2007 1.5 20 Thành phần dinh dưỡng có trong một quả có múi 1.6 35 Đặc điểm khí hậu trong các tháng của huyện Hàm Yên 3.1 43 (bình quân 2 năm 2007, 2008) Vị trí, đặc điểm và loại hình sử dụng đất khi lấy mẫu 3.2 45 Kết quả phân tích mẫu đất của 9 xã tuyển chọn cam ưu tú: 3.3 47 Kết quả phân tích các nguyên tố vi lượng trong 3 mẫu đất 3.4 51 trồng cam chu kỳ 1 và 3 mẫu đất trồng cam chu kì 2 Diện tích cây cam của huyện Hàm Yên (3 năm 2005,2006,2007) 3.5 53 Diện tích 9 xã vùng cam của huyện năm 2007 3.6 55 Số lượng cây cam Hàm Yên bình tuyển qua các năm 3.7 56 Nguồn gốc, vị trí, đất đai của các cây cam được tuyển chọn 3.8 57 Đặc điểm hình thái tán cây cam được tuyển chọn 3.9 59 3.10 Số quả, năng suất/cây được tuyển chọn qua các năm. 61 3.11 Đặc điểm về kích thước, màu sắc và tỷ lệ ăn được của quả 62 3.12 Đặc điểm quả của các cây được tuyển chọn 64 3.13 Một số chỉ tiêu lý tính của quả/ các cây cam được tuyển chọn 66 3.14 Một số chỉ tiêu sinh hoá quả của các cây ưu tú 67 3.15 Tình hình sâu bệnh hại trên các cây được tuyển chọn 70 3.16 Tuổi cây, địa chỉ, nguồn gốc nhân giống của 5 cây ưu tú nhất 71 3.17 Tổng hợp các đặc điểm của 5 cây cam ưu tú nhất được tuyển chọn 72 Tên Biểu Thang điểm đánh giá cây cam ưu tú 2.1 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây cam sành (Citrus nobilis Lour) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, ưa khí hậu ẩm nhưng cũng có thể chịu rét. Vùng có thể trồng được cây cam sành từ 35 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam. Nhiệt độ cây có thể sinh trưởng được là 12 – 390C, nhiệt độ thích hợp là 23 – 290C, cây ngừng sinh trưởng khi có nhiệt độ nhỏ hơn 100C và lớn hơn 400C, cây bị hại khi nhiệt độ -50C và nhiệt độ lớn hơn 450C. Đối với Việt Nam cây cam sành cũng có thể trồng được khắp nơi trên cả nước trong đó có một số nơi nổi tiếng với cây cam như: cam sành Bắc Quang (Hà Giang), cam sành Bố Hạ (Bắc Giang), cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành đồng bằng sông Cửu Long… do vậy, cây cam sành là một trong những loại cây ăn quả được nhiều người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới rất ưa chuộng bởi nó có hương vị thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao, bảo quản được lâu trong quá trình sử dụng. Nhưng bên cạnh đó cây cam sành đang dần bị mất đi diện tích trồng trọt của nó bởi một số các yếu tố điều kiện không phù hợp như đất đai, dinh dưỡng, sâu bệnh hại… đây cũng là những thách thức đối với các nhà quản lý, nhà khoa học cần có biện pháp nghiên cứu, phối hợp nhằm khôi phục những diện tích đã bị thoái hoá và mở rộng diện tích trồng cam trên các địa bàn đã nổi tiếng với cây cam sành. Hàm Yên là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, có điều kiện về đất đai, khí hậu phù hợp cho sự phát triển của cây cam sành. Hiện nay toàn huyện có 2.365 ha diện tích đất trồng cam, trong đó có 1.776 ha cam cho thu hoạch. Nhiều hộ nông dân có diện tích đất trồng cam trên 05 ha; nhiều hộ có thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng/năm. Tuy nhiên hiện nay quy mô các trang trại cam ở Hàm Yên còn nhỏ, phát triển chưa có chiến lược rõ ràng, người dân vẫn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình là chính. Các giống cam chất lượng cao chưa được trồng đại trà, chưa thực sự chú trọng đến chất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- lượng quả, đại đa số hộ nông dân trồng cam trong vùng là người dân tộc thiểu số, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn đơn lẻ, chưa tạo ra được sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, công tác bảo vệ thực vật chưa được quan tâm nhiều, một số sâu bệnh nguy hiểm như sâu đục cành, sâu vẽ bùa, bệnh loét, greening, tristeza…gây hại cây, huỷ quả, làm cho các vườn cam xuống cấp nhanh. Diện tích đất đã trồng cam qua chu kỳ I rất lớn trong khi đó diện tích đất có khả năng trồng mới còn rất ít. Hiện tại, công tác giống chưa được coi trọng, chưa tuyển chọn được những cây ưu tú giống tốt của địa phương để nhân giống. Việc quản lý nhân giống chưa được chặt chẽ, nhiều hộ nông dân tự chiết cành nhân giống từ những cây không đủ tiêu chuẩn dẫn đến tình trạng cây cam bị bệnh ngay khi mới được nhân giống là vấn đề không thể tránh khỏi. Nông dân chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhất là tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sinh học về lai tạo, nhân giống cam, quýt. họ cũng chưa đưa được các giống mới chất lượng cao vào sản xuất, việc đầu tư chăm sóc còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một trong những vấn đề cấp thiết ở huyện Hàm Yên nói riêng và trên cả nước nói chung. Dựa trên quy chế hướng dẫn “Bình tuyển, công nhận, quản lý và sử dụng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, của cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm” (Ban hành kèm theo Quyết định số 67/QĐ-BNN, ngày 24 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và để mở rộng diện tích trồng cam với những cây giống cam tốt có năng suất cao, chất lượng tốt thì việc “Nghiên cứu tuyển chọn cây cam ƣu tú tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” là rất cần thiết. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới quá trình sản xuất cam tại vùng Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang; - Nghiên cứu bình tuyển, chọn lọc cây cam ưu tú làm vật liệu khởi đầu cho công tác nhân giống cam tại Hàm Yên – Tuyên Quang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thông qua quá trình điều tra, tuyển chọn loại trừ được các cây bị nhiễm sâu bệnh, năng suất, phẩm chất kém từ đó đánh giá được các cây cam ưu tú có triển vọng có đặc tính gen di truyền quý của địa phương, là cơ sở để bảo tồn tính đa dạng sinh học và sử dụng có hiệu quả các nguồn gen quý đó nhằm phục vụ cho công tác chọn tạo giống tại địa phương. Kết quả nghiên cứu, tuyển chọn được các cây ưu tú là cơ sở để nhân giống phục vụ cho sản xuất, đảm bảo cho việc mở rộng vùng cam chất lượng cao (cam chu kỳ 2), có tính đặc thù riêng của vùng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện Hàm Yên được bền vững đặc biệt là nghề trồng cam nói riêng và nghề trồng cây ăn quả nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Cây cam sành (Citrus nobilis Lour) thuộc loại cây ăn quả lâu năm chịu ảnh hưởng rất rõ bởi điều kiện ngoại cảnh, biểu hiện qua sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của quả. Mỗi vùng đều có những điều kiện sinh thái nhất định ảnh hưởng đến quá trình sống cũng như bảo tồn nguồn gen của chúng, qua quá trình chọn lọc tự nhiên có những giống mang được các đặc tính gen quý đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Công tác chọn giống hiện nay đang được các cấp các ngành và người sản xuất cam của huyện Hàm Yên nói riêng và cả nước nói chung rất quan tâm, cần được chú trọng bảo tồn bởi việc tìm ra các nguồn giống, nguồn gen quý được coi như một đặc sản của một địa phương nhất định. Có thể duy trì và nhân rộng ra sản xuất bằng các phương pháp , quy trình chọn tạo, nhân giống vô tính hiện đại. Nghiên cứu điều tra tuyển chọn các cây cam ưu tú có khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất tốt, thích ứng với điều kiện sinh thái tại địa phương là biện pháp hiệu quả nhất. Để giải quyết vấn đề cấp bách trên, cần nhanh chóng tiến hành điều tra xác định, phân tích mẫu cần thiết của các cây cam được tuyển chọn trong quần thể cam sành tại địa phương, có biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng làm cây đầu dòng dựa trên cơ sở khoa học kỹ thuật để nhân rộng ra sản xuất đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc tìm ra giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng. 1.2. Nguồn gốc và phân loại của cây cam 1.2.1. Nguồn gốc Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cam quýt, song nhìn chung nhiều tác giả cho rằng cây cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Theo Angler và Tanaka cho rằng cây cam có nguồn gốc ở Ấn Độ và Miến Điện. Các tác giả Trung Quốc thì cho rằng phần lớn các lo ài hiện trồng ở Trung Quốc đều là nguyên sản (trừ bưởi, song cũng đã được nhập vào Trung Quốc cách đây 2000 năm) [28]. Ở Trung Quốc nghề trồng cam quýt đã có cách đây 3.000-4.000 năm, từ thời Hán đã khá phát triển sang thời Tống đã có cuốn “Quýt lục” của Hàn Ngạn Trực, ghi chép tỉ mỷ về phân loại, cách trồng và chế biến [28]. Việt Nam nằm trong khu vực này cho nên cũng có nhiều giống cam quýt có nguồn gốc ở nước ta. Trong tập đoàn cam, quýt ta thấy có nhiều cây trồng hoang dại (cây chỉ xác, cây gai xọng, cây tắt…) là những loài tổ tiên của cây cam, quýt [28]. 1.2.2. Hệ thống phân loại Cây có múi thuộc nhiều chủng loại khác nhau, ngoài chi Citrus chỉ có 2 chi khác đã được trồng là chi Poncirus (cam ba lá) và chi Fortunnella (quất) do đó công tác phân loại có gặp nhiều khó khăn nhất là phân loại nông nghiệp. Có nhiều tác giả phân loại trên thế giới như: Swingle, Hodgson, Bailey, Tanaka, Scora, Reece... Qua bảng phân loại cam quýt cho thấy cam quýt hiện nay có mối quan hệ họ hàng với tổ tiên của chúng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Họ Họ phụ Chi phụ Giống Giống phụ Thứ Chi Loài (Family) (Subfamilias) (Tribus) (Subtribus) (Generos) (Subgeneros) (Especies) (Variete) Rutoideea Dictyomatoideae RUTACEAE F.margarita Quất ôvan cao 3-4m quả chính như cam, rất thơm Flindersioideae F.japonica Quất tròn, màu vàng đỏ, cây và quả nhỏ hơn loài trên Spathelioideae E.polyandra Quất Malaisia Toddalioideae Rhabdodendroideae Sevenninia Clauseneae Triphasineae Pleiosperinium Aurantibideae Balsamositrineae Burkillanthus Citreae Linonocitrus Hesperethusa Quất Hồng Kông – cây nhỏ Citropsis F.hindsil Citrineae Atalantia Uefortunella Fortunellta Protocitrus Eremocitrus P.trifoliata-Rat Là giống có 3 lá chét, quả tròn chống chịu khá, làm gốc ghép tốt Poncirus Clymenia Microcitrus C. medica: chanh yên Citrus Eucitrus C.limon: chanh có núm C.aurantifolia:chanh vỏ mỏng C.auratium: cam chua cam ngọt C.sinensis: C.reticulata: quýt bưởi C.grandis: C.paradisi: bưởi chùm cây mọc dai ở Hymalaya C.indica: C.tachibana: cây làm gốc ghép tốt Cilnchangensis C.latipes Papeda C.micrantha C.celebica C.macroptera C.hystri SƠ ĐỒ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CAM, QUÝT (Swingle 1948) [28]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- - Chi Poncirus (cam ba lá): không trồng ở Việt Nam mà chỉ mới được nhập vào để dùng làm gốc ghép vì có nhiều ưu điểm: chống được rét, chống được bệnh chảy gôm, chịu được bệnh tristeza, chịu đất ẩm nhưng không chịu được đất hạn, đất mặn nhiều vôi [18]. - Chi Fortunellta (quất): trồng chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Giống quả nhỏ, màu vàng như cam nhưng ít múi (3 -7) múi, mỗi múi chỉ có 1-2 hạt. Quả chua nên không dùng ăn tươi mà chủ yếu trồng làm cảnh hoặc lấy quả làm gia vị [18]. - Chi Citrus: gồm rất nhiều nhóm và nhiều giống + Giống chanh yên và phật thủ (Citrus medica): được thuần dưỡng rất sớm ở Trung Quốc, Ấn Độ, bán đảo Đông Dương. Chanh có 2 loại chính là chanh vỏ mỏng và chanh núm. Chanh núm (Citrus limon): gốc ở miền Trung và miền Tây Bắc Ấn Độ, không ưa các khí hậu nhiệt đới ẩm mà thích những nơi khí hậu không quá nóng nhưng không quá lạnh và hơi khô ít trồng ở Việt Nam, giá trị kinh tế thấp. Chanh vỏ mỏng (Citrus aurantifolia): nguồn gốc ở những vùng nóng và mưa nhiều. Cây nhỏ, nhiều cành, nhiều gai, cuống lá gần như không có eo lá, quả thường nhỏ, vỏ mỏng hình trái xoan, nhiều nước rất chua. Khi chín vỏ quả còn xanh hoặc chỉ hơi vàng [18]. Cam chua (Citrus aurantium): trồng rất giống cam về hình dạng nhưng lá có cánh to hơn, quả không tròn và nhẵn như cam. Nước chua, vỏ và múi hơi đắng như bưởi. Trước đây, cam chua rất hay được trồng dùng làm gốc ghép cho cây cam ngọt vì tăng sức chống rét, chống ẩm, úng, chống bệnh chảy gôm do phytophtora gây ra nhưng lại mẫn cảm với bệnh tristeza nên không được dùng nữa [18]. Quýt (Citrus reticulata) theo Swingle những đặc điểm chính của quýt là nhiều múi (9-13 múi), vỏ dễ bóc, hạt nhỏ, lá mầm xanh lục, nhưng theo Praloran loài Citrus reticulata này phức tạp có thể chia thành các nhóm phụ đó là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- * Quýt Satsuma chịu rét tốt, trồng tại Nam Nhật Bản, ở độ vĩ tuyến cao nhất so với các cây có múi khác. Quýt Satsuma chín sớm, thường không có hạt và có nhiều loài phụ. * Quýt Kinh (cam sành) quả to, vỏ hơi dày khó bóc, đáy quả hơi lõm xuống, một số hạt lá mầm màu xanh, thịt quả khi chín có màu đỏ vàng giống như quýt nên Praloran cho rằng đó là một giống lai giữa cam (C.sinensis Osbeck) và quýt (C.reticulata Blanco). Nhiều tác giả xếp quýt King vào loại C.nobilis, chủ yếu phân bố ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam [18]. Cam sành của Việt Nam cũng thuộc loại này. Nguồn gốc lai của giống này rất rõ vì có nhiều đặc tính giữa cam và quýt: quả tròn, quả dẹt, vỏ quả khi dày, mỏng, lá mầm chỉ có một số ít là xanh còn đa số là trắng. Trung bình có từ 15 – 25 hạt/quả. 1.3. Giới thiệu một số giống cam đang trồng phổ biến ở Việt Nam 1.3.1. Giống cam Xã Đoài Là giống cam được chọn lọc ở vùng Nghi Lộc - Nghệ An, giống cam này chịu hạn tốt, chịu đất xấu, đất ven biển. Giống cam này có lá màu xanh đậm, hình lá thuôn dài, cành có gai, lá đứng, eo lá rộng. Cam Xã Đoài thích ứng rộng, có 2 dạng quả: dạng có quả tròn và dạng có quả tròn dài. Dạng có quả tròn dài cho năng suất cao hơn, trọng lượng quả trung bình 180-200g, hương vị thơm ngon nhưng có nhược điểm là nhiều hạt, xơ bã nhiều [17]. 1.3.2. Giống cam Sông Con Mang tên con sông vùng xứ Nghệ, giống cam này được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc từ một giống nhập nội. Có thể là do dạng đột biến mầm của cam Washington Navel. Cây sinh trưởng khỏe, tán hình cầu, phân cành nhiều, cành ngắn và tập trung. Giống cam này có lá bầu, gân phía lưng nổi rõ, hoa màu xanh bóng, có phản quang, hoa bất dục đực 50%. Khối lượng quả trung bình đạt 200-220g, hình cầu, mọng nước, vỏ quả mỏng, ít hạt, ngọt đậm và thơm. Cây ghép sau 3 năm cho quả, sau 4 năm có thể đưa vào kinh doanh khai thác. Cây chiết hoặc cây từ giâm cành sau 3 năm cho quả. Giống cam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Sông Con cho năng suất trung bình, có khả năng chống chịu được một số sâu bệnh và có tính thích ứng rộng nên đã được trồng ở nhiều vùng như trung du, đồi núi, ven biển và vùng đồng bằng. Cam Sông Con được trồng phổ biến khắp các vùng trong cả nước [17]. 1.3.3. Giống cam Hamlin Có nguồn gốc từ Mỹ, được nhập vào nước ta qua cộng hòa Cuba trong những năm 80, lá hình ô van, xanh không đậm, cành thưa, ít gai, tán cây hình ô van, hay hình cầu. Quả có dạng hình cầu, vỏ mỏng, khi chín có màu đỏ da cam, thịt quả mọng nước, ít xơ bã, ít hạt, hương vị thơm ngon. Cây 9 năm tuổi cao 4-4,5m có đường kính tán 3-4m. Giống cam này thuộc loại chín sớm, cây có năng suất cao nhưng khối lượng quả bình quân nhỏ. Cam Hamlin trồng ở vùng đồng bằng hay bị nhiễm bệnh loét, chảy gôm. Đất ven biển rất thích hợp cho loại cam này, đây là một trong nhiều giống cam chuẩn của thế giới [17]. 1.3.4. Giống cam Valencia Có nguồn gốc từ Mỹ, cây phân cành ngắn, tán hình cầu hay ô van. Lá gồ ghề, eo lá lớn, có màu xanh đậm, phản quang, cành ít gai, quả to, có khối lượng trung bình đạt 200-250g, hình ô van, vỏ hơi dày, mọng nước, ít hạt, ít xơ bã, giòn. Cây 9 năm tuổi có chiều cao 4-5m, đường kính tán 3,5-4m. Giống cam này là giống chín muộn, cho năng suất cao. Có thể trồng giống cam này ở các vùng miền núi, đồng bằng và đồng bằng ven biển. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, giống này hay bị nhiễm bệnh chảy gôm [17]. 1.3.5. Giống cam Vân Du Được nhập nội từ những năm của thập kỷ 40 thế kỷ XX. Đây là một trong các giống cam chủ lực của nước ta. Cây phân cành khỏe, tán hình trụ, cành dày, có gai, lá hơi thuôn, mành xanh đậm, eo lá hơi to, quả hình tròn hay ô van, vỏ dày, mọng nước, giòn, ngọt, nhiều hạt. Giống cam này cho năng suất khá cao, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại, chịu hạn và được phổ biến rộng [17]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1.3.6. Giống cam bù Hà Tĩnh Được trồng từ lâu đời ở vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh, có nơi gọi là quýt. Giống có 3 dạng hình chủ yếu: - Dạng vỏ dày, quả có thành cao, phẩm chất rất tốt, ăn rất ngon. - Dạng hoàn toàn giống cam sành nhưng quả có thành cao, vỏ mỏng hơn, nhiều hạt. - Dạng có quả hình cầu, chín muộn, vỏ quả đẹp. Cam bù Hà Tĩnh có tính chống chịu khá, thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh vùng đồng bằn g, trung du, miền núi phía Bắc. Năng suất quả ở cây 9-11 năm tuổi có thể đạt 35-40 tấn/ha nếu trồng ở mật độ 800-1200 cây/ha [17]. 1.3.7. Giống cam dây (Cam mật) Phổ biến ở các vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long và miền đông Nam Bộ. Ở vùng Tiền Giang, cam này chiếm 80% diện tích trồng cam, quýt. Cây phân cành thấp, tán lá hình dù lan rộng. Cây đạt 5 năm tuổi cao 3-4m, đường kính tán 5-6m, cành ít gai, gai ngắn. Lá xanh đậm có eo nhỏ. Cây có thể ra hoa 3 vụ trong năm, có thể đạt 1000-1200 quả/cây/năm. Khối lượng quả trung bình đạt 220-260g. Khi cam chín có vỏ màu vàng, thịt quả vàng đậm, ngọt, nhiều hạt (20-23 hạt/quả). Vỏ quả hơi dày, ít thơm hơn các giống cam trồng ở phía Bắc [17]. 1.3.8. Giống cam sành Bố Hạ Giống nội địa được trồng nhiều ở Bố Hạ (Hà Bắc cũ). Tán nhỏ, hình tháp, khung cành nhỏ, góc độ phân cành nhỏ, nhiều cành tăm, cành không gai, lá nhỏ màu xanh đậm, chóp tù, mép lá hơi gợn sóng, mùi hắc, eo lá nhỏ. Ra hoa, kết quả và chín muộn hơn các giống khác. Thường chín vào tháng 12 đầu tháng 1 trùng với tết nguyên đán. Quả to vỏ dầy, sần sùi, tép mịn, nhiều nước, nhiều bã, nhiều hạt, ruột và nước quả có màu đỏ đẹp. Giống này đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, tán nhỏ có thể trồng dầy [17]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1.3.9. Giống cam Naven Còn gọi là cam rốn: nguyên sản ở Califocnia (Mỹ), được trồng ở Việt Nam từ những năm 1937 hiện còn trồng dải rác ở một số vùng ở nước ta. Đặc điểm: lá và tán cây tương tự như cam Sông Con, quả trung bình 230g/quả, có thể đạt 290g/quả, đường kính xấp xỉ 7,6cm, khi chín vỏ quả màu vàng xám, có 11-12 múi, thịt qủa màu vàng đậm, không hạt, vị ngọt đậm thơm, năng suất kém hơn cam Vân Du [17]. 1.3.10. Giống cam sành Đồng bằng sông Cửu Long Được trồng ở nhiều tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Cây cho quả sớm sau 2 năm trồng, thời gian thu hoạch quả dải rác quanh năm thường tập trung nhất vào tháng 8-12. Thời gian từ ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 -9 tháng, năng suất trung bình trên 30kg/cây/năm (cây 5 năm tuổi). Quả dạng hình cầu hơi dẹp, vỏ có màu xanh đến xanh vàng khi chín và sần sùi không đẹp, khối lượng trung bình 235-245g, vỏ dày 3-5mm, tép có màu vàng cam đậm nhiều nước, vị ngọt chua (brix 8-10%), mùi rất thơm, thường có khá nhiều hạt (8-16 hạt/quả) [17]. 1.4. Một số yêu cầu về sinh thái và dinh dƣỡng của cây cam 1.4.1. Yêu cầu về sinh thái + Vũ Công Hậu (1996) [16] cho rằng: * Tuổi thọ của các cây có múi thường cao, đặc biệt ở những nơi khí hậu ôn hoà, đất tốt nhưng có độ dốc thoát nước tốt. Ở Việt Nam, các tỉnh miền núi không hiếm những cây bưởi sống tới 40-50 năm. Ở các vườn cam vùng á nhiệt đới, hoặc nhiệt đới nhưng trồng đúng kỹ thuật, chọn địa điểm thích hợp, tuổi thọ vườn cam là 30-40 năm, tối đa tới 50-60 năm. + VIR. Catalog (1982) [35] cho rằng: cam và quýt có yêu cầu khí hậu khác nhau nhiều. Cam mọc tốt hơn ở vùng á nhiệt đới, khí hậu k hô mùa hè ẩm, mùa đông ấm và mưa nhiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- - Nhiệt độ: do cây cam có nguồn gốc vùng á nhiệt đới vì vậy, chúng không chịu được nhiệt ở độ quá thấp hoặc quá cao, nói chung chịu nóng tốt hơn chịu lạnh. + Theo Bain F.M-1949 [30] ở giới hạn nhiệt độ 00C và 500C cây cam mới hoàn toàn ngừng sinh trưởng, nhiệt độ 13 – 390C cây sinh trưởng bình thường và thích hợp nhất là từ 23 – 290C. + Miller E.V và cộng sự (1939) [34] cho rằng: một vùng trồng cam quýt tốt phải có nhiệt độ trung bình lớn hơn 210C, cao nhất không quá 400C và thấp nhất không dưới 50C. + Hoàng Ngọc Thuận (2000) [20] đa số các giống cam có thể sinh trưởng được trong phạm vi nhiệt độ từ 12 - 390C, nhiệt độ 400C kéo dài trong nhiều ngày cây cam sẽ ngừng sinh trưởng. + Nghiên cứu của Hodgson R.W (1937) [33] cho rằng: khi nhiệt độ xuống thấp -20C cây vẫn sống được từ 2-7 ngày, ở nhiệt độ -60C cây cam mới chết hẳn. Nhìn chung những vùng có nhiệt độ bình quân hàng năm ≥ 17 0C đều có thể trồng được cây cam. Ở Việt Nam trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn cá c vùng khác đều có thể phù hợp và trồng được cây cam. - Ẩm độ và nước: cây cam là cây ưa độ ẩm trung bình, nhưng nước cần trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng, cần nhiều nhất trong thời kỳ lúc hạt nảy mầm và lúc ra hoa kết quả, tối thiểu phải đạt 1270mm/năm. Do đó vườn trồng cam đều phải chú ý tới hệ thống tưới tiêu phục vụ tưới cho cây nhất là trong vụ khô. + A. Haury và cộng sự (1978) [29] cho rằng: trong điều kiện rất ẩm, với lượng mưa hàng năm cao hơn 4.000mm, các giống Osceola, Dancy cho mã quả đẹp, thịt quả mềm nhiều nước, vị ngọt. Giống Tagelo mineola vị ngon nhưng vách múi khá dai. Giống Orlando thịt quả mịn, mềm, rất nhiều nước, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- nhưng ít thơm. Giống Clementin vị ngọt nhưng mã quả xấu. Quýt Kin g thịt quả mềm nhiều nước, thơm nhưng nhiều hạt, vỏ xanh . + Việt Nam có tổng lượng mưa phù hợp với cây cam tuy nhiên do phân bố trong năm không đều, nên mùa khô vẫn cần tưới nước cho cây. Ngược lại cây cam không chịu được ngập úng (khi ngập úng rễ bị thối, lá rụng và cây sẽ chết). - Ẩm độ không khí: cam không ưa ẩm độ không khí quá thấp, quả ngoài rìa tán chất lượng thường không bằng ở giữa tán do độ ẩm ở đó ổn định hơn. Độ ẩm quá cao tạo điều kiện cho bệnh phát triển nặng, nhất là bệnh chảy gôm. Độ ẩm không khí cần đạt ±70% đủ ẩm quả lớn đều, mã quả đẹp, vỏ mỏng, múi nhiều nước ít rụng. - Ánh sáng: cam là loại cây ưa sáng, nhưng thích ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. Đủ ánh sáng cây quang hợp thuận lợi, hình thành các chất hữu cơ được tốt, tạo nên năng suất cao phẩm chất tốt. Ngược lại thi ếu ánh sáng làm cho cây yếu ớt, đậu quả ít, năng suất và phẩm chất đều giảm. Cường độ ánh sáng không nên quá mạnh thích hợp nhất là ±2000 lux (tương ứng với cường độ chiếu sáng của mặt trời lúc 16-17h trong ngày mùa hè). 1.4.2. Yêu cầu về dinh dưỡng - Đất có 2 chức năng quan trọng đó là cung cấp nước và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đất thích hợp nhất đối với cây cam là những đất giữ được một hàm lượng nước ổn định, mực nước ngầm thấp dưới 1m, đất thoát nước và có kết cấu tốt. Ở Tây Ban Nha người ta cho rằng thành phần đất trồng cam tốt như sau: Sét 15-20% Limon (bụi) 15-20% Cát mịn 20-30% Cát thô 30-35% Đất có đá vôi càng tốt nhưng chỉ với tỷ lệ 5-10% nếu vượt quá 30-40% thì có hại cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- - Cam quýt mọc tốt ở nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt trung bình hoặc thịt nhẹ, rất mẫn cảm với nồng độ muối và không chịu được trong điều kiện bị ngập úng. Tầng dày của đất phải trên 1m, độ pH đất cây cam có yêu cầu tương đối rộng từ 4-8 nhưng phù hợp nhất là 5,5-6,5. * Các nguyên tố đa lượng + Đạm là nguyên tố dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình sinh trưởng của cây cam có vai trò quyết định đến năng suất, phẩm chất của quả. Đạm xúc tiến sự phát triển của cành, lá và hình thành các đợt lộc mới trong năm. Đủ đạm cây sinh trưởng khoẻ nhiều lộc, lá xanh , quang hợp mạnh, ra hoa nhiều, tỉ lệ đậu quả cao, quả to nhiều nước, năng suất ổn định [13]. - Thiều đạm làm lá cam bị mất diệp lục lá ngả vàng, cành quả nhỏ và mảnh lá rụng và chết khô dẫn tới làm giảm năng suất và phẩm chất quả [13]. + Lân: rất cần cho cho cây cam trong quá trình phát triển của bộ rễ và trong gian đoạn phân hoá mầm hoa. Lân có ảnh hưởng đến phẩm chất quả rõ rệt: làm giảm lượng axit trong quả, cho tỷ lệ đường/axit cao; làm cho hương vị của quả thơm hơn, lõi quả chặt hơn màu sắc của quả đẹp hơn [13]. - Thiếu lân rễ không phát triển được, cành lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, năng suất và phẩm chất giảm. + Kali: có nhiều trong quả, lộc non. Cây được cung cấp đủ kali cho quả to, ngọt, chóng chín, chịu được cất giữ khi vận chuyển. Nhưng thừa kali gây hiện tượng hấp thu canxi, magie kém làm cây sinh trưởng về cành lá kém, đốt ngắn, chậm lớn, quả tuy to những mã quả xấu, vỏ dày, thịt quả thô [13]. - Thiếu kali lá nhỏ và không bám chặt vào cành, thân có hiện tượng chảy gôm, quả dễ rụng, cây kém chịu lạnh, sản lượng giảm... + Canxi: thiếu canxi rễ phát triển kém, khả năng hút dinh dưỡng giảm, lá vàng rụng, hoạt động của vi sinh vật ở vùng rễ kém làm cho việc hút dinh dưỡng ở cây kém cho nên bón vôi làm tăng độ pH cũng như cung cấp canxi cho cam quýt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tuyển chọn một số vi nấm đối kháng trên tuyến trùng Meloidogyne spp gây hại cây hồ tiêu tại Đăk Nông
113 p | 213 | 77
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tuyển chọn vi khuẩn malolactic và ứng dụng trong công nghệ sản xuất rượu vang
81 p | 188 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi khuẩn Bacillus phân lập từ đất vườn sinh Protease kiềm
97 p | 179 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng vi sinh vật bổ sung vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí để xử lý nước thải chế biến tinh bột
77 p | 75 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Hiện trạng và phương án lựa chọn giải pháp sửa chữa các hư hỏng điển hình mặt đường bê tông nhựa trong quá trình khai thác ở một số tuyến đường khu vực nội thành Đà Nẵng
26 p | 76 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố Đà Nẵng
135 p | 26 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại Bình Định
100 p | 42 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa có khả năng chịu hạn tại tỉnh Quảng Nam
95 p | 20 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn các dòng Keo (Acacia) thích hợp phục vụ trồng rừng tại tỉnh Bình Định
89 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ: Tuyển chọn và đánh giá khả năng sử dụng chủng vi sinh vật xử lý du lượng hóa chất bảo vệ thực vật gốc lân hữu cơ (hợp chất Parathion) trong đất trồng chè
58 p | 22 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa có năng suất, chất lượng cao để phục vụ sản xuất ở Thừa Thiên Huế
119 p | 30 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi nấm có hoạt tính sinh học được phân lập từ rong biển ở vịnh Nha Trang
118 p | 12 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tuyển chọn cưa xăng để chặt hạ gỗ rừng tự nhiên tại công ty lâm nghiệp Đắk Tô Kon Tum
77 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tuyển chọn chủng nấm Cordyceps takaomontana từ rừng tự nhiên Việt Nam có khả năng tổng hợp một số hoạt chất sinh học giá trị
70 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn cây trội và bước đầu khảo nghiệm dòng vô tính của chúng cho Bạch đàn (E. Urophylla) tại miền tây Quảng Ninh
113 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tuyển chọn cưa đĩa xẻ gỗ cho làng nghề La Xuyên - Ý Yên - Nam Định
80 p | 11 | 3
-
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn và biện pháp nhân một số giống lan Hồ điệp ở miền Bắc Việt Nam
24 p | 54 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Nghiên cứu một số điều kiện nuôi cấy chủng vi nấm sinh tổng hợp mycophenolic acid
75 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn