Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại Bình Định
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tuyển chọn được 2-3 giống lúa ngắn ngày, đạt năng suất >70 tấn/ha, ngon cơm, thích hợp với cơ cấu 3 vụ lúa/năm hoặc cơ cấu 02 vụ lúa 01 vụ màu. Nhằm góp phần làm đa dạng bộ giống lúa thuần trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng trong công tác tuyển chọn giống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại Bình Định
- i LỜI CẢM ƠN Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Lệ giảng viên trường Đại học Nông Lâm Huế đã truyền đạt kiến thức, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Huế và quý thầy cô giáo khoa Nông học trường Đại học nông lâm Huế đã tạo môi trường học tập thuận lợi, tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian theo học do trường tổ chức. Cảm ơn lãnh đạo Trung tâm Giống cây trồng Bình Định đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt đề tài này. Chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Văn Hòa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được bất kỳ ai công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Nguyễn Văn Hòa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1 1.2. Mục đích của đề tài...................................................................................................2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................2 1.4. Điểm mới của đề tài: ................................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ...3 1.1. Một số kết quả nghiên cứu về cây lúa trên thế giới .................................................3 1.1.1 Nguồn gốc...............................................................................................................3 1.1.2. Phân loại ................................................................................................................4 1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của cây lúa ......................................................7 1.1.4. Chất lượng gạo ....................................................................................................11 1.2. Một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật về lúa trên thế giới .......................................16 1.2.1. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa trên thế giới...................................16 1.2.2. Những nghiên cứu về chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao chất lượng khá. ................................................................................................................................17 1.2.3. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa giàu sắt và vitamin A ...........................18 1.2.4. Nghiên cứu giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu ...............................................19 1.2.5. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật canh tác lúa. .....................................................20 1.3. Tình hình sản xuất lúa và xuất khẩu gạo trên thế giới............................................21 1.4. Kết quả nghiên cứu và kỹ thuật canh tác lúa ở Việt Nam .....................................24 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 1.4.1. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa ngắn ngày .................................24 1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về khả năng chống chịu sâu bệnh ............................25 1.4.3. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật canh tác lúa. ......................................................26 1.4.4. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và Ba Giảm Ba Tăng ......................................27 1.5. Tình hình sản xuất lúa và xuất khẩu gạo của Việt Nam .........................................28 1.5.1. Tình hình sản xuất lúa gạo của nước ta trong những năm gần đây .....................28 1.5.2. Tình hình sản xuất lúa và xuất khẩu gạo ở nước ta từ năm 2000 đến năm 2012 29 1.6. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa ở Bình Định ................................................31 1.6.1. Một số kết quả nghiên cứu về lúa ở Bình Định. ..................................................31 1.6.2. Tình hình sản xuất lúa ở Bình Định ....................................................................32 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........35 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................35 2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................35 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................35 2.3.1. Địa điểm tiến hành thí nghiệm ............................................................................35 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................36 2.3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................................36 2.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng .....................................................................................37 2.4.1. Thời vụ và mật độ gieo mạ ..................................................................................37 2.4.2. Làm đất ................................................................................................................37 2.4.3. Làm cỏ, sục bùn ...................................................................................................37 2.4.4. Tưới nước ............................................................................................................37 2.4.5. Bón phân ..............................................................................................................37 2.4.6. Phòng trừ sâu bệnh ..............................................................................................38 2.4.7. Thu hoạch ............................................................................................................38 2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu ..............................................................38 2.5.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................................38 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................43 2.6. Điều kiện thí nghiệm ..............................................................................................43 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 2.6.1. Điều kiện đất đai ..................................................................................................43 2.6.2. Diễn biến khí hậu thời tiết trong quá trình thực hiện thí nghiệm ........................43 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................46 3.1. Khả năng sinh trưởng của cây mạ ..........................................................................46 3.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm .........................47 3.3. Quá trình sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm ..............................................50 3.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm ..........................50 3.3.2. Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm ....................................................55 3.3.3. Động thái đẻ nhánh và khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ..........58 3.4. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm .....................................64 3.5. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm ......................................65 3.6. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính và khả năng chịu nóng của các giống lúa thí nghiệm .........................................................................................67 3.7. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống ........................................................................................................................69 3.7.1. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu cấu thành năng suất ........................................69 3.7.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm ...........71 3.8. Chất lượng gạo của các giống lúa thí nghiệm .......................................................73 3.8.1. Chất lượng gạo xay xát của các giống lúa thí nghiệm ......................................73 3.8.2. Chất lượng gạo thương phẩm của các giống lúa thí nghiệm ..............................74 3.8.3. Chất lượng nấu nướng và ăn uống ......................................................................76 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................78 Kết luận..........................................................................................................................78 Đề nghị ..........................................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................79 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DHNTB Duyên hải Nam Trung bộ KHKT Khoa học kỹ thuật nông nghiệp CT Công thức ĐC Đối chứng HT Hè thu ĐX Đông xuân FAO Tổ chức Nông Lương thế giới IRRI Viện nghiên cứu lúa Quốc tế ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu ANLT An ninh lương thực NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TGST Thời gian sinh trưởng TCN Tiêu chuẩn ngành TT Thứ tự PL Phân loại TB Trung bình LSD0,05 Sai số nhỏ nhất có ý nghĩa CV% Hệ số biến động TBNS Trung bình năng suất DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính TL Tỷ lệ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở một số nước và khu vực trên thế giới năm 2009-2010 ..............................................................................................................22 Bảng 1.2. Một số nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới từ 2005-2011. ............23 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa và xuất khẩu gạo ở nước ta từ năm 2000 đến năm 2012 ...............................................................................................................................29 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa ở Bình Định từ năm 2000 đến năm 2013.................34 Bảng 2.1. Danh sách và nguồn gốc các giống lúa thí nghiệm ......................................35 Bảng 2.2. Đặc điểm đánh giá dạng hạt gạo ...................................................................43 Bảng 2.4. Tình hình thời tiết, khí hậu trong thời gian thực hiện thí nghiệm ................45 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá mạ của các giống lúa thí nghiệm ..........................47 Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm (ngày) .......48 Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao các giống lúa thí nghiệm .........................53 Bảng 3.4. Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm ..............................................56 Bảng 3.6. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ........................................62 Bảng 3.7. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm ............................64 Bảng 3.8. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm (điểm) ................65 Bảng 3.9. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả năng chịu nóng của các giống lúa thí nghiệm (điểm)................................................................................................................68 Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm ..................69 Bảng 3.11. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm (tấn/ha) ...........................................................................................................................71 Bảng 3.12. Chất lượng xay xát của các giống lúa thí nghiệm (%) ...............................74 Bảng 3.13. Chất lượng thương phẩm của các giống lúa thí nghiệmError! Bookmark not defined.Error! Bookmark not defined.76 Bảng 3.14. Các chỉ tiêu về chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm ...................77 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm ...............54 Biểu đồ 3.2. Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm ...........................................57 Biểu đồ 3.3. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ..................................60 Biểu đồ 3.4. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ....................................63 Biểu đồ 3.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm 72 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Bình Định là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích đất tự nhiên 6.025km2. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 135,7 nghìn ha, hằng năm có khoảng 115-119,9 nghìn ha đất gieo trồng lúa. Đất dành cho sản xuất lúa 2 vụ/năm khoảng 20.000ha, còn lại là diện tích sản xuất 3 vụ lúa/năm hoặc hai vụ lúa và một vụ cây trồng khác (theo tổng cục thống kê năm 2011). Tổng diện tích đất trồng lúa năm 2012 là 112.400 ha chiếm tỷ lệ 29,41% diện tích trồng lúa vùng Nam trung bộ. Năng suất lúa đạt trung bình 58,35 tạ/ha, chiếm tỷ lệ khoảng 30,7% về sản lượng lúa toàn vùng. Trong những năm gần đây, nhiều giống lúa mới và kỹ thuật canh tác được áp dụng vào sản xuất, đã thúc đẩy tăng nhanh về năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trồng lúa. Hiện nay, có rất nhiều giống lúa thuần đang được sử dụng trên địa bàn tỉnh Bình Định, đã được Sở NN&PTNT đưa vào cơ cấu giống cho từng mùa vụ như: - Vụ đông xuân: VĐ8, ĐB6, ĐV108, ML202, ML49, Q5, SH2… - Vụ hè: ĐV108, VĐ8, TBR36, VTNA1, VTNA2, ML48, ML202. Các giống có diện tích sản xuất ít hơn: HT1, ML214, OM 6162, OM4900, PC6. - Vụ thu: Giống chủ lực gồm ĐV108, ĐB6, VĐ8, SH2, TBR-1 và giống bổ sung như: BC15, Q5, Hương cốm 4, KD28… - Vụ 3: ĐV108, VĐ8, VTNA1, VTNA2 , TBR 36, ML48, ML202 và giống bổ sung như: ML214, OM 6162, OM6161... (Nguồn: Báo cáo kết quả SX năm 2013 và một số giải pháp cho sản xuất cho SX năm 2014 của Sở NN&PTNT Bình Định)[4]. Hầu hết , các giống lúa đang sử dụng hiện nay có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, thích hợp với cơ cấu sản xuất 2 vụ và 3 vụ lúa/năm. Tuy nhiên, mỗi giống lúa sau nhiều năm canh tác, sẽ bị thoái hóa dần, dễ nhiễm các loại sâu bệnh hại, chất lượng kém và năng suất giảm. Từ đó, công tác thu thập so sánh, chọn lọc các giống lúa mới phải được tiến hành thường xuyên và kịp thời. Để không ngừng bổ sung các giống lúa mới thích hợp hơn vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay. Tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại Bình Định” PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 1.2. Mục đích của đề tài - Tuyển chọn được 2-3 giống lúa ngắn ngày, đạt năng suất >70 tấn/ha, ngon cơm, thích hợp với cơ cấu 3 vụ lúa/năm hoặc cơ cấu 02 vụ lúa 01 vụ màu. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Nhằm góp phần làm đa dạng bộ giống lúa thuần trong sản xuất. - Kết quả nghiên cứu là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng trong công tác tuyển chọn giống. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định và khuyến cáo cho sản xuất lúa tại Bình Định một số giống lúa thuần mới ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng khá và có các đặc điểm sinh học phù hợp với địa phương, phục vụ sản xuất. 1.4. Điểm mới của đề tài: Bổ sung và duy trì tính đa dạng sinh học về nguồn gen quí, mới cho tỉnh.Tạo nguồn vật liệu cho công tác chọn tạo giống lúa mới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1. Một số kết quả nghiên cứu về cây lúa trên thế giới 1.1.1 Nguồn gốc Lúa là cây có lịch sử lâu dài, không thể biết chắc chắn và đầy đủ về thời gian, nguồn gốc và địa điểm phát sinh cây lúa. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc cây lúa, nhưng cho đến nay người ta vẫn cho rằng lúa là cây trồng cổ và có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển nông nghiệp của nhiều quốc gia. Trên thế giới có hai loài lúa trồng được xác định từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Đó là loài lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) và loài lúa trồng Châu Phi (Oryza glaberrima). Lúa là cây thuộc họ hoà thảo Gramineae, họ phụ Pryzoideae, chi Oryza có nhiều loài khác nhau bao gồm cả loại hàng niên và đa niên. Tuy nhiên, trên thế giới chỉ có cư dân ở 2 vùng Châu Á và Châu Phi biết thuần dưỡng cây lúa từ loài lúa hoang dại của thiên nhiên thành lúa trồng cách đây hàng vạn năm để cung cấp lương thực cho con người và vật nuôi. Ngày nay, trong khoảng 19 loài cây hoang dại thuộc chi lúa (Oryza) có hai loài lúa đã được thuần hóa là lúa châu Á (Oryza sativa) và lúa châu Phi (Oryza glaberrima) với rất nhiều giống khác nhau (Trần Văn Đạt, 2005) [44]. Loài lúa trồng (O.sativa L.) được phân bổ rộng rãi trên thế giới, chiếm ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ vì có tiềm năng năng suất cao hơn loại (O.glaberrima) tới 2 - 3 lần. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 3 loài phụ khác nhau của loại (O.sativa L.) tuỳ theo điều kiện sinh thái: Loài phụ Japonica: Có 2 giả thuyết của loài phụ Japonica, thứ nhất là cây lúa Japonica có nguồn gốc ở miền Bắc dãy núi Malaya, thứ hai là do lúa Indica tiến hoá thành và di chuyển lên miền Bắc Trung Quốc từ đó đến Nhật, lúa Japonica có hạt tròn, ngắn, hàm lượng amilose thấp (14 - 17%), gié ngắn, cây thấp, chịu lạnh tốt, nhưng kém chịu hạn và thường được trồng ở vùng ôn đới. Loài phụ Indica: Xuất phát từ miền Nam của dãy Hymalaya di chuyển qua 2 ngả đến miền Nam và Tây của Ấn Độ, xuống miền Nam như Malaysia, Philypines, Indonesia. Lúa Indica có hạt dài, thon, hàm lượng amylose cao (>21%), gié trung bình, cây cao, chịu lạnh kém nhưng chịu hạn rất tốt và thường được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khoảng 80% diện tích lúa trồng trên thế giới hiện nay thuộc nhóm này. Loài phụ Javanica: Xuất phát từ đồng bằng sông Ganger xuống Indonesia đến miền Nam Nhật Bản, lúa Javanica có nhiều tính chất trung gian giữa Indica và PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Japonica. Loài phụ này có hạt to, rộng, thân cây dày, thẳng đứng và rất cao, kém chịu lạnh và hạn kém. Lúa Javanica được trồng chủ yếu ở Indonesia. Khác với loài O.sativa L., loài O.glaberrima chỉ được gieo trồng ở một diện tích rất khiêm tốn ở Châu Phi vì loài này có năng suất thấp. Điểm khác biệt về hình thái rõ nét nhất của 2 loài lúa trên là O.glaberrima có thìa lá (ligule) cứng và ngắn hơn loại O.sativa L. Ngoài ra lúa O.glaberrima có thời gian ngủ nghỉ dài hơn và kém chịu hạn hơn so với loài O.sativa L. Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam, đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước Sông Hồng. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. Hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là hình ảnh không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi sau này. Nước ta cũng có thể là một trong những trung tâm khởi nguyên cây lúa nước. Đồng bằng Bắc Bộ là một trong những vùng sinh thái của cả nước có các nguồn gen đa dạng và phong phú nhất [2]. Khu vực miền núi phía Bắc có thể là một trung tâm xuất hiện các tổ tiên của loài lúa trồng hàng niên, các loại lúa trồng này phát triển nhanh. Trước đây, một số tác giả người Pháp tìm thấy loài Oryza latifonta, Oryza officinalis, Oryza glamulata ở đây [18]. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long còn tồn tại nhiều loại hình lúa dại gọi là lúa ma, lúa trời thuộc loài Oryza minuta. Lúa ma vùng này là loài Oryza fatuasapotanea bông ngắn, lá đòng hẹp, ngắn, các gié phân hoá rời rạc, mỗi gié có ít hạt, râu dài, vỏ mỏng, chín đến đâu rụng đến đó. Đặc tính của lúa ma là hạt có thể ngâm dưới nước lâu. Điều đó khẳng định Việt Nam là một trong những cái nôi của lúa trồng hiện nay [8]. 1.1.2. Phân loại Để có phương hướng chọn giống hiệu quả, chúng ta phải nắm được đặc điểm sinh thái qua phân loại từng giống lúa. Như đã biết, nguồn gốc của cây lúa trồng hiện nay xuất phát từ cây lúa dại (Oryza fatua). Ngoài ra, còn có loại lúa Oryza glaberrima được trồng ở Tây châu Phi cách đây 3.500 năm, có thân cao như Indica, gié lúa thẳng, có ít hoặc không có nhánh phụ. Hạt lúa không có lông trên vỏ trấu và gạo đỏ. Loại lúa này kháng được nhiều loài sâu bệnh và chịu hạn tuy nhiên năng suất lại kém hơn những loại lúa khác [44]. Các nhà khoa học trên thế giới đã cùng nhau nghiên cứu, tập hợp và phân loại cây lúa. Hệ thống phân loại này coi cây lúa như tất cả cây cỏ khác trong tự nhiên. Nó được sắp xếp theo hệ thống chung của phân loại thực vật là ngành (diviso), lớp (classis), bộ (ordines), họ (familia), chi (genus), loài (species) và biến chủng (varietas). Hệ thống này có trình tự sắp xếp, như sau: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 - Ngành - Divisio: Angiospermae - Thực vật có hoa. - Lớp - Classis: Monocotyledones - Lớp một lá mầm. - Bộ - Ordines: Poales (Graminales) - Hoà thảo có hoa. - Họ - Familia: Poacae (Graminae) - Hoà thảo. - Họ phụ - Subfaminlia: Poidae - Hoà thảo ưa nước. - Chi - Genus: Oryza - Lúa. - Loài - Species: Oryza sativa - Lúa trồng. - Loài phụ - Subspecies: Subsp: Japonica: Loài phụ Nhật Bản. Subsp: Indica: Loài phụ Ấn Độ. Subsp: Javanica: Loài phụ Java. - Biến chủng: Varietas: Var.Mutica - Biến chủng hạt mỏ cong * Phân loại theo loại địa hình sinh thái địa lý: Dựa trên cơ sở kiểu gen và môi trường là một khối thống nhất, các vùng sinh thái, địa lý khác nhau với sự tác động của con người đến cây lúa thì các nhóm sinh thái khác nhau chứa các kiểu gen lúa khác nhau. Theo LiaKhovkin A.G, (1992) lúa trồng có 8 nhóm sinh thái địa lý, như sau: Nhóm 1: Nhóm Đông Á bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Bắc Trung Quốc đặc trưng của nhóm sinh thái này là chịu lạnh rất tốt và khó rụng hạt. Nhóm 2: Nhóm Nam Á bao gồm từ Pakistan sang bờ biển phía Nam Trung Quốc đến Bắc Việt Nam đặc trưng của nhóm sinh thái địa lý này là kém chịu lạnh, phần lớn là có hạt dài và nhỏ. Nhóm 3: Nhóm Philippin bao gồm toàn bộ vùng Đông Nam Châu Á, Nam Việt Nam cũng nằm trong nhóm này, đặc trưng của nhóm sinh thái địa lý này nhiệt đới không chịu lạnh. Nhóm 4: Nhóm Trung Á bao gồm toàn bộ các nước Trung Á đặc trưng của nhóm sinh thái địa lý này là nhóm lúa hạt to, có khối lượng nghìn hạt trên 32 gam, chịu lạnh và chịu nóng. Nhóm 5: Nhóm Iran bao gồm toàn bộ các nước Trung Đông xung quanh Iran đặc trưng của nhóm sinh thái địa lý với các loại hình chịu lạnh điển hình, hạt to, đục và gạo dẻo. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Nhóm 6: Nhóm Châu Âu bao gồm các nước có trồng lúa như: Nga, Tây Ban Nha, Italia, Bungari, Nam Tư, Rumani điển hình nhóm sinh thái địa lý điển hình là Japonica, hạt to, gạo dẻo, chịu lạnh kém. Nhóm 7: Nhóm Châu Phi bao gồm nhóm lúa trồng thuộc loài Oryza glaberrima. Nhóm 8: Nhóm Châu Mỹ La tinh bao gồm các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ đặc trưng của nhóm sinh thái đại lý này là nhóm lúa cây cao, thân to khoẻ, hạt to, gạo trong và dài, chịu ngập, chống đổ tốt. * Phân loại cây lúa theo nguồn gốc hình thành: Nhóm quần thể địa phương: Bao gồm các giống địa phương được hình thành trong một khoảng thời gian rất dài ở từng địa phương khác nhau, gắn với vùng địa lý, truyền thống canh tác riêng. Nhóm quần thể lai: Bao gồm các giống được tạo ra bằng phương pháp lai. Nhóm quần thể đột biến: Bao gồm các giống được tạo ra bằng phương pháp đột biến gen. Nhóm quần thể tạo ra bằng công nghệ sinh học: Bao gồm các giống tạo ra bằng phương pháp chuyển gen, nuôi cấy bao phấn hoặc chọn dòng tế bào. Nhóm các dòng bất dục đực: Là một nhóm đặc biệt chứa kiểu gen gây dòng bất dục đực. * Phân loại cây lúa theo các tính trạng đặc trưng: Viện lúa Quốc tế phân loại các giống lúa có các tính trạng tập trung thành các tập đoàn bao gồm: Tập đoàn giống lúa năng suất cao: Đây là tập đoàn các giống lúa lớn nhất, quan trọng nhất và phổ biến nhất. Tập hợp tất cả các giống có tiềm năng cho năng suất cao. Tập đoàn giống lúa chất lượng cao: Tập hợp các giống có chất lượng cao phù hợp theo yêu cầu của từng vùng khác nhau trên thế giới. Tập đoàn giống lúa chống bệnh: Gồm các tập đoàn đặc hiệu như tập đoàn chống chịu bệnh đạo ôn, tập đoàn các giống chống chịu bạc lá, tập đoàn các giống lúa chống chịu bệnh khô vằn... Tập đoàn giống lúa chống và chịu sâu: Gồm các tập đoàn đặc hiệu như tập đoàn các giống lúa kháng rầy, tập đoàn các giống lúa kháng sâu đục thân, tập đoàn chống chịu tuyến trùng... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Tập đoàn giống lúa chịu rét: Tập hợp các giống lúa chịu rét ở các thời kỳ khác nhau trong chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lúa như giai đoạn mạ, giai đoạn đẻ rộ, giai đoạn trỗ... Tập đoàn giống lúa chịu hạn: Tập hợp các giống lúa chịu hạn ở các thời kỳ khác nhau trong từ giai đoạn mạ đến giai đoạn trỗ, chín... bao gồm cả hạn không khí và hạn đất. Tập đoàn giống lúa chống chịu chua, mặn, phèn: Tập đoàn các giống có khả năng gieo trồng ở các vùng đất ven biển. Tập đoàn giống lúa chịu ngập úng: Tập hợp các giống có khả năng chịu ngập úng trong thời gian dài hoặc các giống sinh trưởng nhanh, cao cây, cứng cây có khả năng chịu úng tốt. Tập đoàn giống lúa với thời gian sinh trưởng đặc thù: Người ta sắp xếp các giống có cùng thời gian sinh trưởng vào một tập đoàn và phân thành các tập đoàn đặc thù như sau: - Giống lúa ngắn ngày: Có thời gian sinh trưởng từ 100 đến 130 ngày. - Giống lúa trung ngày: Có thời gian sinh trưởng từ 130 đến 140 ngày. - Giống lúa dài ngày: Có thời gian sinh trưởng trên 140 ngày. 1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của cây lúa Cây lúa là cây trồng đa dạng về hình thái. Mỗi giống có những đặc điểm hình thái riêng mà ta có thể dựa vào đó để nhận biết như: kiểu cây, dạng lá, màu sắc thân lá, dạng bông, dạng hạt, màu sắc hạt... Các nhà chọn giống trước khi chuẩn bị cho bất kỳ một chương trình chọn giống nào cũng cần có đầy đủ thông tin về các đặc trưng hình thái của nguồn vật liệu khởi đầu. Do vậy, việc nghiên cứu hình thái của các giống lúa đã được tiến hành từ lâu và có nhiều kết quả tốt. Nghiên cứu hình thái các giống lúa châu Á, Jenning (1979) [59] cho rằng: các giống lúa thuộc loài phụ Indica thường cao cây, lá nhỏ màu xanh nhạt, bông xoè, hạt dài, vỏ trấu mỏng, chịu phân kém, dễ đổ, năng suất thấp, cơm khô, nở nhiều. Trong khi đó, các giống lúa thuộc loài phụ Japonica thường thấp cây, lá to màu xanh đậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dày, thích nghi với điều kiện thâm canh, chịu phân tốt, thường cho năng suất cao, cơm dẻo, ít nở. 1.1.3.1. Thời gian sinh trưởng Trong canh tác lúa hiện đại các nhà nông học hết sức quan tâm đến TGST của các giống lúa, vì đây là yếu tố tương quan rất chặt với năng suất lúa và liên quan đến việc bố trí thời vụ, công thức luân canh. Nghiên cứu về TGST của các giống lúa, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 (Yoshida, 1981) [39] cho rằng: những giống lúa có TGST quá ngắn thì không thể cho năng suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế. Nhưng các giống lúa có TGST quá dài thì cũng cho năng suất thấp vì dễ bị đổ. Jenning và cộng sự (1979) [59] cho rằng TGST của lúa do nhiều gen điều khiển, nên phổ phân ly rất rộng, biểu hiện phức tạp ở thế hệ F2 khi lai giữa giống có TGST ngắn với giống có TGST dài. Tính cảm quang chu kỳ mạnh được kiểm tra bởi một hoặc hai cặp gen hoặc do hoạt động của nhóm gen II kiểm soát (Vũ Tuyên Hoàng, 1995) [49]. Cũng theo tác giả này thì sự nhạy cảm của các giống lúa với độ dài ngày bị ảnh hưởng rất nhiều của các gen khống chế hoạt động của ARN-polymerase. Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1997) [31] cho rằng: Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi lúa nảy mầm cho đến khi chín thay đổi từ 90 đến 180 ngày tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Các giống ngắn ngày ở nước ta có TGST từ 90 - 120 ngày, trung ngày từ 140 - 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ ở miền Bắc do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp nên TGST kéo dài đến 180 - 200 ngày. Tại miền Nam, các giống lúa địa phương có TGST dài đến 200 - 240 ngày, các giống lúa nổi có thể lên đến 270 ngày. Thời gian sinh trưởng của cây lúa còn phụ thuộc rất nhiều vào thời vụ và điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Trong điều kiện miền Bắc nước ta cùng một giống lúa nếu đem gieo trồng trong vụ xuân sẽ có thời gian sinh trưởng dài hơn vụ mùa. Hiện nay, người nông dân cần các giống lúa ngắn ngày, không phản ứng với quang chu kỳ để dễ dàng tăng vụ, tăng sản lượng lương thực. 1.1.3.2. Khả năng đẻ nhánh Đẻ nhánh là chức năng sinh trưởng của cây lúa, nó là một yếu tố quyết định đến năng suất lúa. Trong quá trình sinh trưởng, nhánh lúa được hình thành từ các mắt ở nách lá của mỗi đốt trên thân chính hoặc mọc từ nhánh phụ khác trong thời kỳ đẻ nhánh. Cây lúa đẻ nhánh theo quy luật chung, tuy nhiên mỗi giống lúa khác nhau, do phản ứng của chúng với ngoại cảnh, các giống lúa khác nhau có TGST khác nhau, thời gian đẻ nhánh cũng khác nhau. Bùi Huy Đáp (1980) [2] khi nghiên cứu về đặc tính đẻ nhánh cho biết “Nhánh không bao giờ phát triển khi lá tương đương với nó chưa phát triển xong. Nhánh không phát triển nữa khi lá bị khô”. Cũng nghiên cứu về vấn đề này, Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Thế Hiển và Trần Thị Nhàn [14] cho biết: những giống lúa đẻ sớm, tập trung sẽ trỗ dễ và thường cho năng suất cao hơn. Đinh Văn Lữ, (1978) [8] cho rằng: những giống lúa đẻ rải rác thì trỗ bông không tập trung, bông không đều, lúa chín không đều, không có lợi cho quá trình thu hoạch, dẫn đến giảm năng suất. Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), đều nhất trí cho rằng: tính đẻ nhánh khoẻ là tính trạng di truyền số PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 lượng, có hệ số di truyền thấp đến trung bình và chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện ngoại cảnh. Tạp chí Molecular Genetics and Genomics đã công bố trong tháng 9/2010 về nội dung phân tích vùng chức năng trên bảng đồ QTL tính trạng đẻ nhánh của cây lúa. Rất nhiều thông số di truyền đã được phân tích cho thấy: Tính trạng đẻ nhánh có liên quan đến năng suất lúa. Cho dù người ta đã phân lập được các gen kiểm soát tính trạng đẻ nhánh, nhưng các gen này vẫn chưa xác định rõ chức năng. Nhóm tác giả đã thực hiện phương pháp “functional mapping” các QTLs đối với tính trạng đẻ nhánh của quần thể đơn bội kép với 129 dòng, từ cặp lai IR64 và Azucena. Họ đánh giá số nhánh trung bình của từng lô vào 7 giai đoạn phát triển khác nhau, dữ liệu được mô phỏng theo mô hình toán của Wang-Lan-Ding. Bốn biến số có ý nghĩa quan trọng về sinh học là - số chồi tối đa trung bình (K), thời gian đẻ nhánh tối hảo (t0), và tốc độ tăng (r), hoặc tốc độ giảm (c) vào thời gian mà độ lệch từ t0- trở thành biến số được xác định cho phân tích “multi-marker joint” theo khung lý thuyết “penalized maximum likelihood”, cũng như phối hợp với phương pháp lập bản đồ cách quãng (interval mapping). Họ đã tìm thấy 27 QTLs giải thích được 2,9 - 8,54% biến thiên kiểu hình. Chín QTLs thông qua phân tích cho thấy tính ổn định rất cao; trong khi đó, có một QTL đặc trưng cho ảnh hưởng môi trường và ba QTL biểu thị tương tác epistasis (tương tác không alen). Họ cũng phân lập được nhiều đoạn phân tử của genome có tương tác đa tính trạng. Kết quả này cho thấy một cơ sở di truyền trong phát triển tính trạng đẻ nhánh, tạo khả năng mới để ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn lọc giống lúa đẻ nhánh khỏe [58]. 1.1.3.3. Chiều cao cây lúa Chiều cao cây là một chỉ tiêu hình thái liên quan đến nhiều đặc tính khác, đặc biệt là tính chống đổ. Guliaep (1975) xác định: có 4 gen kiểm tra chiều cao cây. Khi nghiên cứu các dạng lùn tự nhiên và đột biến, ông nhận thấy có trường hợp tính lùn được kiểm tra bằng một cặp gen lặn, có trường hợp cả hai cặp và đa số trường hợp do 8 cặp gen lặn kiểm tra là d1, d2, d3, d4, d5, d6, d7, d8. Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) khẳng định rằng: các giống lúa lùn có nguồn gốc từ Trung Quốc (DeegeoWoogen, Igeotze...) chúng mang gen lùn, lặn nhưng không ảnh hưởng đến chiều dài của bông, rất có ý nghĩa trong công tác chọn giống. 1.1.3.4. Khả năng sinh trưởng Khả năng sinh trưởng mạnh sớm ở thời kỳ đầu của quá trình sinh trưởng là một đặc tính có lợi, giống lúa nào có khả năng này tốt sẽ tạo điều kiện cho quá trình quang PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 hợp và tích lũy chất khô nhiều hơn, từ đó có năng suất cao hơn. Tính trạng này do nhiều gen kiểm tra và khó tổng hợp với gen kiểm tra tính chín sớm nhưng dễ dàng kết hợp với gen kiểm tra tính lùn và không phản ứng với quang chu kỳ [40]. 1.1.3.5. Bộ lá lúa và khả năng quang hợp Bộ lá lúa là một đặc trưng hình thái để phân biệt các giống khác nhau, đồng thời lá lúa là bộ phận thực hiện chức năng quang hợp của cây lúa. Theo Nguyễn Hữu Tề, ctv (1997) [31], trong một phạm vi nhất định có sự liên quan thuận giữa diện tích lá và khả năng quang hợp. Vượt quá giới hạn này lượng chất khô thực tế lại giảm vì quá trình hô hấp cũng có mối tương quan thuận với chỉ số diện tích lá. Hệ số diện tích lá phụ thuộc vào giống và tăng dần trong thời gian sinh trưởng của cây lúa. Diện tích lá cao nhất thường vào giai đoạn cây lúa đẻ nhánh và đạt tối đa vào giai đoạn trước khi cây lúa trổ bông. Tác giả Nguyễn Văn Hiển (2000) [25] cho biết: Lá đứng thẳng được kiểm soát bởi một gen lặn có hệ số di truyền cao, các cặp gen này có tác dụng đa hiệu vừa gây nên thân ngắn vừa làm cho bộ lá đứng cứng. 1.1.3.6. Năng suất và các yếu tố tạo thành năng suất Năng suất lúa được hình thành bởi 3 yếu tố là: - Số bông/đơn vị diện tích. - Số hạt trên bông. - Tỉ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt. Số hạt trên bông bằng hiệu số của số hoa phân hoá trừ đi số hoa thoái hoá. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào đặc tính của giống và điều kiện ngoại cảnh. Hiện nay, các giống lúa mới cải tiến thường có số hạt/ bông cao. Giống có tỷ lệ hạt chắc cao sẽ cho năng suất cao. Tỷ lệ chắc được quyết định vào thời kỳ trước và sau trổ bông. Nguyên nhân các giống lúa có tỷ lệ lép cao là do thời kỳ này lúa gặp nhiệt độ, ẩm độ quá cao hoặc quá thấp làm hạt phấn mất sức nẩy mầm hoặc trước đó vòi nhuỵ phát triển không hoàn toàn, tế bào mẹ hạt phấn bị hại. Do vậy, để có tỷ lệ chắc cao nên bố trí thời vụ sao cho khi lúa làm đòng và trổ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi. Khối lượng 1000 hạt là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất lúa. Yếu tố này chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống mà ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Giai đoạn từ khi lúa trổ đến chín sữa có ảnh hưởng quyết định đến khối lượng 1000 hạt, nếu trong giai đoạn này nhiệt độ thuận lợi cho việc vận chuyển chất khô vào hạt và bộ lá lúa, nhất là lá đòng còn xanh thì khối lượng 1000 hạt sẽ cao. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 Khi nghiên cứu về năng suất cá thể Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự [50] cho rằng: Giống lúa bông to hạt to cho năng suất cao. Vật liệu chọn giống có năng suất cá thể cao thì sẽ cho năng suất cao, còn Nguyễn Văn Hiển, Trần Thị Nhàn (1982) [26] khi nghiên cứu độ thoát cổ bông cho biết: Những giống cho bông thoát hoàn toàn thường cho tỷ lệ hạt chắc cao. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất thực chất là mối quan hệ giữa cá thể và quần thể. Mối quan hệ này có hai mặt: Khi mật độ số bông tăng trong phạm vi nào đó thì khối lượng bông giảm ít nên năng suất cuối cùng tăng - đó là quan hệ thống nhất. Nhưng số bông tăng cao quá sẽ làm khối lượng bông giảm nhiều, lúc đó năng suất sẽ giảm- đó là quan hệ mâu thuẫn. Vì vậy, cần phải điều tiết mối quan hệ này sao cho hợp lý để năng suất cuối cùng là cao nhất. Nguyễn Văn Hoan (2000) [28] cho biết: Sự tương quan giữa năng suất và số bông/khóm ở mỗi giống lúa là khác nhau, ở giống bán lùn có tương quan chặt (r = 0,85), nhóm lùn (r = 0,62), nhóm cao cây (r = 0,54). Sự tương quan giữa năng suất và số hạt trên bông thì ngược lại, nhóm cao cây (r = 0,96), nhóm lùn (r = 0,66), nhóm bán lùn (r = 0,62). Còn sự tương quan giữa năng suất và chiều cao cây thì nhóm lùn là chặt nhất (r = 0,62), nhóm bán lùn (r = 0,49) nhóm cao cây (r = 0,37). 1.1.4. Chất lượng gạo Gạo là lương thực quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới, tại Châu Á gạo là nguồn cung cấp calori chủ yếu, đóng góp 56,2 % năng lượng, 42,9 protein hàng ngày. Nó đặc biệt quan trọng đối với những người nghèo, khi mà cung cấp tới 70% năng lượng và protein thông qua bữa ăn hàng ngày [54]. 1.1.4.1. Chất lượng lúa gạo và thị trường gạo trên thế giới Chất lượng gạo là một khái niệm quan trọng và còn gây nhiều tranh cãi về nội dung và các tiêu chuẩn cụ thể của nó. Khái niệm này liên quan đến nhiều yếu tố: Độ ẩm, độ trong của hạt, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ gạo gẫy, chiều dài của hạt, chiều rộng của hạt, hình dạng hạt và hàm lượng amylose. Các quốc gia khác nhau đều có cách đánh giá và hệ thống kiểm tra chất lượng riêng biệt và các hệ thống này thường không thống nhất. Do vậy, gây ra rất nhiều khó khăn cho việc tiêu thụ lúa gạo trên thế giới đặc biệt cho việc thiết lập kế hoạch cho việc sản xuất lúa gạo chất lượng cao. Tuy nhiên, tuỳ theo truyền thống ẩm thực và thu nhập của các quốc gia, bộ phận dân cư khác nhau mà yêu cầu về chất lượng gạo cũng khác nhau. Các nghiên cứu của M.Kaosa và B.O. Juliano (1990) [61] cho thấy: Tại thị trường Hồng Kông các loại gạo hạt dài, tỷ lệ gạo nguyên cao, cơm dẻo mềm luôn được PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 12 bán với giá cao. Tại Rome các loại gạo Japonica được ưa chuộng. Trái lại các khách hàng Tây Á và Italia lại ưa chuộng gạo đục và cứng cơm. Người Nhật Bản ưa loại gạo hạt tròn, mềm ướt, thật trắng và không có mùi thơm. Còn người Thái Lan thích gạo hạt dài cơm khô. Những nơi gạo là lương thực thứ yếu như Châu Âu thì họ thường yêu cầu loại gạo tốt. Gạo đạt 5 - 10% tấm thường được tiêu thụ ở Tây Âu và 10 - 13 % tấm ở các nước Đông Âu. Ngày nay loại gạo hạt dài chiếm ưu thế trên thị trường gạo Tây Âu. Một số nước như Hà Lan, Bỉ, Thụy Sỹ, Anh và một số vùng nước Pháp có chiều hướng tăng các món ăn Phương Đông nên sử dụng nhiều loại gạo hạt dài. Trong khi đó các nước Đông Âu người tiêu dùng lại thích hạt gạo tròn hơn. Gần đây 90% dân số Bangladesh và một phần lớn dân số của Ấn Độ, Srilanka, Pakistan, các nước thuộc châu Phi tiêu dùng loại gạo đồ. Còn gạo nếp lại được tiêu thụ chính ở các nước Lào, Campuchia và một số vùng ở Thái. Các loại gạo thơm do có mùi vị đặc biệt nên gạo thơm có giá trị cao trên một số thị trường như Nam Á, Trung Đông, Thái Lan. Một số loại gạo thơm chất lượng tốt nổi tiếng như Basmati của Ấn Độ, Khao Dawh Mali, Hương Nhài của Thái Lan luôn có giá trị cao trên thị trường, giá trị thường cao gấp 2 lần giá trị gạo loại I của Mỹ. Hàng năm, thị trường gạo toàn cầu tiêu thụ khoảng 23 triệu tấn, trong đó các quốc gia Châu Á nhập khẩu nhiều nhất, trong đó Philipin và Indonesia chiếm 49% tổng nhập khẩu toàn thế giới. Theo FAO do phải bỏ hàng rào thuế quan nên các nước Châu Phi sẽ tăng lượng nhập khẩu gạo, dự báo năm 2005 quốc gia này sẽ phải nhập khẩu gạo 30%. 1.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xay xát Chất lượng xay xát bao gồm các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ gạo lật: Phần còn lại sau khi đã tách hết vỏ trấu. Tỷ lệ gạo xát: Phần còn lại của gạo lật sau khi đã tách bỏ hết hay một phần vỏ cám, phôi. Tỷ lệ gạo nguyên: Hạt có chiều dài không nhỏ hơn 7,5/10 chiều dài của hạt gạo tương ứng. Chất lượng xay xát chịu ảnh hưởng lớn của chiều dài hạt gạo và hình dạng hạt với tỷ lệ D/R thấp thì tỷ lệ gạo nguyên cao như Pusa 2 - 21, còn những giống có tỷ lệ D/R cao thì tỷ lệ gạo nguyên thấp (Malik, 1989) [58]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn