LUẬN VĂN: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện đường lối CNH, HĐH của nước ta trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 6
download
Người ta thường nói đến Công nghiệp hóa (CNH), Hiện đại hóa (HĐH) đất nước như một giải pháp đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, lâu dài, từng bước nâng cao mức sống cho nhân dân về tinh thần và vật chất, nền kinh tế ngày càng tự chủ, ít bị phụ thuộc vào bên ngoài.v.v...Tổ chức Liên hợp quốc về phát triển công nghiệp UNIDO cũng đã đưa ra một khái niệm tương đối tổng quát về CNH: CNH là quá trình phát triển kinh tế sử dụng các nguồn lực quốc gia để...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện đường lối CNH, HĐH của nước ta trong giai đoạn hiện nay
- LUẬN VĂN: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện đường lối CNH, HĐH của nước ta trong giai đoạn hiện nay
- Lời nói đầu Người ta thường nói đến Công nghiệp hóa (CNH), Hiện đại hóa (HĐH) đất nước như một giải pháp đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn đ ịnh, lâu dài, từng bước nâng cao mức sống cho nhân dân về tinh thần và vật chất, nền kinh tế ngày càng tự chủ, ít bị phụ thuộc vào bên ngoài.v.v...Tổ chức Liên hợp quốc về phát triển công nghiệp UNIDO cũng đã đưa ra một khái niệm tương đối tổng quát về CNH: CNH là quá trình phát triển kinh tế sử dụng các nguồn lực quốc gia để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế này là tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo ngày càng tăng lên đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cả về những tư liệu sản xuất cũng như tư liệu tiêu dùng và có khả năng đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, đảm bảo sự tiến bộ về kinh tế - xã hội. Trong nhiều tài liệu nghiên cứu người ta liệt kê những mô hình CNH khác nhau, ứng vào những giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế thế giới và với những trình độ và điều kiện phát triển khác nhau ở mỗi nước. Mô hình CNH kiểu cổ điển đã diễn ra ở các nước châu Âu từ những thế kỷ 17, 18.Về cơ bản, quá trình CNH kiểu “cổ đ iển” diễn ra như “một quá trình tự nhiên”, từ thấp đến cao, từ các ngành công nghiệp trực tiếp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng dân cư (công nghiệp nhẹ (dệt may, giày dép...); công nghiệp thực phẩm, đến phát triển các ngành công nghiệp sản xuất máy công tác, động lực (công nghiệp c ơ khí..)…và các ngành dịch vụ. Mô hình Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ở Liên Xô và các nước XHCN trước đây trên cơ sở chế độ kế hoạch hóa tập trung, mô hình CNH d ựa vào tài nguyên ( như các nước Bắc Âu đi từ lâm nghiệp, các nước sản xuất dầu lửa, ..), mô hình CNH thay thế nhập khẩu, CNH hướng về xuất khẩu.v.v.. Nhận xét chung, tùy theo điều kiện lịch sử và trình độ phát triển của kinh tế thế giới mỗi mô hình trên đều mang lại những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội cho các nước áp dụng. Các mô hình trên được đánh giá thành công ít hoặc nhiều, cho một số hay cho nhiều n ước, nhưng cùng với thời gian sự thành công của các mô hình không lặp lại, chúng được hoàn thiện theo mức độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trên quy
- mô toàn cầu. Ngày nay, khi mà tiến bộ khoa học và công nghệ đ ã trở thành bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất thì ở nhiều nước thuật ngữ CNH đ ều đi liền với thuật ngữ HĐH. Điều này có nghĩa rằng nếu CNH chỉ quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu các ngành công nghiệp theo trình tự từ thấp đến cao, từ các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, đến các ngành công nghiệp chế tạo cơ khí, các ngành công nặng nói chung thì HĐH hàm ý cơ cấu các ngành công nghiệp được xây dựng trên c ơ sở những thành tựu về khoa học và công nghệ mới nhất của thế giới hoặc phù hợp với khả năng tích lu ỹ của đất nước, khai thác những cơ hội do trình độ phát triển kinh tế chung của thế giới mang lại. Sự nghiệp CNH,HĐH nư ớc ta được tiến hành trong điều kiện đặc biệt. Thứ nhất, từ một nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiêp, sau gần 20 năm đổi mới kinh tế chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội, nhưng nh ìn chung trình độ phát triển kinh tế còn thấp, GDP bình quân đầu người trên 500 USD/năm thấp hơn mức để vượt ra khỏi giới hạn nước kém phát triển, khả năng công nghệ, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ, nhu cầu vốn cho quá trình CNH, HĐH đất nước lớn. Tuy nhiên, nếu xét về xu thế và yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong 15-20 năm tới Việt Nam cần có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, một cơ cấu kinh tế tương đối hoàn chỉnh để "cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020". Thứ hai, trên thế giới Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, tạo ra những cơ hội phát triển, nhưng cũng không ít thách thức cho các nước đ i sau. Nhiều nước đã có thể rút ngăn thời gian CNH, HĐH đ ất nước xuống 30-40 năm so với hàng trăm năm trước đây của các nước phát triển. Nhưng cũng có nhiều nước rơi vào cảnh cùng cực, đ ói nghèo triền miên, chiến tranh, xung đột sắc tộc; kinh tế, chính trị ngày càng bị phụ thuộc vào các thế lực bên ngoài; văn hóa dân tộc bị băng hoại, lai căng.v.v...Rõ ràng, để có thể thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong một thời gian ngắn chỉ có thể là kết hợp các quá trình CNH, HĐH trong nước với các xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các qúa trình toàn cầu hóa và khu vực hóa hiện nay. Thứ ba, quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nước, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN đang diễn ra đồng thời với quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá mạnh mẽ hiện nay. Để có thể kết
- hợp cùng một lúc các quá trình này và có nh ững đối sách ứng xử với những diễn biến từ bên ngoài đòi hỏi phải có những nhận thức nhất định về từng quá trình, về cơ chế vận động của chúng. Nói cách khác, trong những điều kiện trên để có thể chủ động thực hiện các quá trình CNH, HĐH đất n ước, chủ động hội nhập vào kinh tế quốc tế cần phải nhận thức được quy luật phát triển của các quá trình đó, từ đó đưa ra những c ơ chế chính sách thích hợp, thậm chí đường lối, chiến lược phát triển lâu dài cho đất nước. Từ những nhận đ ịnh như trên, em thấy rằng để có thể rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước trong điều kiện hiện nay qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, đặc biệt cơ cấu các ngành công nghiệp phải gắn liền với xu thế và thực tế chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp trong khu vực và trên thế giới, khai thác những cơ hội phát triển, các nguồn lực từ bên ngoài, từng bước củng cố nội lực, hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Những nguồn lực bên ngoài có vai trò quan trọng đối với một nước đang phát triển, đang chuẩn bị bước vào giai đoạn “cất cánh” như Việt Nam hiện nay là Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Là một sinh viên chuyên ngành đầu tư, em quan tâm tìm hiểu làm thế nào để sử dụng các nguồn vốn n ước ngoài để phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH . Vì vậy, em đã chọn đề tài cho luận văn của mình là "Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện đường lối CNH, HĐH của nước ta trong giai đoạn hiện nay" Trong đề tài em tập trung giải quyết các vấn đề: *Đưa ra mô hình CNH, HĐH phù hợp với Việt Nam hiện nay *Vai trò của nguồn vốn nước ngoài đối với CNH, HĐH c ủa Việt Nam *Những thành tựu CNH, HĐH của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 *Dóng góp của nguồn vốn n ước ngoài đối với các kết quả đạt được đó.
- *Đưa ra nội dung CNH, HĐH c ủa Việt Nam trong kế hoạch 5 năm tới 2006-2010 *Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn nước ngoài. Đề tài của em chia làm 3 phần: Phần I: Đầu tư với vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phần II Vai trò của nguồn vốn n ước ngoài đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 Phần III Một số giải pháp nhằm tiếp tục thu hút vốn nước ngoài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó trong s ự nghiệp CNH- HĐH đất nước trong thời gian tới
- Phần I Đầu tư với vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá I.Đầu tư 1.1.Khái niêm đầu tư Đầu tư theo nghĩa rộng nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất đ ịnh trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên ,là sức lao động và trí tuệ. Nhưng kết quả đó có th ể là sự tăng thêm các tài sản tài chính(tiền vốn), tài sản vật chất( nhà máy, đường xá..) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong các kết quả đã đạt được trên những kết quả là các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi n ơi, không chỉ đ ối với người bỏ vốn mà cả đối với cả nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ nhà đầu tư mà cả nền kinh tế thụ hưởng . Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng cả nguồn lực hiện tại, nhằm đ em lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó. Như vậy xem xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài s ản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay đầu tư phát triển.
- 1.2.Vai trò c ủa đầu tư phát triển a)Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước Đầu tư vừa tác động đ ến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu. Về mặt cầu, đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của WB, đầu tư chiếm khoảng 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng tăng. Về mặt cung: Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên kéo theo sản lượng tiềm năng tăng lên do đó giá các sản phẩm giảm. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản xuất hơn n ữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc c ơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Đầu tư tác động hai mặt tới sự ổn đ ịnh của nền kinh tế. Sự tác động không đồng đều về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế là cho mỗi sự thay đ ổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố của đầu tư tăng làm cho giá của các hàng hoá có liên quan tăng đến mức nào đó dẫn đến lạm phát. Lạm phát sẽ làm cho nền kinh tế đình trệ cuộc sống của người dân lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đ ời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội.Tất cả các tác động này làm cho nền kinh tế phát triển.
- Khi giảm đầu tư cũng dẫn đến tác động hai mặt nhưng theo chiều hướng ngược lại so với tác động trên đây. Đầu tư với việc tăng cư ờng khả năng khoa học công nghệ của đất nước. Công nghệ là trung tâm của CNH, HĐH. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng c ường khả năng công nghệ của một nước. Chúng ta có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập công nghệ từ n ước ngoài thì đều cần có tiền, có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi. Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp, dịch vụ. Chính đ ầu tư quyết đ ịnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một nước nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi nghèo đói, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị..của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác phát triển. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế Kết quản nghiên cứu cho thấy muồn giữ tốc độ phát triển ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt 15 -20 % GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi n ước. Nếu ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào đầu tư.
- Đối với các nước đang phát triển, phát triển về bản chất được coi là vấn đề bảo đảm các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến. Đầu tư giống như một cái hích ban đầu tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế. Kinh nghiệm cho thấy ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùng lãnh thổ cũng như cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR nông nghiệp thấp hơn công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực. Do đó, ở c ác nước phát triển, tỷ lệ đ ầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp. b)Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ Đầu tư quyết định sự ra đời tồn tại phát triển của mỗi cơ sở. Chẳng hạn, để tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự ra đời của bất kì một cơ sở nào đ ều cần phải xây dựng nhà x ưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vùa được tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư . Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang tồn tại sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất - kỹ thuật của các c ơ sở này hao mòn, h ư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ s ở vật chất - kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học - kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư. c) Đối với các c ơ sở vô vị lợi Đây là hoạt động không thể thu lợi nhuận cho bản thân mình đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các c ơ s ở vật chất - kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên.Tất cả những hoật động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư.
- 1.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển a)Khái niệm Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà n ước và của xã hội. Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. b)Bản chất nguồn vốn đầu tư Xét về bản chất nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy đ ộng được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ đ iển và kinh tế chính trị học Mac-Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh. Trong tác phẩm "của cải của dân tộc",Adam Smith, một đại diện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển đã cho rằng :'Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên". Sang thế kỉ XIX, khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các mối quan hệ giữa các khu vực của nền sản xuất xã hội, về các vấn đề trực tiếp liên quan đến tích luỹ, C.Mác đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế với hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất, khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Cơ cấu tổng giá trị của từng khu vực bao gồm ( C+V+m) trong đó C là phần tiêu hao vật chất, ( V+m) là phần mới sán g tạo ra. Khi đó điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng thì nền sản xuất xã hội đảm bảo ( V+m) của khu vực I lớn hơn tiêu hao vật chất (C) của khu vực II. Tức là: (V+m)I > CII Hay nói cách khác: (C+V+m)I > CI+CII Đối với khu vực II,yêu cầu cần đảm bảo : (C+V+m)II > (V+m)I+(V+m)II
- Với phân tích như trên chúng ta thấy rằng quan điểm của C.Mác, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài đ ể tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Hay nói cách khác nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng ch ỉ có thể đựoc đáp ứng do sự gia tăng sản xuất và tích luỹ của nền kinh tế. Quan điểm về bản chất của nguồn vốn đầu tư lại tiếp tục được các nhà kinh tế học hiện đại chứng minh.Trong tác phẩm nổi tiếng"Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ "c ủa mình, John Maynard Keynes đã chứng minh đ ược rằng: Đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng: Tức là: Thu nhập=Tiêu dùng+Đầu tư Tiết kiệm =Thu nhập -Tiêu dùng Như vậy: Đầu tư =Tiết kiệm Theo Keynes, sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư xuất phát từ tính chất song phương của các giao d ịch giữa một bên là nhà sản xuất và bên kia là người tiêu dùng. Thu nhập chính là mức thu nhập giữa doanh thu từ bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ và tổng chi phí. Nhưng toàn bộ sản phẩm sản xuất ra phải đ ược bán cho người tiêu dùng hoặc cho các nhà sản xuất khác. Mặt khác đầu tư hiện hành chính bằng phần tăng thêm năng lực sản xuất mới trong kì. Vì vậy, xét về tổng thể phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng mà người ta gọi là tiết kiệm không thể khác với phần gia tăng năng lực sản xuất mà người ta gọi là đầu tư. Tuy nhiên điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng.Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm không phải lúc nào cũng được thiết lập. Phần tích luỹ của nền kinh tế có thể lớn h ơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thực hiện đầu tư. Ngược lại vốn tích luỹ của nền kinh tế có thể ít hơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động đầu tư từ nước ngoài hoặc vay nợ. c)Các nguồn huy động của vốn đầu tư:
- -Nguồn vốn trong nước +Nguồn vốn nhà n ước(ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước). +Nguồn vốn từ khu vực tư nhân. +Th ị trường vốn -Nguồn vốn nước ngoài: +Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA +Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại +Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) +Th ị trường vốn quốc tế. II. CNH- HĐH đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. 2.1. Khái niệm CNH, HDH Trong lịch sử phát triển của thế giới, qua trình CNH,HDH của các nước diễn ra tại nh ững thời điểm, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Do đó, quan niệm về CNH cũng thay đổi theo từng thời kì tương ứng với hoàn cảnh và trình độ phát triển kinh tế xã hội thời kì đó. Trước tiên, nguời ta cho rằng CNH là quá trình chuyển một nền kinh tế chủ yếu là dựa trên nông nghiệp với đặc trưng là năng suất thấp và tăng trư ởng thấp sang nền kinh tế mà cơ bản dựa trên công nghiệp với đặc trưng là năng suất cao và tăng trưởng cao. Sau này, khoa học công nghệ ngày càng phát triển và đã đạt được những thành tựu to lớn thì quan niệm về CNH đã có những thay đổi. Lúc này, CNH được hiểu là một quá trình mở rộng tiến bộ kĩ thuật, thay thế tính chất thủ công trong sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Khái
- niệm này nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến bộ khoa học và công nghệ là nguồn gốc tạo ra năng suất lao động tăng cao. Hiện nay, UNIDO đưa ra khái niệm tổng quát hơn, CNH là quá trình phát triển kinh tế sử dụng các nguồn lực quốc gia để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế này là tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo ngày càng tăng lên đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cả về những tư liệu sản xuất cũng như tư liệu tiêu dùng và có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, đảm bảo sự tiến bộ về kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy, những khái niệm về CNH sau này đều nhấn mạnh nhấn mạnh đến khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong quá trình CNH. Chính vì vậy, ngày nay ở hầu hết các nước đang thực h iện quá trình CNH đều đưa thêm thuật ngữ HĐH, thậm chí Trung Quốc thường sử dụng thuật ngữ HĐH để nói về quá trình thực hiện CNH trong giai đoạn hiện nay. Nhìn chung, có thể hiểu, trước hết, CNH là một giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội. Thứ hai, quá trình CNH là quá trình cải biến cách mạng về kinh tế - kỹ thuật tạo ra b ước phát triển nhẩy vọt của lực lượng sản xuất (LLSX), làm cho năng suất lao động xã hội ngày càng tăng, đặc biệt là trong khu vực công nghiệp chế tạo, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và làm thay đổi cơ cấu kinh tế (với tỷ trọng công nghiệp chế biến ngày càng cao). Thứ ba, quá trình CNH là sự cải biến về kinh tế - xã hội, thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển phù hợp với phương thức sản xuất công nghiệp, làm chuyển biến hệ thống thể chế kinh tế dựa trên sự phân công lao động xã hội và quốc tế ngày càng sâu sắc. Cuối cùng, CNH không chỉ tạo ra khả năng tăng trưởng cao của nền kinh tế, đảm bảo cho sự tiến bộ về kinh tế - xã hội, mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, văn hoá xã hội. Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về công nghiệp hoá vào đ iều kiện cụ thể ở nước ta, Đảng ta đưa ra quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá như sau : công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện
- các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ , quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Quan niệm trên cho thấy, quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong quá trình phát triển. Quá trình ấy không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà còn phải chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo đúng kĩ thuật và công nghệ hiện đại. Qua trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các b ước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, mà còn kết hợp thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết đ ịnh. 2.2.Một số mô hình CNH, HĐH Với từng thời kì lịch sử phát triển khác nhau xuất hiện những quan niệm về CNH khác nhau và gắn liền với những quan niệm đ ó xuất hiện các mô hình khác nhau về CNH.Trong lịch sử đã xuất hiện một số mô hình sau đây: + CNH kiểu cổ điển đã diễn ra ở các nước châu Âu từ những thế kỷ 17-18. Về cơ bản, quá trình CNH kiểu “cổ đ iển” diễn ra như “một quá trình tự nhiên”, từ thấp đến cao, từ các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp nhẹ, đến phát triển các ngành công nghiệp nặng và cuối cùng là phát triển hệ thống các ngành trong lĩnh vực dịch vụ. + CNH kiểu các nước XHCN đã diễn ra lần đầu tiên ở Liên Xô trước đây. Trong đó, dùng cơ chế kế hoạch hoá tập trung để huy đ ộng mọi nguồn lực, tiến hành quá trình CNH đất nước theo trật tự ngược lại, ưu tiên cao đ ộ cho phát triển công nghiệp nặng để từ đó trang b ị máy móc cho các ngành công nghiệp nhẹ và các ngành kinh tế khác. + CNH kiểu các nước đang phát triển diễn ra từ giữa thế kỷ 20, khi các nước thuộc địa giành được độc lập trong phong trào giải phóng dân tộc. Các quốc gia vừa giành được độc lập, với tư tưởng chủ đạo là phát triển một nền kinh tế độc lập, không bị phụ thuộc vào các
- nước tư bản phát triển, đã thực hiện mô hình CNH thay thế nhập khẩu . Nhưng do hạn chế về nhiều mặt: nguồn lực kinh tế, khoa học, công nghệ, thị trường,… sau thời kỳ tương đối thành công, nhưng ngắn ngủi, mô hình CNH này đã bắt đầu bộc lộ tính không hiệu quả. Thay vào đó, mô h ình CNH hướng về xuất khẩu được phát triển với tư tưởng cơ bản là nhằm vào thị trường thế giới. +CNH hướng về xuất khẩu: Nhờ theo mô hình phát triển hướng về xuất khẩu nhiều nước ở châu á, châu Âu và Mỹ La tinh đã trở thành các nước công nghiệp mới, các "con rồng" phát triển trong chỉ sau một thời gian ngắn, tương đương 1/5-1/6 thời gian mà các nước theo mô hình cổ điển phải trải qua. Cơ sở lý luận của mô hình CNH hướng về xuất khẩu đã hình thành từ rất sớm, song những đ iều kiện để trở thành một mô hình chỉ xuất hiện từ những năm 60-70 của thế kỷ trước, khi ở quy mô thế giới nhịp độ tăng trưởng thương mại tăng vượt bậc so với GDP +Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá mô hình CNH- HĐH theo hướng phát triển lợi thế so sánh đang tỏ ra là một mô hình phù hợp. Đây là quá trình CNH gắn chặt với quá trình thay đổi về lợi thế so sánh của một quốc gia: lợi thế tĩnh là tài nguyên thiên nhiên và giá lao đ ộng rẻ; lợi thế động là phát triển nhân lực, khoa học công nghệ, đi thẳng vào các ngành công nghiệp hiện đại. Đây là mô hình có nhiều ưu thế hiện nay và vào đầu thế kỉ tới. Nó được ứng dụng trong bối cảnh kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế. Sự xuất hiện, sự lạc hậu hay bị thay thế của một mô hình phát triển này bằng mô hình phát triển khác không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, mà bị chi phối nhiều yếu tốc khác song yếu tố chung và có vai trò quyết định nhất đó là trình độ phát triển của kinh tế thế giới nói chung, và thương mại quốc tế nói riêng. Đương nhiên, trừ những nền kinh tế "đóng" hay bị phong tỏa của các thế lực bên ngoài. Bảng 1 Thời gian cần thiết để hoàn thành quá trình CNH,HĐH ở một số nước( đơn v ị năm) Netherlands 98
- Demark 114 Belguim 75 France 104 Ireland 114 USA 54 Germany 68 Canada 41 Norway 68 Sweden 45 Japan 39 Italy 34 Venezuela 32 Spain 33 Findland 25 Portugal 36 Taiwan 20 Malaysia 26 Korea 19 2.3.CNH-HDH trong điêu kiện hiện nay Xu thế ngày nay là toàn cầu hoá, khu vực hoá đem lại cho các n ước những cơ hội và thách thức lớn lao trong phát triển kinh tế.Trong điều kiện đó đòi hỏi các n ước đang phát triển phải nhận thức một cách đúng đắn về CNH sao cho phù hợp với với đ iều kiện phát triển của nước mình và phù hợp với yêu cầu của thời đại. Mô hình CNH theo hướng xuất khẩu đã đem lại sự thành công cho một loạt các n ước đang phát triển ở châu á, châu âu, Mỹ La Tinh. Nhờ mô hình này mà các nước đó đã trở thành các nước công nghiệp mới. Ngày nay, chúng ta ví các nước đó như những "con rồng" phát triển chỉ trong một thời gian rất ngắn so với các nước đi theo mô hình cổ điển. Mô hình này
- ch ỉ thực sự có hiệu quả từ những năm 60- 70 của thế kỉ trước khi nhịp độ tăng trưởng thương mại tăng vọt so với tốc độ tăng GDP của thế giới. Để đi đến mô hình CNH theo hướng xuất khẩu chúng ta phải dựa vào lý thuyết thương mại quốc tế. Theo Adam Smith, thương mại giữa hai quốc gia dựa trên lợi thế tuyệt đối. Mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hoá vào sản xuất sản phẩm thuộc về lợi thế tuyệt đối và dùng một phần khối lượng của sản phẩm đó để trao đổi với nước khác lấy sản phẩm mà nước mình không có lợi thế sản xuất. Bằng cách này, nguồn lực sản xuất của mỗi quốc gia sẽ được sử dụng hiệu quả hơn và khối lượng các sản phẩm được sản xuất của mỗi quốc gia đều tăng lên thông qua hoạt động thương mại giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, lý thuyết của Adam Smith không lý giải được hoạt động thương mại khi một trong hai nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất tất cả các mặt hàng. David Ricardo đã đ ưa ra một lý thuyết tổng quát h ơn về thương mại. Theo ông, thương mại giữa hai nước dựa trên lợi thế tương đối. Do sự không đồng đều về lợi thế tuyệt đối, nếu mỗi n ước chuyên môn hoá vào sản xuất mặt hàng với lợi thế tuyệt đối lớn h ơn và dùng một phần để trao đổi với nước khác lấy mặt hàng với lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn thì cả hai nước sẽ đều thu được lợi ích thông qua trao đổi. Lợi thế tương đối là một khái niệm hết sức quan trọng của kinh tế học. Tuy nhiên, David Ricardo mới chỉ giải thích khái niệm này trên cơ sở lý thuyết về lao động, mà lao động ch ỉ là một yếu tố của sản xuất. Haberler đã đưa ra cách giải thích toàn diện hơn dựa trên lý thuyết về chi phí cơ hội. Tức là, một nước có lợi thế tương đối về sản xuất một mặt hàng nào đó so với nước khác khi nó có thể sản xuất mặt hàng đó với chi phí cơ hội thấp hơn các nước khác. Trên cơ sở lý thuyết về lợi thế tương đối, Heckscher và Ohlin đã phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất tiềm tàng đến thương mại và chỉ ra rằng, một nước sẽ xuất khẩu nh ững mặt hàng khi việc sản xuất chúng đòi hỏi sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó tương đối dư thừa và rẻ, đồng thời, nhập khẩu những mặt hàng khi sản xuất chúng đòi hỏi sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó tương đối hiếm và đắt. Cụ thể là, nếu một nước tương
- đối dư thừa lao động, nhưng lại thiếu vốn, thì nước đó sẽ sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cần nhiều lao động và nhập khẩu những mặt hàng cần nhiều vốn. Kết quả là thương mại quốc tế sẽ làm cho lợi nhuận tương đối cũng như tuyệt đối của cùng một loại yếu tố sản xuất giữa các nước trở nên đồng đều. Th ương mại sẽ làm giảm sự khác biệt về lương, về lãi suất giữa các nước. Tuy nhiên, lý thuyết Heckscher và Ohlin trở nên bế tắc trong tình huống là một mặt hàng vừa có thể được sản xuất với nhiều lao động ở nước có tương đối dư thừa lao động, vừa có thể được sản xuất với nhiều vốn ở nước có tương đối dư thừa vốn. Nghĩa là, tồn tại khả năng thay thế cho nhau của các yếu tố sản xuất trong sản xuất một mặt hàng. Trong thực tế, các nước vẫn có thể tiến hành buôn bán với nhau trên cơ sở lợi thế có được nhờ tăng qui mô sản xuất. Nghĩa là, nếu một nước đi vào chuyên môn hoá ở một số loại hàng hoá thì qui mô sản xuất sẽ lớn hơn và do đó hiệu quả hơn so với trường hợp sản xuất mọi loại hàng hoá, nói cách khác, lợi nhuận của sản xuất sẽ tăng theo qui mô s ản xuất. Trong thương mại quốc tế ngày nay, cùng với sự phát triển thương mại giữa các ngành, lĩnh vực sản xuất, thương mại trong một ngành, một lĩnh vực đang tăng lên rất nhanh. Những cơ cở chủ yếu để phát triển thương mại trong một ngành, lĩnh vực, một là , do sự phát triển nhanh và đa dạng của nhu cầu tiêu dùng, trong khi năng lực sản xuất của các nhà sản xuất, các quốc gia chỉ có hạn họ cần tìm kiếm trong hệ thống phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc và chi tiết những ngành, lĩnh vực thậm chí từng sản phẩm mà có thể cho lợi nhuận cao; hai là, cạnh tranh quốc tế buộc các nhà sản xuất phải hạ thấp chi phí cho một đơn vị sản phẩm bằng tăng qui mô sản xuất và phân chia “dây chuyền sản xuất” sản phẩm ( giữa các nhà sản xuất, giữa các n ước ) để khai thác tối đa lợi thế so sánh sản xuất và vận chuyển. Chẳng hạn, trong sản xuất các mặt hàng điện tử – tin học, các nước phát triển thường tập trung vào các “công đoạn” sản xuất cần nhiều vốn và công nghệ hiện đại, như nghiên cứu phát triển sản phẩm, cung cấp linh kiện và thiết bị sản xuất. Trong khi đó, các nư ớc đang phát triển, với lợi thế về lao động rẻ có kỹ năng tương đối thấp, thường tập trung vào khâu gia công, lắp ráp các sản phẩm điện tử. Các hãng cũng có thể bố trí các cơ sở sản xuất của mình ở những nơi gần
- thị trường tiêu thụ hoặc để tránh những hàng rào thuế quan. Những mô hình thương mại này cũng đang tạo điều kiện cho các nước kém phát triển tham gia vào nền sản xuất và thương mại ở phạm vi thế giới. Tuy nhiên trên thực tế thì mô hình CNH theo hướng xuất khẩu không đem lại kết quả giống nhau cho các nước áp dụng. Các nhà ngiên cứu chia các nước áp dụng mô hình CNH này thành hai nhóm đ ó là: Một là, nhóm các nước áp dụng mô hình CNH hướng về xuất khẩu chủ yếu dựa vào xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp (nông sản và các sản phẩm khai khoáng). Trường hợp này đã dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên, không nâng cao được trình độ kỹ thuật và cải thiện năng lực cạnh tranh quốc tế. Chẳng hạn như Nigieria (1960- 1970) được xem là trường hợp điển hình của “căn bệnh Hà Lan” Hai là, nhóm các nư ớc áp dụng mô hình CNH hướng về xuất khẩu chủ yếu dựa vào thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thứ cấp (các sản phẩm của công nghiệp chế biến). Trong nhóm này, các nư ớc dựa vào khai thác lợi thế trong nước ( về tài nguyên và lao động ) để phát triển các ngành công nghiệp chế biến như dệt may, chế biến thực phẩm, điện tử dân dụng,… Chính mô hình CNH này đã mang lại thành công ở các n ước thực hiện CNH muộn, điển hình là nhóm NIEs. Trong mô hình CNH hướng ra xuất khẩu, các nước thực hiện mô hình này xuất khẩu hàng hoá chủ yếu phụ thuộc vào thoả thuận lẫn nhau thông qua các rào cản về thương mại như là hạn ngạch, thuế quan...làm cho quá trình phát triển thương mại quốc tế bị hạn chế rõ rệt và hiệu quả thương mại bị giảm sút. Các nước tiến hành CNH theo mô hình này xuất khẩu thu ngoại tệ và dùng ngoại tệ đó để nhập khẩu máy móc thiết bị nâng cao khả năng công nghệ trong nước. Tuy nhiên nh ư đã nói ở trên, do những rào cản thươn g mại nên việc nhập khẩu các loại máy móc thiết bị này không phải lúc nào cũng dễ dàng do có một số máy móc thết bị nằm trong danh mục hàng hạn chế xuất khẩu...Chính những cản trở về thương mại như vậy có thể dẫn đến việc sản xuất hàng hoá quá nhu cầu gây ra tình trạng ế thừa hàng hoá, hạn chế phát triển công nghệ của một số nước, khai thác cạn kiệt tài nguyên...Đây chính là một trong nh ững nguyên nhân có tính quyết định của sự phát triển không bền vững kéo theo những
- khủng hoảng khó lường như cuộc khủng hoảng tài chính châu á năm 1997 đã cho thấy mô hình CNH theo hướng xuất khẩu đã không còn phù h ợp với giai đoạn mới khi thế giới kết thúc đối đầu chuyển sang đối thoại. Tuy nhiên, mô hình CNH hướng ra xuất khẩu không còn hoàn toàn phù hợp với giai đoạn hiện nay- giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách sâu sắc với tốc độ chóng mặt. Hàng rào thương mại ngày càng được rỡ bỏ. Điều đó được thể hiện bởi sự ra đời của hàng loạt các tổ chức thương mại tư do như WTO, NAFTA, AFTA,...Quan hệ thương mại ngày nay không còn phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các quốc gia thông qua hạn ngạch, thuế quan, hay các rào cản thương mại truyền thống khác mà được điều tiết bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Nhờ đó đem lại những cơ hội và thách thức vô cùng lớn kích thích sự phát triển đi lên của nền kinh tế từng nước nói riêng và thế giới nói chung. CNH hoá đúng đắn ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường mở, toàn cầu hoá, khu vực hoá là phát triển CNH theo hướng phát huy lợi thế so sánh bao gồm cả lợi thế so sánh tĩnh và lợi thế so sánh động. Phát triển lợi thế so sánh tĩnh là dựa vào lợi thế về tài nguyên chưa được khai thác, giá nhân công rẻ, nguồn lao động phong phú, xuất khẩu các hàng hoá: tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, các sản phẩm nông, lâm, thuỷ, hải sản, phát triển các ngành công nghiệp nhẹ: công nghiệp chế biến, dệt may, da giầy...Đồng thời nhập khẩu máy móc trang thiết bị, dây chuyển công ngh ệ hiện đại của các nước phát triển- các nước đã thực hiện thành công quá trình CNH đất nước để nâng cao năng suất lao động trong nước nhờ đó tạo ra các lợi thế so sánh về một số mặt hàng để có thể hướng ra xuất khẩu tăng thu ngoại tệ tích luỹ cho quá trình CNH, HĐH. Đây là giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước nhằm nâng cao tích luỹ phục vụ cho giai đoạn sau. Phát huy lợi thế so sánh động.Trong điều kiện hiện nay, tỷ trọng các ngành sản xuất xuất khẩu chủ yếu là nông lâm thuỷ sản, sản phẩm công nghiệp nhẹ, còn các sản phẩm công nghiệp nặng chế tạo máy móc phục vụ cho sản xuất chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, c ác ngành công nghệ cao nh ư công nghệ thông tin đóng góp gần nh ư bằng không nếu chưa muốn nói là
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án "Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nước ngoài"
43 p | 814 | 300
-
Luận văn "Một số giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN"
63 p | 403 | 185
-
Đồ án tốt nghiệp "Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nước ngoài"
42 p | 431 | 177
-
Luận văn tốt nghiệp “Các giải pháp xúc tiến, khuếch trương nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư vào Khu Công Nghiệp Song Khê-Nội Hoàng tỉnh Bắc Giang”
57 p | 374 | 152
-
Đề tài "Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nước ngoài"
42 p | 410 | 151
-
Luận văn "Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nước ngoài"
42 p | 281 | 81
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM, MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NÀY
96 p | 290 | 71
-
luận văn:Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh
121 p | 179 | 60
-
Đề tài: “Các giải pháp xúc tiến, khuếch trương nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư vào Khu Công Nghiệp Song Khê-Nội Hoàng tỉnh Bắc Giang”
50 p | 187 | 38
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
40 p | 139 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển điện ảnh Việt Nam đến năm 2010
0 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La
98 p | 75 | 11
-
Luận văn Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện đường lối CNH,
95 p | 84 | 8
-
Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Kinh tế: Một số vấn đề về chiến lược huy động nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế Campuchia trong những năm trước mắt
154 p | 43 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Ban đầu tư Xây dựng thị xã Sơn Tây
20 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
124 p | 9 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các nguồn vốn đầu tư đến phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương
126 p | 37 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La
104 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn