intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Chia sẻ: Pham Ly | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:160

86
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự cần thiết của đề tài Khi đánh giá những thành tựu kinh tế đã đạt được, chúng ta không thể không nhắc đến sự đóng góp rất to lớn của hoạt động ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng. Với ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi... nước ta càng có điều kiện để phát triển nền kinh tế quốc dân, trong đó xuất khẩu hàng công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu của nước ta đã...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO

  1. LUẬN VĂN: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO
  2. Lời mở đầu Sự cần thiết của đề tài Khi đánh giá những thành tựu kinh tế đã đạt được, chúng ta không thể không nhắc đến sự đóng góp rất to lớn của hoạt động ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng. Với ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi... nước ta càng có điều kiện để phát triển nền kinh tế quốc dân, trong đó xuất khẩu hàng công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu của nước ta đã có những bước tiến thay đổi đáng kể cả về lượng và chất và khẳng định được vị trí xứng đáng của mình trong phát triển kinh tế của đất nước. Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng cao: năm 1996 mới chỉ đạt 7,3 tỷUSD, chiếm khoảng 30%/GDP, trong đó tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu là 29%; đến năm 2006 đã lên tới gần 40 tỷ USD, chiếm trên 70%/GDP, trong đó tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm khoảng 43%. Đây có thể coi là những thành quả đáng khích lệ ban đầu góp phần làm nên thành công của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ; Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã làm nên một cuộc cách mạng thay đổi về chất mang tính toàn cầu, chuyển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp và tiếp đến là xã hội trí tuệ, ở đó biên giới giữa các quốc gia gần như không còn. Tự do hóa thương mại song phương và đa phương đang trở thành xu hướng phát triển của thời đại, trong đó các quan hệ thương mại H-H, H-T-H diễn ra trên thị trường truyền thống buộc phải nhường chỗ cho những sản phẩm “mềm”, có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao diễn ra trên thị trường “ảo” nhờ có sự hỗ trợ của Internet. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương: “...tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, tạo điều kiện để tiếp tục đưa nước ta tiến nhanh và vững chắc hơn, đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Trước yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế, việc
  3. đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Bởi, nó góp phần quan trọng cho việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một cách nhanh chóng và tạo điều kiện thuận lợi nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Lẽ dĩ nhiên, khi bước vào sân chơi toàn cầu, nước ta phải thực hiện những cam kết của mình, phải chấp nhận một cuộc chiến không cân sức, ở đó có biết bao cơ hội có thể tận dụng, đan xen muôn vàn thách thức, muôn vàn rào cản cần phải vượt qua. Việc phân tích và đánh giá đúng thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam để tìm ra những giải pháp phù hợp với yêu cầu phát triển mới của đất nước là vấn đề mang tính thời sự, đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu một cách nghiêm túc, tạo điều kiện cho hàng công nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường khu vực và thế giới một cách có hiệu quả, tạo đà cho đất nước đi lên với thế và lực mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)" sẽ là một việc làm cần thiết và có ích. 2 - Tình hình nghiên cứu Khi nói đến thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng công nghiệp nói riêng của Việt Nam, các nhà khoa học, các nhà kinh tế học đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này theo cách riêng của mình. 2.1 Tài liệu tiếng Việt 2.1.1 Bộ Thương mại (2004) “Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia về Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Hà Nội. Trong đó, 65 nhà khoa học đã trình bày quan điểm riêng của mình về một khía cạnh nào đó của xuất nhập khẩu hàng công nghiệp và đề xuất các hướng giải quyết khác nhau góp phần làm cho thương mại Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chẳng hạn như: Tác giả Nguyễn Thành Hưng trong đề tài“Một số trường hợp thực tế đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thương mại quốc tế”, đã trình bày một số vấn đề bức xúc mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải khi tham gia vào thị trường quốc tế như: vấn đề chống bán phá giá, đăng ký
  4. thương hiệu ở nước ngoài, ghi nhãn hàng hóa, đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thương trường... 2.1.2 GS. Viện sỹ Đặng Hữu (2004) “Kinh tế tri thức, thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, đã phân tích tác động của kinh tế tri thức đối với sự phát triển của Việt Nam; đề xuất các phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời gian tới và coi đây là cơ hội lớn để nước ta rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là động lực quan trọng đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. 2.1.3 TS. Nguyễn Văn Hồng (2005) “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương (số 13), đã trình bày 8 giải pháp vi mô mà các doanh nghiệp cần thực hiện để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hóa thành công trong điều kiện Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế quốc tế như: Đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường nước ngoài, thị trường trong nước một cách có hệ thống, nắm vững nguồn hàng xuất khẩu... 2.1.4 Ngô Chung Khanh (2006), “Tiến triển vòng đàm phán DOHA từ Hội nghị Bộ trưởng Hồng Kông”, Tạp chí Kinh tế Thế giới, Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Bộ Thương mại, (số 2+3), đã đề cập đến những diễn biến mới của Vòng đàm phán DOHA, vấn đề tiếp cận thị trường hàng phi nông sản (NAMA), nguyên nhân đổ vỡ của Vòng DOHA mang lại nhưng cơ hội và thách thức gì đối với các nước đang phát triển trước sự bảo hộ của các nước phát triển, trong đó có Việt Nam. 2.1.5 TS. Nguyễn Văn Lịch, TS. Nguyễn Anh Tuấn (2005), “Giáo trình Kinh tế Đối ngoại Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, đã phân tích về tình hình xuất nhập khẩu, chính sách ngoại thương của Việt Nam qua các thời kỳ, định hướng phát triển xuất nhập khẩu đến năm 2010, Việt Nam đã thực hiện các cam kết quốc tế trong thời gian qua như thế nào...
  5. 2.1.6 Bùi Thị Lý (2003), “Điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại hàng hóa của Việt Nam để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới”, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, đã phân tích và đánh giá thực trạng về chính sách thương mại hàng hóa của Việt Nam, tìm ra những điểm chưa phù hợp so với các quy định của WTO và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách này để gia nhập WTO. 2.1.7 Trang website của Chính phủ www.chinhphu.vn/portal/page đã tóm tắt cơ bản cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Đây có thể coi là căn cứ cơ bản để Chính phủ Việt Nam có định hướng phát triển đúng đắn trong thời gian tới. 2.2 Tài liệu tiếng Anh 2.2.1 Do Duc Dinh (2007), “Vietnam’s Competitiveness”, Economic Review, (No149), đã nêu 4 nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian qua, đó là: nền kinh tế nước ta dựa vào thay thế nhập khẩu nhiều hơn là hướng về xuất khẩu nên đã dẫn đến tình trạng nhập siêu triền miên; hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư rất thấp; lợi thế so sánh của đất nước không được khai thác có hiệu quả; khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như hàng xuất khẩu Việt nam còn kém. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị cho vấn đề này như: cần xây dựng thể chế của nền kinh tế thị trường; xóa bỏ độc quyền và các loại bảo hộ... 2.2.2 Websites: www.ven.org.vn; http://vibforum.vcci.com.vn Nhìn chung, những đề tài nghiên cứu trên đều đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau liên quan đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và coi đó như là một trong những động lực, những định hướng quan trọng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam ra thị trường quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, những công trình đó mới chỉ dừng lại ở góc độ đánh giá, phân tích những vấn đề có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và đề xuất những giải pháp khác nhau nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam ra thị trường toàn cầu trước khi gia nhập WTO, chứ chưa đi sâu phân tích và đánh giá tổng thể về việc Việt Nam đã và sẽ làm gì và phải làm như thế nào để hàng
  6. công nghiệp của mình có thể thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới một cách có hiệu quả sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Và cho đến giờ cũng chưa có một cuốn sách nào viết về đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ” một cách tổng thể và sâu sắc. 3 - Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục tiêu: Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO  Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn quyết định việc Việt Nam phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp - Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua, tìm ra những điểm mạnh nào cần phát huy, những điểm nào còn bất cập, chưa phù hợp về chính sách thuế, phi thuế và một số chính sách khác đối với hoạt động xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam so với các qui định của WTO về thương mại hàng hóa , gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này trong bối cảnh mới. - Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO 4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu và đánh giá tình hình xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam - Đề xuất những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO  Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu của 4 mặt hàng công nghiệp chế tạo có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam
  7. - Thời gian nghiên cứu: Chủ yếu từ năm 1996, đây là mốc thời gian Việt Nam phải thực hiện cam kết AFTA và mục tiêu mà Đại hội VIII của Đảng đã đề ra. 5- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê; phương pháp so sánh trên cơ sở phân tích và tổng hợp các số liệu thực tế trên sách, báo, tạp chí... 6- Dự kiến những đóng góp mới của luận văn  Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn quyết định việc Việt Nam phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp.  Luận văn đi sâu phân tích và đánh giá tổng thể về thực trạng xuất khẩu 4 mặt hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam giai đoạn từ 1996 đến năm 2006 - thời điểm chính thức gia nhập WTO của Việt Nam, từ đó tìm ra những điểm còn bất cập, những điểm chưa phù hợp về chính sách thuế, phi thuế và một số chính sách khác đối với hoạt động xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam so với các quy định của WTO về thương mại hàng hóa, cũng như điều kiện phát triển của đất nước và của ngành công nghiệp, gây cản trở đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới.  Tác giả xin dề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp của Việt Nam sau khi gia nhập WTO. 7- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, bảng biểu, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng hóa Chương II: Xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam – Chính sách và thực tiễn hoạt động Chương III: Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO
  8. Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng hóa 1.1 Khái niệm xuất khẩu Khái niệm xuất khẩu ra đời khi kinh tế thị trường hình thành và phát triển, nó gắn liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới:  “Xuất khẩu là việc đưa hàng hoá từ nước này sang nước khác. Xuất khẩu hàng hoá bắt nguồn từ sự phân công lao động quốc tế và sự tồn tại của thị trường ngoài nước.” Nhưng dưới chế độ TBCN thì xuất khẩu lại được hiểu theo một góc độ khác: “Xuất khẩu hàng hoá bị dùng làm thủ đoạn bóc lột những nước kém phát triển bằng cách trao đổi không ngang giá, bị các nước lớn dùng làm thủ đoạn nô dịch các nước nhược tiến về chính trị” (1).  “Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài”(2)  “Xuất khẩu là sự luân chuyển hàng hoá ra nước ngoài theo những thoả thuận giữa các đối tác với nhau về pháp lý, phong tục, điều kiện kinh tế (bao gồm: chất lượng, kỹ thuật…) và thông lệ quốc tế mà đôi bên đã thoả thuận” (3) Như vậy, ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng là một hoạt động kinh tế đã có từ lâu. Cùng với thời gian và sự tiến bộ của xã hội, hoạt động ngoại thương đã có những thay đổi đáng kể, chuyển từ phương thức trao đổi H-H trong xã hội nô lệ và phong kiến sang H-H hay H-T-H trong thời đại tư bản chủ nghĩa. Khi sản xuất đã được quốc tế hóa, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hóa với bên ngoài. Hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh đó không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là trao đổi, buôn bán với bên ngoài, mà thực chất là cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác tham gia vào phân công lao động quốc tế như: đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, liên kết kinh tế... Dưới tác động của toàn cầu hóa (TCH) và hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT), nhiều tổ chức thương mại toàn cầu và liên khu vực đã ra đời như: GATT/WTO; EU; ASEAN; APEC..., kèm theo đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ và kỹ thuật hiện đại, nó đã làm nên
  9. một cuộc cách mạng thay đổi về chất mang tính toàn cầu, trong đó các quan hệ thương mại H-H, H-T-H buộc phải nhường chỗ cho những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao diễn ra trên thị trường “ảo” nhờ có sự hỗ trợ của Internet. Như vậy, sự ra đời của ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng là kết quả của sản xuất phát triển, đồng thời ngoại thương lại là tiền đề cho sự phát triển của sản xuất. * Điều kiện để ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng ra đời, tồn tại và phát triển là: - Có sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ, kèm theo đó là sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp; - Sự ra đời của Nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nước Kinh nghiệm của các nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá cho thấy những thành tựu của các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Singapore… đã được cả thế giới thừa nhận, mà điều này sẽ không thể có được nếu không có chính sách mở cửa của họ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công này là họ đã thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hướng về xuất khẩu, năng động và hiện đại; nhận thức được mối quan hệ hữu cơ giữa kinh tế trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài để khai thác tối đa mọi lợi thế so sánh của đất nước thông qua phân công lao động quốc tế. 1.2 Vai trò của xuất khẩu trong phát triển kinh tế của đất nước Cùng với tiến trình hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế (TMQT) là một bộ phận quan trọng gắn liền với tiến trình hội nhập và lợi thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và quốc tế. Vì vậy, việc đẩy mạnh giao lưu TMQT nói chung và thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá nói riêng là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia, bởi sự đóng góp của nó trong phát triển nền kinh tế quốc dân là rất lớn. Qua bảng 1.1 có thể thấy, xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP, nó thể hiện mức độ mở cửa và quan hệ kinh tế với bên ngoài của các nước. Hơn nữa, tốc độ tăng của GDP gắn liền với tốc độ tăng của xuất khẩu, đồng thời
  10. cũng gắn liền với chính sách đầu tư vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Cụ thể là trong thời kỳ 1970-1980 xuất khẩu trên thế giới tăng 4%/năm, trong khi đó GDP của toàn thế giới tăng 3.9%/năm, sang thời kỳ 1980-1995, xuất khẩu phát triển hơn trước tăng 5.3% năm, GDP chỉ tăng 2.4%/năm(4). Chẳng hạn, tốc độ tăng GDP của Trung Quốc giai đoạn 1995-2000 là 8,3%/năm, trong khi đó tốc độ tăng của xuất khẩu là 13,76%/năm(5). Vì vậy có thể nói thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá là một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia, các dân tộc. Bảng 1.1: Mức độ mở cửa thương mại (%GDP) Tên nước Xuất khẩu Nhập khẩu 1990 2004 2006 1990 2004 2006 Mỹ 9,2 9,8 11,8 10,6 15,1 12,7 Trung Quốc 14,8 39,7 39,9 12,0 36,7 29,9 Nhật Bản - 11,9 15,6 - 8,9 13,7 Ân Độ 7,2 17,9 38,1 9,4 20,7 40,2 Thái Lan 36,6 69,6 63,4 45,2 65,5 62,1 Việt Nam 32,6 67,3 69,8 30,9 74,6 70,5 Nguồn: Lê Bộ Lĩnh (2006), Kinh tế chính trị thế giới 2005 và dự báo 2006, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội; Thời báo kinh tế Việt Nam 2005-2006; Internet. 1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có vốn và thu hút vốn, kỹ thuật từ bên ngoài nhiều nhất. Với một nước có trình độ phát triển thấp và hội nhập vào nền kinh tế thế giới muộn hơn so với các nước khác như Việt Nam, con đường nhanh nhất để phát triển kinh tế là thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN), vay nợ,
  11. nhận viện trợ, xuất khẩu... Thế nhưng, việc đi vay sẽ làm cho nước ta bị phụ thuộc vào bên ngoài do phải trả nợ, nên mở rộng giao lưu quốc tế trong thương mại, tận dụng tối đa mọi nguồn lực nhằm thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của đất nước có thể coi là giải pháp chuẩn mực tối ưu. Bảng 1.2: Nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam trong thời gian qua Đơn vị: Triệu USD Năm XK ODA FDI Kiều hối (vốn giải ngân) (vốn thực hiện) 1991-1995 17156 2394 7200 848 1996-2000 51825 6100 12360 4776 2001-2005 110830 7900 14300 13620 Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX và X; Thời báo kinh tế Việt Nam 2005-2006; Tạp chí Economic Review (2007), No 2. Theo bảng 1.2: nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu giai đoạn 1991-1995 tăng gấp gần 2 lần so với nguồn thu từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cộng lại. Bước sang giai đoạn 2001-2005, con số này còn lớn hơn nhiều, tăng gấp gần 5 lần so với tổng 2 nguồn còn lại. Bởi vậy, xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của ngoại thương, là phương tiện thúc đẩy kinh tế phát triển, là chiếc cầu nối để xây dựng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại... Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu, cũng như tạo cơ sở cho phát triển hạ tầng...phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước là mục tiêu chiến lược rất quan trọng, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. 1.2.2 Xuất khẩu làm chuyển dịch nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH, thúc đẩy sản xuất phát triển Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ (KH-CN) hiện đại, của
  12. toàn cầu hóa (TCH) và hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT). Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới là tất yếu đối với nước ta. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: (2)  Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa, tức là xuất khẩu những gì ta có.  Coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất nhằm xuất khẩu những gì mà thị trường thế giới cần. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ để tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ sự dư thừa của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé về qui mô và tăng trưởng chậm chạp. Còn theo quan điểm thứ 2 thì hoạt động xuất khẩu chính là xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển hay nói cách khác, đất nước sẽ hình thành những ngành kinh tế hướng xuất khẩu. Những ngành kinh tế đó phải có kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để hàng hoá khi tham gia vào thị trường thế giới có đủ sức cạnh tranh và mang lại lợi ích quốc gia. Theo quan điểm này, đây chính là giải pháp làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ theo hướng có lợi hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bởi lẽ: - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi, tạo nên sự phát triển hài hòa giữa các ngành kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ. (Xem bảng 1.3) Bảng 1.3: Sự đóng góp của các ngành trong GDP Đơn vị: Tỷ đồng; % 1990 1995 2000 2005 * Ngành Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu kinh tế
  13. Công 9513 22,67 65820 28,76 162220 36,73 19,28 41,03 nghiệp Nông 16252 37,74 62219 27,18 108356 24,583 9,82 20,89 nghiệp Dịch vụ 16190 38,59 100853 44,06 171070 38,74 17,9 38,08 Nguồn: Niên giám Thống kê 2002, Nxb Thống kê Hà Nội 2003; Thời báo kinh tế Việt Nam 2005-2006 Chú thích: *- Giá trị tính bằng tỷ USD Như đã phân tích ở trên, tốc độ tăng của GDP gắn liền với tốc độ tăng của xuất khẩu, đồng thời cũng gắn liền với chính sách đầu tư và làm hàng xuất khẩu. Thực tế cho thấy: tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP đã giảm dần, nhường chỗ cho sức bật của hàng công nghiệp và dịch vụ, một trong những điều kiện tiên quyết cho nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại. Nếu như năm 1990, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 37,74%/GDP và 47,5%/XK, thì đến năm 2000 tỷ trọng này đã giảm xuống còn 24,58%/GDP và 30,1%/XK. Trong khi đó, tỷ trọng công nghiệp trong GDP và trong xuất khẩu tăng rất nhanh tương ứng từ 22.67%/GDP và 42%/XK lên 36.73%/GDP và 70.9%/XK. - Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định ở các vùng kinh tế trong cả nước, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm. Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế vùng, nước ta đã có các biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế vùng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, như: phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng rừng, trồng cây công nghiệp... nhằm tạo nguồn nguyên liệu, cũng như khai thác có hiệu quả tiềm năng sẵn có của đất nước. - Xuất khẩu là nhịp cầu cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia. - Xuất khẩu là phương tiện quan trọng thu hút vốn, kỹ thuật và công nghệ từ bên ngoài nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, hình thành một năng lực sản xuất mới. Nếu như năm 1995 khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 73%/XK, thì
  14. đến năm 2005 con số này đã giảm xuống chỉ còn 43%/XK; trong khi đó, khu vực có vốn ĐTNN có sức tăng vượt trội tương ứng từ 27%/XK lên 57%/XK. - Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của nước ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới, nên cần phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất mới, thích nghi được với sự thay đổi của thị trường theo hướng giảm dần tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp và tăng nhanh những sản phẩm có hàm lượng khoa học, công nghệ và chất xám cao, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình CNH-HĐH. - Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện phương pháp quản trị sản xuất kinh doanh theo qui luật của cạnh tranh. Tính qui luật của sự thay đổỉ cơ cấu là chuyển dần từ sản phẩm sử dụng nhiều lao động không cần tay nghề cao sang các sản phẩm sử dụng nhiều lao động lành nghề có trình độ chuyên môn hoá cao như: điện tử, ô tô. Chính qui luật của sự thay đổi ấy là yếu tố quan trọng kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH. Bảng 1.4: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Đơn vị: % ; 1000 người Ngành 2000 2003 2005 Nông nghiệp 24481 24443 42710 Tỷ trọng 65,1 60,3 56,8 Công nghiệp 4930 6671 7645 Tỷ trọng 13,1 16,5 17,9 Dịch vụ 8199 9460 10806 Tỷ trọng 21,8 23,2 25,3 Tổng 37610 40574 42710 Tỷ trọng 100 100 100 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 2005-2006
  15. Như vậy, số lượng lao động trong ngành công nghiệp còn quá nhỏ bé so với lượng lao động làm việc trong các lĩnh vực khác. Đó là một yếu điểm cần phải khắc phục để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế thế giới. (Xem bảng 1.4, 2.7) Có thể nói, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH có ý nghĩa hết sức to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Mặc dù nó không được lượng hoá bằng tiền, song sự tác động của nó trong nền kinh tế quốc dân là vô cùng to lớn. 1.2.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người lao động Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập cao. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Với một đất nước có tỷ lệ dân số sản xuất hàng hóa theo phương pháp thủ công cao như Việt Nam, thì việc tiếp thu và vận dụng khoa học- kỹ thuật tiên tiến từ bên ngoài trong phát triển kinh tế nói chung và sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, khi mức sống của người dân được cải thiện, hoạt động thương mại trong nước sẽ trở nên sôi động hơn, thị trường nội địa phong phú hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển. Hơn nữa, xuất khẩu cũng tác động tích cực tới trình độ tay nghề, thay đổi thói quen của người sản xuất hàng xuất khẩu nhằm tạo nên những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Đó là một trong những lý do mà Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập đến vấn đề con người và coi con người là nhân tố có tính chất quyết định hàng đầu đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức nước nhà. Một số kết quả dưới đây sẽ phần nào chứng minh được điều đó: (6) - GDP/người và XK/người tăng nhanh tương ứng là 289 USD và 76 USD năm 1995, lên 402 USD và 176 USD năm 2000, năm 2005 còn cao hơn đạt 637 USD và 388 USD.
  16. - Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm dần từ 6.4% năm 2000 xuống còn 5,3% năm 2005 - Tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,1% năm 2000 lên 17,9% năm 2005; tỷ trọng lao động đã qua đào tạo tăng từ 20% năm 2000 lến 25% năm 2005. 1.2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước. Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một hoạt động của kinh tế đối ngoại. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế... và chính các quan hệ này lại tạo tiền đề cho sự mở rộng của xuất khẩu. Như vậy, chúng ta có thể thấy các nước áp dụng chính sách phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu khởi đầu với tỷ lệ XK/GDP tương đối cao. Phần lớn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các nước này là nhờ vào xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến. Điều thú vị ở đây là những nền kinh tế càng ‘mở’ thì lại càng có khả năng tăng trưởng tốt hơn và ổn định hơn nhờ có thị trường xuất khẩu rộng mở, nhờ những kỹ năng và kinh nghiệm học hỏi được khi tham gia vào thương mại quốc tế. Chính vì thế, từ năm 1986, xuất khẩu đã được đưa thành một trong ba chương trình kinh tế lớn của cả nước, trên cơ sở thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại với việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như: thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học-kỹ thuật... Công cuộc đổi mới của nước ta trong những năm vừa qua đã mở đường cho sự chuyển đổi nền kinh tế nước nhà đi vào quĩ đạo của sự phát triển đầy ngoạn mục. Một trong những nhân tố tạo nên điều kỳ diệu ấy là sự đóng góp rất to lớn và quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại như: việc tham gia vào ASEAN/AFTA năm 1995, APEC năm 1998 và WTO năm
  17. 2006 đã tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút ĐTNN, ODA, góp phần quan trọng cho việc thu hút nguồn ngoại tệ lớn. 1.2.5 Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước một cách nhanh chóng Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm chấn động cả thế giới. Nó đã tạo ra một sự chuyển đổi rất quan trọng của nền kinh tế thế giới từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Đồng thời, sự vận hành của các quan hệ kinh tế quốc tế cũng trở nên linh hoạt hơn, các qui trình từ khoa học-kỹ thuật, công nghệ đến sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng được rút ngắn. Chính vì vậy, mở cửa nền kinh tế, hội nhập với bên ngoài nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa là nhu cầu cấp thiết của mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Đây là cơ hội tốt để các nước này thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với các nước công nghiệp đi trước. Để trở thành các nước phát triển hay các nước NIEs như ngày nay thì Châu Âu đã phải trải qua khoảng 200 năm; trong khi đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... đã “đi tắt” và chỉ mất khoảng từ 40-60 năm trong việc thực hiện quá trình CNH-HĐH hướng vào xuất khẩu trên cơ sở khai thác tối đa nội lực của mình. Điều đó cho phép rút ra một kết luận rằng thực hiện quá trình CNH-HĐH “rút ngắn” dựa vào xuất khẩu là một phương châm hiện thực và rất khả thi (8). (Xem bảng 1.5) Bảng 1.5: Chỉ số kinh tế tri thức của các nước năm 2002 Tỷ lệ Chỉ Trình Số thuê Số máy Số cán Chi Tên nước học cao số sẵn độ tính cá bộ R&D/ bao đẳng sàng công Internet/ nhân/ R&D/1 GDP trở lên điện nghệ 1000 dân 1000 dân vạn (%) % tử dân
  18. G7 59,6 - - 5,97 5,7 35 2,27 Hàn Quốc 66 4,88 0,67 4,62 5,2 16 2,82 Trung Quốc 6 3,1 0,30 0,52 2,5 6,5 0,66 Malaixia 11 4,29 0,40 3,35 4,23 4 0,24 Thái Lan 30 3,53 0,34 2,29 3,12 5 0,13 Indonesia 28 3,27 0,30 1,17 2,83 6 0,22 Việt Nam 11 2,42 0,12 0,52 2,19 6 0,52 Nguồn: Đặng Hữu (2004), “Kinh tế tri thức-thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Chính vì thế, Văn kiện Đại hội X của Đảng đã khẳng định rõ hơn: “Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh”; “tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp đã qua chế biến có giá trị tăng thêm cao, giàu hàm lượng công nghệ, có sức cạnh tranh cao ...” nhằm “đưa đất nước về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Như vậy, xuất khẩu được coi là có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu này, bởi, nó không chỉ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, mà còn tạo ra những tiền đề cần thiết cho Việt Nam tiến tới một xã hội phát triển cao hơn thông qua việc khuyến khích và tạo thuận lợi cho phát triển các ngành công nghệ cao nhờ “đi tắt, đón đầu” những thành quả của văn minh nhân loại. Một minh chứng cụ thể: Năm 2000 mới có 3 sản phẩm công nghiệp đạt KNXK trên 1 tỷ USD với tổng giá trị là 6,86 tỷ USD, đến năm 2005 tăng lên 5 sản phẩm với tổng giá trị là 16,78 tỷ USD, chiếm gần 50%/KNXK, gấp hơn 2 lần tổng KNXK của cả giai đoạn 1986-1990, trong đó phải kể đến sự vươn lên của hàng linh kiện điện tử (LKĐT)& máy tính với KNXK đạt gần 2 tỷ USD năm 2006 tăng gấp hơn 20 lần so với năm 1996. Đây có thể coi là một trong những thành quả rất đáng khích lệ, là căn cứ để khẳng định Việt Nam cũng có thể thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
  19. 1.3 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa Khi tham gia vào TMQT, các nhà xuất khẩu phải hoạt động trong một môi trường kinh doanh rất phức tạp, ở đó có những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao thương của họ. Trong các thành phần của môi trường này, môi trường nước ngoài có vị trí quan trọng đặc biệt và có vai trò quyết định đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. 1.3.1 Môi trường nước ngoài Môi trường nước ngoài là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp khi họ thâm nhập vào thị trường mục tiêu. Các yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lời hay rủi ro cho các nhà kinh doanh. 1.3.1.1 Tình hình chính trị-pháp luật Các quyết định kinh doanh chịu tác động mạnh mẽ trước sự thay đổi của môi trường chính trị - pháp luật ở nước nhập khẩu. Môi trường này được tạo ra từ các luật lệ, các cơ quan công quyền và những nhóm áp lực gây ảnh hưởng và ràng buộc tới mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Ổn định chính trị là yếu tố hấp dẫn các doanh nghiệp đến với thị trường, là điều kiện quan trọng để duy trì sự ổn định về kinh tế-xã hội, đảm bảo đường lối phát triển nhất quán, hạn chế sự tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh XNK. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các đạo luật, các chính sách, các thể chế ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh doanh của họ ở nước ngoài, cũng như phải tôn trọng thực hiện các quy định đó, cho dù chúng có xung đột hay mâu thuẫn với các quy định của nước mình và/hoặc của tổ chức quốc tế mà cả hai là thành viên hay không. Chẳng hạn, WTO có quy định riêng dành cho các nước có chung đường biên giới; có những ưu đãi đặc biệt dành cho các nước đang và chậm phát triển; không áp đặt cụ thể việc xây dựng chính sách pháp luật của từng nước... Bởi, mỗi nước đều có đặc điểm riêng, sắc thái xã hội riêng, cũng như môi trường kinh
  20. doanh riêng, kèm theo đó là môi trường chính trị-pháp luật độc lập phù hợp với điều kiện phát triển nước họ. Hiểu rõ pháp luật nước nhập khẩu chính là để bảo vệ quan hệ giữa các công ty với nhau; bảo vệ người tiêu thụ tránh được các giao dịch không bình đẳng; bảo vệ lợi ích của xã hội tránh được những hành vi sai lệch vì hầu hết các công ty đều không muốn hứng chịu những phí tổn xã hội trong hoạt động sản xuất hoặc trong sản phẩm của họ nhằm đạt tới lợi nhuận tối đa. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã phải gánh chịu những rủi ro, mất mát không đáng có do không nắm vững những quy định của luật pháp nước sở tại, dẫn đến tình trạng kiện tụng không cần thiết như: các quy định về môi trường, về nhãn mác, về chống bán phá giá. Bên cạnh đó, tính hiệu lực trong thực hiện, cũng như sự công khai, minh bạch của các chính sách pháp luật của nước nhập khẩu cũng là mối quan tâm rất lớn của các nhà xuất khẩu, vì đó là chỗ dựa đảm bảo quyền lợi cho họ khi kinh doanh ở nước ngoài. Nếu việc thực hiện luật pháp không nghiêm, kém hiệu lực thi hành, không minh bạch sẽ làm tăng rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của nhà xuất khẩu, làm nản lòng họ tham gia vào thị trường đó do quyền lợi của họ bị đe dọa. Bảng 1.6: So sánh môi trường kinh doanh giữa các nước Tên nước 1997 (10) 2002(8) Tính minh Hiệu lực HTCS HTCS Về mức Về quy bạch của hành “cứng” “mềm” độ xóa định chính sách chính bỏ rào pháp cản luật Hàn Quốc - - - - 6 6 Trung Quốc - - - - 2 4 Malaisia 3,0 3,0 2,9 3,0 4 6 Thái Lan 2,3 2,3 2,6 2,6 8 6 Indonesia 1,8 1,9 2,6 2,4 6 4 Việt Nam 1,5 1,4 2,0 2,0 2 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2