Luận văn " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ "
lượt xem 86
download
Sau hơn 20 năm cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp nói riêng. Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra giá trị cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ "
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----- ----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: LÊ QUANG VIẾT VÕ THỊ QUẾ TRÂM Mã số SV: 4031093 Lớp: Kế toán 01- khóa 29 Cần Thơ - 2007
- LỜI CẢM TẠ Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ, cùng với thời gian thực tập ở Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, em đã tích lũy được những kiến thức và bài học bổ ích từ lý thuyết đến thực hành. Nay luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành, em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến: Ban Giám Hiệu và toàn thể các thầy cô của trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình truyền đạt cho em cả những kiến thức quý báu. Em xin cảm ơn thầy Lê Quang Viết đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm Luận văn tốt nghiệp. Em cũng xin được chân thành biết ơn Ban Giám Đốc, các cô, chú, anh, chị trong NH TMCP SGCT Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giải thích cặn kẽ, cung cấp đầy đủ các số liệu để em có thể kết thúc khóa thực tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Cuối cùng, em xin kính chúc tất cả quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh và các cô, chú, anh, chị trong NH TMCP SGCT Cần Thơ được dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Võ Thị Quế Trâm 1
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Võ Thị Quế Trâm 2
- NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Sinh viên Võ Thị Quế Trâm trong thời gian thực tập tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, em đã chấp hành tốt nội quy cơ quan và có nhiều cố gắng trong học hỏi kinh nghiệm thực tế của cán bộ ngân hàng nơi thực tập. Bản thân sinh viên chịu khó nghiên cứu các văn bản, tài liệu, thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Luận văn tốt nghiệp bản thân sinh viên tự viết. Cần Thơ, ngày tháng năm 3
- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- 4
- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------- 5
- MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU……………………………………………………..1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ……………………………………………………..1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................3 2.1 Phương pháp luận .........................................................................................3 2.1.1 Một số vấn đề về tín dụng ......................................................................3 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng ........................................................................3 2.1.1.2 Vai trò của tín dụng .......................................................................3 2.1.1.3 Nguyên tắc tín dụng ......................................................................4 2.1.1.4 Điều kiện tín dụng..........................................................................4 2.1.1.5 Các loại đảm bảo tín dụng .............................................................5 2.1.1.6 Rủi ro tín dụng ..............................................................................7 2.1.1.7 Một số hình thức tín dụng ..............................................................8 2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.................................8 2.1.2.1 Doanh số cho vay ...........................................................................8 2.1.2.2 Doanh số thu nợ .............................................................................9 2.1.2.3 Tình hình dư nợ ..............................................................................9 2.1.2.4 Tình hình nợ quá hạn .....................................................................9 2.1.2.5 Hệ số thu nợ .................................................................................10 2.1.2.6 Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động..........................................10 2.1.2.7 Vòng quay vốn tín dụng...............................................................10 2.1.2.8 Tỷ số rủi ro tín dụng.....................................................................10 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................10 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................10 2.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu..........................................11 6
- Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ ........................................................................................12 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng ......................................12 3.1.1 Khát quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương .....................12 3.1.2 Khát quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ ...............................................................................................13 3.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng .................................................................14 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.............................................................................14 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận ...........................................14 3.3 Một số quy định chung trong hoạt động tín dụng của NH TMCP SGCT chi nhánh Cần Thơ .....................................................................................15 3.3.1 Đối tượng cho vay................................................................................15 3.3.2 Thể loại cho vay...................................................................................16 3.3.3 Phương thức cho vay............................................................................16 3.3.4 Quy trình cho vay.................................................................................17 3.4 Vị thế cạnh tranh của Ngân hàng................................................................17 3.4.1 Thuận lợi ..............................................................................................17 3.4.2 Khó khăn ..............................................................................................18 3.5 Kết quả hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm (2004-2006) .......................19 3.5.1 Về thu nhập ..........................................................................................19 3.5.2 Về chi phí .............................................................................................21 3.6 Định hướng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới..........................22 Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NH TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ ............................24 4.1 Phân tích tình hình huy động vốn ...............................................................24 4.1.1 Vốn huy động tại chỗ ...........................................................................24 4.1.1.1 Tiền gửi tiết kiệm .........................................................................24 4.1.1.2 Tiền gửi thanh toán ......................................................................25 4.1.2 Vốn vay (điều chuyển) từ Hội sở .........................................................27 4.2 Phân tích tình cho vay vốn tại Ngân Hàng ................................................27 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ..................................................................27 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo ngành ......................................................27 7
- 4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thời gian..................................................32 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ .....................................................................35 4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo ngành.........................................................35 4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thời gian ....................................................39 4.2.3 Phân tích dư nợ .....................................................................................42 4.2.3.1 Dư nợ theo ngành.........................................................................42 4.2.3.2 Dư nợ theo thời gian ....................................................................46 4.2.4 Phân tích nợ quá hạn và rủi ro tín dụng................................................48 4.2.4.1 Nợ quá hạn ...................................................................................48 4.2.4.2 Rủi ro tín dụng .............................................................................51 4.3 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng ..............................52 4.3.1 Hệ số thu nợ ..........................................................................................52 4.3.2 Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động ..................................................52 4.3.3 Vòng quay tín dụng..............................................................................53 4.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ..........................................................55 Chương 5: BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ..........................57 5.1 Tồn tại và nguyên nhân...............................................................................57 5.2 Biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ..................58 5.3 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng......................................60 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................62 6.1 Kết luận.......................................................................................................62 6.2 Kiến nghị.....................................................................................................63 8
- DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2004 – 2006......................20 Bảng 2: Kết quả huy động vốn qua 3 năm........................................................26 Bảng 3: Doanh số cho vay theo ngành qua 3 năm............................................30 Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời gian qua 3 năm .......................................33 Bảng 5: Doanh số thu nợ theo ngành qua 3 năm ..............................................37 Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thời gian qua 3 năm .........................................40 Bảng 7: Dư nợ theo ngành qua 3 năm ..............................................................43 Bảng 8: Dư nợ theo thời gian qua 3 năm..........................................................47 Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm.........................................................49 Bảng 10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ...........................54 9
- DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Doanh số cho vay theo ngành qua 3 năm ............................................31 Hình 2: Doanh số cho vay theo thời gian qua 3 năm........................................35 Hình 3: Doanh số thu nợ theo ngành qua 3 năm ..............................................39 Hình 4: Doanh số thu nợ theo thời gian qua 3 năm ..........................................41 Hình 5: Dư nợ theo ngành qua 3 năm...............................................................45 Hình 6: Dư nợ theo thời gian qua 3 năm ..........................................................48 Hình 7: Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm .........................................................50 10
- DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT NH: ngân hàng NHTM: ngân hàng thương mại NHTMCP: ngân hàng thương mại cổ phần NHNN: ngân hàng Nhà nước SGCTNH: Sài Gòn công Thương Ngân Hàng ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long 11
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sau hơn 20 năm cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp nói riêng. Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra giá trị cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ở nước ta, nó mang lại 80 - 90% thu nhập của mỗi ngân hàng, song rủi ro của nó cũng là lớn nhất. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ hủy hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản. Do đó, đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam với các NHTM nước ngoài, mà trước mắt là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, đã trở nên cấp thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Thành phố Cần Thơ đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật , … Kinh tế phát triển thì các doanh nghiệp ngày càng muốn trang bị cho mình một sức mạnh cạnh tranh, cũng như cần có đủ vốn để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (NHTMCP) Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ với vai trò là ngân hàng thương mại đã và đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động, khẳng định vị thế của mình đối với kinh tế địa phương. Làm thế nào để bổ sung được vốn cho nền kinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động là điều mà các ngân hàng quan tâm, NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Ngày từng bước khẳng định là cầu nối giữa nơi cần vốn và nơi thiếu vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, đã góp phần quan trọng vào việc tạo thu nhập cho ngân hàng cũng như hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương. 12
- Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với ngân hàng, cho nên em quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm gần đây và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong tương lai. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ trong thời gian 2004-2006, để thấy được sự biến động của kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm vừa rồi. - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nhằm thấy được thực trạng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, tìm ra được những mặt mạnh và mặt yếu của ngân hàng. - Qua việc phân tích hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ. 1.3.2. Thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian 05/03/2007- 11/6/2007. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: - Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm. - Tình hình nguồn vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng. - Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 13
- CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng * Khái niệm tín dụng: Tín dụng xuất phát từ chữ Latinh Creditium có nghĩa là tin tưởng. Tín dụng theo nghĩa của Việt Nam là vay mượn. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng và sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn. Nó thể hiện ở ba nội dung: - Sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. - Sự chuyển giao này mang tính tạm thời. - Khi hoàn trả lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải trả kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức. * Khái niệm tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 2.1.1.2. Vai trò của tín dụng Một là, đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Hai là, thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng. Trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng không phải rải đều cho 14
- mọi chủ thể có nhu cầu, mà việc đầu tư được thực hiện một cách tập trung chủ yếu là cho các đơn vị kinh doanh có hiệu quả. Ba là, tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. Trong điều kiện nước ta, đó là các lĩnh vực công thương nghiệp, nông nghiệp,…Nhà nước tập trung tín dụng để tài trợ, để phát triển các ngành đó, tạo cơ sở lôi cuốn các ngành khác. Bốn là, góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của xí nghiệp quốc doanh. Đặc trưng của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay vốn, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Năm là, tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trong điều kiện nền kinh tế mở, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền nền kinh tế các nước với nhau. 2.1.1.3. Nguyên tắc tín dụng Tiền vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của vốn vay, tạo điều kiện thực hiện việc hoàn trả nợ vay của đơn vị vay vốn. Để thực hiện được nguyên tắc này, mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn xin vay, trong đó khách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh mà khách hàng dự định đầu tư bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Đơn vị vay có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết trong đơn xin vay. Nếu ngân hàng phát hiện đơn vị sử dụng vốn sai mục đích thì có thể thu hồi nợ trước hạn. Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi theo thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Vì phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là nguồn đi vay do đó ngân hàng yêu cầu khách hàng phải trả vốn gốc và lãi đúng hạn. Để thực hiện nguyên tắc này, tất cả các khoản cho vay đều có định kỳ hạn trả nợ trên hợp đồng tín dụng. Khi đến hạn, khách hàng phải chủ động đến trả nợ cho ngân hàng. 2.1.1.4. Điều kiện tín dụng - Người vay phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay trong thời hạn cam kết 15
- - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp - Có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả - Thực hiện các quy định đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và quy định của Ngân hàng nhà nước. 2.1.1.5. Các loại đảm bảo tín dụng thông thường * Khái niệm: Đảm bảo tín dụng là một phương tiện tạo cho ngân hàng có một sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn vốn khác để hoàn trả nếu như công việc cho vay bị phá sản không thu hồi được nợ. * Đảm bảo đối nhân: Là sự cam kết của một hoặc nhiều người về việc trả nợ ngân hàng thay cho khách hàng vay vốn khi người này không trả được nợ. Trong đảm bảo đối nhân có 3 chủ thể liên quan với nhau như sau: Hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và người đi vay. Hợp đồng bảo lãnh được ký kết giữa ngân hàng và người bảo lãnh. Ngân hàng được gọi là trái chủ đồng thời là người thụ hưởng của hành vi bảo lãnh. Khách hàng vay vốn là người thụ trái, là người được bảo lãnh. Người bảo lãnh là người cam kết trả nợ thay cho người được bảo lãnh. Các loại bảo lãnh Căn cứ vào độ an toàn của bảo lãnh: + Bảo lãnh không có tài sản làm đảm bảo, được áp dụng đối với cá nhân hay doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh và có uy tín với ngân hàng. + Bảo lãnh có tài sản làm đảm bảo Căn cứ vào phạm vi bảo lãnh: + Bảo lãnh riêng biệt: được thực hiện cho một số tiền vay cụ thể theo hợp đồng tín dụng + Bảo lãnh duy trì: là hành vi bảo lãnh cho một loạt các giao dịch và mức bảo lãnh theo hạn mức tối đa Nội dung xét duyệt một bảo lãnh: Người bảo lãnh phải có đủ năng lực bảo lãnh theo quy định của pháp luật, phải có đủ năng lực tài chính để trả nợ thay. Uy tín của người bảo lãnh 16
- Việc bảo lãnh phải được làm thành văn bản và phải có xác nhận của cơ quan công chứng. * Đảm bảo đối vật: Là hình thức đảm bảo tín dụng mà trong đó người cho vay đóng vai trò là chủ nợ, được thừa hưởng một số quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách hàng- con nợ, nhằm làm căn cứ để thu hồi nợ trong trường hợp con nợ không trả hoặc không có khả năng trả nợ. Tài sản làm đảm bảo phải có các điều kiện sau: + Phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay vốn + Phải được pháp luật cho phép chuyển nhượng hợp pháp + Phải có thị trường tiêu thụ Loại tài sản làm đảm bảo bao gồm: + Bất động sản: đất đai, nhà ở, các công trình xây dựng, và các tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà ở, công trình xây dựng,… + Động sản: là những tài sản không được quy định là bất động sản. Mức tín dụng được cấp so với tài sản đảm bảo: + Mức tín dụng phải nhỏ hơn giá thị trường của tài sản + Phải điều chỉnh tín dụng theo mức giảm giá của tài sản Các phương thức đảm bảo đối vật: . Thế chấp: Là phương tiện chuyển dịch quyền lợi về tài sản sang cho chủ nợ với mục đích làm đảm bảo cho món nợ. Căn cứ vào nội dung pháp lý: gồm thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng - Thế chấp pháp lý: là hình thức thế chấp mà trong đó khách hàng vay vốn chuyển giao quyền sở hữu tài sản thế chấp cho ngân hàng. Vì vậy, khi khách hàng không hoàn trả theo thõa thuận của hợp đồng thì ngân hàng với tư cách là chủ nợ được quyền bán tài sản thu hồi nợ mà không cần thực hiện các thủ tục tố tụng để nhờ sự can thiệp của tòa án. - Thế chấp công bằng: theo hình thức này, thay vì nắm giữ quyền sở hữu tài sản thế chấp, ngân hàng chỉ nắm giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản để làm đảm bảo cho khoản tín dụng. Khi khách hàng không trả nợ theo thõa thuận 17
- trên hợp đồng, nhân hàng phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án mà không được bán tài sản thế chấp để thu nợ. Căn cứ vào số lần thế chấp: gồm thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai - Thế chấp thứ nhất: là tài sản đang thế chấp để đảm bảo cho món nợ thứ nhất. Thế chấp thứ nhất không có nghĩa là lần đầu tiên đem tài sản đi thế chấp cho món nợ, mà là thế chấp cho món nợ thứ nhất đang hiện hữu (có thể trước đây khách hàng đã thế chấp nhiều lần để vay vốn nhưng đã giải chấp) - Thế chấp thứ hai: là hình thức thế chấp, trong đó khách hàng sử dụng phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản tín dụng thứ nhất được đảm bảo bằng tài sản đó, để đảm bảo cho khoản vay thứ hai. Căn cứ vào tính chất của bảo đảm tài sản: gồm thế chấp toàn bộ bất động sản và thế chấp một phần bất động sản - Thế chấp toàn bộ bất động sản: bao gồm cả các vật phụ gắn liền với bất động sản - Thế chấp một phần bất động sản: trong trường hợp này, vật phụ gắn liền với bất động sản không được tính vào giá trị tài sản thế chấp. . Cầm cố: Là hành vi giao nộp tài sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người cầm cố cho người được cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ đúng hạn theo hợp đồng. Những loại tài sản cầm cố thông dụng để đảm bảo cho nợ vay ngân hàng thường có như sau: hàng hóa, chứng khoán, chứng từ có giá,… 2.1.1.6. Rủi ro tín dụng - Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. - Dự phòng rủi ro: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện theo nghĩa vụ cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng. - Phân loại nợ: 18
- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhóm 2 (nợ cần chú ý): gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày. Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày. Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Tỷ lệ trích lập dự phòng: Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100% 2.1.1.7. Một số hình thức tín dụng Căn cứ vào thời hạn tín dụng: . Tín dụng ngắn hạn . Tín dụng trung, dài hạn Căn cứ vào đối tượng tín dụng: . Tín dụng vốn lưu động . Tín dụng vốn cố định Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: . Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa . Tín dụng tiêu dùng 2.1.2. Các chỉ tiêu dùng để phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng 2.1.2.1. Doanh số cho vay Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất cứ một ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy cần phải quản 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cồ phần nước giải khát Sài Gòn–TRIBECO
64 p | 945 | 344
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và những giải pháp góp phần nâng cao khả năng tài chính của Tổng công ty chè Việt nam
81 p | 778 | 336
-
Luận văn: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ tin học Cát Tường
91 p | 788 | 283
-
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính và giải pháp hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp trong thời gian qua
63 p | 766 | 217
-
Luận văn: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long
65 p | 409 | 129
-
Luận văn: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng Nhân dân Mỹ Hòa
58 p | 277 | 69
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang
81 p | 213 | 68
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre
79 p | 203 | 61
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược phát triển tại công ty cổ phần dược phẩm An Giang
80 p | 191 | 48
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang
115 p | 234 | 48
-
Luận văn: Phân tích tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Công thương An Giang
74 p | 151 | 44
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & VSMT nông thôn Vĩnh Long
82 p | 190 | 41
-
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty nông sản xuất khẩu Cần Thơ
87 p | 154 | 33
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
82 p | 144 | 31
-
Luận văn: Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX
61 p | 140 | 26
-
Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Hồng
51 p | 120 | 22
-
Luận văn: Phân tích giá thành phân phối điện tại điện lực Trà Vinh
88 p | 104 | 13
-
LUẬN VĂN: Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta mà Đại hội IX đã nêu và ích lợi của việc sử dụng vào việc phân tích kinh tế - xã hội trong thời kỳ lên CNXH ở Việt Nam
29 p | 157 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn