Luận văn:Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK)
lượt xem 51
download
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong lĩnh vực ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng với chức năng và vai trò là kênh huy động và cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, các ngân hàng thương mại đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và đối tượng khách hàng thông qua các quan hệ tín dụng tiền tệ và phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn:Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK)
- MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION (Bilingual) December Intake, 2009 Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Hệ song ngữ) Nhập học 12/2009 Subject code (Mã môn học) : MGT510 Subject name (Tên môn học) : Quản trị chiến lược Assignment No (Tiểu luận số) : Đồ án Student Name (Họ tên học viên) : Lê Hải Hà 1
- HELP TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn √ MBA Họ tên học viên : Lê Hải Hà Khóa học (thời điểm nhập học) : 18/12/2009 Môn học : Quản trị chiến lược Mã môn học : MGT510 Họ tên giảng viên : Michael M.Dent Tiểu luận số : Đồ án Hạn nộp : 25/7/2011 Số từ : 8,000 từ CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra. Ngày nộp bài: 25/7/2011 Chữ ký: LƯU Ý: • Giáo viên có quyền không chấm bài nếu bài làm không có chữ ký. • Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên. 2
- MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh ĐỀ CƯƠNG Đồ án môn học Quản trị chiến lược Tên đồ án: “Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK)” Giảng viên : Mr Michael M. Dent : Mr Nguyễn Văn Minh Giáo viên hướng dẫn : Lê Thị Thu Thủy Học viên : Lê Hải Hà Lớp : M14 – MBA- EV4 3
- STT Nội dung Trang LỜI CẢM ƠN 7 TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN 8 LỜI MỞ ĐẦU 9 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 9 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 9-10 4. Giới thiệu bố cục của đồ án 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT 11 I. Một số khái niệm cơ bản 11 1.1. Khái niệm quản trị chiến lược 11 1.2. Tầm quan trọng của quản trị chiến lược 11 1.3. Quy trình để hoạch định chiến lược 12 II. Các công cụ để hoạch định chiến lược 12 2.1. Các công cụ truyền thống 12-13 2.2. Công cụ Delta Project và Bản đồ chiến lược 13-14 III. Một số lưu ý khi sử dụng mô hình Delta Projec và Bản đồ chiến 14 lược CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 I. Các bước thực hiện 15 II. Thu thập số liệu và thông tin 15-16 III. Phân tích dữ liệu thu thập được 16 IV. Một số khó khăn khi triển khai nghiên cứu 16 CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC 17 HIỆN TẠI CỦA NGÂN HÀNG OCEANBANK I. Giới thiệu về OCEANBANK 17 1.1 Thông tin chung 17 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động 18 4
- 1.3. Sản phẩm, dịch vụ 17-18 1.4. Kết quả kinh doanh giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 18-19 1.5. Báo cáo tình hình tài chính 19 II. Khảo sát và phân tích chiến lược hiện tại bằng công cụ Delta 19 Project và bản đồ chiến lược 2.1. Mô hình Delta Project hiện tại 19 2.1.1. Định vị của công ty trong tam giác chiến lược 19-20 2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi 20 2.1.3. Phân tích môi trường vĩ mô dùng công cụ PEST 20-22 2.1.4. Phân tích môi trường ngành và vị trí cạnh tranh 22-30 2.1.5. Hành động đổi mới cải tiến 30 2.1.6. Hiệu quả hoạt động 30 2.1.7. Khách hàng mục tiêu 31-32 2.2. Bản đồ chiến lược hiện tại 33 2.2.1. Về tài chính 33 2.2.2. Về khách hàng 34 2.2.3. Về nội bộ 34-35 2.2.4. Về học hỏi và phát triển 35-37 CHƯƠNG 4. BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC 38 KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA OCEANBANK I. Sự gắn kết sứ mệnh và quá trình thực hiện chiến lược của 38 Oceanbank II. Tính hiệu quả của chiến lược trong mối quan hệ với môi trường 38 bên trong và bên ngoài 2.1. Tính hiệu quả của chiến lược với môi trường bên trong 38 2.1.1. Nguồn lực tài chính 38 2.1.2. Hạ tầng công nghệ 39 2.1.3. Môi trường nhân lực 39 2.1.4. Sản phẩm dịch vụ 39 5
- 2.2. Tính hiệu quả của chiến lược với môi trường bên trong 40 III. Các khó khăn, vấn đề này sinh từ quá trình gắn kết chiến lược với 40-41 môi trường cạnh tranh hiện tại IV. Những khó khăn, vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai chiến 42 lược 4.1. Tài chính 42 4.2. Khách hàng 42 4.3. Quy trình nội bộ 42-43 4.4. Nhân sự và học hỏi 43-44 CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO 45 OCEANBANK ĐẾN NĂM 2015 I. Đề xuất chiến lược theo Delta Project và bản đồ chiến lược 45 1.1. Đề xuất chiến lược theo Delta Project 45-46 1.2. Đề xuất chiến lược theo bản đồ chiến lược 46 1.2.1. Về tài chính 46-47 1.2.2. Về khách hàng 47-48 1.2.3. Về quy trình nội bộ 48-49 1.2.4. Về nhân sự và học hỏi 49 II. Vẽ lại mô hình Delta Project và bản đồ chiến lược cho chiến lược 49-51 mới III. Kế hoạch triển khai chiến lược giai đoạn 2011-2015 52-54 KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC 1 VÀ 2 57-63 6
- LỜI CẢM ƠN Qua quá trình được học tập và nghiên cứu đề tài môn quản trị chiến lược. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Micheal M.Dent-giảng viên trường Đại học HELP cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học HELP giảng dạy các môn học của khoá M14 và các thầy cô giáo khoa Quốc tế trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Minh - giảng viên trường Đại học Ngoại thương và Cô giáo Lê Thị Thu Thủy - giảng viên trường Đại học Ngoại thương đã giúp hướng dẫn tôi rất nhiều để hoàn thành được đồ án môn học này. Tôi xin được cảm ơn cán bộ, nhân viên ngân hàng OCEANBANK đã tạo điều kiện giúp tôi tiếp cận tìm hiểu tài liệu để tôi có thể hoàn thành đồ án này. Tôi cũng xin được bầy tỏ sự biết ơn đến Dự án BSPS nơi tôi làm việc cùng với gia đình, những người thân đã hết sức tạo điều kiện để tôi có thời gian học tập và nghiên cứu. Học viên Lê Hải Hà 7
- TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong lĩnh vực ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng với chức năng và vai trò là kênh huy động và cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, các ngân hàng thương mại đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và đối tượng khách hàng thông qua các quan hệ tín dụng tiền tệ và phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác. Mỗi ngân hàng cần xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế cạnh tranh, tạo sự khác biệt hoá, khẳng định thương hiệu trên thị trường và Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK) cũng nằm trong quy luật đó. Quản trị chiến lược giúp OCEANBANK xác định rõ ràng được sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo theo đúng lộ trình đã đề ra. Để đánh giá chiến lược của OCEANBANK người ta có thể áp dụng nhiều phương pháp tuy nhiên với Đồ án này tôi sẽ sử dụng mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược để xem xét thực trạng chiến lược rồi từ đó bình luận, đánh giá chiến lược hiện tại và đề xuất chiến lược phát triển năm 2011-2015 và đưa ra lộ trình thực hiện chiến lược của OCEANBANK trong thời gian tới. 8
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Ngân hàng là một doanh nghiệp có hình thức tổ chức kinh doanh đặc biệt, kinh doanh tiền tệ hay còn gọi là tổ chức tín dụng. Ngân hàng là một trong những công cụ quản lý nền kinh tế hữu hiệu của nhà nước. Nhiệm vụ của ngân hàng được hiểu đơn giản nhất là nhận tiền gửi và cho vay tín dụng. Ngân hàng thu hút được một lượng tiền gửi nhàn rỗi của người dân khá lớn chiếm khoảng 80%. Trên cương vị là một kế toán nên tôi thường xuyên giao dịch với ngân hàng và sau khi học xong môn học Quản trị chiến lược tôi muốn làm đồ án của mình vào lĩnh vực ngân hàng để tìm hiểu thêm về hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ quản trị chiến lược của ngân hàng. Do có người quen làm ngân hàng Oceanbank nên tôi đã lựa chọn đề tài: "Phân tích và đánh giá chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK)" làm đề tài viết đồ án tốt nghiệp. - Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu lý luận chung về quản trị chiến lược nhằm phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh của ngân hàng OCEANBANK, đồ án nghiên cứu đề xuất những giải pháp, nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng OCEANBANK đến năm 2015. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đồ án là chiến lược kinh doanh tại OCEANBANK - Phạm vi nghiên cứu: tại OCEANBANK, từ năm 2008 đến năm 2010. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nhiệm vụ thứ nhất: Sử dụng mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược để đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của OCEANBANK và Việt Nam. 9
- - Nhiệm vụ thứ hai: Khảo sát, thu thập số liệu: tập trung tìm hiểu số liệu hiện có của OCEANBANK là chính (tài liệu thứ cấp). Trong một số trường hợp cần thiết, tôi sẽ tiến hành khảo sát tại đơn vị này, phỏng vấn một số cán bộ lãnh đạo đơn vị, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét và bình luận khách quan về chiến lược phát triển của ngân hàng OCEANBANK, xem chiến lược kinh doanh của đơn vị đã thực sự phù hợp hay chưa. - Nhiệm vụ thứ ba: Từ kết quả phân tích đánh giá trên, tôi sẽ đánh giá chiến lược của đơn vị này, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu để đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho ngân hàng OCEANBANK đến năm 2015. 4. Giới thiệu bố cục của đồ án Lời mở đầu Chương 1. Tổng quan về lý thuyết Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Khảo sát và Phân tích chiến lược hiện tại của ngân hàng OCEANBANK Chương 4. Bình luận và đánh giá chiến lược hiện tại của ngân hàng OCEANBANK Chương 5. Đề xuất chiến lược kinh doanh cho ngân hàng OCEANBANK đến năm 2015 Kết luận 10
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT I. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm quản trị chiến lược - ‘Chiến lược là xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, vạch ra con đường đi đến mục tiêu và lựa chọn các phương án hành động triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó’, (Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2011). - ‘Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và các hành động làm cơ sở cho việc thiết lập và triển khai các kế hoạch được thiết kế để đạt được các mục tiêu của công ty’, (Quản trị chiến lược, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2011). 1.2. Tầm quan trọng của quản trị chiến lược Quản trị chiến lược sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp: đạt đến những mục tiêu đặt ra, quan tâm đến các nhân vật hữu quan một cách rộng lớn, gắn sự phát triển ngắn hạn trong bối cảnh dài hạn, tập trung sự quan tâm đến cả hiệu suất và hiệu quả. Ngoài ra quá trình quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ diễn ra với tốc độ rất cao kèm theo là sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh. 11
- 1.3. Quy trình để hoạch định chiến lược QUÁ TRÌNH BƯỚC CÔNG VIỆC NỘI DUNG THỰC HIỆN (1) Chức năng nhiệm Chỉ ra vai trò, bản chất và nội dung vụ cơ bản của doanh nghiệp Chỉ ra vai trò, bản chất của việc (2) Đánh giá môi đánh giá môi trường bên ngoài, nội trường bên ngoài dung và các công cụ đánh giá Hoạch định chiến lược Bản chất của đánh giá nội bộ, công (3) Đánh giá môi tác đánh giá các mặt hoạt động trường nội bộ chính của công ty Sử dụng các mô hình, kết hợp đánh (4) Phân tích và lựa giá định tính và định lượng, chọn ra chọn chiến lược một mô hình chiến lược hợp lý cho công ty (Nguồn:Sách Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2011, Trang 25) II. Các công cụ để hoạch định chiến lược (Hình vẽ ở Phụ lục 1) 2.1. Các công cụ truyền thống - Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter: Được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận. - Phân tích PEST: Trong khi mô hình 5 áp lực của M-Porter đi sâu vào việc phân tích các yếu tố trong môi trường ngành kinh doanh thì PEST lại nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố đó là: + Political (Thể chế- Luật pháp) + Economics (Kinh tế) + Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội) 12
- + Technological (Công nghệ) Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp. - Phân tích ma trận SWOT: Là một công cụ phân tích truyền thống phổ biến thông qua đó các nhà quản trị có một cách nhìn tổng quan về tình hình chiến lược của công ty. SWOT: bao gồm hai yếu tố nội bộ là điểm mạnh-điểm yếu của một công ty và các cơ hội-thách thức đến từ môi trường ngoài mà công ty đang đối mặt. - Phân tích chuỗi giá trị (VCA): Là nỗ lực phân tích nhằm hiểu cách thức một công ty tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua việc đánh giá sự đóng góp của các hoạt động khác nhau bên trong công ty vào quá trình tạo ra giá trị đó. 2.2 . Công cụ Delta Project và bản đồ chiến lược - Mô hình Delta Project Điểm mới trong mô hình Delta đó là tam giác phản ánh 3 định vị chiến lược của doanh nghiệp nhằm tạo ra sự khác biệt theo 3 hướng chủ yếu đó là: Sản phẩm tốt nhất; Giải pháp toàn diện cho khách hàng; Cơ cấu nội bộ của hệ thống. Trên cơ sở định vị đó mà Doanh nghiệp xác định được sứ mệnh kinh doanh của mình thông qua thế mạnh và sự khác biệt (và củng là chiến lược dài hạn của doanh nghiệp), làm nền tảng cho cho việc xây dựng chiến lược phát triển và cạnh tranh của toàn bộ tổ chức đó. Mục tiêu: Mở ra một cách tiếp cận chiến lược mới cho doanh nghiệp trên cơ sở xác định sản phẩm tốt (Chi phí thấp hay Khác biệt hóa) không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công. 13
- Điểm mới của tiếp cận chiến lược theo chiến lược Delta là xác lập xây dựng chiến lược với triển khai chiến lược thông qua cái gọi là quy trình thích ứng. Quy trình này được thể hiện với 3 nội dung cơ bản: Hiệu quả hoạt động; Đổi mới; Định hướng khách hàng. - Bản đồ chiến lược Bản đồ chiến lược được phát triển trên cở sở Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard - công cụ chuẩn hóa giữa chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp), mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân-quả rõ ràng. Đây là một hệ thống đo lường kết quả hoạt động của công ty trong đó không chỉ xem xét các thước đo tài chính, mà còn cả thước đo khách hàng, nội bộ, đào tạo và phát triển. Với Bản đồ chiến lược, tất cả các thông tin (về 4 phương diện: tài chính, khách hàng, nội bộ, đào tạo và phát triển) sẽ được tác giả tổng hợp trên một trang giấy, điều này giúp quá trình giao tiếp trao đổi dễ dàng hơn. III. Một số lưu ý khi sử dụng mô hình Delta project và Bản đồ chiến lược Khi sử dụng mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược: - Để phân tích chiến lược kinh doanh hiện tại của ngân hàng OCEANBANK - Để xem xét giữa nội lực bên trong và các yếu tố bên ngoài, vị thế cạnh tranh của OCEANBANK so với các đối thủ cạnh tranh như thế nào? - Định vị của OCEANBANK trên thị trường hiện như thế nào? - Các vấn đề trong chiến lược của OCEANBANK đang phải đối mặt là gì? - Chiến lược mà OCEANBANK đang thực hiện có phù hợp với các yếu tố nội lực hiện có tại OCEANBANK hay không? 14
- CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. Các bước thực hiện - Đọc sách, tài liệu học, tài liệu tham khảo về chiến lược, công cụ phân tích chiến lược. - Nhận định sơ bộ về chiến lược đang thực hiện của Oceanbank - Lập danh sách và thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu cần chuẩn bị, định hướng theo các tiêu chí của Mô hình Delta và bản đồ chiến lược. - Tổng hợp các số liệu và thông tin - Lập nội dung cần hỏi để chuẩn bị phỏng vấn một số lãnh đạo của Oceanbank hướng tới các nội dung: Tài chính, Khách hàng, Qui trình, Đào tạo và phát triển. - Thực hiện phỏng vấn và ghi nhận kết quả - Thống kê các kết quả có được, tổng hợp và phân tích trong đồ án II. Thu thập số liệu và thông tin Dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu thu thấp được từ các báo cáo sau: - Báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán của OCEANBANK (nguồn cung cấp: Ban Tài chính – Kế toán). - Báo cáo dự báo tăng trưởng của ngành ngân hàng (nguồn cung cấp: Ban Kế hoạch phát triển). - Báo cáo kế hoạch nhân lực của OCEANBANK (nguồn cung cấp: Ban Tổ chức cán bộ). - Từ website của Oceanbank: Oceanbank.vn Ngoài ra, bài là có sử dụng thông tin sơ cấp qua trao đổi ý kiến với nhóm lãnh đạo của Ngân hàng OCEANBANK về các lĩnh vực chủ yếu: Tài chính, khách hàng, nội 15
- bộ, đào tạo và phát triển. Cách tiếp cập lãnh đạo ngân hàng để lấy thông tin dữ liệu: phòng vấn trực tiếp và gửi qua mai mẫu thông tin cần. III. Phân tích dữ liệu thu thập được Môi trường vĩ mô: Sử dụng mô hình PEST. Môi trường ngành: Sử dụng mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER để phân tích môi trường ngành ngân hàng. Môi trường bên trong và phân tích SWOT: mục đích chính của phân tích môi trường bên trong là nhận diện các nguồn tiềm năng đang có tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Tiến hành phân tích về điểm mạnh, điểm yếu của OCEANBANK và các cơ hội, thách thức mà OCEANBANK gặp phải. Qua phân tích SWOT từ đó để khai thác điểm mạnh, nắm bắt cơ hội vượt qua những thách thức, khắc phục điểm yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Phân tích chiến lược hiện tại: Sử dụng mô hình Delta Project, bản đồ chiến lược để xem xét. IV. Một số khó khăn khi triển khai nghiên cứu - Phân tích và đánh giá chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng OCEANBANK chủ yếu dựa vào tài liệu thứ cấp. Ngoài ra, vì thời gian thực hiện nghiên cứu ngắn nên không thể tiến hành điều tra, thu thập tài liệu và thông tin từ toàn bộ đối tượng nghiên cứu; do đó khó có thể phân tích toàn diện chiến lược phát triển hiện tại của OCEANBANK - Tiếp cận những số liệu mới nhất của công ty là rất khó. - Các doanh nghiệp không có thói quen trong việc cung cấp thông tin vì họ không thấy công ty có được lợi gì từ những việc điều tra. 16
- CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA NGÂN HÀNG OCEANBANK I. Giới thiệu về OCEANBANK 1.1. Thông tin chung Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn Hải Hưng, được thành lập cuối năm 1993 với vốn điều lệ là 300 triệu đồng và chỉ đơn giản là nhận tiền gửi và cho vay hộ nông dân trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Hưng nay thuộc Hưng Yên và Hải Dương. Ngày 23/8/2010 OceanBank đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ lên 5000 tỷ đồng trong năm 2010. Hội sở chính của Ngân hàng được đặt tại Số 199 - Nguyễn Lương Bằng - Tỉnh Hải Dương - Việt Nam. Trụ sở chính: Số 4 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam Ngân hàng OCEANBANK được thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác gồm: -Tài chính-ngân hàng; -Bảo hiểm; -Chứng khoán. Tính đến 31-12-2010, tổng tài sản của OceanBank đạt 55.139 tỉ đồng, tăng 63% so với năm 2009 và đạt 123% kế hoạch năm 2010; lợi nhuận trước thuế đạt 691 tỉ đồng, tăng 129% so với năm 2009 và đạt 133% kế hoạch năm. 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động (Hình vẽ ở Phụ lục 2) 1.3 Sản phẩm, dịch vụ OceanBank hiện triển khai tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng đa năng, hiện đại như: 17
- Bảo lãnh phát hành Trái phiếu, kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm cho vay và huy động vốn… OceanBank cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm: dịch vụ tín dụng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ...OceanBank đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân với đa dạng sản phẩm dịch vụ bán lẻ như: tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ tài khoản chuyển tiền, xác định năng lực tài chính, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ…Dịch vụ Thẻ, Home Banking, Internet Banking, Mobile Banking…là bước đột phá trong công nghệ thanh toán của OceanBank. Năm 2009, OceanBank có bước phát triển mới về hoạt động thanh toán, đặc biệt là mảng thanh toán quốc tế, OceanBank đã kết nối hệ thống SWIFT, trở thành thành viên SWIFT với mạng lưới ngân hàng đại lý gồm hơn 65 ngân hàng lớn trên thế giới. 1.4 Kết quả kinh doanh giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động và mở rộng mạng lưới kinh doanh, OceanBank đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng ngoạn mục thể hiện ở các chỉ tiêu về tổng tài sản và lợi nhuận. Năm 2008, mặc dù được coi là năm khó khăn đối với hoạt động ngân hàng, OceanBank đảm bảo kế hoạch về chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, dư nợ, thu nhập... Tính riêng tổng tài sản, năm 2008, OceanBank đã đạt 14,091 nghìn tỷ. Kết thúc năm 2009, tổng tài sản của OceanBank đạt trên 33 nghìn tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch; lợi nhuận trên 300 tỷ đồng, đạt 117% kế hoạch. Năm 2010, tổng tài sản OceanBank đã đạt trên 55 nghìn tỷ đồng. 18
- Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Oceanbank Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Tổng tài sản 14,105,881 33,784,958 55,138,903 2 Vốn điều lệ 1,000,000 2,000,000 3,500,000 3 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 66,450 340,634 833,576 doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 4 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 4,365 39,326 142,622 5 Lợi nhuận trước thuế 62,084 301,308 693,954 6 Lợi nhuận sau thuế 45,230 227,323 520,422 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, năm 2009, năm 2010 của Oceanbank) 1.5. Báo cáo tình hình tài chính Bảng 2: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 1 Lợi nhuận ròng / Vốn CSH bình 11,33% 20,6% quân (ROE) 2 Lợi nhuận ròng / TTS bình quân 0,82% 1,2% (ROA) 3 Thu nhập ròng từ lãi / TTS bình 1,61% 2,77% quân 4 Thu nhập ngoài lãi/TTS bình quân 0,34% -0,10% (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009, năm 2010 của Oceanbank) Bảng 3: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 1 Tỷ lệ khả năng chi trả (lần) 1,21 1,25 2 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng 13,78% 17,12% để cho vay trung dài hạn (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009, năm 2010 của Oceanbank) II. Khảo sát và phân tích chiến lược hiện tại bằng công cụ Delta Project và bản đồ chiến lược 2.1. Mô hình Delta Project hiện tại 2.1.1. Định vị của công ty trong tam giác chiến lược 19
- Xét về tổng thể, với vị thế và quy mô hoạt động mới như: quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ; đẩy mạnh dịch vụ bán lẻ bao gồm các sản phẩm có tính độc đáo riêng biệt; xây dựng văn hóa OCEANBANK: trẻ, năng động, chuyên nghiệp... tạo ra các sản phẩm đặc thù phục vụ cho nhóm khách hàng và đối tác chiến lược, chú trọng dịch vụ tài chính ngân hàng cho các nhà thầu nước ngoài nên định hướng kinh doanh của OCEANBANK theo hướng giải pháp toàn diện cho khách hàng (tương ứng với góc bên trái trong tam giác chiến lược). 2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi Tầm nhìn chiến lược: Trở thành ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP. Sứ mệnh hiện tại: - Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm. - Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực. - Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc áp dụng các quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế Giá trị cốt lõi: - Khách hàng là trên hết nhấn mạnh rằng chúng ta trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. - Cán bộ nhân viên không ngừng học hỏi, cải thiện, hợp tác và cam kết để cùng mang lại điều tốt nhất cho khách hàng và ngân hàng. 2.1.3. Phân tích môi trường vĩ mô dùng công cụ PEST - Môi trường thể chế-pháp luật (Political): 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Phân tích và đánh giá các chương trình xúc tiến của sản phẩm Dumex Gold
67 p | 1213 | 542
-
Luận văn - nghiên cứu, phân tích và đánh giá các mặt của hoạt động sản xuất và kinh doanh
108 p | 414 | 256
-
Đề tài: " Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH công nghệ Hà Nội (Ha Noi Tech) "
43 p | 892 | 244
-
Luận văn:PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO)
47 p | 380 | 104
-
Luận văn: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ. Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ trong thời gian qua
85 p | 201 | 43
-
Luận văn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & VSMT nông thôn Vĩnh Long
82 p | 187 | 41
-
Tiểu luận Phân tích và Đánh giá về chiến lược kinh doanh của MHB Đồng Tháp
26 p | 163 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá hàm lượng các polybrom diphenyl ete trong nhựa và bụi tại một số khu tái chế rác thải điện tử
115 p | 195 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Gianh tỉnh Quảng Bình
68 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích và đánh giá hiệu năng mạng VLC trong nhà dựa trên công nghệ CDMA
75 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩm truyền thống ở tỉnh Quảng Trị
93 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
66 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số chất bảo quản và chất tạo ngọt trong thực phẩm truyền thống ở tỉnh Quảng Trị
79 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế
62 p | 21 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩm truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế
78 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá hàm lượng Cu, Pb, Cd, Ni trong các nguồn nước mặt ở thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế
97 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phân tích và đánh giá hiệu năng mạng VLC trong nhà dựa trên công nghệ CDMA
25 p | 33 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh kế: Phân tích và đánh giá các chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh An Giang
113 p | 25 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn