Luận văn: PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ HƯỚNG VỊ TRÍ TRÊN NỀN DRUPAL
lượt xem 59
download
Web Drupal là website được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng hệ quản trị nội dung (CMS) Drupal. Web Drupal cho phép nhà phát triển web tận dụng được tối đa thành tựu của cộng đồng mã nguồn mở trên toàn thế giới. Ứng dụng được vào trong sản phẩm những giải pháp tuyệt vời nhất, tối ưu nhất và đã được chạy thử nghiệm trên rất nhiều các hệ thống khác nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ HƯỚNG VỊ TRÍ TRÊN NỀN DRUPAL
- TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ HƯỚNG VỊ TRÍ TRÊN NỀN DRUPAL
- Lời cảm ơn Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến T.S Nguyễn Hải Châu, người đã hết lòng hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô của trường đại học Công Nghệ đã cung cấp cho tôi nền tảng kiến thức quý báu và sự giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận của mình. Tôi cũng muốn cảm ơn các bạn tôi, những người đã giúp đỡ tôi đưa ra giải pháp lập trình hiệu quả khi thực hiện các thử nghiệm liên quan đến khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và người thân của tôi, những người đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Đặng Vĩnh Thiêm i
- Tóm tắt khóa luận Drupal là một hệ quản trị nội dung được sử dụng khá phổ biến trên Internet trong thời gian gần đây. Với thiết kế mang tính module, Drupal cho phép mở rộng các tính năng một cách linh hoạt thông qua các module được thêm vào mà không phải thay đổi mã nguồn của hệ thống. Trong khoá luận này, chúng tôi tập trung tìm hiểu các kiến thức liên quan đến việc xây dựng module cho Drupal bao gồm triển khai các hook, làm việc với cơ sở dữ liệu, thực thi mã JavaScript, xử lý form..v..v. Đi vào thực nghiệm, chúng tôi đã thiết kế và cài đặt thành công một module có chức năng tích hợp bản đồ số Google Maps vào trang web bằng cách sử dụng API do Google cung cấp. Module này hướng tới các đối tượng website liên quan đến địa danh, địa điểm như website du lịch, tra cứu địa điểm trên bản đồ... ii
- Mục lục Lời cảm ơn...................................................................................................................................i Tóm tắt khóa luận.......................................................................................................................ii Mục lục......................................................................................................................................iii Mở đầu........................................................................................................................................1 Chương 1: Tổng quan về Drupal................................................................................................2 1.1 Giới thiệu về Drupal.........................................................................................................2 1.2 Kiến trúc của Drupal.........................................................................................................2 1.2.1 Kiến trúc module........................................................................................................3 1.2.2 Các module lõi...........................................................................................................4 1.2.3 Hook...........................................................................................................................5 1.2.4 Giao diện....................................................................................................................6 1.3 Các khái niệm cơ bản trong Drupal..................................................................................6 1.3.1 Node...........................................................................................................................6 1.3.2 Người dùng (User).....................................................................................................8 1.3.3 Khối và cách thể hiện trang.......................................................................................9 1.3.4 Thực đơn – Menu.....................................................................................................10 1.3.5 Form.........................................................................................................................10 1.3.6 API cơ sở dữ liệu và lược đồ...................................................................................11 1.4 Hệ thống tệp tin và thư mục của Drupal.........................................................................11 1.5. Drupal xử lý yêu cầu như thế nào?................................................................................13 1.5.1 Vai trò của Web server............................................................................................13 1.5.2 Quá trình khởi động.................................................................................................13 1.5.3 Xử lý yêu cầu...........................................................................................................14 1.5.4 Giao diện hoá nội dung............................................................................................15 1.6 Công cụ dành cho người phát triển.................................................................................15 1.6.1 Module Devel...........................................................................................................15 1.6.2 Module Coder..........................................................................................................15 iii
- Chương 2 - Xây dựng module cho Drupal................................................................................17 2.1 File .info và .module.......................................................................................................17 2.1.1 File .info...................................................................................................................17 2.1.2 File .module.............................................................................................................19 2.2 Chú thích trong mã nguồn...............................................................................................19 2.3 Một số hook cơ bản.........................................................................................................20 2.4 Định nghĩa một hook mới...............................................................................................24 2.4.1 Cách tạo một hook...................................................................................................24 2.4.2 Sử dụng hook vào các module khác.........................................................................26 2.5 Một số hàm quan trọng trong thư viện hàm của Drupal.................................................26 2.6 Sử dụng Javascript và AJAX/JSON................................................................................28 2.6.1 Giới thiệu về jQuery................................................................................................28 2.6.2 jQuery hoạt động như thế nào..................................................................................28 2.6.2.1 Sử dụng bộ lọc ID của CSS..............................................................................29 2.6.2.2 Sử dụng XPath..................................................................................................29 2.6.3 jQuery trong Drupal.................................................................................................30 2.7 Form API........................................................................................................................30 2.7.1 Quá trình thao tác với form......................................................................................31 2.7.2 Một số thao tác cơ bản.............................................................................................34 2.7.2.1 Tạo form............................................................................................................34 2.7.2.2 Giao diện hoá form...........................................................................................35 2.7.2.3 Kiểm tra dữ liệu................................................................................................35 2.7.2.4 Gửi form lên trang web.....................................................................................36 2.8 Làm việc với cơ sở dữ liệu..............................................................................................36 2.8.1 Định nghĩa các tham số trong CSDL.......................................................................36 2.8.2 Một số truy vấn đơn giản.........................................................................................37 2.8.3 Lấy kết quả truy vấn................................................................................................38 Chương 3: Xây dựng module tích hợp .....................................................................................40 Google Maps vào Drupal..........................................................................................................40 iv
- 3.1 Giới thiệu về Google Maps.............................................................................................40 3.2 Nhúng bản đồ vào trang web..........................................................................................40 3.2.1 Tạo một bản đồ đơn giản.........................................................................................41 3.2.2 Dịch vụ Geocoder - Chuyển đổi giữa địa chỉ và toạ độ...........................................42 3.3 Xây dựng module Google Maps cho Drupal..................................................................42 3.3.1 Module Google Maps..............................................................................................42 3.3.1.1 File .info............................................................................................................42 3.3.1.2 File .module......................................................................................................43 3.3.1.3 Tạo thêm trường thông tin cho bài viết.............................................................43 ...................................................................................................................................................45 Kết luận.....................................................................................................................................46 Tài liệu tham khảo....................................................................................................................47 Phụ lục A...................................................................................................................................48 A.1 Cài đặt module Google Maps.........................................................................................48 A.2 Chạy thử chương trình...................................................................................................50 v
- Bảng từ viết tắt Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ URI Uniform Resource Identifier CVS Concurrent Version System API Application Programming Interface CSDL Cơ sở dữ liệu CMS Content Management System vi
- Mở đầu Trong thời đại Công nghệ thông tin ngày nay, các dịch vụ và ứng dụng web ngày càng phát triển. Việc một cá nhân hay tổ chức sở hữu một website, một cổng thông tin là điều dễ thấy trên Internet. Để thiết kế một trang web phục vụ mục đích riêng, người dùng có nhiều lựa chọn. Một trong số đó là sử dụng hệ quản trị nội dung sẵn có để tổ chức và xây dựng các trang thông tin. Với mục đích đó, chúng tôi đã chọn Drupal, một trong các CMS phổ biến nhất, để thực hiện nghiên cứu. Sở dĩ chúng tôi chọn CMS này vì đây là một hệ mã nguồn mở miễn phí, được sử dụng rộng rãi và được cộng đồng mạng phát triển ngày càng hoàn thiện. Drupal có thể được sử dụng trong nhiều mục đích như xây dựng cổng thông tin trực tuyến, website cá nhân, tổ chức, website thương mại, báo điện tử, thư viện hình ảnh... Hệ thống Drupal được thiết kế để có thể tuỳ biến theo mong muốn của người dùng và việc tuỳ biến chỉ được thực hiện bằng cách thêm các module để làm tăng khả năng của hệ thống mà không thay đổi bộ nhân. Do đó, trong khoá luận này chúng tôi chú trọng tìm hiểu cách xây dựng module cho Drupal và các vấn đề liên quan. Chúng tôi hi vọng phần kiến thức tìm hiểu được trong khóa luận sẽ mạng lại những ý nghĩa tích cực trong thực tiễn. Ngoài phần mở đầu, bố cục của khóa luận gồm 3 chương sau: • Chương 1: Trình bày các kiến thức cơ bản về hệ thống Drupal và cách hoạt động. • Chương 2: Tìm hiểu cách viết một module trong Drupal. • Chương 3: Đưa lý thuyết đã trình bày vào thực tế để thiết kế một module cụ thể. • Cuối cùng là phần kết luận và hướng phát triển trong tương lai. 1
- Chương 1: Tổng quan về Drupal 1.1 Giới thiệu về Drupal Drupal là một framework dùng cho phát triển phần mềm hướng module, một hệ thống quản trị nội dung miễn phí và mã nguồn mở. Cũng giống như các hệ thống quản trị nội dung hiện đại khác, Drupal cho phép người quản trị hệ thống tạo và tổ chức dữ liệu, tùy chỉnh cách trình bày, tự động hóa các tác vụ điều hành và quản lý hệ thống. Drupal có cấu trúc lập trình rất tinh vi, dựa trên đó, hầu hết các tác vụ phức tạp có thể được giải quyết với rất ít đoạn mã được viết, thậm chí không cần. Đôi khi, Drupal cũng được gọi là "Framework cho ứng dụng Web" vì kiến trúc thông minh và uyển chuyển của nó. Drupal được chạy trên rất nhiều môi trường khác nhau, bao gồm Windows, Mac OS X, Linux, FreeBSD, OpenBSD và các môi trường hỗ trợ máy phục vụ web Apache (phiên bản 1.3+) hoặc IIS (phiên bản 5+) có hỗ trợ ngôn ngữ PHP (phiên bản 4.3.3+). Drupal kết nối với cơ sở dữ liệu MySQL hoặc PostgreSQL để lưu nội dung và các thiết lập. Hình 1.1. Các dịch vụ được sử dụng trong Drupal. 1.2 Kiến trúc của Drupal Nói một cách ngắn gọn thì Drupal là một hệ quản trị nội dung được viết bằng ngôn ngữ PHP và sử dụng cơ sở dữ liệu quan hệ để lưu trữ (thông thường là MySQL). Mặc dù Drupal được viết bằng PHP nhưng lại không sử dụng hướng đối tượng mà sử dụng kiểu lập trình thủ tục truyền thống. Một trong số lý do đó là khi Drupal ra đời thì PHP chưa hỗ trợ mạnh về hướng đối tượng. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát thì 2
- Drupal vẫn áp dụng những nguyên lý trong lập trình hướng đối tượng: tính đóng gói, kế thừa, đa hình... Kiến trúc của Drupal có thể mô tả như biểu đồ dưới đây: Hình 1.2. Kiến trúc Drupal Ở trung tâm của kiến trúc là phần nhân gồm một tập các file chứa các đoạn mã nạp chương trình và các thư viện quan trọng. Thư viện nhân Drupal đóng vai trò như lớp kết nối các modules. Phần này cung cấp các dịch vụ như kết nối và quản lý cơ sở dữ liệu, quản lý bộ khung hook, thư viện trừu tượng phục vụ mail và hình ảnh, hỗ trợ Unicode... Mặc dù những thư viện này cung cấp các tính năng quan trọng nhưng sức mạnh thực sự của Drupal nằm ở kiến trúc kiểu module. 1.2.1 Kiến trúc module Module là một bộ gồm mã PHP và các file hỗ trợ sử dụng API và kiến trúc của Drupal tích hợp các thành phần mới vào trong framework của Drupal. Cơ chế module của Drupal được thiết kế để cung cấp một cách thức đồng nhất giúp người phát triển mở rộng khả năng của hệ thống. Những file tạo nên module được gộp vào một ví trí nhất định trong cấu trúc thư mục của Drupal. Khi Drupal cần thông tin về module nào đó, nó sẽ tìm trong những thư mục này. Mỗi module nằm ở một thư mục riêng và có ít nhất là 2 file - một file cung cấp thông tin về module và một hay nhiều file khác chứa mã PHP thực hiện chức 3
- năng của module đó. Để một module sử dụng được thì nó phải được bật bởi người quản trị trang web. Drupal sẽ chuyển các yêu cầu của người dùng đến module đó nếu cần thiết. 1.2.2 Các module lõi Một số module có vai trò rất quan trọng trong hệ thống Drupal. Nếu gỡ bỏ hoặc vô hiệu hóa các module này sẽ dẫn đến Drupal mất đi các chức năng thiết yếu. Những module này được gọi là module lõi, được mặc định phân phối theo mã nguồn Drupal. Danh sách module lõi nằm ở Administer | Site building | Modules. Trong số này có 5 module quan trọng nhất là Block, Filter, Node, System và User. Những module này không thể gỡ bỏ hoặc vô hiệu hóa. Hình 1.2.2. Danh sách các module lõi Một nét đặc biệt trong kiến trúc của Drupal là các module có thể tác động với nhau một cách dễ dàng. Bằng cách sử dụng cơ chế hook, dịch vụ mà các module khác nhau cung cấp có thể kết hợp với nhau để tạo nên các tính năng mạnh hơn mà không cần phải viết lại một lượng lớn mã nguồn. 4
- 1.2.3 Hook Cơ chế hook là một khái niệm rất quan trọng trong việc phát triển module cho Drupal. Cơ chế này giúp Drupal biết được phải gọi module nào khi xử lý các yêu cầu khác nhau từ người dùng. Một yêu cầu của người dùng sẽ được Drupal xử lý qua một chuỗi các bước khác nhau. Đầu tiên, phần lõi khởi động ứng dụng, định nghĩa các các biến và các hàm thường dùng. Tiếp theo, hệ thống sẽ nạp các thư viện, giao diện và module cần thiết và ánh xạ URI được yêu cầu tới đoạn mã điều khiển tương ứng. Sau đó, dữ liệu sẽ được định dạng và đặt vào giao diện để đưa ra trình duyệt của người dùng. Trong một thời điểm xác định trước, Drupal thực thi các hook. Hệ thống sẽ dựa vào hook để kiểm tra một số hoặc tất cả các module đang được bật, tìm kiếm các hàm theo khuôn mẫu được định nghĩa trước. Một số mẫu liên kết quá trình này với phương thức "callback" thường được sử dụng trong mô hình xử lý sự kiện. Cơ chế hook cũng tương tự như thế. Ví dụ, trong khi tạo nội dung cho một trang dạng View, Drupal có thể quét qua các module để tìm những hàm có tên _block() và _view() với được thay bằng tên của module cụ thể khi kiểm tra. Những module modulename chứa các hàm trên bổ sung cho các hook hook_block() và hook_view(). Khi Drupal tìm thấy những hàm đó thì sẽ thực thi chúng và sử dụng dữ liệu lấy được để trả lời yêu cầu của người dùng. Sau đó hệ thống sẽ tiếp tục quá trình xử lý từng bước đã nói ở trên và có thể sẽ thực thi các hook khác nếu cần thiết. Khi tất cả các bước đã hoàn thành, phản hồi được gửi lại người dùng, Drupal sẽ dọn dẹp hệ thống và thoát ra. Những người quen thuộc với lập trình hướng đối tượng có thể xem hook là một cơ chế tương tự như các giao diện hoặc phương thức ảo. Giống như giao diện trong lập trình hướng đối tượng, bản triển khai (bao gồm tên, các tham số và giá trị trả về) phải khớp với phần khai báo của hook. Khác với giao diện, người phát triển module có thể chọn những hook nào sẽ sử dụng và những hook nào được bỏ qua. Drupal không yêu cầu tất cả các hook đã định nghĩa phải được triển khai và sử dụng. Module có thể định nghĩa các hook riêng và module khác có thể dùng chung các hook đó. Theo cách này, cơ chế hook được mở rộng để cung cấp các chức năng phức tạp. Sử dụng hook thực chất là cách để người phát triển tương tác gián tiếp với bộ 5
- nhân của Drupal. 1.2.4 Giao diện Đối với một hệ quản trị nội dung (CMS) trên nền web, sức mạnh xử lý không phải là tất cả. Một CMS ở cấp độ thương mại cần phải cho phép người thiết kế có khả năng tùy chỉnh trang web với chế độ xem-và-cảm nhận (look-and-feel) mà họ mong muốn. Drupal cung cấp một hệ thống giao diện mạnh mẽ để phục vụ mục đích này. Hệ thống giao diện của Drupal khá phức tạp. Giống như các module, giao diện được thiết kế sao cho có thể được cải tiến và mở rộng bằng cách sử dụng cơ chế hook. Giao diện bao gồm một bộ tài nguyên bao gồm các mẫu PHP, CSS, Javascript và hình ảnh, tạo nên bố cục và cách trình bày cho nội dung trong Drupal. Một giao diện đơn giản có thể được tạo ra bởi một vài file - một file định nghĩa cách trình bày, một file thông tin về giao diện và một vài hình ảnh. Bằng cách sử dụng mẫu có sẵn của Drupal, người phát triển có thể tạo ra một giao diện tùy chỉnh mà không tốn nhiều thời gian. Một giao diện cũng có thể phát triển để đáp ứng những nhu cầu cao hơn. Những khuôn mẫu tùy biến, thường được viết bằng ngôn ngữ PHP dành cho mẫu, có thể tái cấu trúc các chi tiết của HTML. Một số file PHP được viết để nạp chồng các phương thức của bộ máy giao diện. Các cấu hình phức tạp của Javascript và các file CSS cũng được hỗ trợ. Module có thể được sử dụng để giao tiếp với hệ thống giao diện phức tạp này. Nói tóm lại, một giao diện có thể trở thành đơn giản hay phức tạp là tùy vào thiết kế của người phát triển. 1.3 Các khái niệm cơ bản trong Drupal 1.3.1 Node Drupal là một framework quản lý nội dung. Khi nói về nội dung trong trường hợp này, chúng ta thường nghĩ đến các đối tượng văn bản như bài viết tin tức hoặc một mẫu blog. Khái niệm về một mẫu nội dung dạng văn bản tổng quát trong Drupal được gọi bằng thuật ngữ Node. Một node, hiểu theo cách của Drupal, là một đối tượng tổng quát dùng để biểu diễn nội dung dạng văn bản. Tuy nhiên, với khả năng tùy biến của Drupal, người phát triển có thể tạo ra các 6
- module mở rộng khả năng trình bày của node để có thể hiển thị các nội dung ngoài văn bản thuần túy, như hình ảnh, video hay các file âm thanh. Các node được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và sẽ được lấy ra khi cần thiết. Một node gồm có các thành phần: - Một định danh không trùng nhau đối với 2 node bất kỳ (nid - Node ID). - Ít nhất một giá trị thể hiện phiên bản của node (vid - Version ID). - Ngày khởi tạo và thay đổi, cùng với thông tin xác định người dùng làm việc trực tiếp với node đó. - Dữ liệu meta như trạng thái xuất bản, ngôn ngữ được sử dụng và và các bản dịch sang ngôn ngữ khác... Thêm vào đó, hầu hết các node đều có phần tiêu đề và phần nội dung. Người quản trị và nhà phát triển có thể chọn vô hiệu hóa hai phần này. Chúng ta sẽ xem qua quá trình tạo một nội dung mới để hiểu thêm về node. Mặc định, người dùng có thể tạo một nội dung mới trong Drupal bằng cách nhấn vào liên kết Create content ở trang điều hướng. Tại đây, người dùng sẽ được yêu cầu chọn loại nội dung họ sẽ tạo ra. Hình 1.3.1.a. Giao diện chọn nội dung cần tạo Nói một cách tổng quát thì node là phần cốt lõi của hệ thống quản lý nội dung của Drupal. Các API của node sẽ được khai thác nhiều ở các phần sau của khóa luận. Lưu ý rằng comments (các bài bình luận) không phải là node. Trong khi hầu hết các nội dung ở dạng bài viết là dựa trên node thì comment là một ngoại lệ. Bình luận 7
- thực chất là một cơ chế phản hồi ở cấp người dùng được gắn vào các bài viết, trang tin hay mẫu blog... Khi tạo ra một trang nội dung mới, người dùng có thể chọn cho phép hoặc không cho phép các bài bình luận. Dưới đây là ví dụ về giao diện khi người dùng muốn gửi bình luận: Hình 1.3.1.b. Thêm chú thích vào bài viết Lời bình luận đóng một vai trò khác với node trong hệ thống Drupal. Mặc dù không phải là một thành phần quan trọng trong việc phát triển module nhưng lời bình luận cho thấy Drupal là một kiến trúc rất uyển chuyển, có thể chấp nhận các phần mở rộng (như comment) mà không phù hợp với khuôn mẫu điển hình của nội dung và không sử dụng các API của node. 1.3.2 Người dùng (User) Một kiểu đối tượng quan trọng khác trong Drupal là đối tượng Người dùng. Giống như comment và node, dữ liệu người dùng cũng được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và được lấy ra trong quá trình xử lý. Thông tin về người dùng được sử dụng trong việc xác thực, định nghĩa các thiết lập cá nhân và quyền hạn, và tạo các bản log. 8
- Truy xuất và bảo mật Các đặc quyền của người dùng được liên kết chặt chẽ với đối tượng người dùng mà hệ thống chỉ định. Drupal có cơ chế để có thể cấp quyền cho một tập hợp người dùng. Mặc định, mỗi người dùng được gán một vai trò và các đặc quyền được cấp phát hoặc thu hồi qua vai trò đó. Vì thế, khi kiểm tra truy cập đến tài nguyên, Drupal nạp một đối tượng người dùng, tìm vài trò của người dùng đó và kiểm tra các đặc quyền của vai trò để quyết định cho phép truy cập hay không. Những việc này được thực hiện bởi API người dùng, người phát triển module không cần thao tác trực tiếp với vai trò của người dùng trước khi xác định quyền hạn. 1.3.3 Khối và cách thể hiện trang Một khái niệm quan trọng trong Drupal là Khối (block). Nếu một node được sử dụng để lưu trữ và trình bày các bài viết và mẫu tin lớn thì khối được dùng để biểu diễn các nội dung nhỏ hơn. Ví dụ, menu điều hướng, đoạn trích dẫn, khung bầu chọn hay ô tìm kiếm thường được thể hiện dưới dạng các khối. Khối không phải là một dạng nội dung mà thực chất là một đối tượng trừu tượng được sử dụng chủ yếu để hiển thị các đối tượng nội dung khác. Người quản trị có thể vào Block editor để chỉ định vị trí đặt các khối trong một trang giao diện: 9
- Hình 1.3.3. Các vị trí đặt Blocks Những phần được đánh dấu màu vàng ở hình trên cho thấy các vị trí mà khối có thể được đặt. Việc định nghĩa một block thực chất là chọn nội dung để hiển thị và chuyển đến công cụ định dạng phù hợp. 1.3.4 Thực đơn – Menu Một khái niệm liên quan chặt chẽ đến khối là Thực đơn. Drupal có một hệ thống thực đơn phức tạp được sử dụng với mục đích chính là xây dựng điều hướng cho trang web. Ví dụ, hình trên thể hiện thực đơn chính với các mục Code review, My account, Create content... Thực đơn này được khởi tạo động bởi hệ thống thực đơn của Drupal. Hệ thống này còn thực hiện chức năng như một công cụ dùng để ánh xạ các URL tới chương trình điều khiển riêng. Bằng cách sử dụng API thực đơn, người phát triển có thể liên kết các đường dẫn tới hàm định nghĩa trước. 1.3.5 Form Cách chủ yếu để đưa thông tin, nội dung lên Web là thông qua các form HTML. 10
- Mặc dù sự phổ biến của form làm cho người dùng web thuận tiện hơn nhưng đối với lập trình viên, có rất ít lựa chọn cho công cụ xử lý form trong việc viết mã. Tuy nhiên, trong Drupal, form được hỗ trợ đầy đủ và mạnh mẽ. Bộ API form (FAPI) cung cấp một giao diện lập trình linh hoạt giúp cho lập trình viên giảm bớt lượng công việc và thời gian trong việc thiết kế và xử lý form. Bằng cách sử dụng FAPI, người phát triển chỉ cần cung cấp thông tin một form, Drupal sẽ xây dựng và hiển thị form đó, thu thập kết quả và thậm chí kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu người dùng đưa vào. 1.3.6 API cơ sở dữ liệu và lược đồ Nằm ở dưới các framework cung cấp ứng dụng và giao diện là một lớp chịu trách nhiệm về quản lý và thao tác về cơ sở dữ liệu. Drupal cung cấp một API cơ sở dữ liệu ở cấp thấp để đơn giản hoá việc viết truy vấn SQL. API này có cơ chế bảo mật giúp kiểm soát và lọc các truy vấn, đồng thời giúp người phát triển dễ dàng viết các đoạn mã SQL để có thể thực thi ở các cơ sở dữ liệu khác nhau. Ngoài ra, một API mới được giới thiệu từ phiên bản Drupal 6 là API lược đồ, cho phép định nghĩa cấu trúc một cơ sở dữ liệu mà không cần phải viết mã SQL. Trong khi các cơ sở dữ liệu khác nhau sử dụng các cấu trúc riêng biệt cho việc định nghĩa bảng, API này giúp giải quyết vấn đề phát triển module có tính di động. 1.4 Hệ thống tệp tin và thư mục của Drupal Hiểu rõ cấu trúc thư mục của Drupal giúp người quản trị quản lý website một cách toàn diện và người phát triển có thể can thiệp sâu hơn vào hệ thống. Mặc định, cấu trúc thư mục của Drupal được sắp xếp như sau: Hình 1.4.a. Hệ thống tệp tin và thư mục của Drupal Thư mục sử dụng cho các logo tuỳ biến, hình ảnh đại diện người dùng files hoặc chứa các file đa phương tiện được tải lên website. Thư mục này phải được đặt quyền đọc và ghi bởi web server phục vụ Drupal. 11
- Thư mục includes chứa thư viện các hàm thường dùng. Thư mục misc lưu trữ các biểu tưởng và hình ảnh dùng cho Javascript và một số tài nguyên khác. Thư mục chứa các profile khác nhau dùng cho cài đặt và thiết lập profiles Drupal. Ở lần đầu tiên cài đặt, Drupal sẽ hỏi xem người dùng sử dụng profile nào. Mục đích của các profile là giúp tự động hoá việc cài đặt bằng cách bật các module và chức năng định sẵn trong phần nhân hệ thống để phù hợp với mục đích sử dụng website. Thư mục chứa các tập lệnh dùng để phân tích cú pháp, dọn dẹp mã scripts nguồn và xử lý các tác vụ đặc biệt với cron. Những tập lệnh tiện ích này được viết bằng ngôn ngữ shell và Perl. Thư mục chứa các công cụ tạo khuôn mẫu và giao diện mặc định cho themes Drupal. Thư mục chứa các thay đổi đối với Drupal dưới dạng thiết lập, module và sites giao diện. Các module được thêm vào sẽ nằm trong sites/all/modules. Trong thư mục có thư mục được đặt tên là chứa các thiết lập mặc định cho hệ sites default thống Drupal, được ghi lại trong file settings.php. Dưới đây là cấu trúc bên trong thư mục sites: Hình 1.4.b. Cây thư mục con của thư mục sites 12
- 1.5. Drupal xử lý yêu cầu như thế nào? Nắm được cách thức Drupal xử lý yêu cầu từ phía người dùng và người quản trị sẽ giúp lập trình viên tác động sâu vào trong hệ thống. Quá trình này có thể tự tìm hiểu bằng cách sử dụng một bộ dò lỗi và bắt đầu từ file index.php, nơi mà Drupal tiếp nhận hầu hết các yêu cầu. 1.5.1 Vai trò của Web server Drupal hoạt động trên một web server, thường là Apache. Nếu web server hỗ trợ file .htaccess, một số tuỳ chọn trong PHP sẽ được khởi tạo và chức năng URL rút gọn cũng được bật. Chức năng này giúp chuyển các URL yêu cầu thành dạng ngắn gọn, ví dụ URL http://example.com/index.php?q=foo/bar sẽ được chuyển thành http://example.com/foo/bar. Đối với các web server khác như Microsoft IIS, chức năng này được hỗ trợ trong các module interface (ISAPI – Windows Internet Server Application Programming Interface) như ISAPI_Rewrite. 1.5.2 Quá trình khởi động Drupal tự nạp phần khởi động khi có yêu cầu bằng cách thao tác qua một chuỗi các bước được định nghĩa trong file bootstrap.inc. Những thao tác này gồm: Cấu hình Bước này sinh ra một mảng chứa cấu hình bên trong Drupal và thiết lập biến $base_url cho trang web. File settings.php được phân tích thông qua hàm và sử dụng các biến được nạp chồng trước đó. include_once() Bộ nhớ đệm Trong những trường hợp yêu cầu khả năng mở rộng hệ thống cao, một bộ nhớ đệm cần được thiết lập trước khi kết nối cơ sở dữ liệu. Bước này cho phép dẫn giải đến một file PHP chứa hàm page_cache_fastpath() có nhiệm vụ lấy thông tin và trả lại dữ liệu cho trình duyệt. Chức năng tạo bộ nhớ đệm được bật bằng cách đặt giá trị TRUE cho biến page_cache_fastpath và file được tham chiếu phải được định nghĩa thông qua đường dẫn của biến cache_inc. Cơ sở dữ liệu Quá trình này xác định loại cơ sở dữ liệu được sử dụng và một kết nối ban đầu được thiết lập để sử dụng cho các truy vấn. Truy cập 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương luận văn thạc sĩ: Ứng dụng Webgis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chữa cháy khẩn cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
17 p | 564 | 139
-
Luận văn: Hoàn thiện ứng dụng trade marketing vào hoạt động kinh doanh của Công ty Frieslandcampina Việt Nam từ 2010 - 2020
122 p | 503 | 121
-
Luận văn : Phát triển ứng dụng GIS trên thiết bị di động
93 p | 258 | 96
-
Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển căn hộ thông minh ở VN - Nguyễn Trí Hiếu
144 p | 222 | 63
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Ứng dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng trong triển khai thực thi chiến lược tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đà Nẵng
13 p | 176 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
107 p | 227 | 44
-
Luận văn:Nghiên cứu ứng dụng phần mềm mã nguồn mở xây dựng hệ thống hổ trợ đào tạo trực tuyến tại trung tâm phát triển phần mềm
26 p | 159 | 31
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Phát triển ứng dụng tự động lấy mã hàng và thông tin người mua hàng từ comment
62 p | 32 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển ứng dụng thương mại điện tử tại Công ty Vietravel
117 p | 55 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm: Tìm hiểu đánh giá các framework phát triển ứng dụng di động đa nền tảng
59 p | 72 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ: Ứng dụng camera nhận dạng khuôn mặt và phân tích thói quen của người dùng
52 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Phát triển ứng dụng phát hiện lỗi chính tả Tiếng Việt sử dụng mô hình ngôn ngữ
60 p | 34 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Phát triển ứng dụng hội thoại thông minh tư vấn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
56 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu và phát triển ứng dụng JavaCard
64 p | 44 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Quy hoạch tổng thể phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020
77 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu công nghệ mã vạch hai chiều và đề xuất dự án ứng dụng nghiệp vụ nhập điểm tại Đại học quốc gia Hà Nội
78 p | 19 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm: Tìm hiểu đánh giá các framework phát triển ứng dụng di động đa nền tảng
8 p | 64 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn