intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

Chia sẻ: Carol123 Carol123 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

359
lượt xem
87
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đứng trƣớc sự biến đổi của xã hội, của hội nhập quốc tế, mục tiêu của giáo dục Việt nam phải hƣớng tới 4 trụ cột: “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm ngƣời”. Nay những nhu cầu đa dạng, phong phú của xã hội đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ không chỉ cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng các môn học mà phải hội nhập kỹ năng sống và năng lực xã hội theo hƣớng hoà nhập thân thiện....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ----------------------- CÀ THỊ HOAN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ----------------------- CÀ THỊ HOAN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN VĂN HỘ Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đứng trƣớc sự biến đổi của xã hội, của hội nhập quốc tế, mục tiêu của giáo dục Việt nam phải hƣớng tới 4 trụ cột: “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm ngƣời”. Nay những nhu cầu đa dạng, phong phú của xã hội đặt ra cho giáo dục nhiệ m vụ không chỉ cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng các môn học mà phải hội nhập kỹ năng sống và năng lực xã hộ i theo hƣớng hoà nhập thân thiện. Thực hiện mục tiêu trên Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “xâ y dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào lớn của ngành giáo dục và Đào tạo. Đây là hoạt động chủ điểm của giáo dục đào tạo Việt nam trong giai đoạn phát triển mới theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhƣ các ngành hữu quan. Khi bàn về phong trào thi đua “xây d ựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD ĐT, ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động trong các trƣờng THPT giai đoạn 2008 - 2013. Lê Quán Tần (Vụ trưởng Vụ GDTrH, Bộ Giáo dục - Đào tạo) đã nhận định: Vào năm học mới 2008-2009, và chắc chắn là các năm học tiếp theo, ngành giáo dục sẽ cùng toàn xã hội phát động một phong trào thi đua có quy mô lớn là xây dựng mô hình “Trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Đây là một quyết định đúng đắn, vấn đề là làm sao để chủ trƣơng tích cực trở thành hiện thực tốt đẹp. Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo, Đảng chủ trƣơng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa để đƣa đất nƣớc ta, dân tộc ta vĩnh viễn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp vào năm 2020, xứng đáng sánh vai với các cƣờng quốc năm châu. Sự thành công của sự nghiệp trọng đại đó tuỳ thuộc phần lớn vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, vào sự nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. 2 “trồng ngƣời”. Do đó, Đảng ta đã xác định: “Cùng với khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo phải thật sự là quốc sách hàng đầu”. Nhà nƣớc ta đã không ngừng tăng đầu tƣ ngân sách và đề ra nhiều chính sách quan trọng để phát triển sự nghiệp giáo dục; nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học từ bao đờ i đã và đang hết lòng chăm lo cho con cháu học hành, học để lập thân, lập nghiệp phấn đấu “Con hơn cha, nhà có phúc”. Bối cảnh đó đặt ra cho ngành giáo dục, đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý và mỗi nhà trƣờng trách nhiệ m rất nặng nề, dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt để nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề và cao cả đó, mỗi trƣờng học phải là một tập thể đoàn kết phấn đấu nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức và chất lƣợng dạy học đích thực, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân yêu nƣớc, có văn hoá, có trình đ ộ kiến thức, kỹ năng khoa học, có ý chí, hoài bão vƣơn lên không cam chịu nghèo hèn làm giàu cho đất nƣớc và cho bản thân. Để làm đƣợc điều đó, mỗi trƣờng học, nhất là trƣờng phổ thông, phải xây dựng cho đƣợc môi trƣờng sƣ phạm tích cực, thân thiện: Thân thiện giữa thầy với trò, thân thiện giữa trò với trò, thân thiện giữa nhà trƣờng với cộng đồng theo nguyên lý: “Giáo d ục nhà trƣờng gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Từ nguyên lý này, ta có thể nhận ra quá trình giáo dục thế hệ trẻ phả i đƣợc thực hiện bằng nhiều con đƣờng, nhiều phƣơng thức và thông qua nhiề u dạng hoạt động giáo dục. Trong nhà trƣờng có hai hệ thống giáo dục cơ bản đó là: Hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học và các hoạt động ngoài hệ thống môn học thƣờng gọi là Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐGDNGLL mặc dù chỉ là hoạt động giáo dục ngoài kế hoạch dạy học các môn chính khóa, nhƣng hoạt động này lại là công c ụ mạnh mẽ để phát triển giá trị, nội dung, các quan hệ xã hội thực tiễn một cách sâu sắc . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. 3 Thứ nhất: Chƣơng trình giáo dục phổ thông HĐGDNGLL thực sự là một bộ phận quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Một mặt nó kiể m nghiệm kiến thức đã có, bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt và việc mở rộng kiến thức; mặt khác thông qua các HĐGDNGLL ngƣời học nâng cao tầm hiểu biết và nhận thức đầy đủ hơn về xã hội, gắn kiến thức đã học vớ i thực tế trong cuộc sống, tăng cƣờng phát triển trí lực, thể lực, rèn luyện k ỹ năng sống và tính thẩm mỹ. Đây là con đƣờng dẫn dắt các em từng bƣớc đến với nền văn hóa, xã hội của dân tộc và nền văn hóa văn minh c ủa nhân loại, học tập những cái hay, cái đẹp mà thế giới và dân tộc đã để lại. Thứ Hai: Với những đặc điểm riêng biệt về tâm lý, về xã hội của tuổi học trò việc tổ chức các HĐGDNGLL thì đây là dịp tạo cho các em có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn để có thêm những hiểu biết, tích luỹ đƣợ c kinh nghiệm giao tiếp, giàu thêm vốn sống cho mình, mở đƣợc một tầm nhìn thực tế. Thứ ba: HĐGDNGLL nếu tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian, tham gia lễ hội ở địa phƣơng, văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc và chăm sóc đài tƣởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ... thì càng có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về tình cảm, đạo lý: “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ ngƣời trồng cây”, “lòng tự hào dân tộc”. Từ đó giúp các em có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có ý thức phấn đấu trở thành những công dâ n có ích cho xã hội, góp phần hình thành nhân cách mới con ngƣời Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên trong thực tế, công tác quản lý quá trình giáo dục ở trƣờng THPT vùng dân tộc thiểu số mới chỉ tập trung vào dạy và học các môn chính khoá; mảng HĐGDNGLL chƣa đƣợc chú trọng, quan tâm đầu tƣ thích đáng cả về kế hoạch, nguồn lực, kinh phí; nội dung, hình thức tổ chức còn đơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. 4 điệu; học sinh chƣa tích cực, chủ động tham gia... Vì thế chƣa phát huy đƣợc tác dụng của HĐGDNGLL trong việc hình thà nh, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh và góp phần vào phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề : Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hƣớng xây dựng nhà trƣờng thân thiện ở trƣờng THPT vùng dân tộc thiểu số làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về HĐGDNGLL, đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo định hƣớng xây dựng nhà trƣờng thân thiện đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số của chủ thể quản lý. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý HĐGDNGLL theo định hƣớng xây dựng nhà trƣờng thân thiện ở trƣờng THPT vùng dân tộc thiểu số. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo định hƣớng xây dựng nhà trƣờng thân thiện ở trƣờng THPT vùng dân tộc thiểu số. 4. Giả thuyết khoa học Những biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo định hƣớng xây dựng nhà trƣờng thân thiện nếu đƣợc xây dựng phù hợp với thực tế của nhà trƣờng, đặc điểm của địa phƣơng, tận dụng và phát huy đƣợc sức mạnh của các tổ chức trong nhà trƣờng và ngoài xã hội thì hiệu quả giáo dục học sinh vùng dân tộc thiểu số sẽ đƣợc nâng lên một bƣớc. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 5 5.1.Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLL ở trƣờng THPT theo định hƣớng trƣờng học thân thiện. 5.2. Đánh giá thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trƣờng THPT vùng dân tộc thiểu số theo định hƣớng trƣờng học thân thiện. 5.3. Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL theo định hƣớng xây dựng nhà trƣờng thân thiện ở trƣờng THPT vùng dân tộc thiểu số. 6. Giới hạn nghiên cứu - Nghiên cứu và khảo sát thực t rạng công tác quản lý HĐGDNGLL ở 3 trƣờng THPT thuộc vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Bắc Kạ n (8 CBQL, 6 giáo viên phụ trách Đoàn, Đội, 40 giáo viên chủ nhiệm, 40 học sinh HS và 20 phụ huynh học sinh). - Các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý của các chủ thể: Cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách Đoàn, Đội và GVCN. - Thử nghiệm các biện pháp tạ i 3 trƣờng THPT vùng dân tộc thiểu số đƣợc khảo sát của tỉnh Bắc Kạn. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận - Phân tích các tài liệu, giáo trình, tạp trí có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành Giáo dục- Đào tạo có liên quan đến công tác QL giáo dục, QL nhà trƣờng, QLHĐGDNGLL, chọn lọc thông tin cần thiết nhằm xây dựng cở sở nghiên cứu cho đề tài.. - Khái quát hóa các nội dung về lý luận HĐGDNGLL ở trƣờng THPT. - Phân tích lý luận để làm rõ yêu cầu của chƣơng trình giáo dụcTHPT ở vùng dân tộc thiểu số qua các HĐGDNGLL theo định hƣớng xây dựng nhà trƣờng thân thiện. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 6 7.2.1. Phƣơng pháp quan sát: Thu thập thông tin qua quan sát các hoạt động bằng việc tham dự buổi tổ chức HĐGDNGLL. 7.2.2. Phƣơng pháp điều tra : - Xây dựng các phiếu điều tra, phỏng vấ n, trao tiếp các đối tƣợng: BGH, BTĐ trƣờng, tổng phụ trách Đội, GVCN, HS, phụ huynh HS . - Thu thập số liệu qua các mẫu thống kê trên cơ sở kế hoạch quản lý HĐGDNGLL của một số cán bộ quản lý, Giáo viên chủ nhiệm và Bí thƣ Đoàn trƣờng. - Xây dựng 4 loại phiếu điều tra dùng để xin ý kiến của HT, PHT, BTĐoàn; tổng phụ trách Đội, một loại lấy ý kiến của GV CN; một loại cho học sinh và một loại cho phụ huynh học sinh. - Hệ thống câu hỏi trong mỗi loại phiếu điều tra đƣợc xây dựng trên cơ sở khoa học quản lý, thực tiễn công tác và học tập của bản thân, hỏi ý kiến tham khảo của các thầy cô, các cấ p quản lý, bạn bè đồng nghiệp có kinh nghiệm. Các câu hỏi xây dựng gồm các câu hỏi đóng, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi cho đối tƣợng trả lời; phù hợp với mục đích nghiên cứu nhằm khai thác những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 7.3. Các phương pháp khác - Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có trình độ cao thông qua trao đổi với các nhà quản lý giáo dục, thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài. - Phƣơng pháp xử lý thông tin và đánh giá: sử dụng phƣơng pháp toán thống kê, tin học để xử lý các số liệu thu đƣợc qua điều tra và khảo nghiệm . 8. Cấu trúc của luận văn Gồm 3 phần chính: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 7 Phần 1 - Mở đầu: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu Phần 2 - Nội dung: có 3 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lí luận chung về quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chƣơng 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lớp ở trƣờng THPT vùng dân tộc thiểu số.. Chƣơng 3: Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lê n lớp theo định hƣớng xây dựng nhà trƣờng thân thiện ở trƣờng THPT vùng dân tộc thiểu số. Phần 3 - Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo để xây dựng đề cƣơng Phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 8 NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG NHÀ TRƢỜNG THÂN THIỆN Ở TRƢỜNG THPT 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong những năm học thay sách gần đây ngày càng đƣợc phát triển và mở rộng, nội dung ngày càng phong phú, hình thức da dạng và đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Giang Thị Khuyên [11] với nghiên cứu “ thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trƣờng Tiểu học miền núi huyện Mai Châu - Sơn La”, đã chỉ ra một số biện pháp tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh Tiểu học có hiệu quả nhƣ, Bồi dƣỡng nhận thức, kỹ năng hƣớng dẫn tổ chức quản lý HĐGDNGLL cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; tăng cƣờng công tác thi đua khen thƣởng, chăm lo xây dựng, quản lý cơ sở vật chất; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, phối hợp các lực lƣợng tham gia tổ chức. Nguyễn dục Quang [16] đã tập trung nghiên cứu các mặt của HĐGDNGLL với việc xác định mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đối với việc hình thành phát triển các phẩm chất nhân cách, đạo đức , củng cố, nâng cao kiến thức văn hóa cho học sinh. Tác giả cũng đã đƣa ra các hình thức, nội dung HĐGDNGLL phƣơng thức tổ chức linh hoạt mềm dẻo sát với thực tiễn các trƣờng phổ thông. Đinh Xuân Huy [17] nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của ngƣời hiệu trƣởng ở trƣờng phổ thông dân tộc nội trú- tỉnh Lai Châu đã khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức các HĐGDNGLLvới việc nâng cao chất lƣơng giáo dục của trƣờng phổ thông dân tộc nội trú. Tác giả đã xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động này của ngƣời Hiệu trƣởng trong trƣờng phổ thông dân tộc nội trú nhƣ: Bồi dƣỡng nhận thức, năng lực cho đội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 9 ngũ giáo viên; cải tiến công tác quản lý; hƣớng dẫn; phối hợp các lực lƣợng tham gia vào HĐGDNGLL ở trƣờng THPT dân tộc nội trú. Phạm Hoàng Gia [18] đã dùng phiếu mẫu điều tra, nêu 30 loại cộng việc, gồm 57 dạng hoạt động cụ thể, phân thành các nhóm: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi- giải trí, hoạt động xã hội, hoạt động năng khiếu cá nhân. Nguyễn Văn thiềm [19] cho rằng chất lƣợng giáo dục học sinh ở nhà trƣờng giảm sút một phần là do việc giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp bị buông lỏng; sự phối hợp giữa các lực lƣợng bị coi nhẹ cho nên phải có sự phối hợp hoạt động nhà trƣờng với địa bàn dân cƣ. Vấn đề quản lý HĐGDNGLL cũng đã đƣợc đề cập tới trong một số luận văn thạc sĩ nhƣng chủ yếu về hoạt động quản lý của Hiệu trƣởng đối với THCS và bậc tiểu học. Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLL của ngƣời hiệu trƣởng nhƣng trên một đối tƣợng quản lý khác là học sinh trƣờng THPT vùng DTTS. Với ý nghĩa đó chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo định hƣớng xây dựng trƣờng học thân thiện ở trƣờng THPT vùng dân tộc thiểu số”. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm quản lý Khái niệm quản lý đã đƣợc các nhà khoa học định nghĩa một cách khác nhau: Tác giả Hà Sĩ Hồ [17]: “Quản lý là một quá trình tác động có định hƣớng (có chủ đích), có tổ chức, lựa chọn trong các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về thực trạng của đối tƣợng và môi trƣờng, nhằm cho sự vận hành của đối tƣợng đƣợc ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định”. Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ [25] cũng cho rằng: “Quản lý là một quá trình định hƣớng, quá trình có mục đích, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. N hững mục tiêu này đặc trƣng cho trạng thái mới của hệ thống mà ngƣời quản lý mong muốn”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 10 Tác giả Nguyễn Văn Lê [27 ] lại cho rằng: “Quản lý không chỉ mang tính khoa học, mà còn mang tính nghệ thuật”. Cũng nhƣ các tác giả khác ông cho rằng mục đích của công việc quản lý chính là nhằm đạt hiệu quả tối ƣu theo mục tiêu đề ra. Ông viết: “Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào con ngƣời nhằm đạt hiệu quả tối ƣu theo mục tiêu đề ra” Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” tác giả Harold Kontz [30] viết: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục đích của nhóm. Mục tiê u của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trƣờng mà trong đó con ng ƣời có thể đạt đƣợc các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất”. Nhƣ vậy, khái niệm quản lý đƣợc các nhà nghiên cứu và phân tích bằng nhiều cách khác nhau nhƣng về cơ bản có những điểm chung nhƣ: - Quản lý là công tác phố i hợp có hiệu quả của những ngƣời cộng sự khác nhau trong cùng một tổ chức. - Quản lý là những tác động có mục đích lên một tập thể ngƣời, thành tố cơ bản của hệ thống xã hội. - Quản lý là các hoạt động thực tiễn nhằm đảm bảo hoàn thành các công việc qua những nỗ lực của ngƣời khác. Tóm lại: Quản lý là có sự tác động có định hướng, có tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan. Ngày nay, trƣớc sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự biến động không ngừng của nền kinh tế - xã hội, quản lý đƣợc xem là một trong năm nhân tố phát triển kinh tế - xã hội (vốn- nguồn lực lao động- Khoa học kỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 11 thuật- tài nguyên và quản lý) trong đó quản lý đóng vai trò quyết định của sự thành bại của công việc. Hoạt động quản lý tồn tại với 3 yếu tố cơ bản đó là “Chủ thể quản lý, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý ". Các yếu tố này có mối quan hệ qua lạ i chặt chẽ với nhau và cùng nằm trong môi tr ƣờng quản lý đƣợc thể hiện sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong quản lý MÔI TRƢỜNG QUẢN LÝ Kế hoạch hóa công cụ quản lý Khách thể Chủ thể Mục tiêu quản lý quản lý quản lý Phƣơng pháp quản lý 1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục * Theo nhà khoa học Giáo sƣ Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh”. Vậy, quản lý giáo dục đƣợc hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong lĩnh vực giáo dục, nói một cách rõ ràng đầy đủ hơn, quản lý là hệ thống những tác động có mục đính, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 12 nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài. Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển của xã hội. * Giáo dục là một hoạt động đặc biệt của con ngƣời, là hoạt động có mục đích, có chƣơng trình, có kế hoạch có hai chức năng tổng quát: “Ổn định duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu hiện hành của nền KT-XH và đổi mới phát triển quá trình đào tạo đón đầu sự tiến bộ, phát triển KT-XH”. Từ 2 chức năng tổng quát có 4 chức năng cụ thể của giáo dục là: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá”. Tất cả các chức năng quản lí tạo nên nội dung của quá trình quản lý. Trong một chu trình quản lý, các chức năng kế tiếp nhau và độc lập với nhau chỉ mang tính tƣơng đối bởi vì một số chức năng có thể diễn ra đồng thời hoặc kết hợp với việc thực hiện các chức năng khác. Vậy, ngoài 4 chức năng nêu trên trong một chu trình quản lý, chủ thể quản lý phải sử dụng thông tin nhƣ là một công cụ hay chức năng đặc biệt để thực hiện các chức năng đó đƣợc biểu diễn qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2. Chu trình quản lý quản lý Tiền kế hoạch Môi trƣờng quản lý Kế hoạch hoá công cụ quản lý Tổ chức Kiể m tra Thông tin Chỉ đạo thực hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 13 1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trƣờng là sự cụ thể hoá công tác quản lý giáo dục.Nhà trƣờng là tế bào chủ chốt của bất cứ hệ thống giáo dục nào từ Trung ƣơng tới địa phƣơng. Quản lý nhà trƣờng thực chất là quản lý giáo dục ở cơ sở. Bởi vậy, nhà trƣờng là khách thể của tất cả các cấp quản lý theo khái niệm quản lý đa cấp. Mỗi nhà trƣờng đều có hiệu trƣởng và hội đồng giáo viên là chủ thể quản lý trực tiếp vận hành hệ thống giáo dục đi đến mục tiêu đào tạo. Quản lý nhà trƣờng ở Việt nam là thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo dục để tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ, từng học sinh” 1.2.4. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Là hoạt động giáo dục có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức đƣợc thực hiện trong các hoạt động thực tiễn về khoa học - kỹ thuật, lao động công ích, hoạt dộng xã hội, văn hóa nghệ thuật, hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, thăm quan du lịch,... đƣợc thực hiện ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ em. 1.2.5. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Là một bộ phận của quá trình quản lý trƣờng học, bao gồm hàng loạt những hoạt động nhƣ lựa chọn, tổ chức, các nguồn lực, các tác động của tập thể sƣ phạm, của các lực lƣợng giáo dục khác trong và ngoài nhà tr ƣờng theo kế hoạch và chƣơng trình giáo dục trong khuôn khổ thời gian ngoài chƣơng trình chính khoá và ngoài giờ học trên lớp nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết. HĐGDNGLL do nhà trƣờng quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp với sự tham gia của các lực lƣợng xã hội (theo chƣơng trình kế hoạch dạy học), đƣợc tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chƣơng tr ình dạy học trong phạm vi nhà trƣờng hoặc trong đời sống xã hội. đƣợc diẽn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó đƣợc thực hiện mọi nơi, mọi lúc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 14 1.2.6. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Là quá trình tác động của chủ thể quản lý ( hiệu trƣởng và bộ máy giúp việc của hiệu trƣởng) đến tập thể giáo viên và học sinh, đƣợc tiến hành ngoài giờ lên lớp theo chƣơng trình kế hoạch nhằm đạt mục tiêu giáo dục học sinh một cách toàn diện. 1.2.7. Khái niệm biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Biện pháp: Theo từ điển trong tiếng việt thì biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Là cách thức quản lý nội dung, phƣơng pháp, tổ chức HĐGDNGLL nhằm đạt đƣợc mục tiêu, chƣơng trình đã đặt ra. 1.2.8. Khái niệm nhà trường thân thiện Trƣờng học thân thiện là mô hình trƣờng do Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đề xƣớng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trƣớc, và đã đƣợc triển khai có kết quả tốt ở nhiều nƣớc trên thế giới. Ở Việt Nam, phối hợp với UNICEF, Bộ đã làm thí điểm nhiều năm nay ở trƣờng tiểu học và THCS (trong đó có một số trƣờng ở T.PHCM). Từ kết quả thí điểm, Bộ chủ trƣơng tiến hành đại trà trong năm học 2008- 2009 ở tất cả các trƣờng Tiểu học, THCS trong toàn quốc rồi lan ra các trƣờng phổ thông cho tới năm 2013. Thân thiện là có tình cảm tốt, đối xử tử tế và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm thân thiện đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình nghĩa về đạo lý. Thân thiện bắt nguồn từ xứ mệnh của nhà trường và thân thiện của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử. Trường học thân thiện đương nhiên phải thân thiện với địa phương, địa bàn hoạt động của nhà trường, phải thân thiện trong tập thể sư phạm với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 15 nhau, giữa tập thể sư phạm với học sinh, trường học thân thiện phải đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu và thỏa mãn tâm lý người thụ hưởng. Nhƣ vậy nội dung cơ bản hàm chứa trong khái niệm“ trƣờng học thân thiện” bao gồm: 1. Trước hết trường học phải thân thiện với địa bàn hoạt động mà nội dung chủ yếu của sự thân thiện là: - Thu hút 100% trẻ em đến tuổi học thuộc địa bàn phục vụ của trƣờng đƣợc đi học và học đến nơi, đến chốn ( nghĩa là thực hiện tốt phổ cập giáo dục bậc Tiểu học, THCS. Trƣờng phải bảo đảm cho mọi học sinh đều bình đẳng về quyền lợi đồng thời là nghĩa vụ, học tập, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa, dân tộc, vùng miền, tình trạng thể chất kể cả các em không may bị khuyết tật, trí tuệ phát triển bình thƣờng). - Nhà trƣờng phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục ở địa phƣơng, phải gƣơng mẫu trong việc gìn giữ môi trƣờng tự nhiên và môi ,trƣờng xã hội ở địa phƣơng. Từ đó, địa phƣơng sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây dựng nhà trƣờng, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên. - Một nội dung trọng tâm về trƣờng học thân thiện với địa phƣơng mà Bộ đề ra: Mỗi trƣờng học là địa chỉ nhận chăm sóc công trình văn hóa, lịch sử ở địa phƣơng và tích cực chăm lo xây dƣng các công trình công cộng, trồng cây chăm sóc, đƣờng làng ngõ xóm sạch sẽ. 2. Thân thiện trong tập thể sư phạm với nhau : Điều này rất quan trọng vì nó là “cái lõi” để thân thiện với mọi đối tƣơng khác. Tại đây, vai trò của Hiệu trƣởng, của lãnh đạo tổ chức Đảng và đoàn thể cực kỳ quan trọng. Muốn vậy trong quan hệ quản lý phải thực thi dân chủ, phải thực hiện bằng đƣợc quy chế dân chủ ở cơ sở.Trong quan hệ tài chính phải trong sáng, công khai, minh bạch đối với mọi thành viên trong nhà trƣờng. Về mặt tâm lý phải thực sự tôn trong lần nhau từ chú bảo vệ, chị lao công đến Hiệu trƣởng, không thể có thân thiện nếu trong trƣờng mất dân chủ, mất bình đẳng, nếu thiếu tôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 16 trọng lẫn nhau, Hiệu trƣởng hống hách quát nạt nhân viên dƣới quyền; cũng không thể có thân thiện nếu mọi khoản thu chi trong nhà trƣờng “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”. 3. Thân thiện giữa tập thể sư phạm : Nhất là các thầy cô với các em học sinh, thầy cô cùng các bộ phận trong nhà trƣờng đều hoạt động theo phƣơng châm: “Tất cả vì học sinh thân yêu” từ đó trò sẽ quý mến, kính trọng thầy cô, chứ không là “kính nhi viễn chi”. Sự thân thiện của các thầy cô với các em là “khâu then chốt” phải thể hiện. 4. Tận tâm trong giáo dục và giáo dục các em : Muốn vậy hãy mạnh dạn chuyển lối dạy cũ, thụ động “thầy đọc trò nghe, thầy giảng trò nghe” sang lối dạy “thầy tổ chức , trò hoạt động”, “thầy chủ đạo, trò chủ động”, thầy trò tƣơng tác với quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm và dạy học cá thể”. Có vậy mới phát huy đƣợc tính tích cự tự giác, tích cực học tập của các em, mới thể hiện việc quan tâm đến từng em học sinh, nhất là đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các em học sinh “cá biệt”. 5. Công tâm trong quan hệ ứng xử : Điều này cực kỳ khó bởi ngƣời ta có thể chia đều tiền bạc chứ khó chia đều tình cảm. Tuy vậy đã “ mang lấy nghiệp vào thân” thì không có cách nào khác, thầy cô giáo phải rèn bằng đƣợc cho mình sự công tâm trong quan hệ ứng xử, công tâm chăm sóc các em. (em có hoàn cảnh khó khăn hơn chăm sóc nhiều hơn), công tâm trong việc đánh giá cho điểm (nghĩa là phải công bằng, khách quan với lƣơng tâm và thiên chức nhà giáo). Trƣờng học thân thiện, đó phải là nơi học sinh thích đến, tự nguyện, tự nhiên. Không đến trƣờng thấy nhớ, nghỉ học lâu thấy buồn. Nói cách khác, trƣờng học đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời, giáo dục đã trở thành mục đích sống và lẽ sống… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 17 1.3. Những vấn đề cơ bản của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 1.3.1. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp * Vị trí: HĐGDNGLL là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục, thực sự là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trƣờng trung học phổ thông. Là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trƣờng và xã hội. HĐGDNGLL không ch ỉ l à s ự t iế p n ố i ho ạ t đ ộ ng d ạ y h ọ c mà còn t ạ o nên s ự hài hoà, cân đ ố i trong quá trình s ƣ p hạ m t ổ ng thể n h ằ m th ực h i ệ n mụ c tiêu giáo d ục c ủa c ấ p họ c đƣ ợ c thể h iệ n qua sơ đ ồ s au: Sơ đồ 1.3: HĐGDNGLL trong quá trình giáo dục Quá trình đào tạo: Hiệu quả - Dạy học trên lớp Mục tiêu đào tạo đào tạo - GDNGLL - GD LĐKT-HNDN * Vai trò:Từ vị trí đó ta có thể thấy rõ vai trò của HĐGDNGLL trong trƣờng trung học phổ thông nhƣ sau: Đây là dịp học sinh củng có kết quả hoạt động dạy học ở trên lớp, biế n tri thức thành kỹ năng. Thông qua các hình thức hoạt động cụ thể, học sinh có dịp để đối chiếu, kiể m nghiệm tri thƣc đã học, bổ sung, cập nhật thông tin nhằ m biến tri thức đó trở thành tài sản của chính mình. HĐGDNGLL với nhiều nội dung hấp dẫn, kiến thức tích hợp có tác dụng bổ trợ cho hoạt động dạy học ở trên lớp, nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống, từ đó khơi dậy niềm tự hào của dân tộc. HĐGDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các lớp trong trƣờng và với cộng đồng xã hội, góp phần giáo dục tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 18 1.3.2. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo mục tiêu của quản lý HĐGDNGLL bậc THPT tập trung vào 3 mục tiêu cơ bản là: * Mục tiêu về nhận thức: HĐGDNGLL giúp học sinh củng cố, bổ sung, hoàn thiện những tri thức đã đƣợc học ở trên lớp; mở rộng và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau c ủa đời sống xã hội, có một tầm nhìn mở rộng hơn với thế giớ i xunh quanh, với cộng đồng xã hội. Những tri thức tiếp thu đƣợc ở trên lớp mới chỉ là một phần kho tàng kiến thức của loài ngƣời. Muốn bổ sung thêm, muốn làm sâu thêm những tri thức ấy thì cần phải thông qua HĐGDNGLL. Hoạt động này giúp cho các em đ ịnh hƣớng chính trị, xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh các h mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của đất nƣớc, những bản sắc văn hoá các dân tộc; định hƣớng đƣợc nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra, qua đó c ủng cố thêm kiến thức, rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhạy trong cuộc sống và trong quá trình giải quyết công việc sau này. HĐGDNGLL còn giúp cho học sinh hiểu biết tối thiểu những vấn đề có tính thời đại nhƣ vấn đề quốc tế, hợp tác, hoà bình và hữu nghị; vấn đề bảo vệ môi trƣờng, dân số và kế hoạch hoá gia đình; vấn đề pháp luật và các vấn đề xã hội đáng quan tâm. * Mục tiêu giáo dục về thái độ: - HĐGDNGLL tạo cho học sinh hứng thú và ham muốn đƣợc hoạt động. Thực tế, HĐGDNGLL phải mang lại lợi ích cho học sinh, để thu hút lôi cuốn các em tự giác tham gia thì mới đạt đƣợc hiệu quả giáo dục. - Từng bƣớc hình thành cho học sinh lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền thống của trƣờng, của quê hƣơng mình, mong muố n Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2