intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

24
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Quản lý hoạt động câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam" nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý các câu lạc bộ nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Tuồng nói riêng, luận văn phân tích và làm rõ thực trạng về hoạt động quản lý các câu lạc bộ tuồng tại huyện Nông Sơn và đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ Tuồng của huyện trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH HỒ VŨ PHƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT TUỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA THANH HÓA, 2021
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH HỒ VŨ PHƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÁC CÂU LẠC BỘ NGHỆ THUẬT TUỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa Mã số: 8.319.042 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Tuấn THANH HÓA, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Văn Tuấn. Tất cả hệ thống lý luận, các số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Luận văn không sao chép, trùng lặp với bất kỳ công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan của mình. Thanh Hóa, ngày 10 tháng 10 năm 2021 Tác giả Luận văn Hồ Vũ Phương
  4. i MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... iv DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................... v MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 7 7. Bố cục của luận văn.................................................................................... 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ KHÁI QUÁT VỀ TUỒNG QUẢNG NAM ............................................................................... 9 1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm Di sản văn hóa và Bảo tồn di sản văn hóa............................ 9 1.1.2. Khái niệm quản lý và quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật ............ 10 1.1.3. Khái niệm Câu lạc bộ và tổ chức hoạt động câu lạc bộ ....................... 11 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật thông qua công tác xây dựng thể chế, chính sách, văn bản pháp quy ............................ 12 1.2.1. Luật Di sản văn hóa ............................................................................ 12 1.2.2. Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ năm 2010..................... 13 1.2.3. Công ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (2003) của UNESCO 14 1.2.4. Văn bản quản lý của tỉnh Quảng Nam ................................................ 14 1.3. Vai trò và nguyên tắc quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật ............... 16 1.3.1. Vai trò ................................................................................................ 16 1.3.2. Nguyên tắc ......................................................................................... 18
  5. ii 1.4. Vài nét về nghệ thuật Tuồng .................................................................. 19 1.5. Khái quát về Tuồng Quảng Nam. .......................................................... 23 *Tiêu kết chương 1....................................................................................... 29 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC CÂU LẠC BỘ TUỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM............... 32 2.1. Tổng quan về các câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn ........ 32 2.2. Hoạt động quản lý các câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn . 34 2.2.1. Xây dựng các văn bản quản lý. ........................................................... 34 2.2.2. Quản lý hoạt động nghệ thuật ............................................................. 35 2.2.3. Quản lý cơ sở vật chất, tài chính ......................................................... 38 2.2.4. Quản lý nguồn nhân lực nghệ thuật .................................................... 39 2.2.5. Hoạt động kiểm tra giám sát và thi đua, khen thưởng ......................... 43 2.2. Đánh giá những kết quả trong quản lý hoạt động câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam................................................... 44 2.2.1. Ưu điểm.............................................................................................. 44 2.2.2. Hạn chế, tồn tại .................................................................................. 48 2.2.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 49 *Tiêu kết chương 2....................................................................................... 51 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÁC CÂU LẠC BỘ TUỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM ....................................................................... 52 3.1. Tác động của phát triển xã hội đối với các loại hình nghệ thuật truyền thống ............................................................................................................ 52 3.2. Những thách thức đối với hoạt động các câu lạc bộ Tuồng trên địa ....... 56 3.3. Định hướng phát triển câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam ........................................................................................... 57 3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động câu lạc bộ Tuồng ......... 59
  6. iii 3.4.1. Nhóm giải pháp về chế độ, chính sách và đãi ngộ ............................... 60 3.4.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực .................................................... 62 3.4.3. Giải pháp về truyền thông, quảng bá................................................... 67 3.4.4. Giải pháp về tổ chức và xây dựng mô hình ......................................... 69 3.4.5. Giải pháp về sưu tầm các vở Dân ca và kịch bản ............................... 70 *Tiêu kết chương 3....................................................................................... 72 KẾT LUẬN ................................................................................................. 74 1. Kết luận .................................................................................................... 74 2. Kiến nghị.................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 77 PHỤ LỤC.................................................................................................... 82
  7. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BQL Ban quản lý CLB Câu lạc bộ DSVH Di sản văn hóa NĐ- CP Nghị định – Chính Phủ NXB Nhà xuất bản NTBD Nghệ thuật biểu diễn UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc UBND Ủy ban nhân dân VH,TT&DL Văn hóa, Thể Thao và Du lịch VHNT Văn hóa nghệ thuật
  8. v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê các CLB Tuồng trên đại bàn huyện Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam .................................................................................................. 33 Bảng 2.2: Bảng thống kê cách thức tổ chức, biểu diễn tại các CLB Tuồng trên đại bàn huyện Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam ................................................. 37 Bảng 2.3: Bảng thống kê các nghệ nhân tại các CLB Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam.............................................................. 41
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia với hơn 54 dân tộc anh em cùng sinh sống đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, giao thoa giữa các phong tục tập quán mang đậm nét đặc trưng về bản sắc văn hóa các tộc người vừa đa dạng lại vừa thống nhất. Văn hóa dân gian là một trong những giá trị văn hóa vô cùng quý giá của dân tộc, bởi ở đó có nhiều loại hình, thể loại nghệ thuật đã và đang được nhân dân lưu truyền từ đời này qua đời khác. Nông Sơn là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, được cư dân Việt đến định cư khoảng thế kỷ 15. Trong quá trình hình thành và phát triển, các cộng đồng dân cư sinh sống nơi đây đã sáng tạo các giá trị văn hóa được nối tiếp và phát triển từ thời tiền sử - sơ sử với nền văn hóa tiền Sa Huỳnh đến văn hóa Sa Huỳnh có niên đại cách đây khoảng 6.000 - 8.000 năm. Cùng với quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, cộng đồng cư dân nơi đây đã chọn lọc, kế thừa, phát huy các yếu tố bên ngoài, kết hợp với văn hóa bản địa, tạo ra những giá trị văn hóa vừa có cội nguồn từ nền văn hóa Việt Nam, vừa có sắc thái địa phương với những giá trị đặc trưng, từ văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể, có ảnh hưởng đến văn hóa khu vực miền Trung và cả nước. Ngoài ra, cùng với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân Quảng Nam nói chung và Nông Sơn nói riêng đã sáng tạo nhiều loại hình nghệ thuật có giá trị như: Tuồng, Dân ca khu V, Bài chòi,..; trong đó nghệ thuật Tuồng là một trong những loại hình nghệ thuật đặc sắc, phản ảnh đời sống văn hóa tinh thần hết sức phong phú của cư dân đang sinh sống trên mảnh đất này. Tuồng (còn gọi là hát bộ, hát bội) là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền có tính cổ điển, bác học bậc nhất của Việt Nam. Nghệ thuật Tuồng
  10. 2 cổ được hình thành trên cơ sở ca, vũ, nhạc và các trò diễn xướng dân gian với ngôn ngữ văn chương bác học kết hợp nhuần nhuyễn văn chữ Hán với văn Nôm, đã có thời kỳ phát triển cực thịnh vào các thế kỷ 17-18. Cuối thế kỷ 18, Tuồng cổ đã phát triển một cách Hoàn chỉnh mọi mặt từ kịch bản văn học đến nghệ thuật biểu diễn. Ở loại hình nghệ thuật Tuồng chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa dân tộc như: âm nhạc, múa, biểu diễn và các thể loại nghệ thuật khác (ngôn ngữ, hóa trang mặt, trang phục, đạo cụ, mỹ thuật…) cùng hòa quyện làm nên một loại hình nghệ thuật rất đặc sắc của Việt Nam và vô cùng độc đáo. Xứ Quảng lâu nay được biết đến là một cái nôi của nghệ thuật tuồng. Trong khi hiện nay những tinh hoa ấy dường như đang mai một nhưng tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam là một trong những vùng đất còn lưu giữ môn nghệ thuật diễn xướng độc đáo này. Nhiều xã trong huyện đã có câu lạc bộ tuồng với sự tham gia của các diễn viên quần chúng. Các câu lạc bộ Tuồng ở Nông sơn đã và đang lưu giữ những tinh hoa văn hóa của nghệ thuật Tuồng xứ Quảng. Trong điều kiện hiện nay khi có rất nhiều các loại hình nghệ thuật hiện đại để người dân lựa chọn thì các loại hình nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật Tuồng nói riêng gặp không ít khó khăn. Trải qua những biến động lịch sử của đất nước, nghệ thuật tuồng cổ đang dần bị mai một, chính vì vậy, khôi phục và bảo tồn Tuồng cổ là nhiệm vụ đầy thách thức, nhất là trong bối cảnh văn hóa hội nhập ngày nay. Hoạt động các câu lạc bộ nghệ thuật tuồng Nông Sơn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vậy, làm thế nào để duy trì hoạt động và quản lý tốt các câu lạc bộ Tuồng nói chung cũng như các câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa cấp bách. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải đặt ra vấn đề nghiên cứu, từ đó có được những giải pháp thực tiễn, để nâng cao
  11. 3 hiệu quả quản lý hoạt động của các câu lạc bộ Tuồng để trên cơ sở đó phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của nó, đồng thời phát triển lớn mạnh các câu lạc bộ nghệ thuật Tuồng và phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện theo đúng với định hướng của Đảng mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã đề ra là: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mà chúng ta cần hướng tới. Chính vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các tư liệu về quản lý văn hóa nghệ thuật Các vấn đề về quản lý văn hóa nghệ thuật đã được cá nhân quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu nhiều, dưới những phạm vi và góc độ khác nhau. Công trình Quản lý văn hóa, tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của tác giả Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2014 là cuốn sách nói về định hướng sự phát triển và tổ chức xác định mục tiêu, hướng mọi nỗ lực cá nhân về quản lý văn hóa. Nhìn từ góc độ tài chính, nhóm tác giả Nguyễn Danh Ngà, Nguyễn Danh Thuận trong công trình Cơ chế tự chủ tài chính cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật và xã hội hóa hoạt động biểu diễn nghệ thuật đã thể hiện quan điểm về việc tự chủ tài chính trong hoạt động nghệ thuật. Tác giả Hà Xuân Trường trong công trình Văn hóa khái niệm và thực tiễn cũng đề cập đến một số nội dung về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đề cập đến đời sống, khó khăn và cố gắng nỗ lực làm nghề, cũng như một số chính sách bất cập của nhà nước cho đội ngũ cán bộ, nhạc công, diễn viên kịch hát dân tộc. Đáng chú ý hơn là công trình Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của tác giả Nguyễn Chí Bền (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2010. Nội dung tư liệu tập trung nêu về thực trạng biểu diễn
  12. 4 nghệ thuật sân khấu ở Việt Nam. Đánh giá những thành tựu và khó khăn của các tổ chức biểu diễn nghệ thuật hiện nay. Tập sách cũng có những đề xuất về phát triển nguồn nhân lực trong nghệ thuật thông qua các chính sách về tuyển dụng, đào tạo và sử dụng con người. 2.2. Nghiên cứu về nghệ thuật Tuồng Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về phương diện lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề này. Tác giả Đoàn Thị Tịnh, năm 2015 với công trình Hóa trang sân khấu tuồng nxb Mỹ thuật. Tác giả đã chỉ ra một trong những nét độc đáo của nghệ thuật Tuồng đó là nghệ thuật hóa trang. Hóa trang trong tuồng truyền thống mang nhiều dấu vết của loại mặt nạ vẽ. Dấu vết nghệ thuật hóa trang kiểu mặt nạ đậm đặc nhất là ở Bình Định, có lẽ do bàn tay bảo tồn của hậu tổ Đào Tấn. Kiểu hóa trang này là để chừa da thật vùng quanh mắt không đánh phủ màu, nên trông tựa như hình thức mặt nạ đeo. Tập sách còn tập hợp giới thiệu với độc giả một số mô hình hóa trang nhân vật tiêu biểu của sân khấu tuồng truyền thống nhằm góp phần nhận diện một trong những hình thức hóa trang của các loại hình sân khấu, để phân biệt đó là tuồng, chèo, cải lương hay kịch nói. Tác giả Trần Đình Sanh Nguyên giám đốc Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh với bài viết Hòang Châu Ký – Những công trình nghiên cứu đặc sắc về nghệ thuật Tuồng, đã chỉ ra Quảng Nam là đất của nghệ thuật Tuồng, đây là cái nôi nuôi dưỡng tài năng nghệ thuật Hoàng Châu Ký. Bài viết cũng chỉ ra công lao của Hoàng Châu Ký khi ông nghiên cứu và đưa ra công trình Sơ khảo lịch sử nghệ thuật tuồng và Những quy tắc cơ bản của nghệ thuật biên kịch tuồng. Công trình Các làn điệu hát Tuồng khu vực miền Trung của Nguyễn Gia Thiện, Đào Duy Kiền, Đào Phương Châm, Bùi Lợi là một ấn phẩm của Sở Văn hóa thông tin Bình Định xuất bản năm 1996. Các bài viết trong công
  13. 5 trình này được các nhà nghiên cứu phân tích, trình bày cơ sở lý luận, các hình thức và đánh giá cơ bản về các làn điệu Tuồng ở toàn khu vực miền Trung nhưng chưa đi sâu phân tích các làn điệu, ngôn ngữ cũng như. Tuồng Đào Tấn của tỉnh Bình Định và đặc trưng nghệ thuật của chúng. Luận văn của Hà Thị Thanh Xuân năm 2017 về Nghệ Thuật Tuồng Đào Tấn trong hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường đại học Quy Nhơn, đã nghiên cứu tìm ra giải pháp tổ chức đưa một số làn điệu Tuồng Đào Tấn vào hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Quy Nhơn để loại hình này gần gũi với thế hệ trẻ và được nuôi dưỡng trong chính cái nôi hình thành nên nó. Qua đó giáo dục truyền thống cho sinh viên để các em thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của quê hương Bình Định Tác phẩm Việt Nam Văn học sử yếu (1943) của Dương Quảng Hàm đã giới thiệu hai văn bản Tuồng Đắc Bằng, Khí Xa. Đặc biệt, ở chương thứ V, tác giả còn có những nhận định rất xác đáng về lối viết Tuồng của một số tác giả: “Sự biến cải đầu tiên thuộc về hình thức: những nhà nho học Hoàng Cao Khải, tác giả hai bản Tuồng Đắc Bằng và Khí Xa; Nguyễn Hữu Tiến, tác giả bản Tuồng Đông A Song Phụng;… khác một điều là bản Tuồng có chia làm cảnh phân minh và có chỉ cách bài trí trên sân khấu theo như cách dàn xếp của những vở kịch chữ Pháp”[16, tr.419] Tác giả Hoàng Châu Ký trong Sơ khảo lịch sử nghệ thuật Tuồng cho rằng: “Đây là hai vở Tuồng trực diện đi vào đề tài lịch sử hiện đại (lúc bấy giờ)”[29, tr.145]. Từ việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề nêu trên chúng tôi nhận thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Tuồng nói riêng, trong đó các tác giả cũng đề cập đến nhiều yếu tố, nhiều phương diện, nhiều khía cạnh của vấn đề. Tuy nhiên, tìm hiểu về quản lý hoạt
  14. 6 động các câu lạc bộ nghệ thuật Tuồng trân địa bàn huyện Nông Sơn thì chưa được đề cập đến. Đây vẫn là một đề tài mới để chúng tôi tìm hiểu, khai thác và triển khai trong luận văn này nhằm góp phần giữ gìn và làm đa dạng hóa loại hình nghệ thuật trên địa bàn huyện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý các câu lạc bộ nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Tuồng nói riêng, luận văn phân tích và làm rõ thực trạng về hoạt động quản lý các câu lạc bộ tuồng tại huyện Nông Sơn và đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ Tuồng của huyện trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý các câu lạc bộ nghệ thuật và câu lạc bộ Tuồng. - Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động các câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn trong thời gian tới . 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động các câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động các câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam.
  15. 7 5. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ mục đích nghiên cứu đã được xác định nêu trên, Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: - Phương pháp điền dã: Tác giả đi khảo sát thực tế về việc tổ chức quản lý câu lạc bộ Tuồng để có được sự đánh giá trực tiếp về công tác tổ chức và hoạt động quản lý câu lạc bộ. Từ việc phân tích hiện trạng để tìm minh chứng khoa học về mặt định lượng: Số lượng, quy mô, hiện trạng... - Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng câu hỏi phỏng vấn sâu để thực hiện thu thập thông tin về công tác quản lí và phát huy hiệu quả nội dung, hình thức hoạt động của các câu lạc bộ Tuồng. Qua các buổi gặp gỡ, trao đổi để phỏng vấn nghệ sĩ, các nhà quản lý, cán bộ văn hóa, nghệ nhân, người dân, giới trẻ về nguyện vọng, nhu cầu học tập văn hóa tham gia câu lạc Tuồng. - Phương pháp tiếp cận liên ngành: Luận văn sử dụng phương pháp của nhiều ngành khoa học như: Văn hóa học, sân khấu học để làm rõ vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, phân loại: Dùng để tập hợp tư liệu, phân tích nghiên cứu, đánh giá. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác kỹ thuật khác với mục đích chung là đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 6. Đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về nghệ thuật tuồng, về hoạt động quản lý câu lạc bộ nghệ thuật. Đồng thời đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động các câu lạc bộ nghệ thuật Tuồng ở huyện Nông Sơn từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của phong trào trong thời gian tới. Do vậy
  16. 8 kết quả nghiên cứu của đề tài là một trong những tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý về lĩnh vực nghệ thuật nói chung, quản lý hoạt động tại các câu lạc bộ nghệ thuật Tuồng hiện nay nói riêng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được triển khai trong 03 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài và khái quát về Tuồng Quảng Nam Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động các câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Chương 3 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động câu lạc bộ Tuồng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
  17. 9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ KHÁI QUÁT VỀ TUỒNG QUẢNG NAM 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm Di sản văn hóa và Bảo tồn di sản văn hóa Nếu văn hóa là hoạt động sáng tạo của con người để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người nhằm vươn tới cái chân - thiện - mỹ thì có thể hiểu di sản văn hóa là kết tinh những giá trị vật chất và tinh thần của cha ông đã để lại cho các thế hệ con cháu. Theo từ điển tiếng Việt, “di sản là giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia một dân tộc để lại” [59, tr. 533]. Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001 quy định: Di sản văn hóa: “Là sản phẩm văn hóa, tinh thần, vật chất của xã hội loài người và các di vật tiêu biểu, vật mẫu của giới tự nhiên có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [33]. Tại điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/6/2009 quy định: Di sản văn hóa vật thể: “Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc” [35, tr.2]. Di sản văn hóa phi vật thể: Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác [35, tr.1].
  18. 10 Vậy thế nào là bảo tồn di sản văn hóa? Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó. Theo Từ điển tiếng Việt: “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi” [59; 165]. Việc bảo tồn di sản văn hóa cần đi kèm với khai thác, phát huy giá trị của nó trong đời sống. Mặt khác, việc bảo tồn cần phải quan tâm đến những đặc điểm xã hội trong từng thời điểm cụ thể, tức là phải lựa chọn để bảo tồn những gì phù hợp với thời đại. Chỉ có như vậy, hoạt động bảo tồn mới có ý nghĩa và có tính khả thi mà không trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội. 1.1.2. Khái niệm quản lý và quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật Bất kỳ ở đâu, lúc nào con người có nhu cầu kết hợp với nhau để đạt mục đích chung thì đều xuất hiện quản lý. Quản lý chính là yếu tố quyết định cho sự phát triển của quốc gia và các tổ chức. Do vậy quản lý là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Theo giáo trình Quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia thì: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý" [24, tr.13]. Cũng theo giáo trình này, hoạt động quản lý bao gồm các yếu tố sau: Chủ thể quản lý; Đối tượng quản lý; Khách thể quản lý; Mục tiêu của quản lý. Có thể hiểu, quản lý là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau để đạt được hiệu quả đề ra. Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật là quản lý định hướng, hoạch định, kế hoạch, tổ chức, điều hành các hoạt động thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Các hoạt động đó do chính con người thực hiện với các phương tiện, công nghệ hỗ trợ để Hoàn thành tốt kế hoạch chiến lược, chiến thuật nghệ thuật đề ra. Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng chính là quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên tổ chức, hành chính (kế toán, thủ quỹ, lái xe, hậu đài…), nghệ sĩ (đạo diễn, tác giả, diễn viên, nhạc công,…) của đơn vị nghệ thuật,
  19. 11 nhằm phát huy những tiềm năng nghệ thuật của con người trong tổ chức biểu diễn nghệ thuật nơi đây, bao gồm thể lực và trí lực (đặc biệt là khả năng sáng tạo nghệ thuật) phù hợp. 1.1.3. Khái niệm Câu lạc bộ và tổ chức hoạt động câu lạc bộ Có thể thấy nội dung định nghĩa về câu lạc bộ rất rộng và đa dạng. Theo Từ điển tiếng Việt thì “CLB là tổ chức được lập ra cho nhóm người hoặc nhiều người cùng sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí”[59]. Ban đầu, các Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện của những người cùng sở thích, cùng niềm đam mê. Tuy nhiên, trong mỗi một câu lạc bộ đều phải có những thành viên đứng đầu, phụ trách quản lý giám sát mọi hoạt động. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi xin được dùng khái niệm về câu lạc bộ như sau: Câu lạc bộ dùng để chỉ một tập hợp quần chúng có chung đặc điểm về sở thích, nhu cầu và tổ chức sinh hoạt nhằm thỏa mãn những nhu cầu và sở thích đó với nội dung sinh hoạt liên quan ở nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, chính trị xã hội,... Thành viên Câu lạc bộ có nhiều nghề nghiệp và lứa tuổi cũng khác nhau, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện. Có thành lập tổ chức và mục đích hoạt động rõ ràng nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho tất cả hội viên và cho xã hội. Vậy, thế nào là tổ chức hoạt động CLB? Việc tổ chức hoạt động câu lạc bộ có thể khái quát bao gồm 2 vấn đề cơ bản là nội dung hoạt động và phương thức tổ chức hoạt động. Mỗi một câu lạc bộ tùy vào tính chất sẽ có những nội dung hoạt động khác nhau. Nội dung hoạt động được coi là xương sống của một câu lạc bộ. Câu lạc bộ có hoạt động theo đúng hướng hay không cần phải có nội dung hoạt động phù hợp, sát thực với đối tượng và đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương, cơ quan đoàn thể nào đó. Tuy nhiên, các nội dung hoạt động của Câu lạc bộ không nên dập khuôn, thu hẹp trong không gian, thời
  20. 12 gian, phạm vi hoặc đối tượng nhất định mà cần được mở rộng, nâng cấp, cập nhật bổ sung kịp thời, liên tục, tránh nhàm chán. Về cách thức tổ chức hoạt động của Câu lạc bộ, để thu hút số lượng hội viên tham gia Câu lạc bộ, giúp cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong Câu lạc bộ có hiệu quả thì phương thức tổ chức sinh hoạt của Câu lạc bộ cần đa dạng, phong phú và hấp dẫn Như vậy, từ khái niệm tổ chức hoạt động CLB có thể hiểu việc quản lý hoạt động CLB Tuồng là quản lý định hướng, hoạch định, kế hoạch, tổ chức, điều hành các hoạt động thuộc lĩnh vực nghệ thuật Tuồng nhằm phát huy những tiền năng nghệ thuật Tuồng nơi đây. 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật thông qua công tác xây dựng thể chế, chính sách, văn bản pháp quy 1.2.1. Luật Di sản văn hóa Điều 17: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Điều 23: Nhà nước có chính sách khuyến khích việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam để lưu truyền trong nước và giao lưu văn hóa với nước ngoài. Điều 24: Nhà nước có chính sách khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng những tri thức về y, dược học cổ truyền; duy trì và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2