Luận văn Thạc sĩ: Cấu trúc năng lực đánh giá giáo dục của giáo viên tiểu học
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn này nhằm dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực đánh giá giáo dục của giáo viên tiểu học, luận án xây dựng cấu trúc năng lực đánh giá giáo dục cho giáo viên tiểu học ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Cấu trúc năng lực đánh giá giáo dục của giáo viên tiểu học
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐỖ THỊ HƢỚNG CẤU TRÚC NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƢỜNG ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 9 14 01 15 HÀ NỘI – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐỖ THỊ HƢỚNG CẤU TRÚC NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƢỜNG ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 9 14 01 15 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Công Khanh 2. PGS. TS Lê Thị Thu Hiền HÀ NỘI – 2020 2
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Nguyễn Công Khanh và PGS.TS Lê Thị Thu Hiền, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, tƣ vấn, hỗ trợ tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả xin cảm ơn trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là khoa Quản trị chất lƣợng, đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô là những chuyên gia trong lĩnh vực đo lƣờng đánh giá, các Sở Giáo dục & Đào tạo, các trƣờng Tiểu học và các thầy/cô là giáo viên tiểu học tại các trƣờng tác giả khảo sát đã tạo điều kiện thuận lợi, hợp tác để tác giả hoàn thành đợt khảo sát đạt kết quả tốt nhất. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp trong trong thời gian tác giả thực hiện luận án. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2020 Tác giả luận án ĐỖ THỊ HƢỚNG i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án với tiêu đề Cấu trúc năng lực đánh giá giáo dục của giáo viên tiểu học hoàn toàn là kết quả của chính bản thân tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu. Các kết quả trình bày trong luận án là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của tôi. Tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận án đều đƣợc trích dẫn tƣờng minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận án của mình. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2020 Tác giả luận án ĐỖ THỊ HƢỚNG ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN...................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ................................................. xi MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 4 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu........................................ 4 4. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 4 5. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................ 5 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5 7. Những luận điểm cần bảo vệ.................................................................. 6 8. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 6 9. Những đóng góp mới của luận án.......................................................... 7 10. Kết cấu của luận án.............................................................................. 8 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU 9 HỌC........................................................................................................... 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề.............................................................. 9 1.1.1 Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.................... 9 1.1.2 Cấu trúc năng lực đánh giá giáo dục của giáo viên..................... 16 1.1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực đánh giá giáo dục................ 31 1.2 Cơ sở lý luận........................................................................................ 35 1.2.1 Các khái niệm............................................................................... 35 1.2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực đánh giá giáo dục của giáo 41 viên tiểu học.......................................................................................... 1.2.3 Quy định của một số nƣớc trên thế giới về năng lực đánh giá 44 giáo dục của giáo viên........................................................................... 1.2.4 Những quy định chung và quy định về năng lực đánh giá giáo 46 dục ở Việt Nam...................................................................................... iii
- 1.2.5 Yêu cầu khi đánh giá học sinh tiểu học....................................... 53 1.2.6 Đề xuất cấu trúc năng lực đánh giá giáo dục cho giáo viên tiểu 54 học ở Việt Nam...................................................................................... 1.2.7 Vận dụng lý thuyết hệ thống....................................................... 59 1.2.8 Khung lý thuyết nghiên cứu........................................................ 61 CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ KHẢO NGHIỆM CẤU TRÚC NĂNG 64 LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC................ 2.1 Thiết kế nghiên cứu.............................................................................. 64 2.1.1 Quy trình tổ chức nghiên cứu....................................................... 64 2.1.2 Phỏng vấn bán cấu trúc lần 1 ...................................................... 66 2.1.3 Thao tác hoá khái niệm................................................................ 68 2.1.4 Xây dựng bộ công cụ................................................................... 76 2.2 Thử nghiệm và hoàn chỉnh bộ công cụ khảo sát.................................. 77 2.2.1 Thử nghiệm lần 1......................................................................... 78 2.2.2 Thử nghiệm lần 2......................................................................... 79 2.3 Điều tra chính thức............................................................................... 81 2.3.1 Chọn mẫu khảo sát....................................................................... 81 2.3.2 Độ tin cậy của công cụ khảo sát................................................... 83 2.3.3 Phỏng vấn bán cấu trúc lần 2....................................................... 84 2.3.4 Quan sát giờ giảng của giáo viên tiểu học................................... 84 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ 86 GIÁO DỤC CỦA GV TIỂU HỌC QUA THỰC TIỄN............................. 3.1 Mối quan hệ giữa các năng lực thành phần của năng lực đánh giá 86 giáo dục...................................................................................................... 3.1.1 Tƣơng quan giữa các năng lực thành phần với năng lực đánh 86 giá giáo dục............................................................................................ 3.1.2 Vai trò của các năng lực thành phần trong cấu trúc năng lực 87 đánh giá giáo dục................................................................................... 3.1.3 Tƣơng quan giữa các item với các năng lực thành phần.............. 88 3.2 Thực trạng năng lực đánh giá giáo dục của giáo viên tiểu học............ 101 3.2.1 Thực trạng năng lực lập kế hoạch đánh giá................................. 101 3.2.2 Thực trạng năng lực xây dựng công cụ đánh giá......................... 103 iv
- 3.2.3 Thực trạng năng lực triển khai thực hiện đánh giá...................... 105 3.2.4 Thực trạng năng lực sử dụng kết quả đánh giá............................ 107 3.2.5 Thực trạng năng lực phản hồi kết quả đánh giá........................... 110 3.2.6 Thực trạng năng lực tự học và nghiên cứu về đánh giá giáo dục 114 3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực đánh giá giáo dục........................ 118 3.3.1 Nhóm các yếu tố ảnh hƣởng liên quan đến hồ sơ cá nhân của 118 giáo viên tiểu học................................................................................... 3.3.2 Nhóm các yếu tố ảnh hƣởng liên quan đến cá nhân giáo viên 124 tiểu học và môi trƣờng giáo dục............................................................ 3.4 Nhận định về kết quả nghiên cứu của luận án..................................... 125 3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực đánh giá giáo dục cho giáo 127 viên tiểu học............................................................................................... 3.5.1 Xây dựng thang đo năng lực đánh giá giáo dục rút gọn.............. 127 3.5.2 Xây dựng bảng hỏi các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực đánh 132 giá giáo dục của giáo viên tiểu học rút gọn........................................... 3.5.3 Xây dựng các mức độ năng lực đánh giá giáo dục cho giáo viên 135 tiểu học.................................................................................................. 3.5.4 Hƣớng dẫn sử dụng công cụ tự đánh giá năng lực đánh giá giáo 137 dục cho giáo viên tiểu học..................................................................... KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................ 141 1. Kết luận.................................................................................................. 141 2. Khuyến nghị........................................................................................... 143 3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo................................................. 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN 148 QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................ TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 149 PHỤ LỤC................................................................................................... 163 v
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung ĐG Đánh giá ĐGGD Đánh giá giáo dục GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên GVTH Giáo viên tiểu học HS Học sinh VN Việt Nam vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Mô hình phát triển GV chuyên nghiệp..................................... 22 Bảng 1.2 Tổng hợp nghiên cứu đề xuất khung năng lực ĐGGD ở VN... 27 Bảng 1.3 Tóm tắt các tiêu chuẩn quy định về trình độ kiểm tra ĐGGD 44 của GV ở Hoa Kỳ.................................................................................... Bảng 1.4 Tóm tắt các nguyên tắc thực hành đánh giá HS trong lớp học 45 của Canada.............................................................................................. Bảng 1.5 Nhiệm vụ đánh giá HS của GVTH thông qua Thông tƣ 22..... 51 Bảng 1.6 Đề xuất các năng lực thành phần trong cấu trúc năng lực 55 ĐGGD..................................................................................................... Bảng 1.7 Nội hàm các năng lực thành phần............................................ 58 Bảng 2.1 Xây dựng tiêu chí, chỉ báo từng năng lực thành phần của 68 năng lực ĐGGD...................................................................................... Bảng 2.2 Xây dựng tiêu chí, chỉ báo cho nhóm các yếu tố ảnh hƣởng 75 liên quan đến cá nhân GVTH và môi trƣờng giáo dục............................ Bảng 2.3 Hệ số Cronback’s Alpha năng lực ĐGGD của GVTH thử 80 nghiệm lần 2............................................................................................ Bảng 2.4 Hệ số Cronback’s Alpha bảng hỏi các yếu tố ảnh hƣởng đến 80 năng lực ĐGGD của GVTH thử nghiệm lần 2........................................ Bảng 2.5 Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo năng lực ĐGGD lần 2 81 Bảng 2.6 Thống kê số lƣợng mẫu trong nghiên cứu chính thức ................ 82 Bảng 2.7 Hệ số Cronback Alpha của thang đo ĐGGD........................... 83 Bảng 2.8 Hệ số Cronback Alpha của bảng hỏi các yếu tố ảnh hƣởng 83 đến năng lực ĐGGD của GVTH.............................................................. Bảng 3.1 Ma trận hệ số tƣơng quan giữa 6 năng lực thành phần với 87 năng lực ĐGGD....................................................................................... Bảng 3.2 Mức độ phù hợp của mô hình và tầm quan trọng của các biến 88 Bảng 3.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá với năng lực lập kế 89 hoạch đánh giá......................................................................................... vii
- Bảng 3.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá với năng lực xây dựng 90 công cụ đánh giá..................................................................................... Bảng 3.5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá với năng lực triển khai 91 thực hiện đánh giá.................................................................................... Bảng 3.6 Kết quả phân tích nhân tố khám phá với năng lực sử dụng 92 kết quả đánh giá....................................................................................... Bảng 3.7 Kết quảphân tích nhân tố khám phá với năng lực phản hồi 93 kết quả đánh giá....................................................................................... Bảng 3.8 Kết quả phân tích nhân tố khám phá với năng lực tự học và 94 nghiên cứu ĐGGD................................................................................... Bảng 3.9 Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo năng lực 95 ĐGGD..................................................................................................... Bảng 3.10 Quy ƣớc tính các nhóm điểm................................................ 102 Bảng 3.11 Phân loại năng lực lập kế hoạch đánh giá của GVTH theo 102 khu vực điểm........................................................................................... Bảng 3.12 Phân loại năng lực xây dựng công cụ đánh giá của GVTH 104 theo khu vực điểm.................................................................................... Bảng 3.13 Phân loại năng lực triển khai thực hiện đánh giá của GVTH 107 theo các khu vực điểm............................................................................. Bảng 3.14 Phân loại năng lực sử dụng kết quả đánh giá của GVTH 110 theo các khu vực điểm............................................................................. Bảng 3.15 Phân loại năng lực phản hồi kết quả đánh giá của GVTH 113 theo các khu vực điểm............................................................................. Bảng 3.16 Phân loại năng lực tự học và nghiên cứu ĐGGD của GVTH 115 theo các khu vực điểm............................................................................. Bảng 3.17 So sánh sự khác biệt điểm trung bình về năng lực ĐGGD 118 của GVTH theo vị trí, nhiệm vụ.............................................................. Bảng 3.18 So sánh sự khác biệt điểm trung bình về năng lực ĐGGD 119 của GVTH theo trình độ đào tạo.............................................................. Bảng 3.19 So sánh sự khác biệt điểm trung bình về năng lực ĐGGD 119 của GVTH theo số năm dạy học.............................................................. viii
- Bảng 3.20 So sánh sự khác biệt điểm trung bình về năng lực ĐGGD 120 của GVTH về tập huấn, bồi dƣỡng......................................................... Bảng 3.21 So sánh sự khác biệt điểm trung bình về năng lực ĐGGD 121 của GVTH ở khu vực thành phố, nông thôn và miền núi........................ Bảng 3.22 So sánh sự khác biệt điểm trung bình về năng lực ĐGGD 121 của GV các trƣờng tiểu học trong từng tỉnh/thành phố .......................... Bảng 3.23 So sánh sự khác biệt điểm trung bình năng lực ĐGGD của 123 GVTH giữa trƣờng công lập và tƣ thục................................................... Bảng 3.24 Ma trận hệ số tƣơng quan giữa 4 yếu tố ảnh hƣởng với năng 124 lực ĐGGD của GVTH........................................................................... Bảng 3.25 Mức độ phù hợp của mô hình và tầm quan trọng của các 125 biến........................................................................................................... Bảng 3.26 Mức độ phù hợp của mô hình và tầm quan trọng của các 128 biến trong thang đo năng lực lập kế hoạch đánh giá................................ Bảng 3.27 Mức độ phù hợp của mô hình và tầm quan trọng của các 128 biến trong thang đo năng lực xây dựng công cụ đánh giá....................... Bảng 3.28 Mức độ phù hợp của mô hình và tầm quan trọng của các 129 biến trong thang đo năng lực triển khai thực hiện đánh giá..................... Bảng 3.29 Mức độ phù hợp của mô hình và tầm quan trọng của các 130 biến trong thang đo năng lực sử dụng kết quả đánh giá.......................... Bảng 3.30 Mức độ phù hợp của mô hình và tầm quan trọng của các 131 biến trong thang đo năng lực phản hồi kết quả đánh giá......................... Bảng 3.31 Mức độ phù hợp của mô hình và tầm quan trọng của các 132 biến trong thang đo năng lực tự học và nghiên cứu ĐGGD.................... Bảng 3.32 Mức độ phù hợp của mô hình và tầm quan trọng của các 133 biến trong yếu tố nhận thức ĐGGD......................................................... Bảng 3.33 Mức độ phù hợp của mô hình và tầm quan trọng của các 134 biến trong yếu tố hiểu biết HS................................................................. Bảng 3.34 Mức độ phù hợp của mô hình và tầm quan trọng của các 134 biến trong yếu tố nhân cách GV.............................................................. Bảng 3.35 Mức độ phù hợp của mô hình và tầm quan trọng của các 135 ix
- biến trong yếu tố môi trƣờng giáo dục..................................................... Bảng 3.36 Phân loại năng lực ĐGGD của GVTH theo các nhóm điểm 136 Bảng 3.37 Mô tả mức độ năng lực ĐGGD của GVTH........................... 137 x
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Các thành tố đánh giá lớp học................................................ 10 Hình 1.2 Các bƣớc trong kiểm tra đánh giá giảng dạy............................ 12 Hình 1.3 Cấu trúc của năng lực .............................................................. 18 Hình 1.4 Cấu trúc của năng lực theo bề mặt và bề sâu............................ 18 Hình 1.5 Chu trình tƣ duy xây dựng năng lực đánh giá cho GV............. 22 Hình 1.6 Mô hình đánh giá và quyết định phân loại của GV.................. 34 Hình 1.7 Cấu trúc của năng lực ĐGGD của GVTH................................ 58 Hình 1.8 Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án.................................. 61 Hình 2.1 Quy trình tổ chức nghiên cứu............................................... 65 Hình 3.1 Quy trình nâng cao năng lực ĐGGD cho GVTH.................... 138 Biểu đồ 3.1 Phân loại 6 năng lực thành phần và năng lực ĐGGD theo 116 nhóm điểm............................................................................................... xi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc nói chuyện với lớp học chính trị của GV cấp II, III toàn miền Bắc ngày 13/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng, Nhà nƣớc VN luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nƣớc không ngừng đầu tƣ về mọi mặt để nâng cao chất lƣợng giáo dục, đổi mới và cải cách toàn diện nền giáo dục, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội. Một trong những nhiệm vụ của đổi mới GD & ĐT là đổi mới kiểm tra đánh giá, để vừa đánh giá chính xác năng lực của ngƣời học, vừa giúp cải tiến quá trình dạy và học theo hƣớng tích cực. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, ngƣời GV cần có năng lực ĐGGD [137, 43, 22]. Năng lực ĐGGD của GV đƣợc thể hiện thông qua hoạt động đánh giá. Quá trình đánh giá hàng ngày trên lớp học cung cấp cho GV thông tin quan trọng nhất về sự tiến triển năng lực của HS, giúp GV cung cấp thông tin phản hồi đến HS và đƣa ra biện pháp hỗ trợ HS kịp thời. Bên cạnh đó, để đánh giá tốt và tạo động lực học tập cho HS, GV cần có những phƣơng pháp dạy và đánh giá hiệu quả, khuyến khích tính tự học và tự đánh giá trong quá trình học tập của học sinh [137]. Xuất phát từ mâu thuẫn trong thực tiễn cải cách đánh giá HS trên lớp học, khi tự đánh giá năng lực của bản thân, GV có xu hƣớng nghĩ rằng họ đang dạy HS phát triển tƣ duy sáng tạo, nhƣng khi kiểm tra các mục tiêu tƣ duy sáng tạo của HS, kết quả cho thấy HS thể hiện yếu [80]. Do đó, nhiều học giả cho rằng cần đổi mới năng lực của GV để họ thực hiện tốt hoạt động đánh giá trên lớp học. Hartenbach và cộng sự (1997) đƣa ra 4 bƣớc để phát triển năng lực cho HS thông qua cải tiến kỹ năng đánh của GV, gồm: 1) GV truyền các kỹ năng tƣ duy phức tạp vào hoạt động giảng dạy hàng ngày của họ; 2) HS giải thích lý do khi giải quyết vấn đề hoặc quyết định cách làm; 3) HS áp dụng nội dung trong các tình huống thực tế thông qua xác thực nhiệm vụ; 4) GV sửa đổi hƣớng dẫn dựa trên đánh giá học tập của HS [108]. McMunn và cộng sự (2004) đƣa ra chu trình phát triển đánh giá chuyên nghiệp của GV, gồm: đánh giá, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá. Trong đó, GV cần có các năng lực sau: 1) Lập kế hoạch, gồm: xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, thiết kế 1
- kế hoạch thực hiện, xác định mục tiêu học tập của HS, xác định yêu cầu bài giảng, cách đánh giá, những sáng kiến đƣa ra, cơ sở vật chất và tìm kiếm nguồn tài trợ; 2) Triển khai đánh giá, gồm: duy trì nhiệm vụ, sáng kiến đã đƣợc vạch ra trong giai đoạn lập kế hoạch; tạo cơ hội để HS hợp tác, đảm bảo tiến trình đánh giá trên lớp học và theo dõi, hỗ trợ HS khi cần; thu thập, xem xét và đọc các nghiên cứu có liên quan; tìm kiếm các tài liệu giảng dạy và đánh giá chất lƣợng cao; trao đổi với đồng nghiệp về ý tƣởng; phát triển và thử nghiệm các phƣơng pháp đánh giá mới mang lại thông tin tốt hơn, giúp HS cải thiện kết quả học tập; đánh giá đƣợc chất lƣợng bài tập GV giao cho HS, thực hiện nó khắt khe và thách thức hơn; khám phá vai trò của đánh giá theo tiêu chí (rubrics) trong việc giúp HS tiếp thu chất lƣợng bài học; kiểm tra thực hành chấm điểm theo tiêu chuẩn của tiểu bang, quận [120]; Shepard (2000) đƣa ra 4 biện pháp để nâng cao năng lực ĐGGD cho GV, gồm: 1) Thay đổi phƣơng pháp dạy học để nâng cao kết quả học tập của HS, giúp HS xác định đƣợc mục tiêu học tập và trách nhiệm của bản thân; 2) Đánh giá kiến thức HS trƣớc khi bắt đầu giảng dạy môn học, sử dụng thông tin đó trong lập kế hoạch và đƣa ra biện pháp hỗ trợ HS phù hợp với sở thích, khả năng của từng em; 3) Cung cấp cho HS thông tin phản hồi theo cách vƣợt khỏi vấn đề HS đã biết và giúp đỡ HS tƣ duy để nâng cao hiệu quả học tập; 4) Đƣa ra các tiêu chí đánh giá rõ ràng cho các nhiệm vụ đã giao và hƣớng dẫn HS tự đánh giá [130]. Xuất phát từ góc độ cơ cấu và bản chất nội tại của quá trình đánh giá, năng lực ĐGGD đƣợc xác định bao gồm các năng lực sau: xác định mục tiêu nhiệm vụ, thiết kế hoạt động đánh giá, thu thập, xử lý kết quả kiểm tra đánh giá, thiết kế công cụ đánh giá, đề xuất biện pháp, đối chiếu mục tiêu dạy học và công cụ đánh giá; Xuất phát từ góc độ nội dung đánh giá, năng lực ĐGGD là tổng thể của những năng lực khác nhau, nhƣ: đánh giá chƣơng trình đào tạo; sách giáo khoa, tài liệu, phƣơng tiện dạy học; các dự án giáo dục; GV; sản phẩm/thành quả học tập; quá trình học tập; phƣơng pháp và thiết kế dạy học; các điều kiện vật chất phục vụ cho dạy học [75]. Xuất phát từ ý tƣởng xây dựng khung năng lực ĐGGD chung cho nhiều đối tƣợng liên quan, nhƣ: sinh viên sƣ phạm, GV, những ngƣời làm nghề giáo dục, một số nhà nghiên cứu đƣa ra quan điểm chia năng lực ĐGGD thành các năng lực thành 2
- phần, nhƣ: 1) Lập kế hoạch đánh giá; 2) Lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá; 3) Triển khai thực hiện đánh giá; 4) Sử dụng kết quả đánh giá; 5) Thông báo, phản hồi kết quả đánh giá; 6) Nghiên cứu khoa học ĐGGD [56, 47]. Ở Việt Nam, năng lực ĐGGD của GV hiện nay còn yếu và chƣa đƣợc GV quan tâm đúng mức [3]. GV trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng đề kiểm tra/thi theo hƣớng đánh giá năng lực HS, chƣa biết cách thu thập thông tin và sử dụng các phần mềm xử lí thông tin nhƣ: Quest, Conquest, Vitesta,… [45]. Quy trình kiểm tra đánh giá của GV tại các trƣờng phổ thông chủ yếu vẫn là đánh giá nội dung căn cứ trên chuẩn chƣơng trình và mục tiêu dạy học. GV chƣa xác định đúng tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá [62]. Nhận thức đƣợc điều đó, các cấp quản lý đã mở nhiều lớp bồi dƣỡng về năng lực ĐGGD cho GV. Tuy nhiên, nhiều đợt tập huấn còn chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn, chƣa cung cấp đúng vấn đề GV đang thiếu và cần [36]. Qua tổng quan các nghiên cứu liên quan đến năng lực ĐGGD, chúng tôi nhận thấy, các nghiên cứu định tính về năng lực ĐGGD đƣa ra đƣợc những yêu cầu về kỹ năng, năng lực GV cần có để thực hiện ĐG trên lớp học. Tuy nhiên, còn thiếu những nghiên cứu chỉ ra cấu trúc các năng lực thành phần của năng lực ĐGGD gắn với chức năng, nhiệm vụ, quy định của GV tiểu học. Những nghiên cứu định lƣợng về năng lực ĐGGD ở Việt Nam chủ yếu trên quy mô nhỏ, nội dung chƣa cụ thể, chỉ đi sâu phân tích hệ thống kiến thức, kỹ năng của GV phổ phông nói chung, chƣa chỉ ra đƣợc thực trạng các năng lực thành phần trong cấu trúc của năng lực ĐGGD của GVTH, đặc biệt trong bối cảnh đánh giá HS tiểu học có nhiều đổi mới. Năm 2018, Bộ GD & ĐT công bố Chƣơng trình Giáo dục phổ thông tổng thể [21]. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, để đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông đòi hỏi GV phải có những năng lực mới phù hợp. Nếu đổi mới ngay, nguồn lực GV sẽ không theo kịp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu, trong khi GV là yếu tố quyết định thành công của đổi mới. Để làm đƣợc điều này, cần định hƣớng, bồi dƣỡng nhằm hình thành năng lực cần thiết cho GV. Tuy nhiên, để xác định bồi dƣỡng cho GV cái gì, cần phải dựa trên cơ sở thực tế [3]. Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài luận án: “Cấu trúc năng lực đánh giá giáo dục của giáo viên tiểu học”. 3
- 2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực ĐGGD của GVTH, luận án xây dựng cấu trúc năng lực ĐGGD cho GVTH ở VN. 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc năng lực ĐGGD của GVTH Khách thể nghiên cứu: Năng lực ĐGGD của GVTH Đối tượng khảo sát: GV giảng dạy trong các trƣờng tiểu học ở VN. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu năng lực ĐGGD của GVTH thông qua hoạt động đánh giá kết quả học tập và rèn luyện trên lớp học của GVTH. Phạm vi về không gian: đề tài khảo sát các năng lực thành phần trong cấu trúc năng lực ĐGGD và những yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực ĐGGD của GVTH tại 4 tỉnh/thành phố đại diện cho các khu vực miền núi, nông thôn, thành thị ở VN, gồm: Lào Cai, Hà Nam, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Phạm vi về thời gian: thời gian thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc lần 1: tháng 3 năm 2017 tại 2 trƣờng tiểu học trong tỉnh Hà Nam, lần 2: tháng 3, 4 năm 2019 tại 6 trƣờng tiểu học thuộc 4 tỉnh, thành phố đã xác định; Thời gian thực hiện khảo sát thử nghiệm: tháng 01 - 3 năm 2018 tại 5 trƣờng tiểu học trong tỉnh Hà Nam, chính thức: tháng 3 - 6 năm 2018 tại 18 trƣờng tiểu học thuộc 4 tỉnh, thành phố đã xác định. 4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Cấu trúc năng lực ĐGGD của GVTH gồm những năng lực thành phần nào? Câu hỏi 2: Vai trò và mối quan hệ giữa các năng lực thành phần trong cấu trúc năng lực ĐGGD của GVTH nhƣ thế nào? Câu hỏi 3: Thực trạng năng lực ĐGGD của GVTH hiện nay nhƣ thế nào? Câu hỏi 4: Có những yếu tố nào ảnh hƣởng đến năng lực ĐGGD của GVTH? 4
- 5. Giả thuyết nghiên cứu Cấu trúc năng lực ĐGGD của GVTH gồm 6 năng lực thành phần: 1) Năng lực lập kế hoạch đánh giá; 2) Năng lực xây dựng công cụ đánh giá; 3) Năng lực triển khai thực hiện đánh giá; 4) Năng lực sử dụng kết quả đánh giá; 5) Năng lực thông báo, phản hồi kết quả đánh giá; 6) Năng lực tự học và nghiên cứu ĐGGD. Các năng lực thành phần có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, mỗi năng lực thành phần có vai trò riêng, giúp GVTH thực hiện tốt năng lực ĐGGD. Mức độ thể hiện năng lực ĐGGD của GVTH khác nhau ở từng năng lực thành phần và từng vùng, miền. Yếu tố cá nhân GV và môi trƣờng giáo dục có ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện năng lực ĐGGD của GVTH. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu, tác giả tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp các vấn đề liên quan đến đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS, năng lực và cấu trúc năng lực ĐGGD của GVTH. - Xác định cơ sở lý luận về cấu trúc năng lực ĐGGD của GVTH. - Xây dựng đƣợc mô hình đo năng lực ĐGGD, trong đó có bộ công cụ khảo sát với những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo để khảo sát, thu thập thông tin. - Phân tích vai trò, mối tƣơng quan giữa các năng lực thành phần của năng lực ĐGGD. - Phân tích thực trạng năng lực ĐGGD của GVTH. - Chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực ĐGGD của GVTH. - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực ĐGGD của GVTH dựa trên kết quả nghiên cứu. 5
- 7. Những luận điểm cần bảo vệ Cấu trúc năng lực ĐGGD của GVTH gồm 6 năng lực thành phần. Để thực hiện tốt hoạt động đánh giá, GVTH không thể thiếu một trong 6 năng lực thành phần trên. Trong quá trình đánh giá, mỗi GVTH sẽ thể hiện mức năng lực khác nhau. Có những năng lực thành phần GV sử dụng thƣờng xuyên nên mức độ đạt đƣợc tốt. Ngƣợc lại, có những năng lực thành phần GV ít sử dụng hoặc có sự thay đổi theo xu hƣớng đánh giá mới, mức độ đạt đƣợc chƣa cao. Sự tác động của các yếu tố môi trƣờng giáo dục, cá nhân GV có ảnh hƣởng đáng kể đến mức độ thể hiện 6 năng lực thành phần của GVTH. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận án, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng sau: Phương pháp nghiên cứu định tính: Phƣơng pháp khảo cứu tài liệu: khảo cứu các quy định, công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về đánh giá kết quả học tập, năng lực và năng lực ĐGGD của GV để xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu; Khảo cứu hồ sơ đánh giá HS của GVTH để kiểm chứng các hoạt động đánh giá HS của GV. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc liên quan đến năng lực ĐGGD của GV, làm cơ sở để đề xuất các năng lực thành phần trong cấu trúc năng lực ĐGGD và thao tác hoá khái niệm, xây dựng tiêu chí, chỉ báo cho bảng hỏi khảo sát. Phƣơng pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đo lƣờng đánh giá, các nhà sƣ phạm (GVTH) thông qua trao đổi, phỏng vấn bán cấu trúc để lấy ý kiến, góp ý trong việc xây dựng đề cƣơng nghiên cứu, xây dựng bảng hỏi khảo sát, đƣa ra những khó khăn và đề xuất các giải pháp. Phƣơng pháp quan sát: dự giờ giảng của GVTH để quan sát hoạt động đánh giá HS, từ đó đánh giá năng lực của GVTH. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu các cấu trúc hải dương phục vụ dự báo ngư trường vùng biên khơi miền Trung Việt Nam
69 p | 221 | 37
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
26 p | 190 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Thiết kế trực tiếp khung thép sử dụng phân tích phi tuyến
26 p | 124 | 13
-
Luận văn thạc sĩ ngành Vật lý kỹ thuật: Nghiên cứu hiệu ứng kênh ngắn trong các tranzito trường xuyên hầm với cấu trúc dị chất si/sige sử dụng phương pháp mô phỏng hai chiều
60 p | 103 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
83 p | 19 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 17 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định một số tính chất hóa lý và đặc điểm cấu trúc của pectin từ cỏ biển Enhalus acoroides ở Khánh Hòa
95 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Cấu trúc tinh thể và cấu trúc từ của vật liệu Mn3O4 pha tạp các kim loại chuyển tiếp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nhiễu xạ nơtron
70 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt
95 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: G2 - Cấu trúc trên đa tạp 7 - chiều
50 p | 68 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
125 p | 10 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc tập hợp
25 p | 33 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội
108 p | 10 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
117 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn