intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

28
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam" với mục tiêu là kiểm định mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các NHTMCP, với kết quả thu được thì các hàm ý quản trị về cấu trúc vốn sẽ được luận văn để ra nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ TUẤN ANH ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ TUẤN ANH ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thị Tuyết Trinh Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Thị Tuyết Trinh. Các nội dung nghiên cứu là kết quả của tác giả. Các đánh giá của các cá nhân, tổ chức, số liệu cho các yếu tố trong bài đều có ghi nguồn tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Tác giả Vũ Tuấn Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn thạc sĩ này, tôi chân thành xin gửi lời cảm ơn đến TS. Phạm Thị Tuyết Trinh đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi hoàn thiện bài luận văn thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Tác giả Vũ Tuấn Anh
  5. iii TÓM TẮT 1. Tiêu đề Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 2. Tóm tắt: Mục đích của nhiên cứu nhằm kiểm định mức độ tác động của cấu trúc vốn đến KNSL đến các NHTMCP Việt Nam, đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng KNS. Bằng việc sử dụng số liệu của 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021 áp dụng phương pháp ước lượng GMM, kết quả cho thấy cấu trúc vốn có tác động lớn nhất, cùng chiều và có ý nghĩa thống kê là 1% đến KNSL được đo lường bằng ROA, ROE và NIM. Về các yếu tố khác tác động đến KNSL của các ngân hàng, kết quả cũng cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ tiền gửi (DEPOSIT) với KNSL của ngân hàng ở mức ý nghĩa 1%, quy mô ngân hàng (SIZE) tương quan dương với KNSL trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng ở mức ý nghĩa 1%. Sự khác biệt kết quả của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước là yếu tố tỷ lệ cho vay (LOAN) không có ý nghĩa thống kê đối với cả ba mô hình đo lường KNSL bằng ROA, ROE và NIM. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (INF) đều có tác động đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam. Các NHTMCP Việt Nam nên có kế hoạch tăng vốn để gia tăng KNSL kể cả ba cách đo lường là ROA, ROE và NIM. 3. Từ khóa ROA, ROE, NIM, NHTMCP Việt Nam.
  6. iv ABSTRACT 1. Title Effect of profitability structure of joint stock commercial banks in Vietnam. 2. Abstract The research aims to help Vietnamese joint stock commercial banks increase operational efficiency through impacting on capital structure, and at the same time find a reasonable capital increase plan to ensure that the capital requirements are met. of international law and standards. By using the data of 27 Vietnamese joint-stock commercial banks in the period 2010 - 2021 applying GMM estimation methods, the results show that capital structure has the greatest impact, the same direction and significance. Statistical significance is 1% to KNSL as measured by ROA, ROE and NIM. Regarding other factors affecting the profitability of banks, the results also show a positive relationship between deposit ratio (DEPOSIT) and bank profitability at 1% significance level, bank size (SIZE) ) is positively correlated with return on equity (ROE) also at 1% significance level. The difference between the results of this study and previous studies is that the loan ratio factor (LOAN) is not statistically significant for all three models of measuring profitability by ROA, ROE and NIM. In addition, the results also show that economic growth (GDP) and inflation (INF) both have an impact on profitability of Vietnamese joint stock commercial banks. The study concludes that banks should choose to increase equity in order to improve profitability and at the same time improve financial capacity. 3. Keywords: ROA, ROE, NIM, Commercial banks Viet Nam
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1. CAR Tỷ lệ an toàn vốn 2. DEPOSIT Tiền gửi tại các ngân hàng 3. D-GMM Difference Generalized Tỷ lệ tiền gửi 4. ECB Methods of Moments Ngân hàng Trung Ương Châu Âu 5. EVA Giá trị kinh tế gia tăng 6. FED Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ 7. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 8. GDPG Tốc độ tăng trưởng GDP 9. GMM Generalized Methods of 10. LOAN Moments Tỷ lệ cho vay 11. NHNN Ngân hàng Nhà nước 12. NHTM Ngân hàng thương mại 13. NHTW Ngân hàng trung ương 14. NNIM Non Net Interest Margin Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên 15. KNSL Khả năng sinh lời 16. ROA Return On Asset Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 17. ROE Return On Equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở 18. TCTD hữuchức tín dụng Tổ 19. TMCP Thương mại cổ phần 20. TSSL Tỷ suất sinh lợi 21. VAMC VietNam Asset Management Công ty quản lý tài sản của tổ chức 22. VSCH Company tín dụng Việt Nam Vốn chủ sở hữu 23. WB World Bank Ngân hàng thế giới
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Diễn giải các biến và đo lường ........................................................ 31 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến .................................................................. 35 Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ........................... 37 Bảng 4.3 Mô hình GMM của biến phụ thuộc ROAit lần 1 ............................ 38 Bảng 4.4 Mô hình GMM của biến phụ thuộc ROAit lần 2 ............................ 38 Bảng 4.5 Kiểm định Arellano–Bond .............................................................. 39 Bảng 4.6 Mô hình GMM của biến phụ thuộc ROEit lần 1 ............................. 41 Bảng 4.7 Mô hình GMM của biến phụ thuộc ROEit lần 2 ............................. 42 Bảng 4.8 Kiểm định Arellano–Bond .............................................................. 42 Bảng 4.9 Mô hình GMM của biến phụ thuộc NIMit lần 1 ............................. 44 Bảng 4.10 Mô hình GMM của biến phụ thuộc NIMit lần 2 ........................... 45 Bảng 4.11 Kiểm định Arellano–Bond ............................................................ 46 Bảng 4.12 Tóm tắt các kết quả trong nghiên cứu ........................................... 49
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ..............................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vi MỤC LỤC ............................................................................................................... vii CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3 Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 5 Kết cấu luận văn .................................................................................................. 5 Kết luận chương 1 ...................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC....... 7 Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại 7 2.1.1 Khái niệm về cấu trúc vốn ........................................................................... 7 2.1.2 Khả năng sinh lời ......................................................................................... 8 2.1.3 Các lý thuyết về cấu trúc vốn ..................................................................... 11 2.1.4 Tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của ngân hàng .............. 16 Tổng quan các nghiên cứu trước ....................................................................... 18
  10. viii 2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 18 2.2.2 Các nghiên cứu trong nước ........................................................................ 21 Kết luận chương 2 .................................................................................................... 25 CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 27 Cơ sở dữ liệu ..................................................................................................... 27 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................. 27 Phương pháp ước lượng .................................................................................... 33 Kết luận chương 3 .................................................................................................... 34 CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 35 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu................................................................. 35 Kết quả nghiên cứu............................................................................................ 37 4.2.1 Hồi quy biến ROA ..................................................................................... 37 4.2.2 Hồi quy biến ROE ...................................................................................... 40 4.2.3 Hồi quy biến NIM ...................................................................................... 44 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 47 Kết luận chương 4 .................................................................................................... 53 CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 54 Kết luận ............................................................................................................. 54 Hàm ý chính sách .............................................................................................. 55 Những điểm còn hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 57 Kết luận chương 5 .................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 60 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 66
  11. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Tính cấp thiết của đề tài Một chủ thể có vai rò rất quan trọng đối với bất cứ nền kinh tế hay quốc gia nào, bất kể chế độ, mục tiêu chính trị mà quốc gia đó đang theo đuổi đó là hệ thống ngân hàng. Vì hệ thống này đóng vai trò là mạch máu của cả nền kinh tế nên một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả và thông suốt sẽ là động lực để nền kinh tế phát triển bền vững. Ngược lại, nếu hệ thống ngân hàng hoạt động yếu kém sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung, gây ách tắc tất cả các khâu quan trọng trong việc lưu thông, phát triển của kinh tế quốc gia. Nhìn từ góc độ cá thể, để có một hệ thống ngân hàng khỏe mạnh, yêu cầu cần thiết là hệ thống đó các NHTM đều cần đạt hiệu quả. Nếu trong hệ thống có ngân hàng, thua lỗ hoặc yếu kém, có nguy cơ phá sản sẽ gây tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng nói chung, gây ảnh hưởng về niềm tin của dân cư, từ đó kéo lùi cả một hệ thống và nguy hại cho nền kinh tế. Với bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, các NHTMCP Việt Nam ngoài việc cạnh tranh trong nước lẫn nhau còn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng Quốc tế. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề sống còn để hệ thống ngân hàng có sự phát triển bền vững là bức thiết trong bối cảnh này. Các chỉ tiêu chính cần thiết khi phải xem xét đến HQHĐ của các NHTM chính là là KNSL của ngân hàng đó. KNSL thể hiện một cách tổng quát hiệu quả hoạt động. Các ngân hàng cần phải có sức chịu đựng, chống đỡ các rủi ro trước các biến động tiêu cực của thị trường. Hiện có rất nhiều các yếu tố tác động đến KNSL của ngân hàng bao gồm các yếu tố nội sinh như cấu trúc vốn, quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, tính thanh khoản, … và các yếu tố ngoại sinh như mức tăng trưởng GDP, lạm phát … của mỗi quốc gia. Trong các yếu tố kể trên, yếu tố quan trọng là cấu trúc vốn ngân hàng được xem là có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả HĐKD của các tổ chức tín dụng. Cấu trúc vốn sẽ đem lại kết quả kinh doanh tốt khi đó là một cấu trúc vốn hợp lý, mỗi tổ chức tín dụng có kết quả HĐKD tốt sẽ thúc
  12. 2 đẩy sự an toàn và phát triển của cả hệ thống cũng như sẽ làm tối đa hóa giá trị thị trường của cổ phiếu đối với các NHTMCP. Theo theo Quyết định số 689/QĐ-TTg và Đề án Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng bám sát quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 nêu tại Quyết định số 689/QĐ-TTg và Đề án1; nêu cao tinh thần chủ động, nỗ lực của từng đơn vị và sự hợp tác, phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Ngân hàng để quyết tâm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Trong đó, về giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của hệ thống các TCTD, một trong những kế hoạch hành động quan trọng của ngành Ngân hàng đã đề ra các nội dung cụ thể về: Nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, quản trị kinh doanh, tính minh bạch trong hoạt động của TCTD. Vì mục tiêu đáp ứng được các yêu cầu về an toàn hoạt động ngân hàng, các NHTMCP đã có nhiều cách thức tăng vốn nhằm nâng cao năng lực tài chính như là: giữ lại lợi nhuận, phát hành thêm cổ phiếu cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu hoặc vay từ các định chế tài chính nước ngoài. Một số các hoạt động tăng vốn bằng hình thức bán cổ phần, phát hành cổ phiếu trong thời gian gần đây, cụ thể theo báo cáo của NHNN cho biết, tính đến cuối tháng 7/2022, vốn điều lệ của nhóm “Big 4” (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV) đạt 180,3 nghìn tỷ đồng. Về nhóm NHTMCP năm 2022, NHNN đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 15 NHTMCP, trong đó việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ). Trong đó, một số ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ vốn điều lệ trong 6 tháng đầu năm 2022 đứng đầu là VIB với mức tăng trưởng 35,7%. Đến 30/6/2022, vốn 1 https://thoibaonganhang.vn/ke-hoach-hanh-dong-trien-khai-thuc-hien-de-an-co-cau-lai-cac-tctd-giai- doan-2021-2025- 129995.html#:~:text=Theo%20%C4%91%C3%B3%2C%20m%E1%BB%A5c%20%C4%91%C3%ADch%20c %E1%BB%A7a%20K%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20h%C3%A0nh,689%2FQ%C4%90- TTg%29%20v%C3%A0%20c%C3%A1c%20n%E1%BB%99i%20dung%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90%E1 %BB%81%20%C3%A1n.
  13. 3 điều lệ của VIB đạt 21.077 tỷ đồng. Tiếp đó là ABBank (35%), Nam A Bank (27,9%), Vietcombank (27,6%), SeABank (24%), VietABank (21,3%)... Tăng vốn là một xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, yêu cầu đáp ứng được các chuẩn mực về vốn theo tiêu chuẩn Basel II hiện đang là vấn đề nóng bỏng tại các ngân hàng. Để có thể hình thành được một cơ cấu vốn phù hợp với sự phát triển của các ngân hàng, trước đây cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này tuy nhiên còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều nhau. Các kết luận khác nhau tại các bài nghiên cứu tại trong và ngoài nước về ảnh hưởng của cấu trúc vốn trong các nghiên cứu của Saona Hoffmann (2011), Rahman và c.s. (2015), Emase (2017), Karabulut & Şen (2018), Matar & Eneizan, (2018), Nguyễn Thành Đạt (2021), Lâm Chí Dũng & Võ Hoàng Diễm Trinh (2020) và Ayalew (2021) đều có những kết luận khác nhau về mức độ và chiều hướng tác động của cấu trúc vốn đến KNSL. Vì vậy, bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” là cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, trong bối cảnh các ngân hàng đang chạy đua với áp lực hoàn thiện cơ cấu vốn trong lộ trình tái cấu trúc tổ chức tín dụng do Chính phủ đề ra đồng thời cũng để đáp ứng chuẩn mực Basel II. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của đề tài nghiên cứu của luận văn là kiểm định mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các NHTMCP, với kết quả thu được thì các hàm ý quản trị về cấu trúc vốn sẽ được luận văn để ra nhằm nâng cao KNSL của các NHTMCP Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đo lường ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các NHTMCP - Đưa ra được một số hàm ý quản trị về cấu trúc vốn để nâng cao KNSL của các NHTMCP Việt Nam
  14. 4 Câu hỏi nghiên cứu. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra từ mục tiêu cụ thể như sau: - KNSL của các NHTMCP Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn hay không? Nếu có ảnh hưởng thì mức độ và chiều hướng tác động ra sao? - Các hàm ý chính sách liên quan đến cấu trúc vốn và các chính sách liên quan nào được đưa ra của ngân hàng để có thể gia tăng khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam như thế nào? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: là tác động của cấu trúc vốn đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thu thập số liệu tại 27 NHTMCP Việt Nam, quy mô tổng tài sản của 27 ngân hàng này chiếm trên 80% quy mô toàn hệ thống các ngân hàng Việt Nam và chiếm trên 90% quy mô các NHTMCP Việt Nam. Tỷ trọng tổng tài sản các ngân hàng trong nghiên cứu chiếm tỷ trọng lớn so với quy mô toàn ngành, đáp ứng được độ tin cậy của bài nghiên cứu. Phạm vi về thời gian: đề tài sử dụng số liệu được thu thập trên báo cáo tài chính các ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2021. Đây là giai đoạn tác giả có thể thu thập số liệu và số quan sát đủ lớn để có độ tin cậy cao. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chính sử dụng trong bài nghiên cứu này là phương pháp định lượng với phần mềm xử lý số liệu Stata17. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng đến đánh giá được mức độ ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam. Trong kinh tế thường xảy ra vấn đề nội sinh khi thực hiện hồi quy giữa các biến. Hậu quả là nếu sử dụng các ước lượng thông thường như OLS, FEM, REM và kết quả hồi quy có thể là giả mạo, và thường dẫn đến vi phạm giả thiết về phương sai không đổi và tự tương quan trong mô hình. Một trong các phương pháp thường được sử dụng để khắc phục hiện tượng này là sử dụng ước lượng GMM. Đối với nghiên cứu này, để khắc phục những khuyết tật của mô hình vi phạm tác giả sử dụng
  15. 5 ước lượng GMM hệ thống 2, bước (twostep system GMM) do phương pháp này hiệu quả hơn so với ước lượng GMM khác. Đóng góp của đề tài Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các ngân hàng hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau, thông qua việc tham khảo các nghiên cứu trước chỉ ra rằng có quan điểm đưa ra các kết quả khác nhau về chiều hướng tác động của KNSL của các NHTMCP Việt Nam. Với luận văn này, tác giả muốn đóng góp về mặt thực tiễn các kết quả kiểm định tại các NHTMCP Việt Nam về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL vào kho dữ liệu về kết quả ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam cũng như thảo luận về kết quả của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao KNSL của các NHTMCP Việt Nam. Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục viết tắt và mục lục bảng biều, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu 5 Chương cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
  16. 6 Kết luận chương 1 Chương này tập trung trình bày các nội dung cơ bản đầu tiên của một nghiên cứu như lý do chọn đề tài, sơ lược về các nghiên cứu trước và các kết quả của những nghiên cứu này, sơ lược về thực trạng cơ cấu vốn và các biện pháp tăng vốn của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu đã lựa chọn. Cũng trong chương này tác giả cũng nêu ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát, và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể cùng các câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết trong luận văn. Phương pháp nghiên cứu cũng được đề cập một cách tổng quát, ý nghĩa của nghiên cứu này mang ý nghĩa thực tiễn với thời gian nghiên cứu được cập nhật đến năm 2021. Chương 1 cũng trình bày bố cục nghiên cứu của luận văn, chương 2 được trình bày tiếp theo là cơ sở lý thuyết của luận văn.
  17. 7 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Khái niệm về cấu trúc vốn Theo Trần Ngọc Thơ & Vũ Việt Quảng, (2007) thì khái niệm cấu trúc vốn được nêu là sự kết hợp của các loại vốn được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp như cổ phần thường, nợ dài hạn, nợ ngắn hạn thường xuyên và cổ phần ưu đãi. Cấu trúc vốn tối ưu xảy ra ở điểm mà tại đó tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hoá rủi ro và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Có từ 2 nguồn chiếm tỷ trọng chính trong các ngân hàng đó là vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay (bao gồm huy động ngắn hạn, trung dài hạn, phát hành trái phiếu, phát hành chứng chỉ tiền gửi…). Một điểm đặc trưng của ngân hàng là doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao, nợ vay thông thường chiếm khoảng trên 90% tổng tài sản ngân hàng. Cấu trúc vốn trong ngân hàng có những đặc trực riêng vì phải đáp ứng các yêu cầu của chính phủ về an toàn vốn. Một trong những yêu cầu của NHTW đó là khi các ngân hàng thương mại cung cấp các hợp đồng tiền gởi, với đặc thù các hợp đồng tiền gởi thì khách hàng có quyền rút bất kỳ thời gian nào, chính vì không thể dự đoán được khi nào thì người gởi tiền cần tiền do đó NHTW đòi hỏi các NHTM phải thiết lập một khoản bảo hiểm tiền gởi để tránh sự rút tiền ồ ạt này. (Diamond & Dybvig, 1983). Cũng chính vì vậy, một số ngân hàng có thể sử dụng ít vốn hơn nên có nhiều nguy cơ rủi ro đến từ vấn đề này. Do đó, NHTW có lý do để phòng ngừa rủi ro đạo đức này và đã tăng cường các quy định về vốn nhằm đảm bảo về tính thanh khoản của các ngân hàng. Theo Berlin (2011) thì các NHTM thường có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhiều hơn so với các quy định của NHTW. Gropp & Heider (2010) trong nghiên cứu của mình đã cho kết quả rằng các ngân hàng đều sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao trung bình vào khoảng hơn 87% giá trị thị trường và hơn 93% giá trị sổ sách.
  18. 8 Tóm lại, cấu trúc vốn được hiểu trong luận văn này là sự kết hợp của nợ dài hạn, nợ ngắn hạn thường xuyên, cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của ngân hàng. Các chỉ tiêu thường gặp để phản ánh cấu trúc vốn doanh nghiệp gồm tỷ lệ tỷ lệ tự tài trợ và tỷ lệ nợ phải trả trên vốn CSH. Trong luận văn này, để đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam, tác giả sử dụng tỷ lệ tự tài trợ làm chỉ tiêu đại diện cho cấu trúc vốn khi nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố này đến KNSL của ngân hàng. 2.1.2 Khả năng sinh lời 2.1.2.1 Khái niệm Khả năng sinh lời (KNSL) là nguồn tiền cơ bản, chính nguồn tiền này có thể bảo toàn vốn, thu hút các nguồn vốn đầu tư, cải thiện trang thiết bị, nâng cao khả năng cạnh tranh và từ đó càng gia tăng lợi nhuận trong tương lai thông qua lợi nhuận giữ lại. Xét ở khía cạnh nhà đầu tư, KNSL cao của ngân hàng được đánh giá là an toàn và có thể bù đắp các khoản rủi ro tiềm ẩn. KNSL là thước đo hiệu quả bằng tiền, đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng (Demirguc-Kunt, 1989). Ngân hàng hàng cũng là một doanh nghiệp, điểm khiến ngân hàng trở nên khác biệt với các doanh nghiệp khác là hoạt động kinh doanh đặc thù với hàng hóa giao dịch là tiền. Vì cũng là một doanh nghiệp, nên để đánh giá về năng lực hoạt động của ngân hàng cũng dựa trên KNSL của ngân hàng đó. KNSL là cơ sở để các ngân hàng tích tụ nguồn lực để đổi mới hoạt động, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhìn ở góc độ vĩ mô thì một ngân hàng có lợi nhuận tốt sẽ giúp vượt qua các cú sốc bên ngoài, nâng cao danh tiếng của ngân hàng, giúp hệ thống tài chính đi vào ổn định (Aburime, 2008). Lợi nhuận là khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ tổng số đã chi (Theo Samuelson & Nordhaus, 2001). 2.1.2.2 Phương pháp đo lường Thông thường, việc đo lường KNSL thông qua các chỉ tiêu định lượng như lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu của lợi nhuận và quan trọng hơn là các
  19. 9 chỉ tiêu thể hiện tỷ suất sinh lời như tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)… nếu các nhóm chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng hoạt động càng hiệu quả trong thời gian đo lường. Vì vậy, nhóm chỉ tiêu thể hiện tỷ suất sinh lời là yếu tố quan trọng để đánh giá sức khỏe và KNSL của một ngân hàng. Nhóm các chỉ tiêu đo lường KNSL của ngân hàng: (1) ROE là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thuần so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Chỉ tiêu này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của một ngân hàng thương mại hoặc bất kỳ tổ chức kinh tế nào. Lợi nhuận sau thuế (2.1) ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân (2) ROA là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thuần so với tổng tài sản của ngân hàng. Chỉ tiêu này thể hiện được hiệu quả trong công tác quản lý. (3) ROA thể hiện khả năng sinh lợi tổng quát, các nghiên cứu của Gul và c.s. (2011); Anbar & Alper (2011) đã nêu lý do vì ROA không bị ảnh hưởng bởi đòn bẩy tài chính nên nó là chỉ số phản ánh lượng hóa giá trị của ngân hàng một cách tốt nhất. ROA đồng thời cũng là thước đo để so sánh các ngân hàng có cùng quy mô với nhau về hiệu quả hoạt động, ngân hàng có ROA cao hơn sẽ thể hiện chính sách kinh doanh và đầu tư có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ROA cũng tồn tại các nhược điểm khi loại bỏ các yếu tố được thể hiện trên tài sản ngoại bảng, một nguồn thu cũng quan trọng của ngân hàng. Lợi nhuận sau thuế (2.2) ROA = Tài sản bình quân (4) NIM được đo lường theo công thức 2.3.
  20. 10 Thu nhập lãi thuần (2.3) NIM = Tài sản sinh lãi NIM được đo lường thông qua tỷ lệ giữa thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các tài sản có khả năng sinh lời, tối đa hóa mức sinh lời đó, ở chiều ngược lại, kiểm soát giá đầu vào để tối thiểu hóa các chi phí lãi tương ứng. Tài sản có sinh lời được tính bằng tổng tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng khác, đầu tư chứng khoán, các tổ chức tín dụng khác và các khoản cho vay khách hàng. Do đó, ngân hàng có hệ số NIM càng cao thì KNSL của ngân hàng càng cao. Thông qua hệ số NIM, ngân hàng cũng có khả năng kiểm soát rủi ro phát sinh từ việc cấp tín dụng để nhắm tới việc tối đa hóa thu nhập lãi. Tuy nhiên, theo Ben Naceur & Goaied (2008), NIM chưa bao gồm chi phí hoạt động khác và thu nhập ngoài lãi nên chưa đưa ra được một bức tranh hoàn thiện về KNSL của ngân hàng. Các nguồn thu nhập của NHTM có thể kể đến bao gồm: - Từ hoạt động tín dụng: thu lãi từ cho thuê tài chính, từ các khoản lãi cho vay, và thu lãi khác; - Từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối; - Từ hoạt động dịch vụ: thu từ hoạt động, doanh thu từ hoạt động tư vấn…thanh toán, nghiệp vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, - Từ các hoạt động khác như: kinh doanh chứng khoán, mua bán nợ, kinh doanh bảo hiểm… - Thu từ lãi gửi các tổ chức tín dụng khác; Chi phí là khoản tiền mà ngân hàng phải bỏ ra tương ứng với các khoản thu nhập mang lại, cụ thể: - Chi phí huy động vốn: trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay từ NHTW, các tổ chức tín dụng khác, chi phí phát hành giấy tờ có giá… - Chi phí dự phòng tổn thất tín dụng và quản lý;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2