intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt" được thực hiện với mục tiêu xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt của khách hàng. Từ kết quả nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự lựa chọn BIDV Đà Lạt để vay vốn của khách hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÝ MINH QUANG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ LẠT Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ VĂN TUẤN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Lý Minh Quang Hiện đang công tác tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Lạt. Là học viên cao học khóa 23 Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Cam đoan đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt”. Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Văn Tuấn. Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập, không sao chép bất cứ tài liệu nào và chưa từng được công bố nội dung ở bất kỳ đâu. Các số liệu, trích dẫn minh bạch có nguồn trích dẫn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Tác giả Lý Minh Quang
  3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Văn Tuấn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô ở trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện. Xin cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị đồng nghiệp tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Lạt đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này. Trân trọng !
  4. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt. Tóm tắt: Luận văn này đã tiến hành tổng hợp lý thuyết liên quan đến tín dụng cá nhân, lựa chọn sử dụng dịch vụ tại ngân hàng. Đồng thời, tác giả đã tiến hành lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và nước ngoài về tín dụng cá nhân và các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng. Từ đó, xác định các khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình cùng giả thuyết nghiên cứu gắn cho bối cảnh quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân. Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính cùng với các chuyên gia tác giả đã thống nhất bảng khảo sát thang đo khái niệm cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu, sau đó tác giả tiến hành khảo sát 450 khách hàng tuy nhiên số bảng câu hỏi thu về và hợp lệ là 386 mẫu. Từ đó, tác giả tiến hành phân tích số liệu khảo sát này thông qua phần mềm thống kê SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha, có sự hội tụ và đại diện cho một nhân tố thông qua kiểm định EFA. Tiếp đó tác giả phân tích sự tương quan của các biến độc lập và phụ thuộc thì đều có sự tương quan và có ý nghĩa thống kê. Đồng thời kết quả mô hình hồi quy cho thấy 6 nhóm nhân tố đó là: Chất lượng dịch vụ; Thương hiệu ngân hàng; Chi phí đi vay; Chính sách tín dụng; Đội ngũ nhân viên; Hoạt động marketing ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân tại BIDV Đà Lạt, điều này phù hợp với thực tế tại ngân hàng trong thời gian qua. Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu tác giả đã tiến hành đề xuất các hàm ý quản trị theo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng. Đồng thời nhận xét về hạn chế nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo. Từ khoá: Tín dụng cá nhân; Chất lượng dịch vụ; Thương hiệu ngân hàng; Chi phí đi vay; Chính sách tín dụng; Đội ngũ nhân viên; Hoạt động marketing.
  5. iv ABSTRACT Topic: Factors affecting the decision to borrow capital at Bank for Investment and Development of Vietnam - Da Lat branch. Abstract: This thesis has conducted a synthesis of theories related to personal credit, choosing to use services at banks. At the same time, the author has conducted a review of domestic and foreign empirical studies on personal credit and factors that affect customers' decision to choose banks to borrow capital. From there, identify research gaps and propose models and research hypotheses associated with the context of individual customers' decision to choose a bank to borrow money. After conducting qualitative research with experts, the author agreed on a survey of the conceptual scale for the factors in the research model, then the author conducted a survey of 450 customers, but the number of tables The returned and valid questions were 386 samples. From there, the author analyzed this survey data through the statistical software SPSS 22.0. The research results show that the scales have Cronbach's Alpha reliability, converge and represent one factor through EFA test. Next, the author analyzes the correlation of the independent and dependent variables, both of which are correlated and have statistical significance. At the same time, the regression model results show that 6 groups of factors are: Service quality; Bank brand; Borrowing costs; Credit policy; Staff; Marketing activities positively influence the decision to choose a bank to borrow money from individual customers at BIDV Da Lat, which is consistent with the reality at the bank in recent years. Finally, from the research results, the author has proposed management implications according to the factors affecting the decision to choose a bank to borrow capital of individual customers at the bank. At the same time, comment on research limitations and future research directions. Keywords: Personal credit; Service quality; Bank brand; Borrowing costs; Credit policy; Staff; Marketing activities.
  6. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... iii ABSTRACT .............................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................ix DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... x DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ............................................................................xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................12 1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................12 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................13 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................13 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................13 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................14 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................14 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................14 1.6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................15 1.7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................15 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .........................................................................................16 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ............17 2.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng .................................................................17 2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng ......................................................................19 2.3. Hành vi lựa chọn sử dụng dịch vụ của khách hàng tại các ngân hàng thương mại .......................................................................................................................20
  7. vi 2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước ................................................................24 2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài ....................................................................24 2.4.2. Các nghiên cứu trong nước.....................................................................26 2.4.3. Khoảng trống nghiên cứu ...........................................................................30 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng ................................................................................................................31 2.5.1. Chất lượng dịch vụ .................................................................................31 2.5.2. Thương hiệu ngân hàng ..........................................................................32 2.5.3. Chính sách tín dụng ................................................................................32 2.5.4. Quy trình cho vay ...................................................................................33 2.5.5. Ảnh hưởng của các mối quan hệ của khách hàng ..................................34 2.5.6. Sự thuận tiện khi giao dịch với ngân hàng .............................................34 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .........................................................................................35 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................36 3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................36 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................................37 3.2.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................37 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................40 3.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................42 3.3.1. Nghiên cứu định tính ..............................................................................42 3.3.2. Nghiên cứu định lượng ...........................................................................42 3.3.3. Xây dựng thang đo định tính cho các yếu tố trong mô hình nghiên cứu43 3.4. Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu........................................................46 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu ..............................................................................46
  8. vii 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................47 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................48 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .........................................................................................51 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................52 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ...................................................................52 4.2. Kết quả phân tích dữ liệu ...............................................................................53 4.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ................................................................53 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá .......................................................................56 4.2.2.1. Phân tích EFA cho các biến độc lập ................................................... 57 4.2.2.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc ..................................................... 59 4.2.3. Phân tích tương quan..................................................................................60 4.2.4. Phân tích hồi quy ........................................................................................61 4.2.4.1. Kết quả ước lượng mô hình ................................................................ 61 4.2.4.2. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình .............................................. 61 4.2.5. Kiểm định các hiện tượng ..........................................................................62 4.2.5.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................. 62 4.2.5.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan .................................................. 63 4.2.5.3. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ........................................ 63 4.2.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................64 4.2.7. Kết luận giả thuyết nghiên cứu ..................................................................66 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .........................................................................................69 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .....................................70 5.1. Kết luận ..........................................................................................................70 5.2. Hàm ý chính sách...........................................................................................71
  9. viii 5.2.1. Đối với nhân tố Thương hiệu ngân hàng ...................................................71 5.2.2. Hoạt động marketing ngân hàng ................................................................71 5.2.3. Đối với yếu tố Chất lượng dịch vụ .............................................................71 5.2.4. Đối với nhân tố Chính sách tín dụng .........................................................72 5.2.5. Đối với nhân tố Đội ngũ nhân viên ............................................................72 5.2.6. Đối với nhân tố Chi phí đi vay ...................................................................72 5.3. Kiến nghị với ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .......................................................................................................................73 5.3.1. Đối với phân khúc khách hàng...................................................................73 5.3.2. Lãi suất đa dạng với sản phẩm vay ............................................................73 5.3.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ......................................................................74 5.3.4. Nâng cao thương hiệu và hình ảnh của ngân hàng ....................................75 5.4. Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................76 5.4.1. Hạn chế nghiên cứu ....................................................................................76 5.4.2. Hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo ........................................................76 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .........................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................i PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT........................................................iv PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THEO PHẦN MỀM THỐNG KÊ SPSS 22.0 ......................................................................................................................... viii
  10. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BIDV Ngân hàng thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại KH Khách hàng TD Tín dụng
  11. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan ............................................................27 Bảng 3.1: Các nhân tố đề xuất để lập mô hình nghiên cứu ......................................38 Bảng 3.2: Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu ......................................44 Bảng 4.1: Kết quả thống lê mô tả mẫu nghiên cứu phân loại ..................................52 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả giá trị trung bình của các biến ...........................53 Bảng 4.3: Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha .........................................54 Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA cho các khái niệm đo lường ...............................57 Bảng 4.5: Kiểm định KMO và Bartlett cho biến phụ thuộc.....................................59 Bảng 4.6: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các nhân tố đại diện của biến phụ thuộc ......................................................................................59 Bảng 4.7: Ma trận hệ số tương quan của các nhân tố ..............................................60 Bảng 4.8: Hệ số hồi quy ...........................................................................................60 Bảng 4.9: Tóm tắt mô hình .......................................................................................61 Bảng 4.10: Phân tích phương sai ..............................................................................62 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ..........................................................62 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi .................................................63
  12. xi DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Mô hình quyết định tiêu dùng của Sproles – Kendall ............................. 21 Hình 2.2: Quá trình lựa chọn, sử dụng và đánh giá dịch vụ ngân hàng ...................23 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu................................................................................36 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu .................................................................................37
  13. 12 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư. Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn, khu vực cho vay ngắn hạn nhường chỗ cho thị trương tài chính- tiền tệ cung ứng. Ngược lại ở hầu hết các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn (trong đó có những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm phát…). Ngoài tạo ra lợi nhuận lớn cho ngân hàng thì hoạt động cho vay là đòn bẩy để giúp cho nền kinh tế hoạt động một cách liên tục và bền vững, hay nói cách khác hoạt động cho vay được xem là nguồn tài trợ lớn trong nền kinh tế đối với các tổ chức, cá nhân thiếu vốn có thể hoạt động kinh doanh tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội (Mohammed và cộng sự, 2018). Hiện nay, hệ thống ngân hàng của Việt Nam có tổng công 31 NHTM với đầy đủ loại quy mô từ nhỏ đến lớn, tất cả các ngân hàng đều mong muốn có sự hoạt động bền vững và tạo ra lợi nhuận để duy trì sự sống còn của mình. Vì vậy các ngân hàng dường như luôn đặt mình trong vị trí cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ, đặc biệt là trong thị trường cho vay. Các NHTM Việt Nam xem hoạt động cho vay như một dịch vụ để cung ứng ra thị trường, do đó ngoài lãi suất cạnh tranh thì việc thực hiện việc chăm sóc khách hàng được xem là hoạt động tạo ra thương hiệu, sức cạnh tranh với ngân hàng khác. Do đó, việc thấu hiểu nhu cầu, tâm lý khách hàng hay các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng là thật sự cần thiết (Trần Khánh Bảo, 2015).
  14. 13 Tính đến thời điểm hiện tại có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đa phần các tác giả sẽ tập trung vào sự cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng để dẫn đến việc khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng vay vốn (Nguyễn Phúc Chánh, 2016). Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay giữa các ngân hàng thì lãi suất dường như không còn là vấn đề quan trọng vì mặt bằng chung về chi phí bỏ ra của khách hàng tại các ngân hàng không có cách biệt quá lớn. Các vấn đề dường như khách hàng rất quan tâm khi lựa chọn ngân hàng để vay vốn đó chính là dịch vụ chăm sóc khách hàng, đây là hoạt động nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng để có thể tư vấn cho họ một phương án vay và trả nợ hiệu quả, ngoài ra thể hiện sự đồng cảm của ngân hàng với khách hàng. Trong đó, ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một ngân hàng có vốn nhà nước lâu đời hoạt động tại Việt Nam. Những năm vừa qua dư nợ tín dụng của BIDV nói chung và chi nhánh Đà Lạt nói riêng có xu hướng giảm mặc dù lãi suất tại ngân hàng thấp hơn so với các NHTM khác tại Việt Nam, tuy nhiên khách hàng vẫn đánh giá các thủ tục vay vốn tại ngân hàng còn rườm rà so với các NHTM khác. Vì vậy, ngân hàng đã có chiến lược đánh giá lại công tác tín dụng của toàn bộ hệ thống để có chính sách thu hút khách hàng nhằm gia tăng lợi nhuận và thị phần của mình. Hiện nay, tại chi nhánh Đà Lạt vẫn chưa có công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt” với mong muốn sẽ góp phần vào việc tăng trưởng tín dụng tại BIDV Đà Lạt trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt của khách hàng. Từ kết quả nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự lựa chọn BIDV Đà Lạt để vay vốn của khách hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể
  15. 14 Thứ nhất, xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt. Thứ hai, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách để thu hút khách hàng vay vốn tại BIDV Đà Lạt. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để hoàn được mục tiêu nghiên cứu tác giả cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu như sau: Thứ nhất, các nhân tố nào được đưa vào mô hình ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt ? Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt như thế nào ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt. Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân đang vay vốn tại BIDV Đà Lạt có lịch sử giao dịch từ năm 2019 – 2021. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Lạt. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Thời gian khảo sát dự kiến từ tháng 02/2022 đến tháng 04/2022. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng, cụ thể: - Phương pháp định tính: Thông qua việc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với các chuyên gia trong ngân hàng để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu từ đó có thể hoàn thiện việc xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.
  16. 15 - Phương pháp định lượng: Được thực hiện để phân tích dữ liệu thu thập được từ việc khảo sát chính thức 450 khách hàng cá nhân đã lựa chọn ngân hàng BIDV Đà Lạt để vay vốn và xử lý số liệu thông qua phần mềm SPSS 22.0. Cụ thể như sau: Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha và độ giá trị (factor loading), tiến hành phân tích Exploratory Factor Analysis (EFA) để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến quan sát tác động đến sự lựa chọn của khách hàng để vay vốn tại BIDV Đà Lạt. Sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến quyết định vay vốn tại BIDV Đà Lạt. 1.6. Đóng góp của đề tài Đóng góp về khoa học: Nghiên cứu này tổng hợp các lý thuyết liên quan đến tín dụng, các nhân tố lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Đồng thời lược khảo các nghiên cứu để tìm ra các khoảng trống nghiên cứu để xây dựng mô hình nghiên cứu cho BIDV Đà Lạt. Đóng góp về mặt thực tiễn: Nghiên cứu này sẽ giúp cho BIDV Đà Lạt có những nhận định, đánh giá khách quan về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn vay vốn của khách hàng tại ngân hàng. Từ đó, sẽ có giải pháp đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ để làm tăng mức độ lựa chọn của khách hàng tại BIDV Đà Lạt đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng và vẫn chưa được thực hiện nghiên cứu nhiều nên nghiên cứu này sẽ góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau. 1.7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu liên quan Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
  17. 16 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Tại chương này đã trình bày về lý do chọn đề tài, từ đó, đưa ra các mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu tương ứng. Đồng thời, tại chương này cũng đã xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu cùng với phương pháp nghiên cứu. Mặt khác, tại chương này đã nhận diện được ý nghĩa của đề tài và phân chia bố cục của đề tài này.
  18. 17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ Latinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm). Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán (Phan Thị Thu Hà, 2013). Trên cơ sở tiếp cận ở chủ thể cấp tín dụng là ngân hàng, theo Nguyễn Văn Tiến (2015) thì tín dụng được định nghĩa là ngân hàng “thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Nguyễn Văn Tiến (2015) cho rằng trong nền kinh tế hiện nay có rất nhiều loại hình tín dụng, vì thế phải căn cứ vào chủ thể trong mối quan hệ giữa hai bên để chia tín dụng thành ba nhóm phổ biến sau: • Tín dụng thương mại: Đây là mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp đối tác làm ăn với nhau dưới hình thức mua bán chịu. • Tín dụng ngân hàng: Đây là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân,... • Tín dụng nhà nước: Đây là mối quan hệ tín dụng giữa các chủ thể trong nền kinh tế và Nhà nước trong đó Nhà nước đóng vai trò là chủ thể đi vay. Tuy là ba hình thức tín dụng trên rất phổ biến nhưng tín dụng ngân hàng là một hình thức vô cùng quan trọng và được xem là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế với vai trò cung cấp nguồn vốn cho thị trường. Tín dụng ngân hàng được xem là mối quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ chủ thể trung gian là ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn xác định với một khoản chi phí nhất
  19. 18 định (Phan Thị Thu Hà, 2013). Trong đó tín dụng ngân hàng có những đặc trưng cơ bản sau: - Nếu xem xét khía cạnh hình thái giá trị tín dụng, có thể thấy loại hình tín dụng khác nhau, tài sản giao dịch thường dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ. Tuy nhiên với ngân hàng thì khác, tín dụng ngân hàng có thể thông qua hình thái đa dạng với hình thức tiền tệ, tài sản thực hoặc là chữ kí. - Rủi ro đối với hoạt động tín dụng ngân hàng mang tính tất yếu, chỉ có thể kiểm soát, kiềm chế chứ không thể loại trừ hoàn toàn. Rủi ro tín dụng ngân hàng chỉ xảy ra trong hai tình huống sau: khách hàng không có khả năng trả nợ; khách hàng không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Ta cũng có thể thấy rằng thực chất các giao dịch tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin có thể thông tài sản đảm bảo hay sự bảo lãnh tuy nhiên sự phá bỏ cam kết của khách hàng đối với ngân hàng luôn có thể xảy ra, do biến cố của khách hàng là một yếu tố chủ quan nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng hoặc thiện chí của khách hàng là cái mà ngân hàng không có gì để đảm bảo. Vì vậy ngân hàng chỉ có thể dùng biện pháp để tầm soát, kiềm chế rủi ro ở mức thấp nhất chứ không tể loại trừ hay triệt tiêu nó. - Hoàn trả gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và của tín dụng ngân hàng nói riêng. Đây được xem là sự khác biệt của tín dụng và các giao dịch khác. Đối với tín dụng ngân hàng thì sự hòa trả là cực kì quan trọng vì bản chất ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian đi vay và cho vay lại, nếu khách hàng không hoàn trả thì ngân hàng sẽ không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh được nữa. Vì vậy để đảm bảo hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi thì ngân hàng cần phải cân nhắc kĩ hai yếu tố cơ bản: • Xác định thời hạn, kỳ hạn tín dụng hợp lý. • Chính sách lãi suất tín dụng cần đảm bảo hài hòa mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng và nền kinh tế chấp nhận được. - Sự hoàn trả trong tín dụng ngân hàng được xem là vô điều kiện vì trong quá trình cấp tín dụng được dựa trên cơ sở những căn cứ pháp lý cụ thể đó là hợp đồng tín
  20. 19 dụng và khế ước nhận nợ,... đây là những bằng chứng, ràng buộc pháp lý giữa ngân hàng và khách hàng bao gồm những nội dung cam kết hoàn trả vô điều kiện cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng khi đến thời hạn thanh toán. 2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng Hoạt động tín dụng đảm bảo nhu cầu về vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh vố nhu cầu tiêu dùng cho các cá nhân trong nền kinh tế: Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện cung cấp vốn cho đầu tư phát triển. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và cố định của các doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Riêng trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn mất cân đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn còn ở mức độ cao. Vì vậy, thông qua việc đầu tư tín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Mặt khác, thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguồn nguyên liệu một cách hợp lý, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất: Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và của cá nhân, trên cơ sở đó cho các đơn vị kinh tế vay. Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng không phải rải đều cho mọi chủ thể có nhu cầu, mà việc đầu tư được tiến hành một cách tập trung, chủ yếu là cho các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Đầu tư tập trung là quá trình tất yếu, vừa đảm bảo tránh rủi ro tín dụng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn: Trong điều kiện nước ta nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2