intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam" với mục đích xác định các yếu tố tác động và phân tích mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam, đồng thời đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ TÚ ANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ HÀ THƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ TÚ ANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ HÀ THƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đinh Thị Tú Anh, học viên lớp CH23B, mã số sinh viên: 020123210007, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam”, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng là công trình nghiên cứu của cá nhân được hoàn thành từ quá trình làm việc nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Hà Thương. Kết quả nghiên cứu là trung thực, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung ở bất kỳ đâu. Các số liệu, các trích dẫn trong bài nghiên cứu được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. TP. HCM, ngày tháng năm 2023 Tác giả
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau khoảng thời gian học tập và thực hiện bài làm, em đã hoàn thành xong đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Em xin gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu vừa qua. Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Hà Thương đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, truyền đạt kiến thức và các kinh nghiệm cũng như cung cấp thông tin cần thiết để em có thể hoàn thành bài nghiên cứu này. Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, phòng Đào tạo, khoa Sau Đại Học của trường đã tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình em hoàn thành bài nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Hữu Thuận, GVCN của lớp đã luôn hỗ trợ, cập nhật thông tin kịp thời để từ đó em có thể hoàn thành bài nghiên cứu này. Em xin chân thành cảm ơn đến gia đình, những người thân, cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập tại trường đồng thời hoàn thành công việc công việc được giao để hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tuy nhiên vì kiến thức còn hạn chế và bản thân chưa thực sự nghiên cứu rộng nên nội dung của đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để bài nghiên cứu của mình được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
  5. iii TÓM TẮT Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn ở mức tối thiểu và phù hợp theo quy định của cơ quan chức năng thì ngân hàng đó mới có khả năng đương đầu với những rủi ro hoạt động tiềm ẩn cũng như rủi ro đến từ bên ngoài đồng thời bảo vệ được vốn của các nhà đầu tư và tạo lòng tin cho người gửi tiền. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ an toàn vốn được các ngân hàng duy trì ở mức quá cao cũng làm cho ngân hàng đó mất đi cơ hội gia tăng lợi nhuận. Do đó để xác định được tỷ lệ an toàn vốn nào là phù hợp thì trong các Hiệp ước của Ủy ban Basel cùng với định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì việc nghiên cứu về tỷ lệ an toàn vốn đã trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các ngân hàng.”Bên cạnh đó, việc kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng, do đó tôi quyết định chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam” để nghiên cứu. Đề tài sử dụng số liệu 31 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2021, dữ liệu nghiên cứu thứ cấp được lấy từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các ngân hàng, dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê. Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn CARĐ là biến được đo lường an toàn vốn của ngân hàng TMCP Việt Nam. Bên cạnh đó các biến thể hiện yếu tố vĩ mô là: tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (INF); các biến yếu tố nội bộ ngân hàng là quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), biên lãi ròng (NIM), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOA), khả năng thanh khoản (FDR). “Phương pháp sử dụng trong bài nghiên cứu là phân tích hồi quy bằng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares). Kết quả nghiên cứu cho thấy biên lãi ròng, khả năng thanh khoản, tăng trưởng kinh tế và lạm phát có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn trong khi đó quy mô ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu có ý nghĩa thống kê và tác động ngược chiều với tỷ lệ an toàn vốn.” Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa ra các gợi ý, hàm ý cho các ngân hàng TMCP liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn. Từ khoá: Tỷ lệ an toàn vốn, Chuẩn mực Basel, FGLS, Ngân hàng TMCP, Việt Nam
  6. iv ABSTRACT Capital adequacy ratio (CAR) is an important indicator in evaluating the bank's business performance. When a bank ensures a minimum capital adequacy ratio and is in line with the regulations of the authorities, that bank will be able to cope with potential operational risks as well as risks from while at the same time protecting investors' capital and creating trust for depositors. However, if the capital adequacy ratio is maintained at too high a level by banks, it will also cause the bank to lose opportunity to increase profits. Therefore, in order to determine which capital adequacy ratio is appropriate, in the Basel Committee's treaties along with the development orientation of the Vietnamese banking system, the study of capital adequacy ratio has become an urgent requirement for banks. Besides, controlling factors affecting capital adequacy ratio is important for banks, so I decided to choose the topic “Factors affecting capital adequacy ratio of Vietnamese joint stock commercial banks” for research. The study uses data of 31 Vietnamese joint stock commercial banks in the period 2010 - 2021, secondary research data is taken from annual reports and financial statements of banks, statistical data of the World Bank. and the General Statistics Office. In which, capital adequacy ratio (CARD) is the variable measured capital adequacy of Vietnam Joint Stock Commercial Bank. Besides, the variables showing macro factors are: economic growth (GDP) and inflation (INF); The internal bank variables are bank size (SIZE), return on total assets (ROA), net profit margin (NIM), bad debt ratio (NPL), loan-to-total ratio. assets (LOA), liquidity (FDR). The method used in this study is regression analysis using the Feasible Generalized Least Squares method. Research results show that net profit margin, liquidity, economic growth and inflation have statistical significance and have a positive impact on capital adequacy ratio while bank size, profit margin on total assets, loan-to-total assets ratio and bad debt ratio are statistically significant and have a negative impact on capital adequacy ratio. From the research results of the topic, the author gives suggestions and implications for joint stock commercial banks related to capital adequacy ratio. Keywords: Capital adequacy ratio, Basel standards, FGLS, Joint Stock Commercial Bank, Vietnam
  7. v DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CAR Capital Adequacy Ratio Tỷ lệ an toàn vốn IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế NHNN State Bank of Viet Nam Ngân hàng Nhà nước TMCP Joint Stock Commercial Thương mại cổ phần REM Random Effect Model Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên FEM Fixed Effect Model Mô hình hồi tuy tác động cố định Feasible Generalized Least Phương pháp bình phương tối thiểu FGLS Square tổng quát khả thi WB World Bank Ngân hàng Thế giới BCTC Financial Report Báo cáo tài chính BCTN Annual Report Báo cáo thường niên NHTW Central Bank Ngân hàng Trung Ương NHTM Commercial Bank Ngân hàng thương mại GDP GDP growth rate Tăng trưởng kinh tế INF Inflation Lạm phát LOA Loans ratio Tỷ lệ cho vay NHTM Commercial Bank Ngân hàng thương mại SIZE Bank size Quy mô ngân hàng ROA Return On Asset Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
  8. vi NIM Net Interest Margin Biên lãi ròng NPL Non-Performing Loan Tỷ lệ nợ xấu FDR Liquidity Thanh khoản OLS Ordinary Least Squares Mô hình bình phương nhỏ nhất VIF Variance Inflation Factors Nhân tử phóng đại phương sai GMM Generalized Method of Phương pháp tổng quát của các Moments khoảnh khắc TCTD Credit institutions Tổ chức tín dụng
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii ABSTRACT .................................................................................................................. iv DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................... v CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI”.......................................................................... 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ......................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ............................................................................... 3 1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA BÀI NGHIÊN CỨU ...................................... 3 1.4.1. Đối tượng của bài nghiên cứu ........................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi của bài nghiên cứu .............................................................................. 3 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 4 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 4 1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................................. 5 CHƯƠNG 2 .................................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ................. 6 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN .............................................. 6 2.1.1. Khái niệm tỷ lệ an toàn vốn .............................................................................. 6 2.1.2. Ý nghĩa tỷ lệ an toàn vốn ................................................................................... 7 2.1.3. Khái niệm về lý thuyết bất cân xứng thông tin ............................................... 8 2.1.4. Khái niệm về lý thuyết trật tự phân hạng ..................................................... 10 2.1.5. Phương pháp đo lường tỷ lệ an toàn vốn ....................................................... 10 2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ AN TOÀN VỐN ........................... 14 2.2.1. Các yếu tố bên ngoài ........................................................................................ 14 2.2.1.2. Lạm phát (INF) ............................................................................................. 15
  10. viii 2.2.2. Các yếu tố bên trong ........................................................................................ 15 2.3.CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN ........................................ 18 2.3.1. Các bài nghiên cứu nước ngoài ...................................................................... 18 2.3.2. Các bài nghiên cứu trong nước ...................................................................... 21 2.3.3. Thảo luận các bài nghiên cứu trước có liên quan ......................................... 23 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 27 CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 28 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 28 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................... 28 3.1.1. Khái quát mô hình nghiên cứu ....................................................................... 28 3.1.2. Giải thích các biến ........................................................................................... 28 3.1.3. Giả thuyết của mô hình nghiên cứu ............................................................... 30 3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................... 34 3.2.1. Mẫu và dữ liệu nghiên cứu ............................................................................. 35 3.2.2. Công cụ nghiên cứu ......................................................................................... 35 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 36 3.3.1. Phương pháp định tính ................................................................................... 36 3.3.2. Phương pháp định lượng ................................................................................ 36 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 38 CHƯƠNG 4 .................................................................................................................. 39 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 39 4.1. THỰC TRẠNG TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2021 ............................ 39 4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ.............................................................................................. 40 4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 44 4.3.1. Phân tích tương quan mô hình nghiên cứu ................................................... 44 4.3.2. Kết quả các mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM .............................. 47 4.3.3. So sánh giữa các mô hình Pooled OLS, FEM, REM .................................... 48 4.3.4. Kiểm định các khuyết tật trong mô hình ....................................................... 50
  11. ix 4.4. ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP FGLS .............................. 52 4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 53 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 57 CHƯƠNG 5 .................................................................................................................. 58 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................................................ 58 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 58 5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................................................................... 60 5.2.1. Gợi ý về quy mô ngân hàng ............................................................................ 60 5.2.2. Gợi ý về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản .................................................. 61 5.2.4. Gợi ý về tỷ lệ nợ xấu ........................................................................................ 63 5.2.5. Gợi ý về tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản .......................................................... 63 5.2.6. Gợi ý về khả năng thanh khoản ..................................................................... 64 5.2.7. Gợi ý về tăng trưởng kinh kế .......................................................................... 65 5.2.8. Gợi ý về lạm phát ............................................................................................. 65 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................................................................................................................. 66 5.3.1. Hạn chế của đề tài ............................................................................................ 66 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................................ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. i PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... iv PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................... vi
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các mốc ban hành và thời điểm hiệu lực các Hiệp ước Basel .................... 12 Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài nước về các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn. ..................................................................................... 23 Bảng 3.1: Thống kê ý nghĩa và dấu kỳ vọng các biến trong mô hình........................... 32 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến............................................................................... 40 Bảng 4.2: Ma trận tương quan các biến trong mô hình................................................. 43 Bảng 4.3: Kết quả các mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM............................... 46 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định F..................................................................................... 48 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Hausman........................................................................ 48 Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến................................................................... 49 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Wooldridge .................................................................... 50 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Modified Wald test........................................................ 50 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình FGLS................................................................... 52 Bảng 4.10: Tóm tắt kết quả .......................................................................................... 54 Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu.......................................................................... 59
  13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.......................................................................................33 Hình 4.1. Tỷ lệ an toàn vốn trung bình năm của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021............................................................................................................39
  14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI” “Trong chương này, tác giả sẽ trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, nêu ra lý do tại sao lại chọn lựa đề tài nghiên cứu này. Sau đó là xác định các mục tiêu nghiên cứu tổng quát và mục tiêu nghiên cứu cụ thể đồng thời xác định các câu hỏi nghiên cứu có liên quan cũng như phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra“trong chương này cũng trình bày các phương pháp nghiên cứu, các đóng góp của đề tài và cuối cùng là trình bày kết cấu tổng thể của đề tài.”. 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngân hàng là một tổ chức có vai trò tích lũy vốn từ mọi người trong cộng đồng và trả lại cho họ một cách hiệu quả bao gồm trả gốc và lãi. Do đó, ngân hàng là đầu mối cho các bên liên kết giữa bên cung cấp vốn và những người cần vốn. Bởi chức năng của nó như là kết nối hoặc công cụ trung gian, điều quan trọng đối với một ngân hàng là duy trì niềm tin của mọi người vì mọi người mong đợi vốn của mình được tiết kiệm an toàn. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Hoa Kỳ diễn ra từ tháng 7/2007 và trở nên ngày càng trầm trọng sau sự sụp đổ của Lehman Brother - ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Hoa Kỳ vào tháng 9/2008. Từ Hoa Kì đã nhanh chóng lan sang cả châu Âu hình thành một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng này đã tác động hết sức tiêu cực đến nền kinh tế thực (khu vực sản xuất). Cuộc khủng hoảng tài chính này được xem là cuộc khủng hoảng cả về cơ cấu và thể chế tài chính, cả trong mối quan hệ giữa kinh tế tiền tệ (kinh tế ảo) và kinh tế thực. Cũng từ sau cuộc khủng hoảng này các nhà quản trị cũng như cơ quan quản lý ngân hàng đã thiết lập các biện pháp kiểm soát hoạt động để xây dựng hệ thống tài chính ngân hàng hoạt động ổn định và an toàn, họ nâng cao việc quản trị rủi ro hơn so với mục tiêu sinh lời. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu cực kì quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đã được tổ chức IMF đề xuất nhằm ứng phó với rủi ro có thể xảy ra cho các ngân hàng và đây cũng là một chỉ số được Ủy Ban Basel đưa vào các Hiệp ước của
  15. 2 mình như là một trụ cột quan trọng, cụ thể là trong Basel II nêu rõ các ngân hàng cần duy trì một mức tỷ lệ an toàn vốn bắt buộc tối thiểu, cụ thể là 8%.” Tại Việt Nam tính đến nay NHNN cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý và hướng dẫn cụ thể quy định mức an toàn vốn tối thiểu. Tính đến tháng 5/2020 đã có 22 ngân hàng TMCP ở Việt Nam đã áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 41/2016 của NHNN. Ngoài ra với việc ban hành Thông tư 22/2019 thì NHNN cũng quy định rõ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà các ngân hàng TMCP phải duy trì đã tăng từ 8% lên 9%. Việc các ngân hàng TMCP phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế cũng như tuân thủ quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở Việt Nam là điều kiện tiên quyết trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước đang gặp rất nhiều khó khắn đồng thời nguy cơ về an toàn vốn trong hệ thống ngân hàng được đặt lên hàng đầu. Song song với việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu thì việc đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động một cách hiệu quả là một vấn đề bức thiết. Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như hệ thống của các ngân hàng TMCP nói riêng là một vấn đề không mới và khi xảy ra biến cố khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 thì từ đó đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện. Do đó nhằm làm rõ hơn sự tác động của các yếu tố đến tỷ lệ an toàn vốn tại các ngân hàng TMCP Việt Nam là lý do tôi quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Sau khi xác định được yếu tố nào tác động đến tỷ lệ an toàn vốn tôi sẽ đưa ra các hàm ý chính sách để giúp các nhà quản trị đưa các chính sách phù hợp để ổn định được hoạt động của hệ thống ngân hàng đồng thời góp phần cho việc phát triển nền kinh tế của Việt Nam. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Xác định các yếu tố tác động và phân tích mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam, đồng thời đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian tới.
  16. 3 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu tổng quát ở trên thì tác giả sẽ xác định các mục tiêu cụ thể để nghiên cứu: Một là, cần xác định rõ các yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Hai là, đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Ba là, sau khi đã xác định và đo lường các yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn thì tác giả sẽ đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.” 1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu ở trên, tác giả sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu để làm sáng tỏ các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam: Thứ nhất, các yếu tố nào tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam? Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam như thế nào? Thứ ba, những hàm ý chính sách liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam là gì?” 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA BÀI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng của bài nghiên cứu Các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi của bài nghiên cứu Về không gian nghiên cứu: 31 ngân hàng TMCP với dữ liệu nghiên cứu được niêm yết đầy đủ trên website chính thức của các ngân hàng đồng thời mẫu nghiên cứu này cũng đại diện được cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 – 2021, giai đoạn này hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và các ngân hàng TMCP nói riêng vừa chịu sự tác động lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, cũng như sự tác động tiêu cực từ đại dịch Covid 19 hay
  17. 4 cuộc đua tăng vốn điều lệ năm 2021 của hàng loạt các ngân hàng TMCP. Giai đoạn nghiên cứu này cũng là giai đoạn 10 năm thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam. Việc thực hiện công cuộc tái cơ cấu đã giúp cho toàn hệ thống ngân hàng nhìn chung đã ổn định, lớn mạnh hơn về nền tảng tài chính, năng lực quản trị và hoạt động giám sát ngân hàng. Bên cạnh đó một số ngân hàng cũng đã áp dụng các nền tảng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như tối ưu hóa các nguồn lực tài chính. Hiện nay một số ngân hàng TMCP đã được xếp hạng tín nhiệm khá tốt và có uy tín quốc tế. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trong bài nghiên cứu của mình tác giả sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thu thập mẫu dữ liệu của 31 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2021. “Phương pháp nghiên cứu định tính: Tổng hợp, đánh giá và so sánh số liệu thống kê về yếu tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP.” “Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đề tài sử dụng phần mềm Stata 16 để chạy thử nghiệm theo mô hình Pooled OLS, mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), mô hình tác động cố định (FEM) và phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS (Feasible generalised least square). Kết quả của mô hình cũng sẽ được đánh giá và so sánh nhằm đưa mô hình thích hợp qua việc kiểm định các hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai thay đổi để từ đó cho ra các phân tích về yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn tại các ngân hàng TMCP Việt Nam.” Nguồn số liệu về tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế được lấy từ dữ liệu của WB, các yếu tố khác thì lấy từ BCTC và BCTN của các ngân hàng TMCP, đồng thời tỷ lệ nợ xấu thì trích xuất trong báo cáo của NHNN. 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng TMCP để từ đó đề xuất các hàm ý giúp cho các nhà quản trị ngân hàng đưa ra được mức an toàn vốn phù hợp với quy định của pháp luật, duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả
  18. 5 đồng thời tạo lòng tin cho những người gửi tiền cũng như các nhà đầu tư khi gửi tiền vào ngân hàng. 1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu “Mở đầu của chương này, tác giả sẽ trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, nêu ra lý do tại sao lại chọn lựa đề tài nghiên cứu này. Phần tiếp theo là xác định các mục tiêu của đề tài nghiên cứu, xác định câu hỏi nghiên cứu liên quan, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, trong chương này cũng trình bày các phương pháp nghiên cứu, các đóng góp của đề tài và cuối cùng là trình bày kết cấu tổng thể của đề tài.” Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan Chương này tác giả sẽ trình bày nội dung cơ sở lý thuyết về tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng, lý luận chung về các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn và sơ lược các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình. Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Tác giả thực hiện xây dựng mô hình nghiên cứu, thực hiện đề xuất các giả thuyết và chiều tác động kỳ vọng của các biến trong mô hình. Ngoài ra trong chương này tác giả cũng thực hiện các phương pháp nghiên cứu nhằm xác định mức độ động của các biến đó. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận “Trong chương này sẽ đề cập đến thực trạng về tỷ lệ an toàn vốn tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Trình bày các kết quả phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình, phân tích tương quan mô hình nghiên cứu, thực hiện các kiểm định để lựa chọn ra mô hình phù hợp. Cuối chương sẽ tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu và từ kết quả của mô hình sẽ xác định các yếu tố nào tác động đến tỷ lệ an toàn vốn cũng như mức độ tác động của từng yếu tố.” Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Trong chương này sẽ nêu ra các kết luận chính đồng thời đưa ra các gợi ý, khuyến nghị nhằm xác định tỷ lệ an toàn vốn tại các ngân hàng TMCP Việt Nam dựa vào kết quả nghiên cứu có được ở chương 4. Ngoài ra tác giả cũng trình bày những điểm còn hạn chế của bài nghiên cứu và đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo.
  19. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN Nội dung đầu tiên trong chương này là tác giả sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết về tỷ lệ an toàn vốn và các lý luận chung về các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng. Sau đó tác giả cũng lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài từ đó đưa ra cơ sở cho việc xây dựng mô hình và kiểm định các biến trong mô hình.” 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ LỆ AN TOÀN VỐN 2.1.1. Khái niệm tỷ lệ an toàn vốn Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là tỷ lệ vốn của ngân hàng liên quan đến tài sản có tỷ trọng rủi ro và nợ phải trả hiện tại. CAR được quyết định bởi NHTW và các nhà quản trị ngân hàng để ngăn chặn các NHTM lấy đòn bẩy dư thừa và trở nên mất khả năng thanh toán trong quá trình này. An toàn vốn là mức vốn tối thiểu mà các ngân hàng phải duy trì theo yêu cầu của cơ quan quản lý, nó xuất phát từ mục đích tối đa hóa một hàm phúc lợi xã hội có tính tới chi phí (sự gia tăng chi phí tín dụng) và lợi ích của vốn (giảm xác suất thất bại của ngân hàng) (Elizalde & Repullo, 2007) Tỷ lệ an toàn vốn được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm tỷ lệ vốn chính của một tổ chức tài chính so với tài sản của nó và được sử dụng như một thước đo sức mạnh tài chính và sự ổn định của nó (Taherinia & Baqeri, 2018) “Tỷ lệ an toàn vốn là cơ sở đo lường mức độ an toàn của vốn và được coi là một trong những chỉ tiêu tài chính dùng để đo về tình trạng sức khoẻ của các ngân hàng và nó cũng giúp cho ngân hàng ngăn chặn và đảm bảo các ngân hàng có thể chịu đựng các tổn thất dẫn đến bị phá sản (Aspal & Nazneen, n.d.) “Tỷ lệ an toàn vốn là thước đo dung để đo lượng vốn của một ngân hàng được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của rủi ro tín dụng có trọng số rủi ro (Mekonnen, 2015)”
  20. 7 Tỷ lệ an toàn vốn là tỷ lệ sở hữu trong ngân hàng quyết định cấu trúc tài chính của nó và tỷ lệ này là phần bổ sung của tỷ lệ nợ (Taherinia & Baqeri, 2018) “Khi nhắc đến tỷ lệ số an toàn vốn thì không thể không nhắc tới Uỷ ban Basel về giám sát Ngân hàng (The Basel Committee - Overview, 2011), vì đây là tổ chức tiên phong trong việc tiêu chuẩn hoá cách đo lường chỉ số an toàn vốn này. Theo đó, hệ số an toàn vốn được định nghĩa là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ về vốn của ngân hàng đối với tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro. Chỉ số này biểu thị sức mạnh tài chính và mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng. “Tại Việt Nam, tỷ lệ an toàn vốn thường được nhắc đến trong các BCTC và BCTN của các ngân hàng TMCP. Theo đó, chỉ tiêu này của các ngân hàng đảm bảo theo quy định của NHNN thể hiện sự ổn định và phát triển bền vững song song với việc tăng trưởng tín dụng an toàn và kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ. Tỷ lệ này tại Việt Nam được NHNN quy định có mức tối thiểu là 9% nếu các ngân hàng tính tỷ lệ theo Thông tư số 22/2019/TT- NHNN và có mức tối thiểu là 8% nếu các ngân hàng tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN. Vì vậy kết luận rằng tỷ lệ an toàn vốn là một thước đo về độ an toàn vốn của các ngân hàng dựa trên tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ này được các nhà quản trị ngân hàng dùng để đánh giá khả năng thanh toán và mức độ rủi ro của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Việc các ngân hàng tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn giúp cơ quan quản lý hệ thống tài chính ngân hàng cụ thể ở đây là các NHTW có thể quản lý được sự ổn định của hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Ngoài ra việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cũng giúp nhà quản trị ngân hàng có những chính sách phát triển bền vững và đảm bảo hoạt động hiệu quả ngân hàng đồng thời giúp nhà đầu tư và người gửi tiền cũng cảm thấy an tâm đối với các khoản tiền của mình khi gửi tại ngân hàng. Đúng với vai trò của mình, ngân hàng là trung gian tài chính của nền kinh tế vì sự ổn định, an toàn và hiệu quả.” 2.1.2. Ý nghĩa tỷ lệ an toàn vốn Tỷ lệ an toàn vốn được xem như là thước đo cơ bản để NHTW có thể đánh giá sự lành mạnh, sự an toàn và chuẩn mực về tài chính của ngân hàng. Nếu một ngân hàng không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2