Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 9
download
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam" với mục tiêu phân tích tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam để rút ra các hàm ý chính sách nhằm gia tăng sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG MY TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ NGÂN HÀNG, RỦI RO TÀI TRỢ VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG MY TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ NGÂN HÀNG, RỦI RO TÀI TRỢ VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG NGUYỄN THANH TÂM Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ với đề tài “Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tác giả. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong đề tài là trung thực, chính xác và đáng tin cậy. Các nội dung trích dẫn đều được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc trong phần tài liệu tham khảo. Tác giả Nguyễn Hoàng Phương My
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức chuyên môn và phương pháp nghiên cứu từ quý thầy cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học TS. Dương Nguyễn Thanh Tâm đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, động viên, hỗ trợ và chỉ bảo tôi hoàn chỉnh nội dung của luận văn để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện về thời gian và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Trân trọng!
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tóm tắt: Thực tế là trong thời gian qua ngân hàng bộc lộ một số yếu điểm: quy mô ngân hàng nhỏ, tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN còn nhiều hạn chế là những nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động của hệ thống NHTM: thanh khoản toàn hệ thống có nguy cơ rủi ro lớn vào đầu năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng liên tục tăng từ 3,07% năm 2011 lên 8,6% vào năm 2012. Vấn đề đặt ra là cần thiết thực hiện nghiên cứu đánh giá sự ổn định của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2021, tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam như thế nào. Thấy được tầm quan trọng đó, tác giả lựa chọn đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ NGÂN HÀNG, RỦI RO TÀI TRỢ VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” làm luận văn thạc sỹ. Nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam xuất phát từ tính cấp thiết là các NHTM Việt Mam cần đảm bảo sự ổn định trong hoạt động. Dữ liệu thu thập từ 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn năm 2011 - 2021, cho thấy quy mô ngân hàng và rủi ro tài trợ có ảnh hưởng cùng chiều đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng ngược chiều đến sự ổn định ngân hàng. Các biến kiểm soát có ảnh hưởng cùng chiều đến sự ổn định ngân hàng như: tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản, các biến kiểm soát có ảnh hưởng ngược chiều như: chi phí trên tổng tài sản, lạm phát; biến trễ sự ổn định có ảnh hưởng cùng chiều đến ZSCORE. Biến ETA, ROE và GDP không có ý nghĩa thống kê. Luận văn đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đây là cơ sở để đề xuất những khuyến nghị chính sách như mở rộng quy mô hợp lý, gia tăng huy động vốn, giảm thiểu rủi ro tín dụng… Từ khóa: quy mô vốn, rủi ro tài trợ, rủi ro tín dụng, sự ổn định của ngân hàng thương mại.
- iv ABSTRACT Subject: Impact of bank size, financing risk and credit risk on the stability of Vietnamese commercial banks Summary: The fact that the bank has revealed a number of weaknesses in recent years: the small size of the bank, the limited effectiveness and efficiency of the inspection and supervision activities of the SBV are the causes of risks. in the operation of the commercial banking system: the liquidity of the whole system was exposed to great risks in early 2011, the bank's bad debt ratio continuously increased from 3.07% in 2011 to 8.6% in 2012. The problem is that it is necessary to conduct research to assess the stability of Vietnamese commercial banks in the period 2011 - 2021, the impact of bank size, funding risk and credit risk on the stability of banks. Vietnamese commercial banks like. Seeing that importance, the author chooses the topic: "IMPACTS OF BANK SIZE, SPONSORING RISK AND CREDIT RISK ON THE STABILITY OF VIETNAM COMMERCIAL BANKERS" as a master's thesis. . Research on the influence of bank size, funding risk and credit risk on the stability of Vietnamese commercial banks comes from the urgency that Vietnamese commercial banks need to ensure stability in their operations. Data collected from 30 Vietnamese commercial banks in the period 2011 - 2021, shows that bank size and funding risk have a positive influence on the stability of Vietnamese commercial banks, credit risk has a negative effect on bank stability. Control variables have a positive influence on bank stability such as loan-to-total assets ratio, liquidity ratio, and control variables have a negative influence such as cost-to-total assets, inflation rate. broadcast; Stability lagging variable has a positive effect on ZSCORE. Variables ETA, ROE and GDP are not statistically significant. The thesis has achieved the research objectives set out, this is the basis for proposing policy recommendations such as reasonable expansion, increasing capital mobilization, minimizing credit risks... Keywords: capital size, funding risk, credit risk, stability of commercial banks.
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt GMM Bình phương tối thiểu tổng quát GDP Tổng sản phẩm quốc nội INF Lạm Phát NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM VN Ngân hàng thương mại Việt Nam NHTW Ngân hàng Trung ương TCTD Tổ chức tín dụng Pooled OLS Phương pháp hồi quy OLS dạng gộp ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Anh FEM Fix Effects Model GMM Generalized Moment Method GDP Gross Domestic Product INF Inflation NPL Non-Performing Loans Pooled OLS Pooled Ordinary Least Square REM Random Effects Model ROE Return On Equity VIF Variance Inflation Factor
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iii ABSTRACT ................................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ...............................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .............................................................. vi MỤC LỤC ................................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................ ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...........................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài: ..........................................................................................1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................2 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3 1.7. Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................................4 1.8. Kết cấu luận văn .......................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ..5 2.1. Sự ổn định của ngân hàng ........................................................................................5 2.1.1. Lý thuyết về sự ổn định ngân hàng ...................................................................5 2.1.2. Phương pháp đo lường mức độ ổn định ngân hàng ..........................................7 2.2. Quy mô ngân hàng và đo lường .............................................................................10 2.3. Rủi ro tài trợ và đo lường .......................................................................................10 2.4. Rủi ro tín dụng và đo lường....................................................................................11 2.5. Các lý thuyết nền tảng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ..................................12 2.5.1. Lý thuyết quá lớn để thất bại...........................................................................12 2.5.2. Lý thuyết tấm đệm của vốn .............................................................................13 2.5.3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) ........................14 2.6. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại ...........................................14 2.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................................14
- viii 2.6.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................18 2.6.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..............................................................................................24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................25 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu ....................................25 3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................25 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................28 3.1.2.1. Quy mô ngân hàng (SIZE) .......................................................................28 3.1.2.2. Rủi ro tài trợ (FUNDRISK) .....................................................................29 3.1.2.3. Rủi ro tín dụng (NPL) ..............................................................................30 3.1.2.4. Giả thuyết nghiên cứu cho các biến kiểm soát ........................................30 3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................................37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................38 4.1. Thống kê mô tả và xem xét sự tương quan trong mẫu nghiên cứu ........................38 4.1.1. Thống kê mô tả................................................................................................38 4.1.2. Phân tích tương quan của các biến độc lập trong mô hình .............................39 4.2. Kết quả mô hình hồi quy ........................................................................................40 4.2.1. Các kết quả kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp .....................................41 4.2.2. Kết quả mô hình hồi quy .................................................................................44 4.2.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..............................................................................................49 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................50 5.1. Kết luận kết quả nghiên cứu ...................................................................................50 5.2. Khuyến nghị chính sách ........................................................................................50 5.2.1. Đối với NHTM Việt Nam ...............................................................................50 5.2.2. Đối với NHNN ................................................................................................51 5.2.3. Đối với Chính phủ ...........................................................................................52 5.2.4. Hạn chế của đề tài ...........................................................................................52 5.2.5. Đề xuất hướng nghiên cứu mới .......................................................................52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ..............................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. i PHỤ LỤC ..................................................................................................................... iv
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan ............................................................20 Bảng 3.1: Diễn giải các biến và đo lường .....................................................................26 Bảng 3.2: Các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu .......................................35 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ..................................................38 Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến giải thích trong mô hình .........................39 Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả hồi quy Pooled OLS, REM và FEM ................................40 Bảng 4.4: Tóm tắt các kết quả kiểm định mô hình........................................................41 Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp GMM hệ thống .................44 Bảng 4.6: Tóm tắt giả thuyết và kết quả nghiên cứu .....................................................45
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại (NHTM) với vai trò trung gian thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng, trung gian thanh toán cho các chủ thể kinh tế và là một kênh đáp ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế (Kiemo và cộng sự, 2019). Hoạt động của hệ thống NHTM an toàn, hiệu quả sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển (Enkhbold và Otgonshar, 2013). Trong cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra ở Mỹ năm 2008, tình trạng bất ổn của hệ thống ngân hàng đã dẫn đến bất ổn kinh tế. Lý thuyết quá lớn để thất bại cho rằng các NHTM có quy mô lớn là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng (Adusei, 2015). Lý do xuất phát từ việc các NHTM có quy mô lớn thường có thái độ chấp nhận rủi ro cao hơn và dễ dẫn đến thất bại (Enkhbold và Otgonshar, 2013). Vấn đề quy mô NHTM để đảm bảo cho hoạt động ngân hàng ổn định đang được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Sau khủng hoảng, các nhà hoạch định chính sách các quốc gia bắt đầu cân nhắc, xem xét lại quy mô ngân hàng để đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, ổn định. Bên cạnh đó, rủi ro tài trợ cũng là một nguyên nhân gây ra bất ổn trong hoạt động ngân hàng (Adusei, 2015). Khi kỳ hạn tài sản NHTM không có đủ khả năng để thanh toán cho các khoản nợ thì hoạt động kinh doanh ngân hàng rơi vào bất ổn. các tác giả trên thế giới đã chứng minh rủi ro tài trợ có tác động tiêu cực đến sự ổn định của các NHTM (Adusei, 2015; Ali và Puah, 2018; Dahir và các cộng sự, 2018; Kiemo và cộng sự, 2019). Hơn nữa, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại (NHTM). Điều này thường thể hiện giá trị của các khoản vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản hoạt động của các NHTM. Trung gian tài chính hoạt động hiệu quả đòi hỏi hệ thống ngân hàng ổn định để chuyển các khoản các khoản tiền dư thừa từ tiết kiệm để đầu tư nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Nkusu (2011) cho rằng nợ xấu tăng cao ở nhiều quốc gia gây áp lực lên bảng cân đối kế toán của ngân hàng và có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài:
- 2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính nổ ra tại Mỹ vào năm 2008, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế liên tục giảm vào những năm 2008 và 2009. Sang năm 2010, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi đạt 6,42% nhưng từ năm 2011 tăng trưởng kinh tế lại suy giảm trở lại còn 6,24%. Thực tế là trong thời gian qua ngân hàng bộc lộ một số yếu điểm: quy mô ngân hàng nhỏ, tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN còn nhiều hạn chế là những nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động của hệ thống NHTM: thanh khoản toàn hệ thống có nguy cơ rủi ro lớn vào đầu năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng liên tục tăng từ 3,07% năm 2011 lên 8,6% vào năm 2012. Vấn đề đặt ra là cần thiết thực hiện nghiên cứu đánh giá sự ổn định của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2021, tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam như thế nào. Thấy được tầm quan trọng đó, tác giả lựa chọn đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ NGÂN HÀNG, RỦI RO TÀI TRỢ VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” làm luận văn thạc sỹ. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Phân tích tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam để rút ra các hàm ý chính sách nhằm gia tăng sự ổn định của các NHTM Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: (1) Xác định chiều hướng tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam. (2) Đề xuất các hàm ý chính sách cho ngân hàng nhà nước và các nhà quản trị NHTM tác động đến quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng nhằm nâng cao sự ổn định của các NHTM Việt Nam. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để làm rõ các mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: (1) Chiều hướng tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam là gì?
- 3 (2) Các hàm ý chính sách nào cho ngân hàng nhà nước và các nhà quản trị NHTM tác động đến quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu sự ổn định của các NHTM Việt Nam? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Gồm 30 NHTM VN trong giai đoạn 2011 – 2021. Dữ liệu được thu thập từ BCTC đã kiểm toán, báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam, các báo cáo tổng kết của ngân hàng nhà nước và các chỉ số kinh tế vĩ mô thu thập từ trang web của ngân hàng thế giới và Tổng cục thống kê Việt Nam. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tác giả thực hiện phân tích hồi quy đa biến sử dụng dữ liệu bảng để đánh giá tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam. Để phân tích dữ liệu bảng, luận văn sử dụng các phương pháp ước lượng bao gồm: Mô hình bình phương bé nhất Pooled OLS, mô hình tác động cố định FEM (Fix Effects Model), mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effects Model) và mô hình GMM. Để lựa chọn phương pháp hồi quy nào nào phù hợp nhất trong ba phương pháp nêu trên là kiểm định F-test và kiểm định Breusch-Pagan lagrangian (Breuch và Pagan, 1979). Kiểm định F-test để lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM. Kiểm định Breusch-Pagan lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình REM. Để lựa chọn mô hình FEM hay REM sử dụng kiểm định Hausman. Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, sẽ tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi, nếu có hiện tượng tự tương quan và/hoặc hiện tượng phương sai thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan và/hoặc hiện tượng phương sai thay đổi và phân tích kết quả mô hình. Tuy nhiên, đối với dữ liệu bảng, biến trễ có tác động đến biến phụ thuộc và có thể dẫn đến hiện tượng nội sinh, luận văn dự kiến thực hiện kiểm định nội sinh và sử dụng mô hình GMM (Generalized Moment Method) để khắc phục hiện tượng nội sinh của mô hình (nếu có).
- 4 Dữ liệu nghiên cứu: được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 – 2021. Số lượng 30 NHTM có quy mô tổng tài sản chiếm hơn 80% toàn hệ thống nên mẫu nghiên cứu có tính đại diện cao. Từ năm 2011, NHTM Việt Nam có những bất ổn trong hoạt động nên NHNN đã yêu cầu tái cơ cấu hệ thống NHTM. Vì vậy giai đoạn từ năm 2011, tác giả có cơ sở để đánh giá tính ổn định của các NHTM Việt Nam. 1.7. Ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu thực nghiệm sẽ cung cấp thêm bằng chứng về tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021. Kết quả nghiên cứu rất hữu ích hướng đến các đối tượng như: các nhà hoạch định chính sách, các ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư. Đối với các NHTM: Nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để các nhà quản trị và điều hành NHTM xác định được tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam. Từ đó, có thể đưa ra những quyết định hợp lý tác động đến quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng để gia tăng sự ổn định của các NHTM Việt Nam, năng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng uy tín. Đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN): Nghiên cứu là cơ sở để đưa ra những chính sách vĩ mô kịp thời và hợp lý nhằm xây dựng hệ thống Ngân hàng thương mại ổn định, an toàn và hiệu quả. 1.8. Kết cấu luận văn Luận văn được chia bố cục 5 chương Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
- 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Sự ổn định của ngân hàng 2.1.1. Lý thuyết về sự ổn định ngân hàng Dựa vào các học thuyết kinh tế về ổn định tài chính của các nhà kinh tế học như Keneys, Minskin, có thể thấy trung tâm của các chính sách đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống tín dụng là các định chế tài chính trung gian, trong đó tiêu biểu là NHTM. Nội dung chủ yếu của các chính sách là tập trung vào kết quả sự tương tác giữa NHTM với thị trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ quá trình hình thành, diễn biến và phát triển các lý thuyết về bất ổn định tài chính và ổn định tài chính, lý thuyết ổn định ngân hàng được xem xét trên khía cạnh ổn định tài chính trong hoạt động ngân hàng, bắt nguồn từ nỗ lực đưa ngân hàng thoát khỏi tình trạng mất ổn định tài chính mà nguyên nhân là từ bất ổn của nền kinh tế dẫn đến bất ổn của hệ thống tài chính gây ra. Hầu hết các nghiên cứu về ổn định tài chính ngân hàng được tìm thấy đều đánh giá “bất ổn tài chính” như là một cách tiếp cận để đánh giá “ổn định tài chính". Từ đó, nghiên cứu tập trung vào bất ổn tài chính là trạng thái ngược lại với ổn định tài chính. Các lý thuyết về “bất ổn tài chính” được nghiên cứu và phát triển như: Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Trọng tiền, Lý thuyết bất ổn tài chính của trường phái Hậu Keynes, Lý thuyết về bất ổn tài chính của Minskin, Lý thuyết về bất ổn tài chính của Koo, … Theo Keynes, những biến động tức thời trong ngắn hạn biểu hiện bằng các hiện tượng như lạm phát, thất nghiệp hay tăng trưởng,…là nguyên nhân gây ra những biến động trong HTTC. Do đó, để can thiệp cần thực hiện công cụ tài khóa và tiền tệ để ứng phó trong một thời gian ngắn. Ông cũng đề cao vai trò của chính phủ trong điều tiết các công cụ trên. Ủng hộ tư tưởng của Keynes, phát triển theo quan điểm Minsky, giai đoạn 2 là thời điểm dễ xảy ra rủi ro vì các nhà đầu tư gia tăng đòn bẩy nợ thông qua hoạt động vay vốn từ các trung gian tài chính. Khi đòn bẩy nợ vượt quá khả năng chịu đựng rủi ro sẽ dẫn đến bong bóng tài chính bị vỡ kéo theo khủng hoảng nợ vay. Các nhà đầu tư mất
- 6 đi khả năng trả nợ làm tổn hại đến nguồn vốn của nền kinh tế. Do đó, vai trò của trung gian tài chính ở giai đoạn này vô cùng quan trọng. Các NHTM cần điều tiết lượng vốn cho vay, dựa trên nhận định và phân tích cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Chính phủ cũng cần can thiệp giới hạn cấp tín dụng của các NHTM bằng các công cụ tiền tệ thích hợp. Từ đó, giảm sức ép lên bong bóng tài chính trong tương lai. Như vậy vừa duy trì khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư, đảm bảo ổn định cho HTTC. Lý thuyết ổn định ngân hàng theo quan điểm của Minsky: Kế thừa quan điểm của Keynes, Minsky đã chỉ ra giai đoạn bất ổn của NHTM khi các nhà đầu tư gia tăng vay vốn đầu cơ với kỳ vọng lãi suất cao trong tương lai. Khi nền kinh tế bất ổn, lãi suất kỳ vọng của các cơ hội đầu tư không còn, các nhà đầu tư có xu hướng bán hàng loạt tài sản để trả nợ. Lúc này, giá cả các tài sản tài chính cũng giảm sút do mức định giá của NHTM cũng giảm trước biến động của nền kinh tế. Sự suy giảm đột ngột giá trị tài sản tài chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính ổn định và khả năng trả nợ của nhà đầu tư. Kết quả là kéo theo sự bất ổn của ngân hàng, thanh khoản ảnh hưởng, nợ xấu tăng cao và nguồn vốn huy động bị giảm đột ngột. Lúc bấy giờ cần thiết có sự can thiệp của chính phủ để khôi phục tình hình thanh khoản, giải quyết nợ xấu,…đưa hoạt động ngân hàng ổn định trở lại. Dựa trên tư tưởng kinh tế chỉ đạo như trên về bất ổn tài chính ngân hàng, các nhà kinh tế học hiện đại đã cung cấp nhiều bằng chứng thực nghiệm về bất ổn ngân hàng. Ở đó, ngân hàng được xem là một bộ phận của thị trường tài chính, do đó luôn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất từ các biến động của hệ thống tài chính quốc gia nói riêng và nền kinh tế nói chung bởi theo (Davis, 2003), có ba loại bất ổn tài chính: sự thất bại của ngân hàng, giá cả thị trường bất ổn và sự sụp đổ kéo theo thanh khoản thị trường. Do đó ổn định ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong vấn đề ổn định tài chính. Khi hoạt động ngân hàng được khôi phục, kéo theo sự phục hồi của hệ thống tài chính. Lúc đó, dòng vốn của nền kinh tế được khơi thông, hoạt động kinh doanh cũng sẽ dần đi vào ổn định. Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh và đa dạng của mình, các định chế tài chính, đặc biệt là ngân hàng, luôn được xem là kênh cung cấp nguồn vốn dồi dào cho các nhà đầu tư trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 2 của “Khoảng khắc Minsky”, khi muốn gia tăng đòn bẩy nợ, các nhà đầu tư có xu hướng gia tăng các món vay ngân hàng nhiều hơn để tài trợ vốn cho các cơ hội đầu tư. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra (giai đoạn 3
- 7 “Khoảnh khắc Minsky”) kéo theo sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng do khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Lúc này bong bóng tài chính vỡ kéo theo tình trạng khó khăn cho các NHTM, thậm chí ngân hàng có nguy cơ phá sản vì không thu hồi các khoản nợ cho vay đầu tư quá rủi ro. Bất ổn ngân hàng lan rộng và có thể làm trầm trọng hơn bất ổn của nền kinh tế. Một cách tiếp cận khác về ổn định ngân hàng thông qua đánh giá bất ổn tài chính nhằm tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu đưa ngân hàng về lại trạng thái ổn định, từ đó xác định và đánh giá ngưỡng chịu đựng của ngân hàng từ trạng thái ổn định sang bất ổn cũng được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu trước. Điển hình như nghiên cứu của (Lai, 2002) về ổn định tài chính nhằm tìm ra nguyên nhân làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng bất ổn là khi ngân hàng rơi vào khủng hoảng thanh khoản. Lúc này, nhu cầu về thanh khoản trong ngắn hạn vượt quá khả năng dự trữ tài sản thanh khoản hiện có của ngân hàng. Việc quản trị tài sản của ngân hàng yếu kém đã gây ra tình trạng mất cân đối giữa tài sản nợ ngắn hạn (thường chiếm tỷ trọng cao) và tài sản có dài hạn (thường chiếm tỷ trọng thấp). Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể là do nợ xấu ngân hàng tăng cao, khả năng thu hồi nợ bị suy giảm, khách hàng có hành vi rút tiền ồ ạt khi nắm bắt thông tin về tình hình tài chính ngân hàng bị suy yếu, dẫn đến là trầm trọng hơn những bất ổn của ngân hàng. Bằng tập hợp các phương pháp tuyến tính và phi tuyến tính, tác giả xem xét những thay đổi của hệ thống ngân hàng qua các chu kỳ kinh tế, từ đó đặt mỗi ngân hàng vào trong từng giai đoạn cụ thể, tính toán và chỉ ra xác suất dẫn kết kiệt quệ của từng ngân hàng càng thấp thể hiện tính ổn định của ngân hàng càng cao. 2.1.2. Phương pháp đo lường mức độ ổn định ngân hàng Ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng được xác định từ các phương pháp đo lường ổn định của các doanh nghiệp ra đời vào những năm 1930. Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết trong hệ thống tài chính (HTTC) ở nền kinh tế các nước. Hầu hết các nhà kinh tế lúc này tập trung vào việc nghiên cứu để đo lường độ bất ổn tài chính của các doanh nghiệp trong nền kinh tế bằng chỉ số dự báo phá sản của công ty, từ đó đánh giá độ ổn định tài chính của công ty cũng như của nền kinh tế.
- 8 Ban đầu, các nghiên cứu tập trung theo phương pháp phân tích tỷ lệ (ratio analysis), sau đó là phương pháp phân tích đơn biến, cuối cùng là đến năm 1968, phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số được nhà kinh tế học Altman (1968) đưa ra để dự báo xác suất phá sản của doanh nghiệp. Kế thừa chỉ số Z-Score của Altman, hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm còn sử dụng thêm các chỉ số khác để đo lường toàn diện hơn ổn định ngân hàng như: ROA, ROE, RARROA, RARROE. Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp này tập trung vào từng công ty cụ thể bằng cách so sánh các chỉ số giữa các công ty thành công và các công ty thất bại. Mở đầu là bảng công bố thông tin của The Bureau of Business Research nghiên cứu về các 24 chỉ số của 29 công ty công nghiệp thành công. Từ đó rút ra tỷ lệ trung bình của từng chỉ số. Các tỷ lệ này sau đó được dùng để so sánh, đánh giá để kết luận sự thành công hay thất bại cho các công ty có những điểm tương đồng còn lại trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu sau này của các nhà kinh tế cũng cho thấy các mô hình được phát triển cho các công ty công nghiệp trước kia không phù hợp với các ngành cụ thể khác, đặc biệt là đối với các công ty tài chính. Phương pháp phân tích đơn biến: được phát triển từ năm 1965 trở đi. Phương pháp này tiến hành dự báo khả năng phá sản công ty tập trung vào một số các chỉ số tài chính. Tiêu biểu là nghiên cứu của (Beaver, 1966) đưa ra nguyên nhân khiến cho công ty lâm vào tình trạng bất ổn tài chính là do lượng tiền mặt và hàng tồn kho quá ít trong khi nợ phải thu nhiều. Từ đó Baever cho rằng tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần/tổng nợ phải trả là chỉ tiêu được dùng để dự báo hay đánh giá xác suất phá sản của công ty. Ngoài ra, Baever còn sử dụng chỉ số tỷ suất sinh lợi của tài sản (thu nhập thuần/TTS) để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và chỉ số Hệ số nợ (Tổng nợ phải trả/TTS) để đánh giá mức độ rủi ro tài chính. Các chỉ số này được ứng dụng để so sánh với các chỉ số tài chính của bất kỳ công ty cụ thể nào đó để phát hiện các dấu hiệu hay nguy cơ phá sản của chính công ty đó. Ưu điểm của các chỉ số Baever là việc áp dụng khá đơn giản, dễ thực hiện với độ tin cậy tương đối cao. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là khi các chỉ số này trong tình huống nào đó lại trở nên mâu thuẫn với nhau thì khó có thể đánh giá một cách toàn diện được.
- 9 Phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số: Để khắc phục những sai sót trong chỉ số Baever, nhà kinh tế học người Mỹ (Edward, 1968) đã đưa ra phương pháp phân tích kết hợp các chỉ số (phương pháp phân tích đa biến) để dự báo nguy cơ phá sản. Ông đề xuất mô hình Z-Score năm yếu tố nhằm xác định nguy cơ của công ty khi điểm số rơi vào phạm vi nhất định. Mô hình này đã tiên đoán khả năng rất cao cho mẫu nghiên cứu (xác suất 95% cho thời điểm một năm trước khi công ty phá sản). Sau đó giảm xuống với thời gian dài hơn (72% cho 2 năm, 48% cho 3 năm và 29% cho 4 năm). Lý giải cho việc thay đổi từ phương pháp đánh giá mức độ thất bại (phương pháp phân tích tỷ lệ) sang dự báo khả năng phá sản (phương pháp phân tích đơn biến và đa biến) là do cách nhìn nhận từ các nhà kinh tế học khác nhau. Một số nghiên cứu định nghĩa “thất bại” là khi công ty nộp đơn xin phá sản, thanh lý. Số khác cho rằng đó là tình trạng căng thẳng về tài chính hay mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên càng về sau hầu như các nghiên cứu đều thống nhất đưa tình trạng phá sản của công ty là đáng để đo lường vì họ cho rằng phá sản là “thất bại” cuối cùng. Kể từ nghiên cứu của Altman, số lượng cũng như sự phức tạp của các mô hình dự báo phá sản cũng tăng lên đáng kể. Lĩnh vực nghiên cứu cũng được mở rộng và chuyên sâu hơn, trong đó có lĩnh vực TCNH đặc biệt từ năm 1970 đến nay. Đo lường mức độ ổn định của ngân hàng sử dụng chỉ số Zscore Có nhiều nghiên cứu đo lường mức độ ổn định ngân hàng của các tác giả Hosono và cộng sự (2005), Groeneveld và De Vries (2009), Miklaszewska và cộng sự (2012), Fiordelisi và Mare (2013), Diaconu và Oanea (2014). Tuy nhiên, khi ứng dụng mô hình ZScore vào việc đo lường ổn định của ngân hàng gặp nhiều khó khăn do việc tính toán. Để khắc phục điều này, (Mercieca và cộng sự, 2007) đã đề xuất phương trình ước lượng ZScore với các yếu tố có thể ước lượng như sau: 𝐸𝐴𝑇𝑖𝑡 + 𝑅𝑂𝐴 𝑖𝑡 𝑍𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒 𝑖𝑡 = 𝜕 𝑅𝑂𝐴 𝑖𝑡 Mặc dù tồn tại nhiều phương pháp đo lường ổn định của ngân hàng, tuy nhiên mô hình ZScore của (Mercieca và cộng sự, 2007) được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm và ngày càng phù hợp với đặc điểm của hệ thống ngân hàng hầu hết các nước hiện nay. Bởi tính phổ biến cũng như ưu thế linh động và dễ tính toán
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 110 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 77 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 24 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 26 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 122 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn