intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

40
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây" nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN tại BIDV Chi nhánh Sơn Tây, qua đó đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút hoạt động GTTK của KHCN tại Chi nhánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY Ngành: Tài chính ngân hàng NGUYỄN THỊ DƯƠNG Hà Nội, năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Dương Người hướng dẫn: PGS, TS Mai Thu Hiền Hà Nội, năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào. Những thông tin trong luận văn đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Dương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo nhà trường, Khoa Sau đại học, các khoa, phòng và các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại Thương đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn PGS,TS Mai Thu Hiền đã hết lòng tận tâm, nhiệt tình và đầy trách nhiệm giúp tôi hoàn thành trọn vẹn luận văn này. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn Tây đã cung cấp số liệu và thông tin cần thiết, đóng góp ý kiến, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình điều tra, phỏng vấn để thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và làm luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày....tháng.....năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Dương
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 3 5. Kết cấu của đề tài .................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .5 1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài ............................ 5 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................ 5 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................ 7 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................... 8 1.2. Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại .................... 10 1.2.1. Tổng quan về gửi tiền tiết kiệm của ngân hàng thương mại ........ 10 1.2.2. Quyết định của người tiêu dùng.................................................... 12 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại ............................................... 26
  6. iv CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................37 2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................ 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 39 2.2.1. Phương pháp chọn mẫu ................................................................ 39 2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................... 39 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 40 2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................... 42 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất.............................................................. 44 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY .................................................................................................51 3.1. Tổng quan và thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây ................. 51 3.1.1. Tổng quan về BIDV ....................................................................... 51 3.1.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây .............................................. 56 3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu............................................................ 61 3.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................. 61 3.2.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo ................................................ 63 3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá ......................................................... 65 3.2.4. Phân tích kết quả mô hình hồi quy đa biến................................... 69 3.2.5. Kiểm định mô hình ........................................................................ 73 3.3. Kết luận ............................................................................................... 76
  7. v CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SƠN TÂY .................................................................................................79 4.1. Định hướng phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây ............................................. 79 4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây................................................................ 80 4.2.1. Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý ...................... 80 4.2.2. Đa dạng hóa các sản phẩm huy động tiền gửi phù hợp với từng phân khúc khách hàng...................................................................................... 81 4.2.3. Tăng cường hoạt động truyền thông ............................................. 82 4.2.4. Tăng cường đào tạo năng lực cán bộ ........................................... 83 4.3. Một số kiến nghị ................................................................................. 85 4.3.1. Đối với Nhà nước .......................................................................... 85 4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ....................................................... 85 4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .......... 86 4.4. Hạn chế và đề xuất cho các nghiên cứu mở rộng ............................ 86 KẾT LUẬN ..............................................................................................................87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................89 PHỤ LỤC .................................................................................................................91
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và BIDV Phát triển Việt Nam NHTM Ngân hàng Thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước HĐV Huy động vốn PGD Phòng giao dịch QHKH Quan hệ khách hàng KHCN KHCN KHDN Khách hàng doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh TMCP Thương mại cổ phần GTTK Gửi tiền tiết kiệm
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ * BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân .....................................................................................................9 Bảng 1.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân ..............................................................................................................35 Bảng 2.3. Thang đo quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân .............36 Bảng 2.1. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Sơn Tây ..............................................................48 Bảng 2.2. Thang đo quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Sơn Tây ....................................................................................................50 Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Sơn Tây ................54 Bảng 3.2. Kết quả huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2019-2021 .....................55 Bảng 3.3. Thống kê mô tả mẫu theo Giới tính, Thu nhập, Độ tuổi và Trình độ học vấn ...................................................................................................................................62 Bảng 3.4. Kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha .....................................63 Bảng 3.5. Kết quả phân tích Cronbach's alpha lần 2 của nhân tố chất lượng nhân viên ...................................................................................................................................65 Bảng 3.6. Kết quả EFA của các nhân tố ...................................................................66 Bảng 3.7. Kết quả phân tích Cronbach's alpha lần 2 của biến chất lượng dịch vụ ...67 Bảng 3.8. Kết quả phân tích nhân tố EFA lần 2 của các nhân tố ..............................68 Bảng 3.9. Kết quả phân tích EFA của nhân tố quyết định GTTK ............................69 Bảng 3.10. Tương quan giữa các biến trong mô hình ...............................................70 Bảng 3.11. Kết quả phân tích kiểm định F................................................................71 Bảng 3.12 Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................72
  10. viii Bảng 3.13. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng lệnh VIF ...................................74 Bảng 3.14. Kiểm định Breusch-Pagan ......................................................................75 Bảng 3.15. Kết quả kiểm định White ........................................................................75 Bảng 3.16. Kết quả của kiểm định Skewness/Kurtosis tests ....................................76 * HÌNH VẼ Hình 1.1. Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng ............................................14 Hình 1.2. Mô hình nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng của Michael Waldman ...................................................................................................................16 Hình 1.3. Mô hình nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng của Jacqueline Y. Luan, K. Sudhir và Bruce Norris........................................................17 Hình 1.4. Mô hình nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng của Martin Paredes ......................................................................................................................18 Hình 1.5. Mô hình nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng của các hộ gia đình theo nghiên cứu của Trương Đình Chiến ....................................................19 Hình 1.6. Mô hình nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng ..............20 Hình 2.1. Các bước thiết kế nghiên cứu ....................................................................38 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................44 Hình 3.1. Bộ máy quản lý của BIDV Chi nhánh Sơn Tây ........................................52 Hình 3.2. Kết quả mô hình nghiên cứu .....................................................................73
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu, Luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây” có được những kết quả sau đây: Thứ nhất, Tác giả đã xây dựng được tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN tại Ngân hàng thương mại. Thứ hai, Luận văn này đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK tại BIDV Chi nhánh Sơn Tây gồm 6 nhân tố sau: CT) Hình thức chiêu thị, (DV) Chất lượng dịch vụ, (NV) Chất lượng nhân viên, (AH) Nhóm ảnh hưởng, (LS) Chính sách lãi suất, (TH) Uy tín thương hiệu được thể hiện qua phương trình hồi quy sau: Quyết định GTTK = 0,305 + 0,181*TH + 0,122*LS + 0,148*AH + 0,151*NV 0,164*DV + 0.157*CT. Trong đó, Nhân tố có ảnh hưởng yếu nhất là Chính sách lãi suất (LS) với hệ số β=0.122. Nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất là Chất lượng dịch vụ và Uy tín thương hiệu với hệ số β=0.164 và β=0.181. Theo kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ đồng biến của sau nhân tố CT) Hình thức chiêu thị, (DV) Chất lượng dịch vụ, (NV) Chất lượng nhân viên, (AH) Nhóm ảnh hưởng, (LS) Chính sách lãi suất, (TH) Uy tín thương hiệu với nhân tố biến phụ thuộc là Quyết định GTTK. Đồng thời nghiên cứu cũng đã giải thích được 69.19% cho tổng thể về mối liên hệ của biến Quyết định GTTK với 6 biến nhân tố trên. Do đó, BIDV Chi nhánh Sơn Tây căn cứ vào mối quan hệ đồng biến này để có thể tác động gián tiếp đến Quyết định GTTK của KH tại chi nhánh mình. Thứ ba, Từ kết quả thực trạng nghiên cứu, tác giả đưa ra các định hướng hoạt động của BIDV nói chung và chi nhánh Sơn Tây nói riêng. Từ định hướng hoạt động kết hợp với kết quả nghiên cứu và thực trạng hoạt động của chi nhánh Sơn Tây trong các chương trên, tác giả đề xuất một số giải pháp trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, năng lực cán bộ và nghiên cứu phát triển các sản phẩm GTTK ngày
  12. x càng phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, BIDV để tạo môi trường thực hiện các giải pháp để xuất hiệu quả. Ngoài ra, tác giả đưa ra một số hạn chế và đề xuất cho các nghiên cứu mở rộng trong thời gian tiếp theo.
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng là trung gian tài chính với chức năng cơ bản là đi vay để cho vay. Nguồn vốn của Ngân hàng đóng vai trò quan trọng không chỉ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên một ngân hàng không thể hoạt động kinh doanh tốt nếu các hoạt động nghiệp vụ của nó hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đi vay. Ngược lại, một ngân hàng với nguồn vốn huy động dồi dào sẽ hoàn toàn tự quyết trong hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Nguồn huy động không phải là nguồn vốn thuộc sở hữu của ngân hàng nhưng lại là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nó giúp ngân hàng đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và thu được lợi nhuận cao vì mục tiêu an toàn và hiệu quả. Có thể nói nguồn vốn huy động là cơ sở để ngân hàng tạo ra thế chủ động trong kinh doanh. Vốn huy động tiền tiết kiệm là một bộ phận quan trọng trong vốn huy động của các ngân hàng thương mại, không chỉ quyết định đến quy mô của hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng mà còn quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường trong nền kinh tế. Tăng cường vốn huy động không chỉ hỗ trợ nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp mở rộng, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh mà còn đảm bảo tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Trong những năm qua, BIDV – Chi nhánh Sơn Tây đã đạt được những kết quả khả quan trong việc huy động vốn GTTK, được thể hiện ở việc gia tăng cả về số lượng tiền tiết kiệm huy động, số lượng khách hàng tham gia GTTK, các sản phẩm đi kèm với huy động vốn GTTK. Những thành quả như trên là nhờ vào việc trong những năm qua BIDV – Chi nhánh Sơn Tây đã thực hiện việc quản lý huy động vốn GTTK khoa học, bài bản và chặt chẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc quản lý huy động vốn GTTK tại chi nhánh vẫn còn bộc lộ những yếu kém như việc lập kế hoạch chưa chủ động, chưa bám sát thực tế; việc triển khai kế hoạch còn
  14. 2 lúng túng nhất là trong việc huy động nguồn lực thực hiện, việc giám sát đánh giá và điều chỉnh quản lý huy động vốn GTTK chưa đáp ứng yêu cầu. Cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, sự ảnh hưởng của dịch bệnh trong thời gian từ năm 2019 đến nay, để đảm bảo cho hoạt động huy động vốn GTTK được hiệu quả, BIDV – Chi nhánh Sơn Tây cần phải có những giải pháp mạnh mẽ trong việc huy động vốn GTTK để tiếp tục duy trì vị thế của chi nhánh trên địa bàn, đảm bảo nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu và quản lý các hoạt động huy động vốn GTTK hiệu quả nhất. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây” làm đề tài nghiên cứu của mình. Với đề tài này tôi mong muốn đánh giá các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến quyết định GTTK của đối tượng KHCN đến GTTK tại chi nhánh, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút …. của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây. 2. Mục đích nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu chung Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN tại BIDV Chi nhánh Sơn Tây, qua đó đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút hoạt động GTTK của KHCN tại Chi nhánh. * Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng hợp cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN. Khái quát thực trạng GTTK của KHCN tại Chi nhánh Sơn Tây. Xây dựng mô hình nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN tại Chi nhánh Sơn Tây. Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút hoạt động GTTK của KHCN tại Chi nhánh Sơn Tây.
  15. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây. * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi không gian Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây. Phạm vi thời gian: Trong luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Sơn Tây từ 2019- 2021. Giải pháp được đề xuất các giải pháp đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng đến năm 2025. Nội dung nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây. Do phạm vi của luận văn có hạn nên tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu ở một số nhân tố cụ thể như: Hình thức chiêu thị, Chất lượng dịch vụ, Chất lượng nhân viên, Chính sách lãi suất, Uy tín thương hiệu, Nhóm ảnh hưởng và không đề cập đến các yếu tố vĩ mô. 4. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp tìm kiếm dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ các tài liệu có sẵn, đã được công bố để hệ thống hóa các phương pháp liên quan đến đề tài. Nguồn thông tin thu thập trên mạng internet, các thư viện, và trung tâm học liệu của các trường đại học. - Dữ liệu sơ cấp: Khảo sát 230 khách hàng đến tham gia gửi tiết kiệm tại ngân hàng bằng việc phát phiếu câu hỏi, các khách hàng sẽ trả lời các câu hỏi có sẵn và một số câu hỏi mở kèm theo. * Phương pháp xử lý dữ liệu - Thống kê mô tả: Tổng hợp tóm tắt những thông tin cơ bản của dữ liệu để tiến hành phân tích, mô tả ngắn gọn nhằm làm rõ những vấn đề thuộc bản chất của dữ liệu
  16. 4 được nghiên cứu. Qua đó ta có thể hiểu được đặc điểm của bộ dữ liệu cũng như dự báo được xu hướng phát triển của hiện tượng và rút ra được những nhận xét và kết luận đúng đắn. - So sánh: Đối chiếu các số liệu, chỉ tiêu, hiện tượng đã được lượng hóa. Qua đó để thấy rõ điểm chung hay riêng của dữ liệu, đánh giá mức độ biến động của các tiêu chí cũng như xác định xu hướng tiếp theo. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu của đề tài này, nhằm tránh sai sót cho quá trình nghiên cứu sau này, sau khi xem xét quá trình nghiên cứu định tính, bảng khảo sát được hoàn thiện để người trả lời có thể hiểu dễ dàng hơn. Sau khi hoàn thiện bảng câu hỏi tác giả sẽ khảo sát trên diện rộng. Toàn bộ dữ liệu được sử lý bằng phần mềm SPSS và hỗ trợ bởi Excel. Tác giả tiến hành các công cụ thống kê mô tả (Discriptive Statistics), kiểm định độ tin cậy các thang đo (Cronbach’s alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích kiểm định F, phân tích hồi quy, kiểm định đa cộng tuyến bằng lệnh VIF, Kiểm định Breusch-Pagan, kiểm định White, kiểm định Skewness/Kurtosis tests. 5. Kết cấu của đề tài Luận văn được chia bố cục thành 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN tại Ngân hàng thương mại Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây Chương 5: Các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút KHCN GTTK tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây.
  17. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định GTTK của KHCN trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu, trong số đó đầu tiên là nghiên cứu của Laroche và cộng sự (1986) tại Canada, nghiên cứu tiến hành khảo sát và chỉ ra rằng chất lượng nhân viên, chất lượng dịch vụ và sự thuận tiện của địa điểm ngân hàng là các yếu tố được cho là quan trọng đối với quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiền của KHCN. Zineldin (1996) triển khai công tác nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định GTTK của KHCN tại Thụy Điển, và đã tìm ra được 07 nhân tố có ảnh hưởng, cụ thể các nhân tố sau: Thời gian mở cửa của dịch vụ công nghệ cao, quảng cáo hấp dẫn, sự thuận tiện, CLDV, chất lượng nhân viên và uy tín thương hiệu. Những nhân tố này được đo lường dựa trên thang điểm Likert. Sau khi tổng hợp các yếu tố nghiên cứu đã sử dụng SPSS và phương pháp phân tích nhân tố. Nghiên cứu đã chỉ rằng độ chuẩn xác, mức độ uy tín thương hiện trong hoạt động quản trị tài khoản giao dịch, chất lượng dịch vụ và chất chất lượng nhân viên là những yếu tố quan trọng nhất. Yavas & ctg (2006) Thực hiện hoạt động nghiên cứu của mình tại Tennessee, Hoa Kỳ, trong nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện triển khai khảo sát với 400 người, sau khi tổng hợp phiếu thu về và loại bỏ đi những phiếu không hợp lệ, tác giả đã thu về được 262 phiếu khảo sát hợp lệ. Tác giả đã đưa ra 35 chỉ tiêu chọn lựa 01 ngân hàng để sử dụng. Sau khi đưa ra các tiêu chí, tác giả đã sử dụng phép quay Varimax trong SPSS để tìm ra 08 nhóm nhân tố, cụ thể như sau: Sự thuận tiện, chất lượng nhân viên, sự tin cậy, thương hiệu, cơ sở vật chất, CLDV, phí và lãi suất, giờ mở cửa, vị trí là những nhân tố có tác động đến quyết định chọn lựa ngân hàng của khách hàng. Mokhlis (2009) cũng đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá sau khi kiểm định độ tin cậy của các yếu tố, có 10 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
  18. 6 lựa của khách hàng, bao gồm các yếu tố sau: người ảnh hưởng, tính hấp dẫn, xúc tiến tiếp thị, độ gần nhau, chi nhánh địa phương, cung cấp dịch vụ, lợi ích tài chính, sự thuận tiện dịch vụ ATM, uy tín thương hiệu của ngân hàng. Hinson & ctg (2013) tại Ghana, Trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra được mục tiêu là điều tra sinh viên đại học tại Đại học Ghana về các tiêu chí chọn lựa ngân hàng và mối quan hệ của nghiên cứu này với các công trình nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu này đã được tác giả chỉ ra được mối quan hệ giữa khách hàng với cán bộ chuyên viên ngân hàng, tính thuận tiện và lợi ích tài chính là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của khách hàng trong việc lựa chọn ngân hàng. Một nghiên cứu khác của Saleh & ctg (2013) tại Kelantan, Malaysia nghiên cứu này được tiến hành khảo sát với 100 khách hàng. Sau đó tiến hành phân tích nhân tố, được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20 dành cho Windows. Các phát hiện từ nghiên cứu này cho thấy yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khách hàng trong việc lựa chọn ngân hàng là khả năng tiếp cận. Yếu tố này bao gồm một số hạng mục ngân hàng có thiết bị ATM, địa điểm ATM tiện lợi, dịch vụ ATM 24 giờ, ngân hàng có dịch vụ nhanh chóng và ngân hàng có cơ sở dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Nghiên cứu này cho thấy các yếu tố như vậy nên được các ngân hàng thương mại xem xét nghiêm túc trong việc thiết kế các chiến lược tiếp thị của họ. Các yếu tố như độ tin cậy, thuận tiện, đảm bảo, dịch vụ giá trị gia tăng, khả năng tiếp cận và đáp ứng có ảnh hưởng đến tiêu chí lựa chọn của khách hàng. Nghiên cứu các nhân tố tác động tới hành hành vi GTTK của KHCN tại Malaysia của Ismail và cộng sự (2013) đề cập đến các nhân tố bao gồm: chất lượng dịch vụ, nhóm ảnh hưởng, quảng cáo truyền thông, tôn giáo và kiến thức.Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy với kích thước mẫu là 150 khách hàng được tác giả chọn lựa ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu trên đã chỉ ra được những yếu tố tác động đến hành vi GTTK của KHCN ngoại trừ nhân tố quảng cáo truyền thông. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi GTTK của khách hàng nhân tố nhóm ảnh hưởng.
  19. 7 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Trương và Phạm (2011), Nghiên cứu về hành vi GTTK của KHCN tại tỉnh Kiên Giang của), Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình Tobit để xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của người dân. Nghiên cứu chỉ ra 8 nhân tố có ảnh hưởng là: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập của người gửi tiền, kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng, địa điểm ngân hàng và thời gian giao dịch. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra hai nhân tố không có ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của người dân là: lãi suất huy động và các chương trình khuyến mại. Nguyễn (2011) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để GTTK của KHCN tại đồng bằng sông Cửu Long. Các biến được đưa vào xem xét bao gồm lãi suất hợp lý, mức độ ăn toàn, chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ, trang phục nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các biến trên bao gồm sự tin cậy đều có tác động tích cực đến quyết định chọn ngân hàng để GTTK của KHCN tại đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu tại Vietcombank Long An của Trần (2012) về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của khách hàng sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định các giả thuyết mô hình cấu trúc và độ phù hợp tổng thể mô hình. Qua đó thấy được yếu tố tác động nhiều nhất đến quyết định GTTK của KHCN là yếu tố lãi suất và sau đó lần lượt là các yếu tố sự thuận tiện, hình thức chiêu thị, ảnh hưởng người thân, hình ảnh ngân hàng, hình ảnh nhân viên và thủ tục giao dịch. Hoàng (2017) nghiên cứu tại Huế về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng GTTK của KHCN. Kích thước mẫu của nghiên cứu là 267 quan sát, sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố: uy tín thương hiệu, lợi ích tài chính, ảnh hưởng người thân quen, nhân viên, chiêu thị và cơ sở vật chất là các nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn ngân hàng GTTK của KHCN tại Huế. Nghiên cứu của Hà và Hà (2014) về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
  20. 8 GTTK với nhóm đối tượng là KHCN cao tuổi tại Huế để tìm hiểu sự khác biệt trong sự quan tâm đến các yếu tố giữa các nhóm khách hàng khác nhau. Nghiên cứu sử dụng hệ số Cronbach's Alpha để đánh giá độ tin cậy thang đo sau đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định Friedman. Kết quả thu về được sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 7, thể hiện mức độ quan tâm khác nhau của các khách hàng cao tuổi đến các nhân tố sau: Chất lượng nhân viên, Giá, Uy tín, Kinh nghiệm, Cơ sở vật chất, Ưu đãi, Sự tham khảo. Nguyễn (2018) xem xét các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định GTTK của KHCN. Nghiên cứu với 184 quan sát, kiểm định độ tin cậy thang đo bằng chỉ số Cronbachs Alpha, phân tích nhân tố (EFA), phân tích tương quan và phân tích hồi quy bội. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định GTTK của KHCN theo thứ tự mức ảnh hưởng từ 1 đến 5 là: Nhận biết thương hiệu, Ảnh hưởng người thân, Lợi ích tài chính, Nhanh chóng và an toàn, Chiêu thị. 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu Thông qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước cho ta thấy đã có rất nhiều bài viết, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN. Các nghiên cứu của nước ngoài được phát triển sớm hơn nhưng hạn chế là có những yếu tố không tương đồng và không phù hợp với đặc điểm của ngành ngân hàng cũng như khách hàng sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, dẫn đến sự khác biệt về kết quả ảnh hưởng của các nhân tố nghiên cứu. Còn tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng, các nghiên cứu trong lĩnh vực này trở nên phổ biến hơn từ năm 2010. Đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với nền kinh kế nói chung, ngành ngân hàng nói riêng và cả cá nhân người sử dụng dịch vụ, quyết định gửi tiền tiết kiệm được xem xét trong nhiều nghiên cứu. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN có sự khác bị trong các nghiên cứu do phương pháp tiếp cận nghiên cứu và theo phạm vi nghiên cứu của tác giả. Nhưng tựu chung lại một số nhân tố phổ biến và có ảnh hưởng lớn bao gồm:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2