intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

17
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021" với mục tiêu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam dựa trên dữ liệu nghiên cứu được lấy từ 34 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THÙY TRANG TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ ĐẾN MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THÙY TRANG TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ ĐẾN MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2021 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS LƯU THU QUANG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn “Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021” hoàn toàn do tôi tự thực hiện. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn có nguồn gốc và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Học viên thực hiện PHẠM THÙY TRANG
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, quan tâm và động viên từ cơ quan và đồng nghiệp. Luận văn cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, đúc kết kinh nghiệm từ các sách báo chuyên ngành, kết quả nghiên cứu liên quan... Đặc biệt là sự giúp đỡ cũng như tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lưu Thu Quang, người đã luôn dành nhiều thời gian, công sức để định hướng, lắng nghe ý kiến, nhận xét và đưa ra lời khuyên để tôi có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và toàn thể các thầy cô giáo công tác trong Trường Đại học Ngân hang TP HCM đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài luận văn này, nhưng với kiến thức có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Mong Quý thầy cô, các chuyên gia và những người quan tâm đến đề tài đưa ra những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đền tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. iii TÓM TẮT 1.1. Tiêu đề “Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2021” 1.2. Tóm tắt Đề tài hướng đến việc cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.Bằng cách sử dụng hai phương pháp định tính và định lượng, tác giả phát hiện quy mô ngân hàng có tương quan dương với mức độ chấp nhận rủi ro trong hệ thống các ngân hàng được kiểm tra. Việc phân tích chi tiết các nhân tố cấu thành biến đo lường mức độ chấp nhận rủi ro (Z-score) cho thấy mức độ chấp nhận rủi ro của các NHTM Việt Nam chủ yếu thông qua gia tăng mức độ đòn bẩy tài chính. Bên cạnh đó, yếu tố về tỷ lệ sở hữu của CEO được đưa vào mô hình nghiên cứu như là một phương tiện để giải thích hệ quả của các cơ chế quản trị tại các NHTM Việt Nam với mức độ chấp nhận rủi ro.Ngoài ra, một số biến công cụ được tác giả sử dụng như quy mô tiền gửi không kỳ hạn, số lượng nhân viên và tổng giá trị tài sản cố định góp phần giải thích rõ hơn tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro tại các NHTM Việt Nam.Kết quả nghiên cứu kết luận rằng các ngân hàng có quy mô càng lớn thì càng có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn. Khi đạt đến một quy mô đủ lớn, các ngân hàng được chính phủ bảo hộ tránh khỏi tình trạng phá sản nhằm đảm bảo tín nhiệm của người dân và sự ổn định của nền kinh tế. Đây cũng là lý do khiến cho các ngân hàng có quy mô lớn tranh thủ sự bảo hộ của chính phủ mà tăng khẩu vị rủi ro, chấp nhận các phương án kinh doanh rủi ro thấp đổi lấy tỷ suất sinh lời cao. Ngoài ra, bài nghiên cứu thu được kết quả rằng sự bùng phát của đại dịch Covid19 khiến các NHTM thận trọng hơn trong hoạt động ngân hàng để đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. 1.3. Từ khóa: Quy mô ngân hàng, mức chấp nhận rủi ro, đòn bẩy tài chính.
  6. iv ABSTRACT 2.1. Title “The impact of firm size on the risk-taking level of Vietnam commercial banks in the period 2011 - 2021” 2.2. Abstract The thesis aims to provide empirical evidence on the impact of firm size on the risk-taking level of Vietnam commercial banks. By using qualitative and quantitative methods, author finds that bank size is positively correlated with the risk-taking in the system of those examined banks. The detailed analysis of the factors constituting the variable measuring the level of risk tolerance (Z-score) shows that the risk tolerance level of Vietnam commercial banks is mainly through increasing the level of financial leverage. In addition, the factor of CEO ownership ratio is also included in the research model as a means to explain the consequences of governance mechanisms at Vietnam commercial banks with acceptable levels risk-taking. In addition, some tool variables used by the author such as deposit size, number of employees and total value of fixed assets contribute to better explaining the impact of size on risk-taking level in Vietnam commercial banks. The research results that the larger the banks, the more they tend to accept higher risks. When they reach a large enough scale, banks are protected by the government to avoid bankruptcy to ensure the trust of the people and the stability of the economy. This is also the reason why large-scale banks take advantage of government protection and increase their risk appetite, accepting low-risk business plans in exchange for high profitability. In addition, the study found that the outbreak of the Covid-19 pandemic reduced the risk tolerance of commercial banks. Prudence in banking activities during the pandemic is important to ensure the stable operation of the national financial system. 2.3. Keywords Bank size, Bank risk-taking, Financial leverage.
  7. v DANH MỤC TỪVIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt NHTM Ngân hàng thương mại
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt tắt OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương tối thiểu FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên 2SLS Two-Stage least squares Mô hình hồi quy hai giai đoạn ROA Return on total assets Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản HNX Hanoi Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hà nội HoSX Ho Chi Minh City Stock Sở giao dịch chứng khoán Thành Exchange phố Hồ Chí Minh FED Federal Reserve Cục dự trữ liên bang Mỹ TBTF Too big to fail Trạng thái quá lớn để sụp đổ
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT .................................................................................................................... iii ABSTRACT ................................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ...............................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .............................................................. vi MỤC LỤC ................................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... ix CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................1 1.1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................5 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu ...................................................................5 1.7. Bố cục của đề tài...................................................................................................6 CHƯƠNG 2. ..........CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ................................................................................................................8 2.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .......................................................................8 2.1.1. Các tranh luận xung quanh vấn đề “TBTF” ..................................................8 2.1.2. Ngân hàng thương mại ................................................................................10 2.1.3. Rủi ro ...........................................................................................................11 2.1.4. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại .....12 2.1.5. Mức độ chấp nhận rủi ro .............................................................................18 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây .................................................................19 CHƯƠNG 3.GIẢ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..24
  10. viii 3.1. Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................24 3.2. Mô hình nghiên cứu............................................................................................24 3.3. Phương pháp ước lượng .....................................................................................27 3.4. Dữ liệu và mẫu ...................................................................................................27 3.5. Mô tả và định nghĩa các biến ..............................................................................28 3.5.1. Mô tả và định nghĩa các biến ......................................................................28 CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................39 4.1. Thống kê mô tả ...................................................................................................39 4.2. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................43 4.2.1. Kết quả hồi quy mô hình không có MB ......................................................43 4.2.2. Kết quả hồi quy mô hình có biến MB .........................................................45 4.2.3. Kết quả hồi quy 2SLS .................................................................................46 4.2.4. Kết quả hổi quy từng nhân tố Zscore ..........................................................48 4.3. Phân tích kết quả nghiên cứu..............................................................................49 CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN............................................................................................57 5.1. Kết luận ..............................................................................................................57 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................60 5.3. Hạn chế của đề tài...............................................................................................62 5.4. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ i PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG TRONG MẪU ......................... vii PHỤ LỤC 2. CÁC KIỂM ĐỊNH................................................................................ ix
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Mô tả các biến trong mô hình ........................................................................25 Bảng 4.1 Thống kê mô tả ..............................................................................................39 Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan ..............................................................................42 Bảng 4.3 Kết quả hồi quy mô hình không có biến MB ................................................44 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình có biến MB ...........................................................45 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy 2SLS ....................................................................................47 Bảng 4.6 Kết quả hồi quy từng nhân tố Zscore.............................................................48 Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả hồi quy của 3 mô hình chính bao gồm: Mô hình có MB, không có MB và mô hình hồi quy 2SLS .......................................................................50 Bảng 4.8 Bảng tổng hợp kết quả ...................................................................................55
  12. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lí do chọn đề tài Theo xu hướng phát triển hệ thống NHTM hiện nay, các ngân hàng thường tiến tới các thoả thuận hợp nhất với nhau hoặc mua lại các ngân hàng khác. Qua đó hướng đến việc xây dựng nên hệ thống NHTM hoạt động ngày càng hiệu quả, phát triển cả về chất lượng lẫn dịch vụ và đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động. Sự gia tăng quy mô ngân hàng là điều cần thiết trong tình hình kinh doanh ngân hàng hiện đại. Một câu hỏi lớn đặt ra là sự gia tăng quy mô đó thật sự có đảm bảo được giảm thiểu các yếu tố rủi ro trong hoạt động của NHTM hay không. Theo các chuyên gia trên thế giới, khi gia tăng quy mô đến ngưỡng “too big, too fail” thì các ngân hàng càng có nhiều động cơ gia tăng mức độ chấp nhận các rủi ro trong hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, là hệ thống có kết nối rộng khắp với nền kinh tế. Do vậy, sự sụp đổ của bất kỳ một ngân hàng nào cũng sẽ tạo ra hiệu ứng domino, tác động dây chuyền và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế của các quốc gia. Do đó, nhà nước và chính phủ các quốc gia luôn phải đứng ra can thiệp hỗ trợ hoạt động của các ngân hàng đang ở bờ vực phá sản bằng những biện pháp hành chính và điều tiết của mình thông qua hệ thống tài chế, luật pháp, đồng thời hỗ trợ các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh mua lại, hợp nhất hoặc sát nhập các ngân hàng lại. Qua đó hạn chế khả năng phá sản hoặc mất khả năng thanh toán của các ngân hàng đang gặp khó khăn. Thực tế, các chính sách bảo trợ liên quan đến các ngân hàng “too big, too fail” đã bị nhiều chuyên gia chỉ trích, là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng méo mó đến các chính sách ưu đãi tài chính, đóng vai trò then chốt dẫn trong các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới gần đây. Chính sách này có thể gây ra vấn đề rủi ro về mặt đạo đức khi các tổ chức tài chính có thể lợi dụng sự hậu thuẫn của chính phủ để gia tăng các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, bất chấp các rủi ro để đạt các mục tiêu lợi nhuận kinh tế. Kết quả làm gia tăng rủi ro cho toàn nền kinh tế.
  13. 2 Nghiên cứu về ảnh hưởng của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro trong các công ty tài chính, tổ chức tài chính, ngân hàng đang là hướng khai thác được nhiều chuyên gia, nhà kinh tế khai thác ở nhiều góc độ khác nhau, ở nhiều quốc gia và cấp khu vực trên thế giới. Nhiều nghiên cứu được tiến hành để đánh giá mối tương quan giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại như nghiên cứu của Bruce Kogut và Hitesh Harnal (2010); Ray Barrell, Philip Davis và cộng sự (2011), Sanjai Bhagat và cộng sự (2015),…vv. Sanjai Bhgat và cộng sự (2015) cho thấy quy mô các ngân hàng càng lớn thì mức độ chấp nhận rủi ro càng cao và các cơ quan quản lý tin rằng tổ chức tài chính càng lớn, thì càng có khả năng đạt đến trạng thái “too big, too fail” và dễ gây ra rủi ro hệ thống. Những người ủng hộ đề xuất kiểm soát quy mô các tổ chức tài chính trở lên lớn mạnh, sẽ giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho nền kinh tế. Những nhà phản đối thì cho rằng sự kiềm chế này có thể làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong ngành tài chính quốc gia và thị phần tài chính toàn cầu. Ngoài ra, việc hạn chế quy mô có thể gây nên những ảnh hưởng khác như thiếu đa dạng hoá rủi ro tín dụng và việc xác định chính xác ngưỡng “too big, too fail” cho từng khu vực, quốc gia là khó khăn và phức tạp. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang ngày một phát triển với sự tăng trưởng nhanh chóng cả về quy mô và mức độ hoạt động của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, tâm lý ỷ lại và luôn tự tin về sự bảo đảm của chính phủ Việt Nam trong việc kiểm soát các rủi ro hệ thống để tránh cho bất kỳ tổ chức ngân hàng nào phá sản, làm ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế là một trong những yếu tố khiến cho nhiều NHTM tăng trưởng quá nóng bất chấp việc kiểm soát rủi ro tín dụng để đạt mục tiêu lợi nhuận. Các nghiên cứu, đề tài tương quan giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro tại các NHTM Việt Nam đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và khai thác. Các nghiên cứu đặt ra câu hỏi là liệu rằng có sự tương quan giữa quy mô với mức độ rủi ro được chấp nhận trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, và sự khác biệt trong các quy mô có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro tại các NHTM Việt Nam hay không?
  14. 3 Đối với Việt Nam, quy mô có phải là vấn đề quan trọng đến việc giảm thiểu mức độ chấp nhận rủi ro trong hệ thống NHTM? Sử dụng dữ liệu thu thập được từ hệ thống NHTM Việt Nam, tác giả kiểm tra sự thay đổi của quy mô có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro trong hệ thống NHTM? Bên cạnh đó, tác giả sử dụng Z-score làm biến đo lường mức độ chấp nhận rủi ro với các nhân tố cấu thành là: đòn bẩy tài chính (CAR), lợi nhuận trên tài sản (ROA) và sự biến động của thu nhập (σ(ROA)) cho phép tìm hiểu sâu hơn mối liên hệ với quy mô, nhằm xác định nguyên nhân chính dẫn đến mối quan hệ này để đưa ra những chính sách phù hợp giúp cho việc hoạch định chính sách quản lý rủi ro hệ thống ngân hàng hiệu quả hơn. Từ những vấn đề nêu trên, tác giả thực hiện nghiên cứu với đề tài “Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2021”. Thông qua bài nghiên cứu, tác giả kỳ vọng giải quyết được các câu hỏi và góp phần làm phong phú thêm các bằng chứng thực nghiệm về chủ đề nghiên cứu này và gia tăng tính vững đối với các giả thiết nghiên cứu được đưa ra. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam dựa trên dữ liệu nghiên cứu được lấy từ 34 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quan, bài nghiên cứu đưa ra những mục tiêu cụ thể như sau: - Thực hiện kiểm định mức độ tác động và chiều hướng tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro tại 34 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021.
  15. 4 - Thực hiện kiểm định tác động của các nhân tố đại diện quy mô đến từng biến số cấu thành Z-score. - Ngoài ra, bài nghiên cứu còn xem xét tác động của một số yếu tố khác như tỷ lệ sở hữu của CEO, thâm niên hoạt động, sàn niêm yết, tính sở hữu Nhà Nước, tài sản cố định, số lượng nhân viên và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách. Đồng thời, hai sự kiện đặc biệt trong giai đoạn nghiên cứu cũng được đề cập đến trong bài là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009-2012 và sự bùng phát của dịch Covid19 năm 2019-2021. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 1) Mức độ tác động của quy mô lên mức độ chấp nhận rủi ro và các yếu tố cấu thành Z-score và chiều hướng giữa chúng như thế nào? 2) Những yếu tố cấu thành thước đo về quy mô có mối tương quan như thế nào đến mức độ chấp nhận rủi ro? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài là tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: Từ 2011 đến 2021 - Không gian: Việt Nam - Dữ liệu nghiên cứu: Là nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua Vietstock và Vietdata, kết hợp thu thập thủ công từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên đăng tải trên trang chủ của 34 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021.
  16. 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng thu thập từ 34 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021. Dữ liệu được thu thập thông qua nguồn từ Vietstock và Vietdata, kết hợp thu thập thủ công từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán và các báo cáo thường niên được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên cơ sở mẫu được hình thành, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: hồi quy dữ liệu bảng Robust Check, Mô hình Hiệu ứng cố định – Fixed Effect Model (FEM) để kiểm tra mức ý nghĩa trong mối quan hệ giữa quy mô hoạt động và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, phương pháp hồi quy 2 giai đoạn Two-Stages Least Squares (2SLS) cũng được sử dụng để khắc phục việc lựa chọn biến đại diện cho phù hợp với nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng Z-score để đo lường mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đây là phương pháp được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về mức độ chấp nhận rủi ro của các tổ chức tài chính. Bên cạnh biến quy mô, tác giả sử dụng thêm các biến kiểm soát, cụ thể: tỷ lệ M/B, tỉ lệ sở hữu của lãnh đạo ngân hàng, biến giá trị cổ phiếu sở hữu của lãnh đạo ngân hàng, biến giả ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Các biến trên được lựa chọn để áp dụng cho phù hợp với quá trình chạy mô hình hồi quy. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu Là một trong số nghiên cứu thuộc lĩnh vực này, đề tài đóng góp những lý giải cơ bản về thực nghiệm mức độ chấp nhận rủi ro và tác động của quy mô trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Đầu tiên, nghiên cứu mở rộng những phát hiện thực nghiệm về mối quan hệ giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro khi phân tích tác động chung của quy mô và cơ cấu sở hữu thay vì tác động riêng biệt của một yếu tố quyết định. Thứ hai, đề tài đưa ra các khuyến nghị hữu ích cho cơ quan có thẩm
  17. 6 quyền về những gì có thể cải thiện dựa trên quy mô và cơ cấu sở hữu để giảm thiểu các hoạt động rủi ro cao trong lĩnh vực ngân hàng. Những hiểu biết này là bắt buộc từ góc độ chính sách công vì mức độ chấp nhận rủi ro càng lớn khuyến khích các tổ chức đổ lỗi cho một nền kinh tế mong manh và bất ổn, theo Bernanke (1983) đã chỉ ra. Hơn nữa, những hiểu biết như vậy được coi là còn quan trọng hơn ở quốc gia bị điều tra. Việt Nam, nơi các chỉ số rủi ro chính không được quản lý chặt chẽ, không đáp ứng các chuẩn theo Basel Accord. Đồng thời, các quy định và luật cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng chưa được thiết lập hoàn thiện để quản lý rủi ro. 1.7. Bố cục của đề tài Đề tài có kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài, trong chương này tác giả giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề tài. Chương 2: Tổng quan nghiên cứu về quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro, trong chương này tác giả tập hợp và trình bày các bằng chứng thực nghiệm trên Thế giới và Việt Nam trước đây về tác động của quy mô hoạt động đến mức độ chấp nhận rủi ro của các công ty tài chính, ngân hàng thương mại… và một số quan điểm về sự tác động này. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, trong chương này tác giả trình bày cụ thể đến phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và cở sở dữ liệu để thực hiện nghiên cứu cũng như mô tả các biến được sử dụng và các giả định phục vụ cho việc nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu, trong chương này tác giả trình bày kết quả thực nghiệm của nghiên cứu về tác động của quy mô ngân hàng đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam được xử lý thông qua bộ số liệu thu thập được, bao gồm các phân tích, giải thích về các mô tả thống kê, các phân tích về tương quan và hồi quy.
  18. 7 Chương 5: Kết luận, trong chương này tác giả tổng hợp lại kết quả của vấn đề được nghiên cứu trên cơ sở kết quả của mô hình thực nghiệm đã sử dụng, nêu bật các hạn chế trong nghiên cứu và hướng mở rộng trong tương lai. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách trên cơ sở kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu.
  19. 8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 2.1.1. Các tranh luận xung quanh vấn đề “TBTF” Các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên toàn cầu trong suốt ba thập kỷ gần đây với sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế của các quốc gia trên toàn thế giới. Nhiều chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học đặc biệt dành sự quan tâm lớn đến mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại. Các tranh luận sôi nổi nổ ra về vấn đề quy mô tối ưu, mức độ phức tạp của tổ chức tài chính và phạm vi hoạt động của NHTM. Trên thế giới đã diễn ra nhiều sự liên kết, hợp nhất, sát nhập và hợp tác giữa các ngân hàng của các tập đoàn đa quốc gia với nhau. Các ngân hàng lớn gia tăng quy mô và trở nên mở rộng hơn bằng nhiều sự kết nối mang tính toàn cầu. Hiện tượng quá lớn để sụp đổ “too big, too fail” được hiểu khi những công ty hay tập đoàn lớn với quy mô hoạt động rộng và liên kết chặt chẽ với nhiều thành phần kinh tế khác, có tầm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế quốc gia. Một khi có sự đổ vỡ hay phá sản xảy ra, dù vì lý do gì thì chính phủ của quốc gia đó sẽ không để tập đoàn đó phải sụp đổ để tránh các ảnh hưởng lan truyền gây nên hiệu ứng domino cho toàn nền kinh tế. Chính phủ sẽ phải thực hiện các biện pháp như hỗ trợ vốn hoặc cho sát nhập với các tập đoàn khác, hoặc là chính nhà nước sẽ mua lại tập đoàn đó nhằm đảm bảo giữ vững hoạt động của tập đoàn này. Mục đích là tránh sự sụp đổ dây chuyền với các công ty liên kết với tập đoàn này, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nền kinh tế nước đó. Những biện pháp đỡ đầu và bảo vệ của Chính phủ đối với các tập đoàn lớn này có thể giải quyết được vấn đề trước mắt nhằm tránh rủi ro hệ thống nhưng trong dài hạn, các nhà đầu tư vào ngân hàng giờ đây có ít lý do hơn để theo dõi chặt chẽ hoạt động của các NHTM được xếp vào nhóm “too big, too fail”. Chính phủ không muốn đóng cửa các ngân hàng vì họ lo sợ ảnh hưởng lan truyền gây rủi ro cho nền kinh tế (Laeven và cộng sự,
  20. 9 2015). Các ngân hàng này thường có xu hướng chấp nhận rủi ro quá mức trong hoạt động kinh doanh của mình khi họ nhận thức được sự bảo hộ của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của tập đoàn ngay cả trong trường hợp kinh doanh thất bại hoặc đứng trước rủi ro phá sản. Tâm lý ỷ lại và tự tin quá mức của các nhà quản trị ngân hàng đối với sự bảo hộ của nhà nước, Chính phủ có thể được xem là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chính sách quản trị doanh nghiệp theo hướng rủi ro mạo hiểm để đạt nhiều lợi nhuận mong muốn. Qua đó, quy mô tập đoàn càng mở rộng, rủi ro càng cao và hiện tượng “too big, too fail” càng được củng cố hơn khi có sự bảo đảm từ Chính phủ (Laeven và cộng sự, 2015). Các ngân hàng thương mại thường tham gia vào các hoạt động giao dịch rủi ro cao khi quy mô càng lớn, điều này dẫn đến các nguy cơ về rủi ro mất khả năng thanh khoản (Shlefer và Vishny, 2010). Các chính sách về “too big, too fail” tạo cho doanh nghiệp quy mô lớn một cơ sở đảm bảo rằng chắc chắn sẽ có các gói cứu trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh của họ gặp sự cố. Chính sách này thực sự nguy hại khi cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp có nhiều sự tự tin hơn khi họ chấp nhận mức độ rủi ro cao trong hoạt động kinh doanh để tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lợi lớn. Theo báo cáo Squam Lake: “Fixing the Financial System”, các cổ đông, chủ nợ, nhân viên và nhà quản lý doanh nghiệp cùng chia sẻ sự cám dỗ đó. Kết quả tất yếu là gia tăng những rủi ro cho toàn xã hội. Khi các ngân hàng phát triển với quy mô ngày càng lớn, cơ cấu tổ chức và quản trị doanh nghiệp của họ sẽ ngày càng phức tạp hơn. Theo đó dẫn đến phát sinh thêm vấn đề chi phí đại diện trong doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến lợi ích của cổ đông, nhà điều hành, chủ nợ đối với quản trị lợi nhuận doanh nghiệp. Bên cạnh đó, theo lý thuyết về tài chính hành vi, luôn tồn tại những lệch lạc trong việc ra quyết định quản trị do tính chủ quan của nhà quản lý. Điều này tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro hoặc tâm lý quá tự tin, khiến nhà quản lý chấp nhận rủi ro cao với các dự án có NVP âm. Mặt khác, theo lý thuyết quyền chọn (option theory), nhiều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2