intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

18
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" với mục tiêu phân tích chiều hướng và mức độ tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; đưa ra hàm ý chính sách nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐINH NGỌC HÂN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐINH NGỌC HÂN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Diệu Anh TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Diệu Anh. Các số liệu, kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2023 Tác giả luận văn Đinh Ngọc Hân
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đề tài “Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã hoàn thành. Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình từ phía nhà trường và Quý Thầy Cô. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Sau đại học, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện để em hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất. Em xin cảm ơn TS. Bùi Diệu Anh đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu, em đã cố gắng nỗ lực tuy nhiên không thể tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô và nhà trường để bài nghiên cứu của em hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! TP.HCM ngày 20 tháng 3 năm 2023 Đinh Ngọc Hân
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu tác động của các nhân tố đến tỷ suất sinh lời của các DN thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2021. Với mẫu nghiên cứu là 26 DN thủy sản đang hoạt động trong thời gian nghiên cứu và được niêm yết trên thị trường chứng khoán, với tỷ suất sinh lời của DN đại diện là biến ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), bài nghiên cứu với mục tiêu là tìm ra được những nhân tố có tác động đến tỷ suất sinh lời của DN, từ đó có thể giúp cho các nhà quản trị nắm bắt được những nhân tố có tác động tích cực để phát huy và hạn chế các nhân tố có tác động tiêu cực. Trong bài luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với cấu trúc dữ liệu bảng, dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của 26 DN thủy sản trong giai đoạn 2012 – 2021, kết quả thu được từ mô hình hồi quy FGLS. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy Vòng quay khoản phải trả và Quy mô của DN thủy sản có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời, trong khi đó Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản của DN có tác động ngược chiều. Kết quả nghiên cứu của luận văn này đóng góp vào thực tiễn nghiên cứu các tác động đến tỷ suất sinh lời, giúp các nhà quản trị DN thủy sản nói riêng và tất cả các DN khác nói chung có cái nhìn tổng quát hơn về những yếu tố tác động này. Từ đó các nhà quản trị có các chiến lược, chính sách hoạt động phù hợp hơn với tình hình DN mình để đảm bảo hoạt động kinh doanh sản xuất hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế cả nước.
  6. iv ABSTRACT The thesis studies the impact of factors on profitability of seafood companies listed on Vietnam's stock market in the period 2012 - 2021. With a sample of 26 seafood enterprises operating in the period of 2012-2021. During the research period and listed on the stock market, with the profitability ratio of the representative enterprise being the variable ROA (return on total assets), the study aims to find out the factors that impact on the profitability of enterprises, thereby helping managers grasp the factors that have a positive impact to promote and limit the factors that have a negative impact. In this thesis, the author uses quantitative research method with panel data structure, data is collected from audited financial statements of 26 seafood enterprises in the period 2012 - 2021, the results are as follows: obtained from the FGLS regression model. The results of the study show that the payables turnover and size of seafood enterprises have a positive effect on profitability, while the Debt/Total Assets ratio of enterprises has a negative effect. The research results of this thesis contribute to the practice of studying the effects of profitability, helping the managers of seafood enterprises in particular and all other enterprises in general have a more general view of the this influencing factor. Since then, managers have strategies and policies to operate more suitable to the situation of their enterprises to ensure efficient production and business activities, contributing to stabilizing the national economy.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa 1 DN Doanh nghiệp 2 VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam 3 Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 4 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á 5 ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 7 VIFEP Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản 8 HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM 9 HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 10 UPCOM Sàn giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng 11 FEM Mô hình tác động cố định 12 REM Mô hình tác động ngẫu nhiên 13 POOLED OLS Mô hình hồi quy bình phương bé nhất 14 EBITDA Lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay 15 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 16 EBT Lợi nhuận trước thuế 17 EAT Lợi nhuận sau thuế 18 ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 19 ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
  8. vi MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................................1 1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................2 1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................3 Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................................3 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................3 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................................3 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................3 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................4 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................4 Dữ liệu nghiên cứu..........................................................................................................5 1.7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................6 1.8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................................6 1.9. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................................7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP ........9 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP .......9 Khái niệm tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp ...........................................................9 Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của DN ............................................... 11 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA DN ...................................................................................................... 16 Các nghiên cứu trên thế giới ..................................................................................... 16 Các nghiên cứu trong nước ........................................................................................ 17 Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................................... 19 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................21 3.1. XÂY DỰNG GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU & CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................. 21 Biến phụ thuộc của mô hình (ROA) ....................................................................... 21 Các biến độc lập trong mô hình................................................................................ 23
  9. vii 3.2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 28 Mô hình nghiên cứu..................................................................................................... 28 Dữ liệu nghiên cứu....................................................................................................... 29 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 29 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................33 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC MẪU NGHIÊN CỨU ................................................ 33 4.2. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH .... 35 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ............................................... 35 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................................... 36 4.3. CÁC BIẾN CÓ Ý NGHĨA THỐNG KÊ ................................................................... 45 Vòng quay khoản phải trả của DN (VQKPTRA) ................................................ 45 Quy mô DN (QUYMO).............................................................................................. 46 Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản DN (NTTTS)....................................................................... 47 4.4. CÁC BIẾN KHÔNG CÓ Ý NGHĨA THỐNG KÊ ................................................. 47 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (TTDT) ...................................................................... 47 Vòng quay khoản phải thu (VQKPTHU) .............................................................. 48 Vòng quay hàng tồn kho (VQHTK)........................................................................ 49 Tuổi doanh nghiệp (TUOI) ........................................................................................ 49 Tỷ số thanh toán hiện hành (TTHH) ....................................................................... 49 4.3. KẾT LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA DN THỦY SẢN ................................................................................................................ 50 CHƯƠNG 5: CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN .........................................................52 5.1. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DN THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................................................................ 52 Nhân tố Quy mô của DN thủy sản ........................................................................... 52 Về nhân tố Vòng quay khoản phải trả .................................................................... 53 Nhân tố Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản ................................................................................. 53 5.2. ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ ............. 55 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............ 55 Hạn chế của đề tài ........................................................................................................ 55
  10. viii Hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1-1 Danh sách 26 doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết .....................................5 Bảng 2-1 Bảng tổng hợp cơ sở lý thuyết & lược khảo nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp .....................................................19 Bảng 3-1 Bảng tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp ..............................................................................27 Bảng 3-2 Xây dựng các biến độc lập trong mô hình .....................................................29 Bảng 4-1 Bảng thống kê mô tả các biến ........................................................................33 Bảng 4-2 Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình.................................35 Bảng 4-3 Kết quả kiểm định nhân tử phóng đại phương sai .........................................36 Bảng 4-4 Kết quả mô hình hồi quy Pool OLS .............................................................. 37 Bảng 4-5 Kết quả hồi quy mô hình FEM ......................................................................38 Bảng 4-6 Kết quả hồi quy mô hình REM ......................................................................39 Bảng 4-7 Bảng tổng hợp kết quả hồi quy 3 mô hình.....................................................40 Bảng 4-8 Bảng kết quả kiểm định tự tương quan và phương sai sai số thay đổi của mô hình ................................................................................................................................ 42 Bảng 4-9 Kết quả kiểm định phương pháp bình phương bé nhất FGLS.......................43 Bảng 4-10 Bảng tổng hợp các kết quả kiểm định .........................................................44
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1-1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ..............................................................................4
  13. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nền kinh tế xã hội hiện nay, để duy trì hoạt động của một doanh nghiệp (DN) cũng như để tăng cường khả năng cạnh tranh thì tỷ suất sinh lời của DN là một yếu tố rất quan trọng và được chú trọng nâng cao. Tỷ suất sinh lời thể hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được của một DN trong quá trình hoạt động với chi phí mà DN đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Dù là DN hoạt động trong bất kì ngành nghề hay lĩnh vực nào thì đều cùng một mục đích là tối đa hóa giá trị của DN cũng như tối thiểu hóa chi phí. Vì vậy, chúng ta cần biết được những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của DN (hay ROA) và cần xác định chiều hướng ảnh hưởng, từ đó góp phần đề xuất các giải pháp quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Tuy ngành thủy sản là một ngành có đặc thù là ngoài việc phụ thuộc vào các yếu tố nội sinh thì còn chịu tác động rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các yếu tố khách quan khác nhưng ngành thủy sản ở Việt Nam hiện nay có thể nói là một ngành chiến lược và có rất nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt ở vùng ven biển và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lợi thế lớn nhất của Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền (Theo VASEP, 2019). Bên cạnh việc phát triển ngành du lịch – vận tại biển thì vùng biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, là một môi trường phong phú phát sinh và sinh sống của nhiều loại sinh vật. Mặc khác, nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước (VASEP, 2019). Năm 2019, xuất khẩu thủy sản đạt 8.543 triệu USD chiếm 3,23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tăng 2,8% so với cùng kì năm 2018; nhập khẩu thủy sản đạt 1,788 triệu USD chiếm
  14. 2 0,71% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 3,9% so với cùng kì năm 2018. Theo dữ liệu Vietdata tổng hợp từ Bộ NN& PTNT, Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan, cũng trong năm 2019, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thủy sản đến thị trường Hoa Kỳ đạt 1.472 triệu USD giảm 9,5%, Nhật Bản chiếm 1.460 triệu USD tăng 5,8%, Trung Quốc đạt 1.231 triệu USD tăng 22,0%. Về nhập khẩu, các nguồn thủy sản chủ yếu từ các nước như Nauy chiếm 216,6 triệu USD tăng 12,2%, Ấn Độ 201,5 triệu USD giảm 41,5% và các nước thuộc Hiệp hội ASEAN đạt 208,2 triệu USD tăng 37,5%. Trong những năm tiếp theo, ngành thủy sản hứa hẹn là một ngành tiếp tục phát triển của về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới thì việc cạnh tranh giữa các ngành nói chung và ngành thủy sản nói riêng ngày càng khốc liệt và đòi hỏi cần có sự đầu tư, chú trọng về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngành cũng như của từng DN. Do đó, việc nhận thức và phân tích các yếu tố này cũng như chiều hướng tác động tích cực hay tiêu cực của chúng đến khả năng sinh lời của DN là một bài toán khó cho các nhà quản trị, nhà định hướng chiến lược của mỗi DN, mỗi lĩnh vực. 1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay các DN thủy sản niêm yết tuy doanh thu vẫn tăng đều qua các năm nhưng tỷ suất sinh lời ROA ở mức rất thấp, cụ thể ROA bình quân giai đoạn 2012 – 2021 cao nhất là 1,96% năm 2013 và thấp nhấp là -12.87% năm 2017, những năm còn lại ROA dao động trong khoảng giá trị từ âm 6,23% đến âm 0,12% (tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán). Mặc dù thị trường ngành thủy sản hiện nay đã được mở rộng và sản lượng xuất khẩu rất cao (theo VASEP năm 2019 giá trị xuất khẩu đạt 8,6 tỷ USD), nhưng vẫn còn bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, những nguyên nhân chủ quan như khả năng quản trị tài sản, gia tăng sử dụng đòn bẩy làm cho lợi nhuận các DN này vẫn âm liên tục. Những điều này cho thấy các nỗ lực mở rộng thị trường trong và ngoài nước cũng như sự quan tâm đầu tư nhằm gia tăng doanh thu chưa thật sự hiệu quả, đây là một hạn chế lớn. Bên cạnh đó, ngành thủy sản cũng còn rất nhiều vấn đề tồn tại khác cần được nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp nâng cao khả năng sinh lời cũng như năng lực cạnh tranh so với các ngành khác. Tại Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu liên quan của các tác giả về tỷ suất sinh lời của DN tuy nhiên còn có rất ít bài viết chọn ngành thủy sản làm đề tài nghiên cứu mặc
  15. 3 dù đây là ngành phát triển mạnh, nhất là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đóng góp 3,4% GDP toàn quốc (VIFEP 2019). Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp cao học. Tác giả mong muốn bài nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm vào cơ sở lý luận xây dựng các mô hình hồi quy trước đây và kiểm định lại các giả thiết xây dựng mô hình định lượng. 1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu tổng quát Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu các nhân tố tác động, phân tích chiều hướng tác động của các nhân tố đến tỷ suất sinh lời của các DN thủy sản niêm yết, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời của DN thuỷ sản trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn đề ra các mục tiêu cụ thể như sau: - Phân tích chiều hướng và mức độ tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các DN thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Đưa ra hàm ý chính sách nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời của các DN ngành thủy sản trong thời gian tới 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào 2 câu hỏi chính: 1. Những nhân tố nào ảnh hưởng, mức độ và chiều hướng tác động của những nhân tố này đến tỷ suất sinh lời của các DN thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 2. Những hàm ý chính sách nào nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời của các DN thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các DN ngành thủy sản. Phạm vi nghiên cứu là 26 DN thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm các sàn HOSE, HNX và UpCom, tổng cộng 260 quan sát từ năm 2012 - 2021, đây là 26 DN hoạt động xuyên suốt và được niêm yết trên thị trường chứng khoán
  16. 4 Việt Nam trong suốt thời gian nghiên cứu. 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để phân tích tác nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN thủy sản. Phương pháp định tính là sử dụng các biện pháp tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và đối chiếu để đánh giá các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN thủy sản. Phương pháp này giúp tác giả kế thừa và chọn lọc các nhân tố ảnh hưởng của những bài nghiên cứu trước, từ đó áp dụng cho bài nghiên cứu được tốt hơn. Phương pháp định lượng dựa trên dữ liệu bảng, đó là những dữ liệu được tổng hợp từ năm 2012 – 2021 để xây dựng mô hình hồi quy đa biến, sử dụng phương pháp bình phương bé nhất Pooled OLS, cụ thể trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất dữ liệu gộp (Pooled OLS), phương pháp hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để tìm ra được biến tối ưu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu mà bài đã đặt ra. Quy trình nghiên cứu gồm các bước: Hình 1-1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết và các công trình nghiên cứu thực nghiệm Xác định các thành phần cho thiết kế nghiên cứu Thu thập dữ liệu cần thiết Xử lý và phân tích dữ liệu bằng phương pháp định lượng
  17. 5 Xác định kết quả nghiên cứu Thảo luận kết quả nghiên cứu Gợi ý các chính sách liên quan Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành ước lượng hồi quy dữ liệu bảng, thu thập dữ liệu từ các DN thủy sản trong giai đoạn 2012 – 2021. 26 DN thủy sản được chọn là những DN hoạt động xuyên suốt và công bố đầy đủ thông tin trong suốt thời gian nghiên cứu. Bảng 1-1 Danh sách 26 doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết STT Mã CK Tên công ty 1 AAM Công ty Cổ phần Thủy Sản Mekong 2 ABT Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Bến Tre 3 ACL Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang 4 AGF Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang 5 ANV Công ty Cổ phần Nam Việt 6 ATA Công ty Cổ phần NTACO 7 AVF Công ty Cổ phần Việt An 8 BLF Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu 9 CAD Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất Nhập khẩu Cadovimex 10 CMX Công ty Cổ phần Camimex Group 11 DAT Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch và phát triển Thủy sản 12 FMC Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta 13 HVG Công ty Cổ phần Hùng Vương 14 ICF Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy Sản 15 MPC Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 16 NGC Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền
  18. 6 17 SCO Công ty Cổ phần Công nghiệp Thủy sản 18 SEA Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - CTCP 19 SJ1 Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu 20 SNC Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Năm Căn 21 SPD Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản miền Trung 22 SPH Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Hà Nội 23 SSN Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn 24 TS4 Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 25 VHC Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn 26 VHN Công ty Cổ phần Thủy hải sản Việt Nhật Nguồn: Theo vietstock.vn Nguồn số liệu được thu thập cho nghiên cứu là nguồn dữ liệu thứ cấp, số liệu được lấy từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012-2021. Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn sử dụng một số dữ liệu kinh tế vĩ mô thu thập từ các trang web ngành thủy sản như Hiệp hội Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản,… 1.7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến khả năng sinh lời. Nghiên cứu sẽ sử dụng lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước đã thực hiện về tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lời của các DN, để có những phân tích và tìm hiểu vấn đề này đối với 26 DN thủy sản Việt Nam trong giai đoạn 2012-2021. Từ kết quả nhận được trong nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra những hàm ý chính sách nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời của các DN. Ngoài ra tác giả cũng đề xuất hướng nghiên cứu sau để giải quyết những vấn đề mà nghiên cứu này còn hạn chế. 1.8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đóng góp vào việc hoàn thiện mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN thủy sản. Tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu chuyên sâu trong
  19. 7 lĩnh vực này. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào các yếu tố vĩ mô và dừng lại chỉ ở phương pháp nghiên cứu định tính, do đó các nghiên cứu trước đây chưa phản ánh được hết các yếu tố nội tại bên trong DN thủy sản mà các yếu tố này chính là các yếu tố quan trọng, xuất phát từ nội bộ bên trong DN và cần phải làm rõ. Nghiên cứu này cũng kiểm định lại các nghiên cứu về tỷ suất sinh lời của các tác giả trước và từ hạn chế ở bài này sẽ mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo. Với mẫu nghiên cứu là 26 DN ngành thủy sản được niêm yết trong giai đoạn 2012- 2021 với nhiều biến động, sự thay đổi các yếu tố nội tại DN thủy sản tăng giảm không đồng đều qua các năm, do đó bài nghiên cứu này cũng đạt được tính ứng dụng giúp cho các nhà quản trị DN thủy sản nói riêng và các DN cùng lĩnh vực có cái nhìn bao quát và đúng đắn hơn nhằm ra quyết định trong bối cảnh hiện nay. Sau khi nghiên cứu thành công, đề tài sẽ cung cấp thêm các thông tin cho những nhà tham khảo: thứ nhất dựa trên cơ sở lý thuyết để xác định các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN thủy sản, thứ hai là dựa trên kết quả của mô hình kinh tế lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ suất sinh lời. Xác định yếu tố tác động mạnh nhất. Từ đó các nhà nghiên cứu có thể mở rộng nghiên cứu ra thêm hoặc sử dụng thông tin cho các nghiên cứu liên quan. 1.9. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Luận văn gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, thể hiện khái quát đề tài bao gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu trình bày luận văn. Chương 2: Tác giả khái quát hóa cơ sở lý thuyết về tỷ suất sinh lời, trình bày hệ thống các nghiên cứu trước đây và tóm lược các nghiên cứu trước. Chương 3: Trình bày lựa chọn mô hình và giải thích các biến được sử dụng trong mô hình, đưa ra các giả thiết và cách thức kiểm định các giả thiết nghiên cứu Chương 4: Tác giả đi sâu phân tích kết quả nghiên cứu thể hiện sự tác động của các biến đến tỷ suất sinh lời. Đây là cơ sở để đưa ra các hàm ý chính sách giúp doanh nghiệp ngành thủy sản gia tăng tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp mình. Chương 5: Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã đạt được, tác giả đưa ra những hàm ý chính sách cho các nhà quản trị doanh nghiệp thủy sản.
  20. 8 Kết luận chương 1 Chương 1 đã giới thiệu được những nội dung cơ bản trong đề tài, bao gồm trình bày tính cấp thiết, xác định rõ mục tiêu nghiên cứu chung và mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Các câu hỏi nghiên cứu đã được trình bày cụ thể dựa trên mục tiêu nghiên cứu đã xác định. Bên cạnh đó chương 1 cũng đã trình bày khái quát về phương pháp nghiên cứu được sử dụng, các đóng góp của đề tài cũng như kết cấu của luận văn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2