intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam" được thực hiện để đánh giá tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng của Việt Nam. Đề xuất một số hàm ý chính sách để cải thiện ổn định tài chính hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ LAN TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH VÀ TẬP TRUNG NGÀNH ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ LAN TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH VÀ TẬP TRUNG NGÀNH ĐẾN ỔN ĐỊNH NGÂN HÀNG NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HOÀNG ANH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Hoàng Anh. Ngoại trừ các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Tp. Hồ Chí Minh, năm 2023 Tác giả luận văn Lê Thị Lan
  4. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Hệ thống ngân hàng thương mại được xem là huyết mạch của hệ thống tài chính nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Sự phát triển bền vững và ổn định của hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra nền tảng vững chắc hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề khác trong nền kinh tế, qua đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững và ổn định. Kinh tế Việt Nam đã có một giai đoạn phát triển bùng nổ đặc biệt là những năm 2006-2007, cùng với đó là làn sóng thành lập ngân hàng mới và chuyển đổi ngân hàng nông thôn thành ngân hàng thành thị, khiến số lượng ngân hàng đã có sự tăng trưởng nóng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, dù tăng trưởng mạnh về số lượng cũng như quy mô ngân hàng nhưng năng lực tài chính và quản trị yếu kém đã làm xuất hiện những trục trặc trên thị trường tài chính, đặc biệt là giai đoạn 2011-2012. Trước tình hình này, NHNN đã tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với mục tiêu giảm số lượng ngân hàng, tăng tính tập trung và tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước. Nghiên cứu này được thực hiện để cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tập trung ngành, cạnh tranh và sự ổn định của các NHTM. Thông qua hồi quy đa biến theo cách tiếp cận Bayes trên dữ liệu được thu thập từ 27 NHTM được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021, kết quả nghiên cứu cho thấy tập trung ngành không có vai trò quá lớn trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống NHTM, trong khi đó năng lực cạnh tranh của các ngân hàng giữ một vị trí quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của các NHTM. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò của quy mô ngân hàng, tỷ lệ VCSH, và đa dạng hóa thu nhập trong việc cải thiện sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, lãi suất chính sách có tác động tiêu cực đến ổn định ngân hàng, trong khi đó lạm phát lại có xu hướng cải thiện sự ổn định của hệ thống tài chính, tuy nhiên, tác động này chỉ đúng trong ngắn hạn. Các yếu tố còn lại như tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng GDP và đại dịch Covid-19 có tác động tương đối mờ nhạt đối với ổn định tài chính. Từ khóa: Tập trung ngành, cạnh tranh, ổn định ngân hàng
  5. iii ABSTRACT The commercial banking system is considered the backbone of the financial system in particular and the economy as a whole. Sustainable and stable development of the banking system will create a solid foundation to support the development of other industries in the economy, thereby promoting sustainable and stable economic growth. Vietnam's economy has undergone a boom in development, especially in the years 2006-2007, along with the wave of establishing new banks and transforming rural banks into urban banks, which has led to a hot growth in the number of banks during this period. However, despite the strong growth in both the number and scale of banks, weak financial and management capacity has led to difficulties in the financial market, especially during the period of 2011-2012. In response to this situation, the SBV has restructured the banking system with the goal of reducing the number of banks, increasing concentration and enhancing the competitiveness of domestic banks. This study is conducted to provide additional empirical evidence on the relationship between industry concentration, competition, and stability of credit institutions. Through multivariate regression using a Bayesian approach on data collected from 27 credit institutions listed on the Vietnam stock market during the period 2011-2021, the research results show that industry concentration does not play an overly important role in maintaining the stability of the credit institution system, while the competitive capacity of banks holds an important position in maintaining the stability of credit institutions. The study also emphasizes the role of bank scale, capital adequacy ratio, and income diversification in improving the soundness of the banking system. In addition, the study also shows that policy interest rates have a negative impact on banking stability, while inflation tends to improve the stability of the financial system, although this effect is only true in the short term. Other factors such as credit growth, GDP growth, and the Covid-19 pandemic have a relatively vague impact on financial stability. Keywords: industry concentration, competition, banking stability
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt Cụm từ tiếng Anh TCTC Tổ chức tài chính Financial Institution HHI Chỉ số tập trung ngành Herfindahl-Hirschman Lý thuyết cấu trúc – hành vi – Structure-conduct- SCP hiệu quả performance Ước lượng bình phương nhỏ nhất two stage ordinary least 2SLS hai giai đoạn squares Suất sinh lời trên tổng tài sản Return on Asset ROA bình quân Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn Return on common equyty ROE chủ sở hữu VCSH Vốn chủ sở hữu Equity TTS Tổng tài sản Total assets Tổ chức Hợp tác và Phát triển Organization for Economic OECD Kinh tế Cooperation and Development NHNN Ngân hàng Nhà nước State Bank NHTM Ngân hàng thương mại Commercial Bank TMCP Thương mại cổ phần Stock Commercial
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... iv MỤC LỤC ................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH............................................................... viii CHƯƠNG 1..............................................................................................................1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................3 1.3.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 3 1.3.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3 1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...............................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4 1.7. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................4 1.8. Đóng góp đề tài .................................................................................................5 Kết luận chương 1 ...................................................................................................6 CHƯƠNG 2..............................................................................................................7 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ .......................................................................................7 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...............................................................7 2.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................7 2.1.1. Lý thuyết cạnh tranh ....................................................................... 7 2.1.2. Lý thuyết tập trung .......................................................................... 9
  8. vi 2.1.3. Lý thuyết ổn định ngân hàng ........................................................ 10 2.1.4. Lý thuyết về tác động cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng ...................................................................................................... 12 2.2. Tổng quan các nghiên cứu gần đây ..............................................................15 Kết luận chương 2 .................................................................................................23 CHƯƠNG 3............................................................................................................25 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................25 3.1. Phương pháp đo lường ..................................................................................25 3.1.1. Phương pháp ổn định ngân hàng thương mại .................................. 25 3.1.2. Phương pháp ước lượng mức độ tập trung thị trường ..................... 26 3.1.3. Phương pháp đo lường mức độ cạnh tranh ngân hàng ................... 27 3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................30 3.3. Phương pháp ước lượng – Cách tiếp cận Bayes ..........................................36 Kết luận chương 3 .................................................................................................40 CHƯƠNG 4............................................................................................................41 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................................41 4.1. Tổng quan hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2021 .................................................................................................................................41 4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu...................................47 4.3. Kết quả phân tích tính vững mô phỏng Bayes ............................................48 4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ..................................................................56 Kết luận chương 4 .................................................................................................64 CHƯƠNG 5............................................................................................................65 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................................65 5.1. Kết luận của nghiên cứu ................................................................................65 5.2. Hàm ý chính sách ...........................................................................................66
  9. vii 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................66 Kết luận chương 5 .................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... i PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... xiii PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... xvi
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan .................................................. 19 Bảng 3.1. Mô tả các biến trong mô hình ................................................................ 35 Bảng 3.2. Mô phỏng thông tin tiên nghiệm ........................................................... 38 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................ 47 Bảng 4.2. Kết quả phân tích nhân tố Bayes ........................................................... 49 Bảng 4.3. Kết quả phân tích Bayes hậu nghiệm .................................................... 50 Bảng 4.4. Kiểm định Grubin .................................................................................. 55 Bảng 4.5. Kết quả mô phỏng Bayes ....................................................................... 56 Bảng 4.6. Xác suất hậu nghiệm Bayes ................................................................... 58 Hình 4.1. Biểu đồ chuẩn đoán hội tụ...................................................................... 51 Hình 4.2. Đồ thị Cusum ......................................................................................... 53
  11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề Trong vài thập kỷ gần đây, bất ổn tài chính đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu trên thế giới. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển đã triển khai cải cách mạnh mẽ hệ thống tài chính của quốc gia mà trọng tâm là hệ thống ngân hàng. Hoạt động ngân hàng đã trải qua những thay đổi đáng kể về cấu trúc, trạng thái và các quy định pháp lý trong môi trường cạnh tranh và thường xuyên biến động. Xu hướng sát nhập, mua lại các ngân hàng yếu kém đã diễn ra một cách thường xuyên ở nhiều quốc gia ví dụ như Việt Nam, các ngân hàng đã giảm mạnh về số lượng nhưng lại tăng đáng kể về tài sản với mục đích cải thiện sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Ý tưởng của quá trình này đã nêu bật tầm quan trọng của việc tập trung ngân hàng và việc tạo ra các ngân hàng mạnh hơn để có hệ thống tài chính ổn định hơn. Theo đó, các tổ chức tín dụng có quy mô lớn có nhiều khả năng hơn trong việc thu thập thông tin, sàng lọc và giám sát những người đi vay và tạo dựng các mối quan hệ dài hạn giữa người đi vay và người cho vay, qua đó làm giảm các vấn đề liên quan đến rủi ro đạo đức và lựa chọn bất lợi. Đồng thời, tập trung ngân hàng có thể ngăn chặn sự bất ổn tài chính do cạnh tranh quá mức gây ra. Sự gia nhập thị trường của những người chơi mới có thể dẫn đến việc giảm thị phần của các tổ chức tài chính (TCTC) và do đó, lợi nhuận thấp hơn. Điều này thúc đẩy các ngân hàng tăng tài sản rủi ro để bù đắp tổn thất (Allen & Gale, 2000). Như vậy, các ngân hàng có tài sản lớn sẽ có khả năng kháng cự với những cú sốc tốt hơn, từ đó làm cho cả hệ thống tài chính trở nên an toàn hơn. Mặc dù vậy nhưng vẫn có nhiều nhà nghiên cứu phản đối ý tưởng này. Theo Stigler (2010), tập trung ngành ngân hàng là biểu hiện của độc quyền nhóm. Theo những giả định này, độc quyền về lĩnh vực ngân hàng không có lợi cho phát triển tài chính. Guzman (2000) cho rằng các ngân hàng có quyền lực độc quyền có xu hướng cho vay quá mức với niềm tin rằng họ “quá lớn để sụp đổ”. Những hành vi
  12. 2 này sẽ làm xuất hiện vấn đề rủi ro đạo đức và làm cho hoạt động ngân hàng giảm hiệu quả. Cạnh tranh thấp hơn dẫn đến tăng lãi suất cho vay và do đó, những người đi vay có xu hướng chuyển sang các dự án rủi ro hơn (Leroy & Lucotte, 2017), điều này sẽ làm trầm trọng hơn rủi ro đạo đức và làm cho các ngân hàng kém hiệu quả hơn. Anginer, Demirguc-Kunt & Zhu (2014) lập luận rằng các ngân hàng có mức độ cạnh tranh cao hơn sẽ có xu hướng đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình qua đó làm cho tính mong manh tài chính của hệ thống bị giảm. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa mức cạnh tranh ngân hàng, tập trung ngân hàng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và gây ra rất nhiều sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng đang giữ một vị trí vô cùng quan trọng và được xem là động lực phát triển của nền kinh tế. Theo số liệu World Bank, tín dụng khu vực tư nhân của Việt Nam năm 2020 lên đến 137,9% GDP, con số này của các quốc gia có trình độ phát triển tương đương như Indonesia là 38,7%; Philippines 51,9%; Ấn Độ 55,3%… Đặc biệt trong năm 2021 vừa qua, ngay khi dịch bệnh bùng phát ở nước ta, ngành ngân hàng đã đi đầu ban hành triển khai các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Ngành ngân hàng có vai trò rất quan trọng và then chốt trong việc ổn định vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa; giảm mặt bằng lãi suất, triển khai đồng bộ và quyết liệt nhiều giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh hết sức phức tạp; giữ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối. Điều này đã khẳng định rằng sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam đóng vai trò then chốt cho đối với sự tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam, vì lý do này, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tác động cạnh tranh và tập trung ngành đển ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam” nhằm xác định mức độ tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định tài chính tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
  13. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng của Việt Nam. Đề xuất một số hàm ý chính sách để cải thiện ổn định tài chính hệ thống ngân hàng Việt Nam. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát là đánh giá tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng, tác giả sẽ giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố tác động và đo lường sự tác động bởi cạnh tranh và mức độ tập trung ngành đến ổn định ngân hàng. Mục tiêu 2: Đánh giá chiều hướng tác động từ cạnh tranh và mức độ tập trung ngành đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam Mục tiêu 3: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu cụ thể, luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Các yếu tố nào tác động và đo lường sự tác động bởi cạnh tranh và mức độ tập trung ngành đến ổn định ngân hàng? Cạnh tranh tác động đến ổn định ngân hàng như thế nào? Tập trung ngành tác động đến ổn định ngân hàng như thế nào? Từ kết quả nghiên cứu, các hàm ý chính sách nào nên được thực thi để cải thiện ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam 1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên nghiên cứu: Tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngành đến ổn định ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: 27 ngân hàng thương mại Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Khi một doanh nghiệp hay ngân hàng đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thì tính minh bạch càng cao, điều này làm cho doanh
  14. 4 nghiệp hay ngân hàng bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu tuân thủ trong hoạt động. Báo cáo tài chính năm của những ngân hàng được niêm yết là báo cáo đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán, được chấp thuận theo các nguyên tắc quy định nên độ tin tưởng và khả năng tiếp cận báo cáo tài chính cao hơn. - Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2011 – 2021, đây là giai đoạn mà hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu tiến hành quá trình tái cơ cấu. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu là đánh giá tác động của tập trung ngành và cạnh tranh đến ổn định ngân hàng, luận văn sẽ kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. Để đạt mục tiêu 1, tác giả sẽ tiến hành lược khảo các nghiên cứu trước và đề xuất các phương pháp phù hợp cho việc đo lường tập trung ngân hàng, cạnh tranh ngân hàng và ổn định ngân hàng. Ngoài ra, thông qua lược khảo các nghiên cứu trước tác giả sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu để đánh giá tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngành, một số yếu tố thuộc nội tại của ngân hàng và một số yếu tố thuộc vĩ mô đến ổn định ngân hàng. Đối với mục tiêu 2, tác giả sẽ sử dụng phương pháp hồi quy theo cách tiếp cận Bayes để ước tính chiều hướng tác động của tập trung ngành và cạnh tranh ngành đến ổn định ngân hàng Việt Nam. Từ những kết quả thu được thông qua hồi quy Bayes, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả sẽ đề xuất một số hàm ý chính sách để nâng cao sự ổn định của hệ thống ngân hàng. 1.7. Nội dung nghiên cứu Luận văn bao gồm 5 chương Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Trong phần này tác giả sẽ sự kiến trình bày tính cấp thiết của đề tài, khoảng trống nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước
  15. 5 Chương này tác giả sẽ lược khảo lý thuyết nền tảng và tổng quan các nghiên cứu trước, chứng minh khoảng trống tri thức đã trình bày tại phần mở đầu, cũng cố các luận điểm về các mục tiêu nghiên cứu đã được tác giả đề cập. Từ các mục tiêu nghiên cứu tác giả sẽ phát triển thành các giả thuyết nghiên cứu và thiết lập mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trong chương này, tác giả sẽ tiến hành đo lường mức độ ổn định ngân hàng, cạnh tranh ngân hàng, tập trung ngành và tiến hành mô phỏng mô hình hồi quy Bayes để phân tích tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngành tới ổn định ngân hàng Việt Nam. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Dựa vào kết quả xác suất hậu nghiệm, tác giả sẽ tiến hành phân tích các kết quả nghiên cứu, so sánh với những nghiên cứu trước đã thực hiện và phân tích các phát hiện của nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Trong chương này, tác giả sẽ tóm lược lại kết quả nghiên cứu chính của đề tài. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất các hàm ý chính sách để củng cố sự ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngoài ra, trong chương này tác giả sẽ trình bày các hạn chế của nghiên cứu và phương hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. 1.8. Đóng góp đề tài Luận văn sẽ hệ thống hóa lại các nghiên cứu trước về ổn định ngân hàng, tác động của cạnh tranh ngân hàng, tập trung ngành và đến ổn định ngân hàng. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu để làm rõ tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngân hàng đến ổn định ngân hàng trong điều kiện thực tiễn Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2021. Từ kết quả nghiên cứu được, đề tài sẽ đề xuất các hàm ý chính sách để củng cố sự ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam.
  16. 6 Kết luận chương 1 Chương 1 đã trình bày được tính cấp thiết trong việc nghiên cứu tác động của tập trung ngành, cạnh tranh ngành đến ổn định hệ thống ngân hàng, và đặc biệt là khi NHNN tiến hành tái cơ cấu, tái cấu trúc lại hoạt động ngân hàng với trọng tâm là sáp nhập, mua lại các ngân hàng nhỏ, yếu kém, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng để đảm bảo và duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, trong chương này, tác giả cũng đã chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, từ đó có thể xác định được mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, cũng như những kỳ vọng về đóng góp của nghiên cứu. Như vậy, chương 1 sẽ là cơ sở để tác giả tiếp tục thực hiện các nội dung tiếp theo.
  17. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết cạnh tranh Từ trước cho đến nay có lẽ chưa có khái niệm cạnh tranh nào làm thỏa mãn được các nhà khoa học. Bởi vì cạnh tranh xuất hiện ở mọi nơi, mọi giai đoạn, mọi lĩnh vực trong quá trình sản xuất kinh doanh và luôn gắn liền với các chủ thể trên thị trường. Tùy vào góc nhìn, quan niệm và hướng tiếp cận của các nhà khoa học mà có các định nghĩa khác nhau về cạnh tranh. Theo OECD (1993) đưa ra khái niệm rằng “Cạnh tranh là một tình huống trong một thị trường mà tại đó người bán hoặc các công ty cố gắng có được sự quan tâm, chú ý của người mua để đạt được mục tiêu kinh doanh nhất định như doanh thu, lợi nhuận, thị phần”. Trong quá trình cạnh tranh, các công ty bắt buộc phải đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ với giá thấp hơn nhưng hoạt động phải hiệu quả hơn nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn, và từ đó làm gia tăng phúc lợi cho nền kinh tế. Nhắc đến cạnh tranh thì theo lối tiếp cận cổ điển của Frank & Bernanke (2004) lại chỉ ra rằng cạnh tranh được tiếp cận với cấu trúc thị trường tài chính theo bốn dạng: cạnh tranh độc quyền, cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền và độc quyền nhóm. Khi giá cả thị trường sản phẩm không bị nhà cung cấp hay người bán nào tác động đáng kể lên được gọi là cạnh tranh hoàn hảo. “Cạnh tranh hoàn hảo” là cụm từ được đề cập đến cạnh tranh như một điều kiện thị trường lý tưởng trong các quan điểm kinh tế truyền thống. Đối lập với sự cạnh tranh hoàn hảo chính là độc quyền. Còn cạnh tranh độc quyền là hình thức cạnh tranh mà trong đó sản phẩm của nhiều nhà cung cấp, nhà sản xuất bán ra được phân biệt với nhau và hầu như có thể thay thế được sản phẩm khác. Khi không có sản phẩm thay thế mà chỉ có một nhà sản xuất duy nhất thì gọi là độc quyền. Còn độc quyền nhóm là một sản phẩm được sản xuất bởi một nhà cung cấp mà chỉ có một nhóm vài đối thủ có sản phẩm thay thế. Như vậy, độc quyền không
  18. 8 làm cho nền kinh tế phát triền do không đạt được hiệu quả sản xuất vì không có áp lực cạnh tranh. Hayek (1978) thì cho rằng không có cạnh tranh hoàn hảo mà cạnh tranh chỉ đơn giản là hành vi giữa các cá nhân ganh đua với nhau và là động lực để nhà cung cấp đưa ra những phương pháp hoàn hảo hơn, tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Theo Black’Law Dictionary thì cạnh tranh với tư cách là động lực nội tại trong mỗi một chủ thể kinh doanh lại được hiểu là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba”. Nordhaus & Samuelson (2000) là hai nhà kinh tế học lại cho rằng cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo, “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường”. Tuy nhiên, cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền là gần như không tồn tại, do đó các lý thuyết dựa trên nó không cung cấp được những hướng dẫn đáng tin cậy cho việc hoạch định chính sách, từ đó dẫn đến việc các chủ đề nghiên cứu đã chuyển sang tập trung vào sức mạnh thị trường. Sự cạnh tranh ngân hàng có thể hiểu như là sự phủ định của sức mạnh thị trường (Badarau & Lapteacru, 2020). Nói cách khác, Berger, Klapper & Ariss (2009) cho rằng càng có nhiều sự cạnh tranh ngân hàng thì sẽ càng làm xói mòn sức mạnh thị trường. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo được xem là không có sức mạnh thị trường và ngược lại thị trường độc quyền có sức mạnh thị trường cao nhất (Church & Ware, 2000). Mặc dù cạnh tranh được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau nhưng về bản chất thì cạnh tranh chính là sản phẩm của nền kinh tế thị trường và có thể được mô tả thông qua các dấu hiệu vốn có của nó. Thứ nhất, cạnh tranh là một hiện tượng xã hội được diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh, khi các chủ thể kinh doanh được tự do hành xử trên thị trường thì cạnh tranh mới tồn tại được. Thứ hai, cạnh tranh là phương thức giải quyết xung đột lợi ích tiềm ẩn giữa các doanh nghiệp với nhau trong đó vai trò quyết định là của người tiêu dùng, cạnh tranh thể hiện sự ganh đua giữa các doanh nghiệp. Thứ ba, mục đích của cạnh tranh chính là tranh giành thị trường để mua bán các dịch vụ, hàng hóa. Như vậy, cạnh tranh vừa thúc đẩy kinh tế phát triển vừa buộc
  19. 9 các nhà cung cấp phải hoạt động một cách có hiệu quả từ đó đưa ra nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ cùng với giá rẻ và chất lượng tốt hơn dành cho khách hàng. 2.1.2. Lý thuyết tập trung Berle & Means (1932) đã phân tích mô hình “doanh nghiệp quản lý” xuất hiện trong các doanh nghiệp lớn tại Mỹ. Tùy theo tỷ lệ phân chia vốn giữa các cổ đông thì tác giả đã phân ra năm hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu hầu như toàn bộ, cổ đông lớn, quyền sở hữu được thông qua các quy trình hợp pháp, cổ đông nhỏ và sở hữu rải rác. Nghiên cứu về cấu trúc sở hữu, các nhà khoa học cũng đã chỉ rõ mối quan hệ hữu cơ giữa mức độ phân tán về sở hữu (vốn) của các cổ đông và quyền lực của nhà quản lý trong doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp có cấu trúc sở hữu tập trung nghĩa là những cổ đông có tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cao nhất sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi có phát sinh rủi ro cũng như chi phí giám sát (Pedersen & Thomsen 1999). Sở hữu tập trung là việc thể hiện việc phân chia quyền sở hữu giữa các cổ đông khác nhau sẽ có vai trò quan trọng trong giám sát hoạt động điều hành và quản lý doanh nghiệp của nhà quản lý một cách chặt chẽ nhằm đạt được lợi ích cao nhất. Nhóm này cũng chính là những người có quyền lực cao nhất trong quy trình ra quyết định, từ đó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhà quản lý. Theo Jensen & Meckling (1976) cho rằng sự sở hữu tập trung cao có thể mang lại lợi ích cho công ty hay nói một cách khác thì công ty có cổ đông lớn sẽ giúp làm tăng hiệu quả hoạt động và giá trị của công ty. Các nghiên cứu dựa trên giả thuyết cổ đông giám sát (SMH- Shareholder Monitoring Hypothesis) thì cho rằng ở các công ty có sở hữu tập trung cao sẽ khuyến khích các cổ đông tăng cường giám sát hoạt động của công ty cũng như hoạt động của ban điều hành, từ đó nâng cao hiệu quả kiểm soát công ty. Ngược lại, ở những công ty có sở hữu phân tán thì các cổ đông có ít động cơ để thực hiện việc giám sát (Edwards & Nibler, 2000; Shleifer & Vishny, 1986). La Porta & cộng sự (1999) và Shleifer & Vishny (1997) cho rằng sở hữu tập trung cao trong doanh nghiệp thường xuất hiện ở những nước đang phát triển, đó là nơi mà quyền lợi của nhà đầu tư nhỏ lẻ được quy định không đầy đủ trong các luật liên quan hoặc không được bảo vệ do chưa có quy định.
  20. 10 Theo Iannotta & cộng sự (2007) thì trong hoạt động ngân hàng hình thức tập trung sở hữu là một khía cạnh hết sức quan trọng. Bởi vì ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính trong nền kinh tế cho nên hoạt động của ngân hàng có khác biệt so với các công ty phi tài chính. Ngân hàng nhận nghiệp vụ tiền gửi của khách hàng sau đó thực hiện nghiệp vụ cho vay, lúc này cổ đông của ngân hàng có thể cùng với các nhà quản lý thực hiện sử dụng các nguồn vốn huy động đầu tư, tài trợ cho các dự án rủi ro cao để gia tăng lợi ích của họ, từ đó làm tăng khả năng nợ xấu của ngân hàng. Chính vì vậy, vấn để sở hữu ngân hàng ở Việt Nam luôn được Nhà nước giám sát chặt chẽ và đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Cấu trúc hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam thay đổi qua từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và so với thời điểm mới chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hai cấp từ năm 1990 thì hiện nay cấu trúc hoạt động của hệ thống ngân hàng phát triển đáng kể. Cụ thể là quy mô của hệ thống ngân hàng giảm từ 45 NHTM xuống còn 38 NHTM từ sau năm 2011 và hiện nay còn 31 Ngân hàng TMCP. Đồng thời, các NHTM nhà nước cũng dần cổ phần hóa nhằm cải thiện sức cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam. Việc tham gia vốn của Ngân hàng Nhà nước ở các NHTM có quy mô lớn cũng làm ảnh hưởng đến mức độ canh tranh của các ngân hàng. Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cũng làm tăng vốn điều lệ của các ngân hàng lên và cũng chính quá trình tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng yếu kém cũng giúp giảm khả năng vỡ nợ của các ngân hàng. Thông qua hoạt động sáp nhập thì Nhà nước cũng sẽ yên tâm hơn và sẽ không mất nhiều nguồn lực để khắc phục hậu quả từ việc phá sản của các NHTM – việc mà có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính quốc gia. Ta có thể thấy hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) cũng là một hình thức tập trung ngân hàng, nó trở thành một phương pháp hay dùng của các ngân hàng trung ương trong quá trình xử lý các ngân hàng yếu kém nhằm ổn định, duy trì thị trường tài chính quốc gia. 2.1.3. Lý thuyết ổn định ngân hàng Mặc dù có nhiều nghiên cứu đưa ra các khái niệm về ổn định ngân hàng nhưng chưa có một định nghĩa nào chính xác về ổn định tài chính và cuộc tranh luận vẫn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1