Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt
lượt xem 7
download
"Luận văn Thạc sĩ: Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý thuyết, Đặc trưng cấu trúc của câu phủ định tiếng Hán và tiếng Việt, Đối chiếu câu phủ định tiếng Hán và tiếng Việt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------***----------- LÝ BẢO MỴ CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG HÁN TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60220240 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hùng Việt Hà Nội – 2015 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------***----------- LÝ BẢO MỴ CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG HÁN TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60220240 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hùng Việt Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân còn có sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè… Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Phạm Hùng Việt, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành đề tài. 2
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo khoa ngôn ngữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những vấn đề lí luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân đã động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 1 tháng 1 năm 2015 Tác giả luận văn Lý Bảo Mỵ 3
- Danh mục các chữ viết tắt A: Tính từ BN: Bổ ngữ C: Bổ ngữ CN: Chủ ngữ CTCP: Cấu trúc cú pháp CTNBH: Cấu trúc nghĩa biểu hiện DT: Danh từ ĐT: Động từ N: Danh từ, những sự vật có liên quan Neg.: Phủ định NP: Danh từ vị ngữ O: Động từ tân ngữ P: Vị từ PĐ: Phủ định Pron: Đại từ S: Chủ ngữ TPĐ: Từ phủ định Tr.T: Trạng từ V: Động từ VP: Vị ngữ, động từ đoản ngữ 4
- Danh mục phiên âm từ phủ định tiếng Hán trong luận văn TT chữ Hán Phiên âm TT Chữ Hán Phiên âm 1 不 bù 13 不是 bú shì 2 没 méi 14 没有 méi yǒu 3 别 bié 15 什么 shén me 4 哪 nǎ 16 谁 shéi 5 未必 wèi bì 17 才怪 cái guài 6 有约 yǒu yuē 18 勿 wù 7 甭 béng 19 莫 mò 8 未 wèi 20 非 fēi 9 休 xīu 21 毋 wù 10 虚 xū 22 枉 wǎng 11 枉自 wàng 23 白白 bái bái 12 徒然 tú rán 24 枉然 wǎng rán Mục lục Trang phụ bìa Lời cảm ơn Danh mục các từ viết tắt Danh mục phiên âm từ phủ định tiếng Hán trong luận văn Mục lục 5
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................01 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................02 3. Mục đích và nghiện vụ nghiên cứu ............................................................04 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................04 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................05 6. Đóng góp của luận văn ..............................................................................05 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................05 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Phủ định xét về mặt lô-gích học ...............................................................06 1.1.1 Khái niệm phủ định trong Lô-gích học nói chung ................................06 1.1.2 Khái niệm phủ định trong lô-gích toán .................................................06 1.2 Một vài ý kiến tổng quan về việc nghiên cứu câu phủ định trên quan điểm ngôn ngữ học .................................................................................................07 1.2.1 Ký hiệu phủ định trong ngôn ngữ .........................................................08 1.2.2 Sự không tương ứng giữa khẳng định và phủ định trong ngôn ngữ ......09 1.3 Một số quan điểm của các nhà nghiên cứu Trung Quốc về câu phủ định .......14 1.3.1 Quan điểm về mặt hình thức và ngữ nghĩa của ký hiệu phủ định “ 不” và “没” ...............................................................................................................15 1.3.2 Quan điểm về tính chủ quan và tính khách quan của ký hiệu phủ định “不” và “没” ..................................................................................................16 1.3.3 Quan điểm về phủ định trung tính và phủ định về “thời hoàn thành” của ký hiệu phủ định “不” và “没” .......................................................................17 1.3.4 Quan điểm về tính chia tách và tính chắp dính liên tiếp của ký hiệu phủ định “不” và “没” ..........................................................................................18 1.3.5 Quan điểm về phủ định cấm của ký hiệu phủ định “别” .......................19 1.4 Một số quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam về câu phủ định ....20 1.4.1 Về khẳng định và phủ định trong tiếng Việt ..........................................21 1.4.2 Về cách bày tỏ ý phủ định trong tiếng Việt ...........................................22 1.5 Tiểu kết ....................................................................................................23 CHƯƠNG II ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC CỦA CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG Việt 6
- 2.1 Một số nguyên tắc cần bàn luận ...............................................................24 2.11 Phạm vi nghiên cứu của cấu trúc phủ định trong luận văn .....................24 2.1.2 Câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ .......................................24 2.2 Đặc trưng cấu trúc của câu phủ định tiếng Hán .......................................26 2.2.1 Các phương thức thể hiện câu phủ đinh ................................................26 2.2.2 Loại hình của câu phủ định ...................................................................27 2.2.3 Sự phân bố của các từ phủ định trong tiếng Hán hiện đại .....................33 2.3 Những đặc trưng cấu trúc của câu phủ định tiếng Việt ............................54 2.3.1 Các phương thức thể hiện câu phủ định ................................................54 2.3.2 Phân loại của câu phủ định ...................................................................55 2.3.3 Sự phân bố của các từ phủ định trong tiếng Việt hiện đại .....................57 2.4 Tiểu kết ....................................................................................................69 CHƯƠNG III ĐỐI CHIẾU CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 3.1 Sự tương đồng và khác biệt cơ bản về phương thức phủ định giữa tiếng Hán và tiếng Việt ...................................................................................................71 3.1.1 Sự tương đồng trong phương thức phủ định .........................................71 3.1.2 Sự khác nhau về phương thức phủ định ................................................72 3.2 Sự tương đồng và khác biệt cơ bản về cấu trúc phủ định giữa tiếng Hán và tiếng Việt .......................................................................................................73 3.2.1 Sự tương đồng và khác biệt về cấu trúc phủ định giữa “不” và “không......73 3.2.2 Sự tương đồng và khác biệt về cấu trúc phủ định giữa “ 没 ” và “chẳng/chả” ...................................................................................................80 3.2.3. Cấu trúc và từ phủ định đặc biệt “别” với từ phủ định “đừng” trong tiếng Việt ................................................................................................................85 3.3.Tiểu kết ....................................................................................................90 KẾT LUẬN ...............................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................93 7
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 8
- Câu phủ định là loại câu thường dùng trong ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số tiêu chuẩn để phân biệt câu phủ định với các loại câu khác, Tựu trung lại, có bốn tiêu chuẩn như sau: tiêu chuẩn về hình thức của câu; ý nghĩa của câu; hình thức và ý nghĩa của cấu trúc câu; và cách sử dụng ngữ khí của câu. Câu phủ định là sự thể hiện tư duy của con người, nó cũng là hình thức phán đoán về mặt lô-gích trong nhận xét sự vật hiện tượng trong sinh hoạt đời sống của con người. Câu phủ định là sự phán đoán phủ định trái ngược với phán đoán khẳng định về mặt ngữ nghĩa, bất kể ở ngôn ngữ nào cũng có sự trái ngược như vậy. Ngoài đặc tính này, để xác định một cấu trúc phủ định , cần phải căn cứ vào tiêu chí là trong câu có từ phủ định hay không và về nội dung thì nó phủ định thành phần nào trong câu. Nói chung, cấu trúc phủ định thuộc về phạm trù ngữ pháp, và mỗi một ngôn ngữ sẽ có một hệ thống ngữ pháp khác nhau. Nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Cao Danh Khải viết trong cuốn Bàn về ngữ pháp tiếng Hán (《汉语语法 论》)[23] cho biết, để biểu thị cấu trúc phủ định, một số ngôn ngữ chỉ thay đổi về thanh điệu của những từ nòng cốt, như từ “yêu” trong tiếng Bantu châu Phi là “tỏnda”, nhưng “không yêu” là “tonda”; có một số ngôn ngữ thì biểu thị phủ định bằng cách thêm phụ tố cho từ, như từ “tôi mặc” trong tiếng Lithuania là “neszù”, nhưng từ “neneszù” biểu thị “tôi không mặc”; tiếng Hán cũng giống với tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức, đều dùng một thành phần ngữ pháp độc lập (“不” hoặc “not” v.v) để biểu thị cấu trúc phủ định. [ 3,tr 432.] Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập không biến hình, cũng giống như tiếng Hán, cấu trúc phủ định trong câu cũng thường dùng những từ phủ định riêng để biểu thị. Tuy vậy, tiếng Hán và tiếng Việt vẫn có rất nhiều khác biệt về mặt cấu trúc ngữ pháp của câu, cho nên trong cấu trúc phủ định của hai ngôn ngữ này, bên cạnh những đặc điểm giống nhau còn có những điểm khác biệt. Sự giống nhau và khác nhau đó thể hiện như thế nào ? Khi người Việt học tiếng Hán hay người Trung Quốc học tiếngViệt, thì về phần phủ định của câu, cần phải lưu ý những gì, đó chính là những vấn đề mà luân văn của chúng tôi quan tâm , và đó cũng là lý do để chúng tôi chọn đề tài này cho luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay, cấu trúc phủ định tiếng Hán đã được rất nhiều nhà ngôn ngữ Trung Quốc nghiên cứu và trình bày trong các công trình nghiên cứu ngôn 9
- ngữ tiếng Hán. Cuốn sách ngữ pháp đầu tiên của Trung Quốc Mã thị văn thông (《马氏文通》)[40] đã bắt đầu có sự nghiên cứu cấu trúc phủ định. Trong suốt một thế kỷ sau cũng có nhiều nhà ngôn ngữ tiếp tục tiến hành việc nghiên cứu cấu trúc phủ định, đặc biệt từ thập kỷ 80 thế kỷ 20 đến nay, các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc đã và đang tập trung nghiên cứu về từ - câu - cấu trúc của những thành phần phủ định trên các bình diện khác nhau. Trong tiếng Hán, Từ nòng cốt của cấu trúc phủ định chủ yếu gồm ba từ “不” “没” “别”. Vậy ba từ này có sự phân bố ra sao? đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và cách dùng của chúng như thế nào? Những vấn đề trên đã thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực như ngữ pháp truyền thống, ngữ pháp hình thức hay ngữ pháp chức năng v.v . Các nhà ngôn ngữ học như Thompson [58] cho rằng từ phủ định “没” chỉ dùng cho phủ định những sự kiện đã hoàn thành; Lô Giáp Văn [32] và Trần Thuỳ Dân [22] từ nhiều góc độ tìm hiểu sự khác biệt về ý nghĩa ngữ pháp của hai từ phủ định “ 不” và “没”; Ernst [54] và Huang [56] đưa ra một khái niệm mới là cấu trúc chắp dính của từ phủ định “不”, còn Lee và Pan [57] thì đưa ra cấu trúc nòng cốt của từ này; Lã Thúc Tương [37][38] cho rằng, hai từ phủ định “不” và “没” thể hiện sự khu biệt về chủ quan và khách quan của câu; Lin [59] cho rằng, sự khác biệt của hai từ “不” và “没” thể hiện ở chỗ sự lựa chọn khác nhau về đối thể; còn La Hiểu Anh [42] thì đi sâu tìm hiểu về ý nghĩa ngữ pháp của từ phủ định “别”, v.v. Như vậy, việc nghiên cứu về câu phủ định và từ phủ định trong tiếng Hán đã được triển khai từ rất lâu, theo nhiều hướng và đã thu được những kết quả khả quan. Đây chính là thuận lợi cơ bản để chúng tôi có điều kiện tiếp nhận các kết quả đã đạt được, tổng hợp các ý kiến, tiến hành việc so sánh đối chiếu với câu phủ định và từ phủ định trong tiếng Việt. Cũng như đối với việc nghiên cứu cấu trúc phủ định trong tiếng Hán, không ít nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã có những nghiên cứu về phủ định trong tiếng Việt và họ cũng đưa ra những nhận định về cấu trúc này. Nhà ngôn ngữ học Trần Trọng Kim là người bước đầu khảo sát và nghiên cứu cấu trúc phủ định trong tiếng Việt, ông cũng từng định nghĩa về câu phủ định trong “Việt Nam văn phạm” như sau: “Câu phủ định là câu có một tiếng phủ định trạng từ như: không, chẳng, chớ, đừng, chưa v.v... Đặt trước tiếng động từ hay tiếng tính từ”, “Cái nghĩa phủ định của những câu phủ định phải tùy theo cái nghĩa của tiếng phủ định trạng từ dùng ở trong câu.” [9, tr32] Bên cạnh đó, nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo cũng có sự trình bày về 10
- cấu trúc phủ định trong tiếng Việt, ông đã nghiên cứu phủ định và có bài viết đăng trên “Tạp chí Ngôn ngữ” số 8, năm 1999 với tiêu đề là “Nhận định tổng quát, phủ định tổng quát, phủ nhận tính tổng quát của nhận định tổng quát và phủ định tổng quát”, ông cho rằng: “Phủ định tổng quát là một nhận định phủ nhận sự tồn tài của mọi sự vật hay mọi hoàn cảnh làm Đề hay làm Tham tố cho mọi sự tình được biểu đạt trong câu hữu quan. Khi Đề của câu là đối tượng của sự phủ định tổng quát, câu sẽ có hình thức của một câu tồn tại phủ định ... Khi đối tượng của sự phủ định tổng quát là một bộ phận của phần Thuyết, câu sẽ có hình thức của một câu phủ định bình thường.” Về định nghĩa của phủ nhận tính tổng quát, ông đưa ra nhận định sau: “là một hành động ngôn từ (hành vi ngôn ngữ) có tính siêu ngôn ngữ được biểu đạt 1) bằng một tập hợp vị từ hình thái “không/ chẳng phải (là)”, đặt trước một câu nhận định tổng quát, hay đặt ngay trước ngữ đoạn cần phủ định trực tiểp trong câu ấy - có thể có tiểu tố “đâu” ở cuối câu (dạng thức “trần thuật”); hoặc 2) bằng tổ hợp tình thái “có phải (là)” đặt trước cho câu có nhận định tổng quát có tiểu tố tình thái “đâu” mở đầu hay kết thúc toàn câu (dạng thức “nghi vấn không chính danh”) [7] Ngoài ra, còn có rất nhiều nhà ngôn ngữ như Diệp Quang Ban, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Đức Dân v.v cũng đã xác định cấu trúc phủ định cơ bản trong tiếng Việt phải có các từ hoặc những yếu tố phủ định, tầm tác động của yếu tố phủ định trong câu v.v Tuy vậy, sự so sánh đối chiếu câu phủ định giữa hai ngôn ngữ Hán và Việt vẫn là một lĩnh vực mới, ít được chú ý. Những vấn đề đặt ra là: về cấu trúc ngữ pháp, ý nghĩa biểu đạt và cách thức sử dụng câu phủ định và từ phủ định giữa hai ngôn ngữ này có gì giống nhau và có gì khác nhau? Những người học tiếng cần chú ý những gì trong khi sử dụng câu phủ định của hai ngôn ngữ này? Những điều thắc mắc này chúng tôi rất muốn tìm hiểu và làm rõ, cũng như các học giả hay những người đang học tiếng Hán, tiếng Việt đang quan tâm chú ý. Trong luận văn này chúng tôi sẽ dựa trên các công trình nghiên cứu đã có của các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc cũng như Việt Nam để tìm hiểu và nghiên cứu thêm những vấn đề này. 3. Mục đích và nghiện vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Luận văn này đặt ra các mục đích sau: Trên cơ sở trình bày câu phủ định và những từ phủ định tiêu biểu trong 11
- tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại, tiến hành việc so sánh cấu trúc phủ định giữa hai ngôn ngữ để tìm ra những tương đồng và khác biết giữa hai ngôn ngữ này và tổng hợp lại những yếu tố khu biệt về cách thức sử dụng câu phủ định của tiếng Hán và tiếng Việt. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau: - Trình bày những nét tổng quát về câu phủ định và những từ phủ định tiêu biểu trong tiếng Hán hiện đại. - Trình bày những nét tổng quát về câu phủ định và những từ phủ định tiêu biểu trong tiếng Việt hiện đại. - So sánh đối chiếu câu phủ định của hai ngôn ngữ này, tìm ra những tương đồng và khác biệt để góp phần vào việc nghiên cứu câu phủ định của hai ngôn ngữ, tạo thuận lợi cho người học tiếng Hán hay học tiếng Việt khi gặp những câu phủ định . 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là câu phủ định của hai ngôn ngữ: tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt hiện đại. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là những câu phủ định của tiếng Hán và tiếng Việt được dẫn từ một số tác phẩm văn học của Trung Quốc và Việt Nam. Trong khuôn khổ của một luận văn, tác phẩm văn học được sử dụng để khảo sát là những truyện ngắn, tiểu thuyết của nhà văn Lỗ Tấn, Chu Tự Thanh ở Trung Quốc và một số phiên bản dịch sang tiếng Việt của hai nhà văn này. Về ngữ liệu tiếng Việt, luận văn sử dụng một số tác phẩm cùng thời kỳ của hai nhà văn Việt Nam là Anh Đức và Nam Cao. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện ngiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp miêu tả - phân tích: Được sử dụng để miêu tả các dạng cấu trúc phủ định trong tiếng Hán và tiếng Việt, đồng thời phân tích các ví dụ được dẫn từ những tác phẩm văn học của Trung Quốc và Việt Nam. Trên cơ sở miêu tả, phân tích, chúng tôi sẽ đi đến những đặc điểm chính của câu phủ định trong 12
- tiếng Hán và tiếng Việt. - Phương pháp thống kê - phân loại: Được sử dụng để thống kê cấu trúc câu phủ định được dẫn từ những tác phẩm văn học nổi tiếng Trung Quốc và Việt Nam, thống kê số lượng sử dụng câu phủ định, tỷ lệ sử dụng các yếu tố phủ định trong tác phẩm văn học được dẫn, đồng thời phân loại câu phủ định về các mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa... - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Được sử dụng trong chương cuối để so sánh đối chiếu các kiểu câu phủ định giữa tiếng Hán và tiếng Việt nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của kiểu câu này trong hai ngôn ngữ . 6. Đóng góp của luận văn Về mặt lý luận, luận văn sẽ đóng góp cho việc nghiên cứu câu phủ định trong tiếng Hán và xác định các điểm tương đồng cũng như sự khác biệt về câu phủ định và từ dùng để phủ định trong tiếng Hán và tiếng Việt. Về mặt thực tiễn, trên cơ sở kết quả đạt được, luận văn sẽ góp phần giúp cho những người học tiếng Hán hay tiếng Việt có thêm sự hiểu biết về câu phủ định và có thể sử dụng đúng loại câu này trong ngôn ngữ đang học. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: CHƯƠNG I Cơ sở lý thuyết CHƯƠNG II Đặc điểm cấu trúc của câu phủ định tiếng Hán và tiếng Việt CHƯƠNG III Đối chiếu câu phủ định tiếng Hán và tiếng Việt CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Phủ định xét về mặt lô-gích học 1.1.1 Khái niệm phủ định trong Lô-gích học nói chung Từ xưa đến nay, phủ định đã là một vấn đề được các nhà ngôn ngữ học và lô-gích học cùng quan tâm chú ý. Từ góc nhìn của một mệnh đề lô-gích, thì phủ 13
- định có đặc tính để xem xét và làm thay đổi một mệnh đề có đúng hay không. Mệnh đề gồm có hai mặt là mệnh đề khẳng định và mệnh đề phủ định tương ứng của nó, và trong hai mệnh đề này chắc chắn sẽ có và chỉ có một mệnh đề đúng, quy luật này được gọi là quy luật của mâu thuẫn. Nếu tiến hành việc phủ định của một mệnh đề phủ định, thì chúng ta sẽ có một mệnh đề khẳng định tương ứng, và đây chính là quy luật phủ định của phủ định. Trong trường hợp này, khẳng định với phủ định tương ứng với nhau. Nhà lô-gích học Frege cho rằng: mỗi một tư tưởng và cách suy nghĩ đều có một tư tưởng mâu thuẫn trái ngược với tư tưởng vốn còn đó. [26,tr172] 1.1.2 Khái niệm phủ định trong lô-gích toán Với mệnh đề trong lô-gích toán - một phân ngành của lô-gích học thường dùng số 1 hay số 0 biểu thị sự đúng sai của mệnh đề: mệnh đề có giá trị chân lý tức mệnh đề đúng được đánh dấu bằng số 1, ngược lại, mệnh đề không có giá trị chân lý tức mệnh đề sai được đánh dấu bằng số 0. Thì ở trong phép phủ định của lô-gích toán, nếu phủ định của một mệnh đề “a” , thì ký hiệu của phép phủ định này là “-a”, hãy xem bảng giá trị chân lý của phép phủ định trong lô-gích toán: Bảng chân lý của phép phủ định [62] Mệnh đề khẳng định Mệnh đề phủ định a -a 1 0 0 1 Ví dụ: 1) Nếu mệnh đề: a = “Đứa bé ấy chính là Nhuận Thổ.” [109] -a = “Đứa bé ấy không phải là Nhuận Thổ.” Với trường hợp này a=1, -a = 0. 2) Nếu mệnh đề: a = “Dầu xăng là loại chất lỏng được sử dụng trong việc cứu hoả.” -a = “Dầu xăng không phải là loại chất lỏng được sử dụng trong việc cứu hoả.” Với ví dụ này, a = 0, -a =1. Như vậy, trong lô-gích toán của sự phủ định, trong hai mệnh đề chỉ có một mệnh đề đúng, tức mệnh đề a đúng (hoặc sai) thì mệnh đề -a sai (hoặc đúng). Trong ngôn ngữ thường dùng, mối quan hệ giữa cấu trúc khẳng đỉnh của câu với cấu trúc phủ định của câu có thể gọi là mối liên hệ chủ yếu của mâu 14
- thuẫn (contradictory), tức là hai dạng câu - câu khẳng định và câu phủ định của cùng một mệnh đề không thể hoàn toàn đúng, cũng không thể hoàn toàn sai; và ngược lại, chúng có thể có mối quan hệ tương phản (contrary), tức câu khẳng định và câu phủ định của cùng một mệnh đề tuy không thể hoàn toàn đúng, nhưng chúng lại có thể hoàn toàn sai. Sự phủ định trong ngôn ngữ và sự phủ định trong lô-gích tuy đều là phạm trù quan trọng của hoạt động giao tiếp và cách phản ánh thế giới khách quan của con người cũng như việc nhận thức thế giới, nắm bắt thông tin hay bày tỏ tình cảm cá nhân v.v và tuy chúng có những điểm tương đồng như trên, nhưng chúng cũng có sự khác biệt: ngôn ngữ là công cụ giao lưu về tư tưởng hay sự suy nghĩ của con người, ngoài việc chịu ảnh hưởng và giới hạn của thế giới khách quan ra, còn chịu sự hạn chế của những điều kiện ngữ dụng như đối tượng giao tiếp, bối cảnh nhận thức của con người, ngữ cảnh và nội dung trong giao tiếp, mục đích của giao tiếp v.v. 1.2 Một vài ý kiến tổng quan về việc nghiên cứu câu phủ định trên quan điểm ngôn ngữ học Trong giao tiếp hàng ngày, giữa mỗi một cá thể con người bất kể có sự khác biệt gì về chủng tộc, màu da hay địa vị xã hội v.v, đều có nhu cầu phủ nhận và bác bỏ những quan điểm hay ý kiến mà mình không chấp nhận trong những phát ngôn do người đối thoại đưa ra. Vì vậy, với tư cách là một trong những phạm trù ngôn ngữ, tính phủ định thực sự là một thuộc tính chung của tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới. So với các phạm trù ngôn ngữ khác, cấu trúc phủ định không thể phân tích theo hướng ngữ nghĩa dưới góc độ tự nhiên, vì phủ định không có dạng quá khứ hay dạng tương lai về mặt ngữ pháp; phủ định cũng không có thuộc tính âm - dương; về số lượng thì phủ định cũng không có số nhiều hay số ít, chẳng hạn cấu trúc phủ định trong tiếng Anh cũng vậy, nó chỉ có dạng “no”, “not” v.v chứ không có dạng thêm phụ tố “s/es” làm số nhiều vào các từ phủ định thành “noes” hay “nots” để biểu thị phủ định nhiều lần. Vì vậy, từ góc độ trên chúng ta thấy rằng, bất kể ngôn ngữ nào, để cho một câu mang nghĩa phủ định thì chúng ta chỉ có cách đặt một dấu hiệu phủ định (negative marker) vào trong câu, và cái dấu hiệu phủ định này sẽ có chức năng phủ định và bác bỏ những yếu tố trong câu mà cần phủ định, đồng thời câu này 15
- cũng sẽ có ý nghĩa phủ định. 1.2.1 Dấu hiệu phủ định trong ngôn ngữ Dấu hiệu phủ định được tồn tại ở trong tất cả các ngôn ngữ, thông thường dấu hiệu phủ định trong một ngôn ngữ có tính đa dạng, tức là trong một ngôn ngữ không chỉ có một dấu hiệu phủ định, và giữa các dấu hiệu phủ định sẽ có sự khác biệt về chức năng hay cách dùng, và chúng được tập hợp thành một hệ thống phủ định nhất định, từ đó tạo ra cấu trúc phủ định trong ngôn ngữ đó. Mỗi một ngôn ngữ đều có một cách trình bày dấu hiệu phủ định riêng, chẳng hạn có thể dùng những từ mang nghĩa phủ định đảm nhiệm, như trong tiếng Anh có những từ “no”, “not”... mang nghĩa phủ định ; hay thêm phụ tố mang nghĩa phủ định ghép với những yếu tố cần phủ định, như trong tiếng Lithuania là “neszù” là tôi mặc và “ne+neszù” biểu thị “tôi không mặc” [23]; ngoài ra còn có thể dùng những kết cấu ngữ pháp để biểu thị phủ định, chẳng hạn ở tiếng Hungary thì dấu hiệu phủ định “nem” dùng trong phủ định câu trường thuật, còn dấu hiệu phủ định “ne” thì phủ định cho cấu trúc cầu khiến [60]. Cách thức sử dụng dấu hiệu phủ định có sự giống nhau hay không thường dựa vào quy thuộc của hệ ngôn ngữ, tức là những thứ tiếng này có cùng một nhóm trong hệ ngôn ngữ hay không. Tiếng Hán và tiếng Việt đều thuộc loại ngôn ngữ đơn lập và không biến hình, chúng có một số đặc điểm giống nhau về dấu hiệu phủ định (CHƯƠNG III sẽ trình bày cụ thể sự giống nhau và khác nhau về phủ định của hai ngôn ngữ). Nói chung, cả tiếng Hán và tiếng Việt đều có khá nhiều dấu hiệu phủ định, nhưng xét về mặt mức độ sử dụng thì bất kể ngôn ngữ nào cũng đều có một số ký hiệu tiêu biểu và thường dùng nhất. Ở tiếng Hán hiện đại, chúng ta thường thấy ba dấu hiệu phủ định sau hay được sử dụng: “不”, “没”và “别”. Thông thường, ba ký hiểu phủ định này có vai trò và tác dụng riêng mặc dù chúng được đồng thời xuất hiện ở cùng một ngữ cảnh, nhưng ý nghĩa của những dấu hiệu phủ định này lại hoàn toàn khác nhau, và có lúc chỉ có một ký hiệu mang nghĩa phủ định, còn những ký hiệu còn lại thì có chức năng ý nghĩa khác. Ví dụ: (1)仰起头两面一望,只见许多古怪的人,三三两两,鬼似的在那里 徘徊;定睛再看,却也看不出什么别的奇怪。 Dịch: Ngước đầu nhìn xung quanh, lão thấy bao nhiêu người kỳ dị hết sức, cứ hai ba người một, đi đi lại lại như những bóng ma. Nhưng nhìn kỹ thì 16
- lại chẳng lấy gì làm quái lạ nữa. [118] Trong ví dụ trên “不” là dấu hiệu phủ định vì nó được sử dụng với kết cấu “看出” đối lập với “看不出” (không nhìn ra được); nhưng từ “别” ở trường hợp này chỉ có nghĩa là “cái khác” chứ không mang nghĩa phủ định. (2)康大叔见众人都耸起耳朵听他,便格外高兴,横肉块块饱绽,越 发大声说,“这小东西不 1 要命,不 2 要就是了......” Dịch: Bác Cả Khang thấy mọi người vểnh tai nghe, lấy làm thú lắm, những thớ thịt trên mặt nổi từng cục. Bác ta cao hứng nói càng to: - Cái thằng nhãi con ấy không1 muốn sống nữa, thế thôi ... [118] Trong ví dụ này “不” là dấu hiệu phủ định, nhưng ở đây “ 不 ” khác với 1 “不 ” ở chỗ ngữ cảnh và nghĩa của cả một đoạn văn. “ 不 1” là dấu hiệu phủ 2 định vì nó có sự đối lập giữa “ 要命” (muốn sống) và “ 不要命”, còn “不 2” trong “不要” có nghĩa là chết, cả câu “不要就是了” có nghĩa là “chết là được thôi”. Dấu hiệu phủ định trong tiếng Việt được gọi là yếu tố phủ định hay phủ định tố, về thực chất thì ba tên gọi về cách diễn đạt phủ định trong ngôn ngữ là hoàn toàn giống nhau. Trong tiếng Việt, các dấu hiệu phủ định chủ yếu gồm: “không”, “chưa” và “chẳng”, ngoài ra còn có các yếu tố phủ định khác như “đếch” “cóc” v.v. Những dấu hiệu phủ định kể sau thuộc loại không lịch sự khi chúng ta sử dụng. 1.2.2 Sự không tương ứng giữa khẳng định và phủ định trong ngôn ngữ Bất kể trong tiếng Hán hay trong tiếng Việt, hoặc là các ngôn ngữ khác trên thế giới, sự không căn bằng giữa khẳng định và phủ định hầu như đều có một số đặc điểm giống nhau, và đây cũng là một tính chung của ngôn ngữ. Sự không căn bằng giữa khẳng định và phủ định biểu hiện bằng ba phương diện khác nhau là sự không tương ứng với cấu trúc câu, sự không tương ứng với ngữ cảnh và sự không tương ứng với mức độ ngữ nghĩa của từ. 1.2.2.1 Không tương ứng với cấu trúc câu Xét về mặt lô-gích thì quan hệ giữa khẳng định và phủ định là tương ứng với nhau, mỗi một mệnh đề khẳng định đều có một mệnh đề phủ định tương ứng, nhưng xét về mặt ngôn ngữ thì chúng chưa chắc đã là tương ứng, và có thể có những trường hợp có một mệnh đề khẳng định, nhưng không có một mệnh đề phủ định tương ứng, ví du: (3) a.“yêu là vì thích.” b.“yêu là vì không thích.” 17
- Thì ở trong hai ví dụ trên, về cấu trúc ngữ pháp thì hai câu đều đúng, nhưng về mặt ý nghĩa thì câu “b.” là sai, vậy nhóm câu khẳng định và phủ định này không tương ứng với nhau. Ngược lại, cũng có một số trường hợp cấu trúc phủ định trong mệnh đề là đúng, nhưng nếu câu phủ định này tương ứng sang bên khẳng định thì lại sai về ngữ pháp và không thành lập được, ví dụ: (4) a.“Cô bé nhìn thấy con chuột to chạy qua dưới bàn ăn, sợ hết hồn mà không dám động đậy”. b.“Cô bé nhìn thấy con chuột to chạy qua dưới bàn ăn, sợ hết hồn mà dám động đậy”. Chúng ta cũng dễ dàng phát hiện là sự khẳng định trong câu “b.” không hợp lệ vì cô bé kia đang sợ con chuột to mà lại dám động đậy là việc trái ngược với tình hình thực tế trong cuộc sống, vậy thì ở đây khẳng định với phủ định vẫn không thể tương ứng trong hoàn cảnh này. 1.2.2.2 Không tương ứng với ngữ cảnh Ngoài ra, ở trong một số ngữ cảnh tuy khẳng định với phủ định tương ứng với nhau, nhưng với nội dung câu nói thì câu khẳng định sẽ là đúng và câu phủ định tương ứng đó là sai. Chẳng hạn: (5)A: Anh Hoàng ơi, lâu lắm không gặp anh, dạo này thế nào rồi? B: 1) À, con anh vừa bảo vệ xong luận văn thạc sĩ đấy! 2) À, con anh chưa bảo vệ luận văn thạc sĩ. Với ngữ cảnh này, mặc dù câu hỏi của A rất trung tính và A cũng không bày tỏ sự mong muốn nhận được câu trả lời là khẳng định hay phủ định, nhưng nếu B trả lời theo câu 1) thì sẽ tự nhiên hơn và cũng dễ diễn ra cuộc giao tiếp tiếp theo và có thể A sẽ có lời chúc mừng cho B v.v, nhưng nếu B trả lời bằng câu 2) thì không phù hợp và sẽ khiến mọi người cảm thấy lạ, trừ khi A là người thường quan tâm đến đứa con của người B lúc nào bảo vệ luận văn, và khi A hỏi đến chuyện dạo này thế nào tức có nghĩa đang hỏi về tình hình con của B, thì lúc này B sẽ có câu trả lời theo câu 2) để nối tiếp câu hỏi hàm ẩn của A. Ở những trường hợp trên có sự không căn bằng, không tương ứng giữa khẳng định và phủ định. Givón [55] đã trình bày quan điểm để lý giải nguyên nhân hình thành sự khác biệt giữa khẳng định và phủ định. Ông cho rằng, với những trường hợp thông thường, câu phủ định thường dùng cho câu khẳng định tương ứng đã được đưa ra, hoặc là ở trong tình trạng người nói cho rằng người nghe là tin cậy và quen thuộc với câu chuyện mà người nói đang đề cập đến. 18
- Nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Thẩm Gia Huyên [44] cũng đồng quan điểm với Givón. Ông cho rằng, tuy hai câu phát ngôn của B trên đều là câu trần thuật, và chúng chỉ khác biệt về hình thức khẳng định hay phủ định, nhưng về mặt cung cấp thông tin thì hai kiểu câu này lại hoàn toàn khác nhau: câu 1) là ở tình trạng người A không biết P (cái mệnh đề mà người B đưa ra đầu tiên - con anh vừa bảo vệ xong luận văn thạc sĩ) thì người B đưa ra cái thông tìn này cho người A biết, còn 2) là người B đang đoán rằng người A đã biết chuyện P hoặc có thể tin chuyện P mà tiến hành việc phủ nhận. Thẩm Gia Huyên còn cho rằng, câu phủ định không phải dùng để dẫn ra một thông tin mới và đối tượng mới trong thông tin, mà là để phủ định hay bác bỏ những thông tin hay đối tượng đã đề cặp tới. Về quan điểm này có một ví dụ được thể hiện bằng nòng cốt từ là danh từ làm tân ngữ trong câu: (6) a.我昨天在大街上认识一个人。 Dịch: Hôm qua tôi làm quen với một người ở trên phố. b.我昨天在大街上没认识一个人。 Dịch: Hôm qua tôi không làm quen với một người ở trên phố. [52] Với ví dụ trên, cụm danh từ “一个人” (một người) làm tân ngữ thì ở trong câu “a.” vì là khẳng định nên có thể chỉ định cho một người nào đó đã làm quen, nhưng trong câu “b.” “一个人” là cụm danh từ không chỉ định, và thông thường, danh từ làm tân ngữ trong câu phủ định phải là danh từ chỉ định và xác định được, nhưng trong câu khẳng định lại không có điều kiện này. Và đây chính là sự khác biệt rõ ràng giữa khẳng định và phủ định về chức năng thông báo của thông tin. 1.2.2.3 Không tương ứng về mức độ ngữ nghĩa của từ Sự không tương ứng giữa khẳng định và phủ định còn thể hiện ở mức độ ngữ nghĩa của từ được sử dụng trong câu, chẳng hạn một số động từ chỉ có thể dùng trong câu khẳng định, và một số động từ khác lại chỉ có thể sử dụng trong câu phủ định. Theo nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Thạch Dục Trí [45], những từ có mức độ ngữ nghĩa thấp thì chỉ có thể sử dụng trong kết cấu phủ định; những từ có mức độ ngữ nghĩa cao thì chỉ có thể sử dụng trong cấu trúc khẳng định; còn những từ có mức độ ngữ nghĩa vừa phải thì có thể sử dụng tự do giữa hai cấu trúc khẳng định và phủ định. Và những từ chỉ có thể sử dụng trong cấu trúc khẳng định hay cấu trúc phủ định được gọi là ngữ tuyến tính (polarity item). Ví dụ: 19
- (7)高盛五并不介意党委书记的玩笑。 Dịch: Cao Thịnh Ngũ không hề để bụng những chuyện đùa của ông bí thư Đảng uỷ. [52] (8) a.我还清楚地记得昨天发生的事。 Dịch: Tôi còn nhớ rất rõ về chuyện tối hôm qua đã xảy ra. b.我不记得昨天发生的事。 Dịch: Tôi không nhớ những chuyến tối qua đã xảy ra. [52] (9) 我们要时刻铭记党对我们的教诲。 Dịch: Chúng ta phải luôn ghi nhớ trong lòng những điều mà Đảng yêu cầu với chúng ta. [52] Với ba nhóm ví dụ trên, ba từ “介意” “记得” và “铭记” về khái niệm ngữ nghĩa thì giống nhau, đều mang nghĩa là “nhớ tới”, nhưng chúng khác nhau về mức độ ngữ nghĩa. Từ “介意” mức độ ngữ nghĩa rất thấp, thường dùng trong cấu trúc phủ định; từ “ 铭记” mức độ ngữ nghĩa cao nhất, thường dùng trong cấu trúc khẳng định; còn từ “记得” có mức độ ngữ nghĩa trung bình, vậy trong cả hai cấu trúc khẳng định và phủ định đều dùng được. Dưới đây là sơ đồ mức độ ngữ nghĩa của ba từ này: Phạm vi sử dụng PĐ PĐ & KĐ KĐ mức độ ngữ nghĩa Thấp Cao Từ 介意 记得 铭记 Ghi chú: PĐ = phủ định, KĐ = khẳng định, & = và Hiện tượng không tương ứng của các từ ngữ tuyến tính trong cấu trúc khẳng định và phủ định cũng có thể dùng ký hiệu “+” “-” đánh dấu nghi nhớ: “to - nhỏ” là một tổ hợp từ có ý nghĩa tương phản, thì “to” là “-” mang nghĩa không đánh dấu, “nhỏ” là “+” mang nghĩa đánh dấu; “khẳng định - phủ định” có quan hệ đối lập, thì “khẳng định” là “-” mang nghĩa không đánh dấu, “phủ định” là “+” mang nghĩa đánh dấu. Ta có bảng ghi nhớ sau: Cấu trúc câu Khẳng định Phủ định Dấu hiệu mức độ ngữ nghĩa Cao - Thấp + Ghi chú: đánh dấu: + , Không đánh dấu: - Từ bảng dấu hiệu này chúng ta sẽ có: nếu một từ nào đó có mức độ ngữ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 667 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 667 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 303 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 248 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 238 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn