Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nhân học: Nâng cấp lễ hội truyền thống làng Bình Đa (Những đa dạng biểu hiện quyền của chủ thể văn hóa)
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu quá trình nâng cấp lễ hội và các câu chuyện xung quanh, những đánh giá, tranh luận học thuật có liên quan. Từ đó, luận văn phân tích, đánh giá nâng cấp lễ hội có ảnh hưởng như thế nào đối với quyền chủ thế văn hóa. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nhân học: Nâng cấp lễ hội truyền thống làng Bình Đa (Những đa dạng biểu hiện quyền của chủ thể văn hóa)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----***------ TRẦN VĂN HIẾU NÂNG CẤP LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG BÌNH ĐÀ (Những đa dạng biểu hiện quyền của chủ thể văn hóa) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Nhân học Hà Nội-2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----***------ TRẦN VĂN HIẾU NÂNG CẤP LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG BÌNH ĐÀ (Những đa dạng biểu hiện quyền của chủ thể văn hóa) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Nhân học Mã số: 60.31.03.02 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lƣơng Hồng Quang Hà Nội - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, bản luận văn thạc sỹ NÂNG CẤP LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG BÌNH ĐÀ (Những đa dạng biểu hiện quyền của chủ thể văn hóa) là do tôi viết và chƣa công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 3 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN .................................... 11 1.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................... 11 1.2. Tổng quan về làng Bình Đà ................................................................. 19 Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................ 24 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NÂNG CẤP LỄ HỘI ......................................... 25 2.1. Lễ hội truyền thống .............................................................................. 25 2.2. Quá trình nâng cấp lễ hội ..................................................................... 31 2.3. So sánh lễ hội truyền thống và lễ hội đƣơng đại .................................. 34 2.4. Các đánh giá của ngƣời ngoài cuộc ..................................................... 37 Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................ 43 Chƣơng 3: NHỮNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ............................................ 44 3.1. Phƣơng thức tổ chức lễ hội .................................................................. 44 3.2. Sự tham gia của ngƣời dân vào nâng cấp lễ hội .................................. 54 3.3. Tiếng nói của ngƣời dân về các yếu tố mới ......................................... 58 3.4. Các câu chuyện xung quanh nâng cấp lễ hội ....................................... 67 3.5. Quyền của chủ thể văn hóa: các đánh giá ............................................ 72 Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................ 80 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 84 PHỤ LỤC……………………………………………………………………91 1
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BQL : Ban quản lý 2. BVHTTDL : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 3. ĐHQG : Đại học quốc gia 4. GS : Giáo sƣ 5. KHXH : Khoa học xã hội 6. KHXH&NV : Khoa học xã hội và Nhân văn 7. Nxb : Nhà xuất bản 8. PGS.TS : Phó giáo sƣ.Tiến sỹ 9. QĐ : Quyết định 10. QL : Quốc lộ 11. Tr : Trang 12. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 13. UBND : Ủy ban nhân dân 14. VHTT : Văn hóa thông tin 2
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Nâng cấp lễ hội 13 Bảng 2.1: So sánh lễ hội truyền thống và lễ hội đƣơng đại 35 3
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lễ hội truyền thống là một hình thái văn hóa biểu thị những giá trị tiêu biểu của một cộng đồng, một dân tộc. Từ lâu, lễ hội truyền thống đã trở thành đối tƣợng của nhiều ngành khoa học nhƣ lịch sử, văn hóa học, nghệ thuật học,… đặc biệt là Nhân học. Nghiên cứu lễ hội truyền thống trong tƣơng quan với đời sống văn hóa đƣơng đại còn ít, đặc biệt còn thiếu những nghiên cứu có tính ứng dụng. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, ngày càng nhiều lễ hội đƣợc phục dựng nâng cấp, đáp ứng nhu văn hóa tinh thần chính đáng của ngƣời dân… Tuy nhiên, những động thái trên đƣợc xã hội tiếp nhận và phản hồi với nhiều tâm thức khác nhau. Chính từ những phản hồi khác nhau từ giới lãnh đạo, truyền thông và các nhà khoa học đã xuất hiện những cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề này. Quan điểm về bảo tồn nguyên gốc (giữ y nguyên) và bảo tồn phát triển lễ hội trong xã hội đƣơng đại là hai khuynh hƣớng cơ bản trong thời gian gần đây. Không nằm ngoài quy luật trên, lễ hội Làng Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội) thờ hai vị thần: Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại đền Nội và Linh Lang đại vƣơng tại đình Ngoại. Hàng năm, từ ngày 3 đến 6-3 âm lịch, làng lại mở lễ hội tƣởng nhớ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. Năm 2014, lễ hội thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân đã đƣợc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp bằng Di sản phi vật thể quốc gia. Lễ hội đƣợc tổ chức quy mô hơn và thêm nhiều yếu tố mới so với mọi năm. Theo các phƣơng tiện truyền thông thì đa số ngƣời dân tỏ ra đồng thuận và hào hứng về những thay đổi đó. Tuy nhiên những phản hồi của ngƣời dân về phƣơng pháp tổ chức lễ hội hết 4
- sức đa dạng, phản ứng của họ về các yếu tố mới tới đâu, đến mức độ nào và nguyện vọng của cộng đồng thì chƣa đƣợc chú ý đến. Sở dĩ có vấn đề nhƣ vậy là do chúng ta chƣa có những nghiên cứu khoa học để thấy đƣợc những tiếng nói của ngƣời dân trong suốt quá trình tổ chức nâng cấp lễ hội. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: NÂNG CẤP LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG BÌNH ĐÀ (Những đa dạng biểu hiện quyền của chủ thể văn hóa) làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn này. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Đánh giá quá trình nâng cấp lễ hội của ngƣời dân với tƣ cách là chủ thể văn hóa. Ở đây chúng tôi tập trung vào những ngƣời có ảnh hƣởng đến tiến trình tổ nâng cấp lễ hội và cộng đồng dân làng Bình Đà. Bên cạnh đó, những ngƣời dân ngoài làng cũng thuộc diện nghiên cứu của đề tài này. - Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này chúng tôi nghiên cứu lễ hội Bình Đà từ tháng 3 năm 2014 đến nay. Chúng tôi chọn thời gian này nghiên cứu bởi vì từ năm 2014 diễn ra nâng cấp lễ hội Bình Đà. + Không gian nghiên cứu: Làng Bình Đà và các làng xung quanh Bình Đà. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về lễ hội không phải là một đề tài mới. Từ trƣớc tới nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Những nghiên cứu của họ có thể tập hợp và phân loại theo các nhóm sau: - Nhóm các công trình theo khuynh hướng miêu thuật từng lễ hội cụ thể: khuynh hƣớng sƣu tầm nghiên cứu và miêu thuật từng lễ hội cụ thể là khuynh hƣớng trội nhất và có số lƣợng các công trình nhiều nhất nhƣ các công trình của các tác giả Thạch Phƣơng – Lê Trung Vũ [18], Nguyễn Chí Bền (trƣởng ban tuyển chọn) [2], Trƣơng Thìn (chủ biên) [24] …. Theo nhóm các tác giả 5
- tuyển chọn, 212 lễ hội truyền thống đã đƣợc miêu thuật [42]. Điều đáng quan tâm, các công trình trên chủ yếu dừng ở việc miêu thuật và giải nghĩa các lễ hội chứ chƣa nhấn mạnh vào những phân tích về mối liên hệ của các lễ hội truyền thống với xã hội đƣơng đại. - Nhóm công trình theo khuynh hướng nghiên cứu sự biến đổi của lễ hội chủ yếu nhìn nhận theo phƣơng pháp định tính. Một trong những tác giả tiêu biểu cho khuynh hƣớng này là Đoàn Minh Châu với Cấu trúc lễ hội đương đại [4], đã khái quát, so sánh về cấu trúc-chức năng giữa lễ hội đƣơng đại và lễ hội truyền thống; Vũ Ngọc Khánh trong Lễ hội cổ truyền trong quá trình thích nghi với đời sống xã hội hiện đại [37] đã phân tích những biến đổi của lễ hội truyền thống thích ứng với đời sống mới nhƣ thế nào; Đáng lƣu ý là năm 1993, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức một hội thảo khoa học quốc tế về Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại [12]. Các tác giả tham gia hội thảo này đã đóng góp nhiều ý kiến về vai trò của lễ hội truyền thống trong xã hội đƣơng đại, trong đó tác giả Vũ Ngọc Khánh cho rằng lễ hội không phải là một hiện tƣợng văn hóa bất biến mà nó có sự biến chuyển qua thời gian. Sự thay đổi và tiếp tục của các lễ hội chính là sự hài hoà hoá của nó đối với không gian và thời gian nhất định. Năm 2010, hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại (trường hợp hội Gióng), các tham luận tập trung cách thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong xã hội đƣơng đại, kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới về vấn đề này. Đáng chú ý, tác giả Lƣơng Hồng Quang [40] nêu ra các thách thức cho bảo tồn và phát huy di sản khi thêm các yếu tố mới vào lễ hội truyền thống. Đánh giá về vai trò của lễ hội đối với sự phát triển của xã hội, về những giá trị của lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội đƣơng đại, tác giả Ngô Đức Thịnh trong bài viết Những giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền và nhu 6
- cầu của xã hội hiện đại [53] cho rằng, trong xã hội đƣơng đại, lễ hội truyền thống còn giữ năm giá trị cơ bản là 1/ giá trị cộng đồng, trong đó, lễ hội chính là “sự biểu dƣơng sức mạnh của cộng đồng” và là chất kết dính tạo nên “sự cố kết cộng đồng”. Lễ hội là môi trƣờng góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng đồng [53, tr.7]; 2/ giá trị hướng về nguồn, đó là nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc cộng đồng, và chính vì vậy, lễ hội thƣờng gắn với hành hƣơng - du lịch[53, tr.7]; 3/ giá trị cân bằng đời sống tâm linh, theo đó lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con ngƣời; 4/ giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa , trong đó, các lễ hội do nhân dân tự tổ chức, làm tái hiện các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, và cũng chính bản thân họ là những ngƣời hƣởng thụ các sinh hoạt văn hóa đó [53, tr.8]; và 5/ giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội truyền thống là một bảo tàng sống về văn hóa dân tộc, nhờ đó, nền văn hóa ấy đƣợc hồi sinh, tái tạo và truyền giao qua các thế hệ. - Nhóm các công trình nghiên cứu về Bình Đà: Nổi bật có tác giả Nguyễn Doãn Trƣờng với Miền đất cố Bình Đà [28] với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này. Đồng thời tác giả cũng nêu bật đất và con ngƣời vùng quê có truyền thống làm pháo nổi tiếng trong lịch sử. Hội làng Bình Đà của Lê Trung Vũ miêu tả chi tiết về lễ hội làng Bình Đà truyền thống [56, tr.741-745] . Lễ hội lịch sử ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ của Lê Hồng Lý (chủ biên) [16] đã trình bày nội dung và ý nghĩa của lễ hội lịch sử. Giới thiệu một số lễ hội lịch sử ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ trong đó có Lễ hội thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đỗ Thị Hoa Thủy với Thử nghiệm tiếp cận nhân loại học văn hóa trong nghiên cứu lễ hội thông qua lăng kính chủ thể: Trường hợp lễ hội làng Bình Đà 2003 [55] và Nguyễn Tiến Dục với Biến đổi cơ cấu kinh tế xó hội ở làng Bình Đà – Hà Tây trong thời kỳ 1994 – 1998 [33] là hai nghiên cứu với những khái quát tình hình cơ cấu kinh tế xã hội tại địa phƣơng 7
- và mô tả ban đầu về lễ hội tại đây. Đáng chú ý là khóa luận tốt nghiệp khoa Lịch Sử (ĐH KHXH&NV Hà Nội) của Đỗ Văn Cƣờng [32] với “Về việc tu sửa quần thể di tích đền Nội Bình Đà” là nghiên cứu độc lập về quá trình trùng tu quần thể Đình Nội ở làng Bình Đà. Việc tu sửa quần thể di tích đền Nội Bình Đà là một việc làm có tầm quan trọng và ảnh hƣởng rất lớn tới đời sống văn hóa của nhân dân nơi đây. Cùng với sự phát triển chung của đất nƣớc, việc tu tạo các di tích lịch sử - văn hóa khi đã bị xuống cấp là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc tu tạo ấy cần phải đƣợc nghiên cứu tỉ mỉ, dù sửa sang lại mà vẫn giữ đƣợc những nét truyền thống vốn có của nó là thách thức với nhiều phía tại đây. Gần đây UBND huyện Thanh Oai cho phát hành cuốn sách Đền Thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân di tích và lễ hội [30] đã giới thiệu tổng thể về lịch sử và quần thể di tích đền thờ Lạc Long Quân ở bình đà. Bên cạnh đó cuốn sách cũng giới thiệu lễ hội truyền thống làng Bình Đà là một lễ hội đặc sắc ở Bắc Bộ. Nhìn chung chƣa có công trình nghiên cứu nào nói về những biến đổi lễ hội ở Bình Đà và các vấn đề liên quan. Các tác giả mới chỉ khái lƣợc/giới thiệu về Bình Đà trong đó có lễ hội truyền thống-nét đẹp văn hóa của quê hƣơng Thanh Oai. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu quá trình nâng cấp lễ hội và các câu chuyện xung quanh, những đánh giá, tranh luận học thuật có liên quan. Từ đó, luận văn phân tích, đánh giá nâng cấp lễ hội có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với quyền chủ thế văn hóa. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Quá trình nâng cấp lễ hội ở Bình Đà và ghi nhận những phản ứng/ý kiến của ngƣời dân về quá trình này. 8
- - Có những đánh giá dƣới góc nhìn quyền văn hóa và dựa trên ý kiến của chủ thể văn hóa. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Tác giả luận văn cho rằng: trên một giai đoạn của tiến trình lịch sử, khảo sát quá trình nâng lễ hội lễ hội truyền thống, quá trình biến đổi, tác động của bối cảnh xã hội, chúng ta nhìn nhận biến đổi lễ hội thông qua vai trò chủ thể văn hóa và quyền văn hóa. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Với phƣơng pháp nghiên cứu định tính, một số kỹ thuật của phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đạt mục tiêu sau: - Phƣơng pháp phỏng vấn cá nhân nhằm thu thập các phản hồi của ngƣời dân về nâng cấp lễ hội so với lễ hội truyền thống của họ. - Phƣơng pháp thống kê: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu liên quan đến kinh tế xã hội, văn hóa, lễ hội ở Bình Đà phục vụ cho quá trình phân tích các luận điểm đƣợc trình bày trong luận văn. - Phƣơng pháp chuyên gia: tham khảo xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề có liên quan đến nâng cấp lễ hội bao gồm chuyên gia của địa phƣơng và trung ƣơng. - Phân tích tổng hợp: Phƣơng pháp này phải dùng nhiều kiến thức khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực để tập hợp các thông tin tài liệu đã thu thập đƣợc, xây dựng các vấn đề có liên quan đến lý luận và thực tiễn về lễ hội, nâng cấp lễ hội và đƣa ra các đánh giá chung trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội. 9
- 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (02 trang), Tài liệu tham khảo (7 trang), Luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về làng Bình Đà (15 trang) Chƣơng 2: Thực trạng nâng cấp lễ hội Bình Đà (19 trang) Chƣơng 3: Những đánh giá quá trình nâng cấp lễ hội Bình Đà (38 trang) 10
- Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở lý thuyết 1.1.1. Khái niệm Cộng đồng Khái niệm cộng đồng xuất hiện vào những năm 1940 tại các nƣớc thuộc địa của Anh. Đến năm 1950, Liên hiệp quốc công nhận khái niệm phát triển cộng đồng nhƣ một công cụ để thực hiện các chƣơng trình dự án phát triển của quốc gia. Về sau này các tổ chức phi chính phủ triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phƣơng cần có sự tham gia gia đóng góp của cộng đồng địa phƣơng thì khái niệm cộng đồng trở nên phổ biến hơn. Theo Keith và Ary 1998 thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên cùng một khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hay hôn nhân, và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị”[55, tr.14]. Khái niệm này nhấn mạnh đến các yếu tố con ngƣời, cùng có một số đặc điểm trong trong mối quan hệ về cƣ trú, địa lý, dân tộc, huyết thống, văn hóa, tôn giáo,v.v... Cộng đồng là một trong những khái niệm xã hội học mang nhiều ý nghĩa khác nhau, đƣợc sử dụng một cách rộng rãi. Theo nghĩa rộng, khái niệm này dùng để chỉ cộng đồng các quốc gia theo lãnh thổ nhƣ cộng đồng châu Âu, châu Á... Theo nghĩa hẹp, khái niệm này đƣợc dùng để chỉ một dạng xã hội, căn cứ vào những đặc điểm tƣơng đối nhƣ sắc tộc, văn hóa, tôn giáo có các cộng đồng Hồi giáo, cộng đồng ngƣời da đen...và nhỏ hơn nữa nó đƣợc dùng để chỉ những đơn vị xã hội cơ bản nhƣ làng, xã, gia đình có những đặc điểm chung về địa lý, văn hóa, lứa tuổi, nghề nghiệp... Theo giáo sƣ Tô Duy Hợp“Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức, là một nhóm người cùng chia sẻ và cùng chịu sự ràng buộc bởi các 11
- đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên” [7, tr.10]. Để hiểu rõ hơn khái niệm cộng đồng cần phải chỉ ra đƣợc các thành tố tạo nên cộng đồng. Theo tác giả Tô Duy Hợp và Lƣơng Hồng Quang trong cuốn “Phát triển cộng đồng: lý thuyết và vận dụng” (2000), đã chỉ ra các yếu tố cấu thành nên cộng đồng bao gồm1: - Địa vực: Theo tác giả, địa vực là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất đƣợc coi là cơ sở để ta xác định ranh giới của cộng đồng để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác. - Yếu tố kinh tế: Yếu tố kinh tế không chỉ đơn thuần là các hoạt động kinh tế mà mà nó là yếu tố quan trọng về mặt vật chất để duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Đồng thời kinh tế còn là thƣớc đo, là đòn bẩy đánh giá sự phát triển. - Yếu tố văn hóa: Đây là yếu tố rất quan trọng để nhận biết cộng đồng, trong đó đặc biệt chú ý đến các khía cạnh truyền thống, lịch sử, tộc ngƣời, tôn giáo – tín ngƣỡng, phong tục tập quán, hệ thống giá trị chuẩn mực... Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng đƣợc giới thiệu trong lĩnh vực giáo dục ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm cộng đồng đang gây nhiều tranh cãi. Bởi nội hàm của từ này trong thực tế cũng cần đƣợc xem xét cẩn trọng. Đối với lễ hội hiện nay, cộng đồng/chủ thể văn hóa của lễ hội cần xem xét lại ở đây là ai? Quan niệm thƣờng thấy về cộng đồng là ngƣời dân trong làng hoặc địa vực văn hóa diễn ra lễ hội. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, cộng đồng có thể chỉ là 1 cá nhân trong cộng đồng nhiều ngƣời. Ở đây chúng ta nhìn nhận vai trò cá nhân lớn tới mức ảnh hƣởng đến cả quyết định của ngƣời dân trong làng và địa vực nơi có lễ hội. Với vị thế nhƣ vậy, khái niệm 12
- cộng đồng cần đƣợc hiểu và phân tích thấu đáo ở từng trƣờng hợp và hoàn cảnh khác nhau. 1.1.2. Nâng cấp lễ hội Những năm gần đây, cụm từ nâng cấp lễ hội đƣợc các phƣơng tiện truyền thông và các nhà khoa học thƣờng nhắc đến. Các phƣơng tiện truyền thông cho rằng nâng cấp lễ hội là một quá trình đƣa lễ hội từ nhỏ đến lớn, từ bình thƣờng trở thành hoành tráng hóa, với sự tham gia của nhiều thành phần trong đó có các sự kiện để thu hút khán giả. Quan điểm của một số nhà khoa học cho rằng nâng cấp lễ hội nhƣ tổ chức một sự kiện [66] hay cho Lễ hội - "nâng" đến "cấp" nào? [57] nhƣng trong nhiều trƣờng hợp, việc bổ sung những yếu tố mới khi tổ chức lễ hội là điều không thể né tránh. Nhƣng điều quan trọng là phải tìm đƣợc sự dung hòa, tiếp nối với truyền thống. Bên cạnh đó dù nâng cấp lễ hội với mục đích gì hay với cách làm nhƣ thế nào thì vai trò của cộng đồng vẫn đƣợc coi trọng, trung tâm của lễ hội. Bên cạnh đó, dù có thêm các hoạt động các yếu tố của nghệ thuật hiện đại trong lễ hội nhằm thu hút sự quan tâm của ngƣời dân nhƣng tinh thần, các giá trị của lễ hội phải đƣợc gìn giữ và phát huy mới đƣợc coi là nâng cấp lễ hội. Theo quan điểm của TS Đoàn Minh Châu trong Cấu trúc lễ hội đương đại [4, tr.119-132], chúng tôi sơ đồ hóa cấu trúc lễ hội truyền thống và nâng cấp lễ hội nhƣ sau: Bảng 1.1: Nâng cấp lễ hội Stt Lễ hội truyền thống Lễ hội hiện đại (nâng cấp) 1 Tế lễ: Nghiêm trang, thành kính Lễ Khai mạc Đám rƣớc và diễn xƣớng: Náo Diễu binh, diễu hành 2 nhiệt, hoành tráng Sân khấu hóa, diễn xƣớng hiện đại 3 Vui chơi và ăn uống: Xả hơi Vui chơi và ăn uống 13
- Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy quá trình nâng cấp lễ hội hiện nay không thay đổi nhiều về các bƣớc. Sự thay đổi nằm ở hình thức của lễ hội. Về cơ bản, lễ hội vẫn giữ đƣợc các nghi thức của diễn xƣớng truyền thống. Tuy nhiên, khi nâng cấp lễ hội, ngƣời ta thƣờng thêm các phần, các tiết mục, các tích trò nhằm thu hút ngƣời dân vào các hoạt động của lễ hội. Bên cạnh đó, có thể nhận thấy, xu hƣớng hành chính hóa lễ hội cũng đƣợc xem nhƣ biểu hiện của nâng cấp lễ hội hiện nay. Nâng cấp lễ hội hiện nay thƣờng đƣợc hiểu ở phạm vi quy mô của lễ hội và các hoạt động liên quan đến lễ hội. Ở phạm vi quy mô lễ hội: Một xu hƣớng phổ biến hiện là nâng cấp từ lễ hội của làng lên thành lễ hội của huyện của cả vùng. Mục đích của nâng cấp lễ hội này là thu hút sự tham gia của ngƣời dân trong làng và ngoài làng. Nói cách khác, là nâng cấp lễ hội từ lễ hội của một cộng đồng nhỏ thành lễ hội của cộng đồng lớn hơn, đông đảo hơn. Một xu hƣớng nâng cấp nữa của nâng cấp lễ hội hiện nay là thêm các hoạt động liên quan. Đối với các lễ hội truyền thống có hoạt động đơn điệu thì nay thêm vào các hoạt động mới nhƣ: đá gà, kéo co, bắt vịt hay lễ tam sinh (đồ dâng cúng),...làm cho lễ hội ngày càng phong phú hơn nữa và thu hút nhiều đối tƣợng tham dự vào lễ hội. Thêm vào đó, một xu hƣớng nữa là phục dựng lại các nghi lễ, các tích trò đã bị mai một của cộng đồng. Đây cũng là một biểu hiện của nâng cấp lễ hội hiện nay. Tất cả các xu hƣớng nâng cấp lễ hội này phải có sự chấp nhận của cộng đồng. Bởi vì họ là ngƣời gìn giữ và tổ chức những hoạt động này trong lai. Nhƣ vậy, theo chúng tôi, nâng cấp lễ hội là biến đổi quy mô và các hoạt động liên quan đến lễ hội mà không mất đi bản chất vốn có của lễ hội truyền thống. Đối với lễ hội Bình Đà năm 2014, cụm từ nâng cấp lễ hội đƣợc sử dụng khi lễ hội có thêm nhiều yếu tố mới (chúng tôi xin trình bày cụ thể ở chƣơng 14
- 2). Chẳng hạn nhƣ thêm nghệ thuật đƣơng đại: tiệc ánh sáng 3D, nghệ thuật thƣ pháp tại sân đình làng Bình Đà. Chính vì vậy nâng cấp lễ hội, việc bổ sung những yếu tố mới khi tổ chức lễ hội là điều không thể né tránh. Nhƣng điều quan trọng là phải tìm đƣợc sự dung hòa, tiếp nối với truyền thống. Điều đó đƣợc thể hiện ở lễ hội Bình Đà năm 2014 khi thêm các yếu tố mới vào phần hội, không can thiệp vào phần lễ truyền thống của dân làng. 1.1.3. Các quan điểm lý thuyết về bảo tồn di sản Ở nƣớc ta hiện nay, nhiều nhà quản lý và nhiều học giả có thẩm quyền trong lĩnh vực di sản ở nƣớc ta vẫn đang bảo vệ và cổ súy cho những quan điểm bảo thủ đối với bảo tồn di sản và vì thế, những mô hình bảo tồn di sản khác với quan điểm trên thƣờng chƣa đƣợc họ chấp nhận nhƣ là một trong những mô hình bảo tồn di sản. Thực ra, những tri thức mới về các mô hình bảo tồn di sản đã đƣợc phổ biến trong giới nghiên cứu văn hoá ở Việt Nam: Đã có hẳn một luận văn tiến sỹ trình bày về những vấn đề lý luận này [22]. Ashworth [31]- một học giả có uy tín hiện nay - đã tổng kết từ thực tế bảo tồn di sản ở nhiều nƣớc trên thế giới thành ba quan điểm và tƣơng ứng với nó là ba mô hình bảo tồn di sản: Bảo tồn y nguyên Đây là quan điểm dựa trên quan điểm bảo tồn văn hoá vật thể của các nhà bảo tàng học. Quan điểm này cho rằng, các sản phẩm của quá khứ cần đƣợc bảo tồn nguyên dạng nhƣ nó vốn có. Quan điểm này phát triển từ năm 1850 và thịnh hành một thời gian dài. Các nhà bảo tàng học nƣớc ta cũng chịu ảnh hƣởng khá mạnh bởi quan điểm này. Đối với lễ hội truyền thống - một loại hình văn hoá phi vật thể - thì việc xác định đâu là các yếu tố nguyên gốc sẽ gặp phải những khó khăn. Một mặt, những thay đổi lịch sử tác động đến sự biến đổi về chức năng của các lễ hội 15
- dẫn đến biến đổi cấu trúc lễ hội, mặt khác, bất cứ một lễ hội nào cũng tự tích hợp những yếu tố văn hoá của thời đại hoặc ngoại lai (dù vô tình hay hữu ý) để thích nghi với từng thời đại. Điều quan trọng hơn là: bản chất của truyền thống nói chung và lễ hội nói riêng là sự lựa chọn và sáng tạo của từng cộng đồng. Các nhà bảo tồn hãy thử hình dung: Nhiều cộng đồng làng mà lễ hội của họ xƣa kia không đƣợc đầy đủ lệ bộ, không có quy mô lớn... đã học hỏi những nghi thức, diễn xƣớng ở những lễ hội khác để làm cho lễ hội làng mình "hoành tráng" hơn, thu hút khách thập phƣơng hơn? Chẳng lẽ điều đó là sai? Là không nguyên gốc và nhƣ thế là di sản nhƣ vậy không có giá trị ƣ? Bảo tồn trên cơ sở kế thừa Quan điểm này thừa nhận sự biến đổi của di sản, nhƣng lại cực đoan: Quan điểm này cho rằng mỗi di sản văn hoá có nhiệm vụ lịch sử ở những không gian và thời gian cụ thể, những mặt tích cực của chúng phải đƣợc phát huy cho phù hợp với nhu cầu thời đại, ngƣợc lại những mặt tiêu cực phải bị loại bỏ. Di sản, nhất là di sản văn hoá phi vật thể luôn là một thực thể hữu cơ không thể chia cắt thành những yếu tố tích cực/tiêu cực; tiến bộ/lạc hậu; tốt/xấu... Vì thế khi chúng bị chia cắt một cách siêu hình thì lập tức bị biến dạng và tiêu vong. Thực tiễn ở Việt Nam đã cho thấy, với quan điểm bảo tồn này nhiều lễ hội chỉ còn lại phần "hội", nhiều hình thái văn hoá gắn với tín ngƣỡng cổ xƣa, nhiều diễn xƣớng dân gian có giá trị bị coi là dị đoan và bị cấm thực hành. Rõ ràng bảo tồn di sản theo quan điểm này sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là nhiều hình thái văn hoá cổ truyền mà dƣới con mắt của ngƣời đƣơng thời là không phù hợp sẽ bị gỡ bỏ và di sản sẽ không còn toàn vẹn nữa. Bảo tồn - phát triển 16
- Chúng tôi lấy quan điểm này làm cơ sở nghiên cứu cho luận văn. Đây là quan điểm hiện nay đang chiếm vị trí chủ đạo trong giới học thuật cũng nhƣ giới quản lý văn hoá ở nhiều nƣớc phát triển trên thế giới. Quan điểm này không bận tâm với việc tranh cãi nên bảo tồn y nguyên nhƣ thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy đƣợc tác dụng trong đời sống đƣơng đại. Hạt nhân của quan điểm lý thuyết này là khái niệm "tính xác thực" (hay “tính chân thực”) của di sản (Authenticity of Heritage): Nếu nhƣ các quan điểm truyền thống cho rằng độ chân thực là cốt lõi của di sản thì ngày nay ngƣời ta lại đánh giá thấp vai trò của tính chân thực này: Chân thực hay không không phải là một giá trị khách quan mà nó đƣợc đo bằng trải nghiệm. 1.1.4. Lý thuyết về Quyền văn hóa Quyền văn hóa thƣờng đƣợc coi nhƣ kém phát triển trong các vấn đề về nhân quyền. Thuật ngữ này đã đƣợc chọn làm tiêu đề của cuộc Hội thảo đƣợc tổ chức vào năm 1991 tại Đại học Fribourg và sau đó nó đã đƣợc chấp nhận rộng rãi. Nó cho thấy rằng, so với các thể loại khác về quyền con ngƣời: dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa quyền là kém phát triển nhất nhƣ phạm vi, nội dung quy phạm pháp luật và các biện pháp thực thi có liên quan. Một cách hiểu đơn giản về Quyền văn hóa thể hiện ở 3 nội dung sau[23]: Thứ nhất, quyền văn hoá bao gồm quyền được hưởng thụ văn hoá hay nói một cách ngắn gọn, người dân và cộng đồng có quyền đòi hỏi được hưởng thụ các sinh hoạt văn hoá. Văn hoá là sáng tạo và thành tựu của con người trong quá trình lịch sử và chung sống. Những sáng tạo và thành tựu ấy của con ngƣời cần đƣợc truyền bá cho mọi ngƣời. Đó là lý do tại sao, ngƣời ta phải chiếu đi chiếu lại những bộ phim nổi tiếng, phải dịch những cuốn sách hay ra nhiều thứ ngôn ngữ, phải đƣa các đoàn văn hoá - nghệ thuật đi lƣu diễn ở nhiều nơi v.v. Mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân đều có quyền đƣợc hƣớng thụ 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh
71 p | 1174 | 144
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Hướng dẫn chi tiết thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế tài chính - ngân hàng - ĐH Kinh tế Luật
15 p | 309 | 58
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nghiên cứu giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị
127 p | 121 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH tư vấn Xây dựng và Thương mại Anh Phong
133 p | 85 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: So sánh thể chế chính trị giữa Cộng hòa Pháp và Liên bang Nga
84 p | 102 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học: Vai trò của Đoàn Thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
117 p | 68 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán bán hàng tại Công ty TNHH TOTO Việt Nam
161 p | 28 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lắp máy Điện nước và Xây dựng
171 p | 19 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Xây dựng và Thương mại Anh Phong
133 p | 18 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng & Thiết bị điện nước Minh Hà
166 p | 21 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị
117 p | 67 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam
140 p | 16 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây dựng và Công nghiệp Delta
140 p | 14 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
145 p | 73 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học: Nhà ở truyền thống của các cộng đồng người Nam Đảo ở Việt Nam: Những biến đổi và hướng bảo tồn
147 p | 39 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ: Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dịch vụ về lưu trữ ở Việt Nam
114 p | 41 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn