intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cán bộ y tế Bệnh viện đa khoa Hà Đông giảm “stress”

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

54
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu thực trạng stress của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông về mặt lý luận và thựctiễn. Trên cơ sở đó nhằm nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hôi trong việc hỗ trợ giảm thiểu stress cho cán bộ y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cán bộ y tế Bệnh viện đa khoa Hà Đông giảm “stress”

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  BÙI THỊ THANH MAI VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ CÁN BỘ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG GIẢM “STRESS” LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội, 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  BÙI THỊ THANH MAI VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ CÁN BỘ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG GIẢM “STRESS” Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60900101 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS HOÀNG BÁ THỊNH Hà Nội, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu, các kết luận được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào.Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
  4. LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội với đề tài: “Vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cán bộ y tế tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông giảm “Stress” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, những lời động viên sâu sắc từ thầy cô, bạn bè, gia đình. Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Hoàng Bá Thịnh người đã không quản ngại thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học vừa qua, cung cấp cho tôi nhưng kiến thức bổ ích là vốn tư liệu sống vô cùng đáng quý là tiền đề để tôi thực hiện luận văn của mình. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Hà Đông, các anh chị đồng nghiệp đang công tác tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT WHO: Tổ chức y Tế thế giới BVĐKHĐ: Bệnh viện đa khoa Hà Đông CBYT: Can bộ y tế CSSK: Chăm sóc sức khỏe CTXH: Công tác xã hội ĐTB: Điểm trung bình BV: Bệnh viện NB: Ngƣời bệnh
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 5 2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................ 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .................................................. 15 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu đề tài ................................. 15 5. Câu hỏi nghiên cứu đề tài ......................................................................... 16 6. Giả thuyết nghiên cứu đề tài ..................................................................... 16 7. Phương pháp nghiên cứu đề tài................................................................. 17 8. Đóng góp về khoa học đề tài ....................................................................... 19 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ L LUẬN VÀ TH C TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 20 1.1. Các khái niệm công cụ ............................................................................. 20 1.1.1. Khái niệm vai trò ................................................................................... 20 1.1.2. Khái niệm stress .................................................................................... 21 1.1.3. Khái niệm cán bộ y tế............................................................................ 26 1.1.4. Stress của Cán bộ y tế ........................................................................... 27 1.1.5. Khái niệm công tác xã hội trong y tế .................................................... 27 1.1.6. Khái niệm nhân viên công tác xã hội trong y tế ................................... 27 1.1.7. Khái niệm bệnh viện ............................................................................. 28 1.2. Các lý thuyết ứng dụng ............................................................................ 28 1.2.1. Lý thuyết vai trò .................................................................................... 28 1.3. Vai trò nhân viên công tác xã hội trong y tế ............................................ 30 1.4. Tổng quan Bệnh viện đa khoa Hà Đông .................................................. 33 1.4.1. Phòng công tác xã hội Bệnh viện đa khoa Hà Đông ............................ 36 1.4.2.Các hoạt động hiện nay của Bệnh viện đa khoa Hà Đông ..................... 36 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 40 CHƢƠNG 2: TH C TRẠNG CỦA CÁN BỘ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG BỊ “STREES” ............................................................... 41 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu ............................................................... 41 1
  7. 2.2. Thực trạng những vấn đề căng thẳng /stress cán bộ y tế Bệnh viện đa khoa Hà Đông.................................................................................................. 44 2.2.1. Thực trạng sự hiểu biết của cán bộ y tế về stress .................................. 44 2.2.2. Mức độ stress đối với công việc hiện tại của cán bộ y tế ..................... 47 2.3. Thực trạng biểu hiện stress của cán bộ y tế ............................................. 48 2.3.1. Thứ bậc điểm trung bình của các mặt biểu hiển ................................... 48 2.3.2. Thực trạng biểu hiện stress về mặt cơ thể của cán bộ y tế tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông ............................................................................................. 49 2.3.3.Thực trạng biểu hiện stress về mặt cảm xúc của cán bộ y tế tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông................................................................................................... 51 2.3.4.Thực trạng biểu hiện stress về mặt hành vi của cán bộ y tế tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông................................................................................................... 52 2.4.Các nguyên nhân gây stress của CBYT tại BVĐK Hà Đông ................... 53 2.4.1.Về thứ bậc của các nhóm nguyên nhân gây ra stress ............................. 54 2.4.2.Những nguyên nhân trong công việc gây stress cho cán bộ y tế ........... 55 2.4.3.Nhóm nguyên nhân mối quan hệ tại nơi làm việc ................................. 56 2.4.4. Nhóm nguyên nhân do môi trường làm việc ........................................ 60 2.5.Những cách ứng phó với stres của CBYT bệnh viện đa khoa Hà Đông .. 61 2.6.Nghiên cứu trường hợp điển hình CBYT bị stress ................................... 63 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 67 CHƢƠNG 3: VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIÊC GIẢM “STRESS” CHO CÁN BỘ Y TẾ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG ...................................................................................................... 68 3.1.Nhu cầu cần hỗ trợ giảm “stress” của cán bộ y tế Bệnh viện đa khoa Hà Đông. ............................................................................................... 68 3.2. Vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện công tác xã hội nhóm cho các đối tượng cán bộ y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông ............ 69 3.2.1. Thành lập nhóm giải trí cho đối tượng cán bộ y tế ............................... 69 3.2.2. Vai trò nhân viên công tác xã hội ......................................................... 77 2
  8. 3.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc hỗ trợ CBYT giảm stress ................ 78 3.3. Đề xuất, giải pháp nâng cao vai trò của nhân viên CTXH đối với hỗ trợ CBYT giảm stress. .......................................................................................... 79 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85 3
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ tổ chức bộ máy BVĐK Hà Đông .......................................................... 34 Bảng 2.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu ............................................... 41 Biểu đố 1. Phân nhóm theo độ tuổi ................................................................. 42 Biểu đố 2. Phân nhóm theo bằng cấp .............................................................. 43 Biểu đồ 3. Phân nhóm theo thâm niên công tác .............................................. 44 Bảng 2.2. Sự hiểu biết của cán bộ y tế về stress ............................................. 45 Biểu đồ 4. Mức độ hiểu biết stress theo vị trí với công việc hiện tại của cán bộ y tế .............................................................................................................. 47 Bảng 2.3. Mức độ stress của CBYT ................................................................ 47 Bảng 2.4. Điểm trung bình các mặt biểu hiện stress ....................................... 48 Biểu đồ 5. ĐTB các biểu hiện stress về mặt cơ thể ........................................ 49 Bảng 6. ĐTB các biểu hiện stress về mặt cảm xúc ......................................... 51 Bảng 7. ĐTB các biểu hiện stress về mặt hành vi............................................ 52 Bảng: 2.5 thứ bậc của các nhóm nguyên nhân gây stress .............................. 54 Biểu đồ 8. ĐTB các nguyên nhân trong công việc ......................................... 55 Biểu đồ 9. ĐTB các nguyên nhân quan hệ tại nơi làm việc ............................ 57 Biểu đồ 10. ĐTB các nguyên nhân quan hệ với đồng nghiệp ........................ 57 Biều đố 11. ĐTB các nguyên nhân do mối quan hệ với bệnh nhân ............... 58 và người nhà bệnh nhân .................................................................................. 58 Biểu đồ 12. ĐTB các nguyên nhân do môi trường bên ngoài ........................ 59 Biểu đồ 13. ĐTB các nguyên nhân do môi trường làm việc .......................... 61 Biểu đồ 14. Cách ứng phó với stress của CBYT ............................................ 62 Bảng 2.6. Các biểu hiện của trường hợp bị stress ........................................... 63 Bảng 2.7. Những nguyên nhân khiến anh K bị stress ..................................... 64 4
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), loài người đã trải qua “thời đại bệnh truyền nhiễm”, “thời đại bệnh thể xác” và đang chuyển sang “thời đại bệnh tinh thần” trong thế kỷ XXI [18]. Việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã mang lai nhiều hiệu quả kinh tế, giáo dục và y tế… diện mạo đất nước đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì trong những năm gần đây ngành y tế nước ta đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho nhân dân được thực hiện tốt hơn. Nhưng đồng thời với hiệu quả trên, đặc điểm người lao động không kịp thích nghi và họ đã bị stress dưới nhiều dạng khác nhau trong mọi lĩnh vực ngay cả đối tượng lao động trong lĩnh vực y tế. Công tác xã hội (CTXH) trong bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh và các cán bộ nhân viên y tế trong bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh. Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tượng khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện là cầu nối để giải quyết các mâu thuẫn giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, giữa nhân viên y tế và nhân viên y tế, giữa bệnh nhân và bệnh nhân,..Do đó, CTXH trong bệnh viện thực sự có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. CTXH không chỉ đơn thuần là công tác từ thiện trong bệnh viện, như các bữa ăn, nồi cháo từ thiện cho bệnh nhân nghèo, tặng quà cho bệnh nhân khó khăn mà còn chăm lo đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên y tế trong bệnh viện. Theo niên giám thống kê năm 2013, cả nước có khoảng 1.125 bệnh viện với 215.640 giường bệnh. Trong số này có 46 bệnh viện Trung ương với 5
  11. 26.756 giường bệnh, 447 bệnh viện tuyến tỉnh với 110.549 giường bệnh, 1.214 bệnh viện huyện với 77.134 giường bệnh và 155 bệnh viện công lập với 9.501 giường bệnh1. Trong khi đó tại hầu hết các bệnh viện của cả nước, nhất là các bệnh viện tuyến trên thường xuyên ở trong tình trạng quá tải, vượt mức so với số giường bệnh cho phép. Công suất sử dụng giường bệnh chung của các bệnh viện tuyến trung ương năm 2009 là 116% tăng lên 120% năm 2010 và 118% năm 2011. Trầm trọng hơn cả là bệnh viện K: 249%, Bạch Mai:168%, Chợ Rẫy: 154%, Phụ sản Trung ương: 124%2. Hơn nữa những năm trở lại đây tình trạng bệnh tật gia tăng và xuất hiện nhiều những căn bệnh lạ, các bệnh dịch cũ tái phát với mức độ lây lan rộng, tỷ lệ tử vong cao. Tất cả những điều đó làm lượng bệnh nhân tăng dồn dập theo từng chu kỳ bệnh. Trong khi đó, nhu cầu khám chữa bệnh với chất lượng dịch vụ cao ngày càng lớn, nên lượng bệnh nhân đổ dồn về các bệnh viện chuyên khoa tuyến trên ngày một tăng. Sự quá tải nêu trên dẫn đến một hiện trạng làm việc căng thẳng của đội ngũ y, bác sĩ, đặc biệt tại hệ thống bệnh viện Trung ương, đã có một lúc bác sĩ một ngày phải khám chữa từ vài chục đến hàng trăm bệnh nhân, điều này dẫn tới việc các bác sỹ không đủ thời gian, nhiệt tình và sức lực để tiếp tục hoạt động, tư vấn trả lời những thắc của người bệnh. Tất yếu, người bệnh sẽ không hài lòng về dịch vụ mà họ đang sử dụng đồng thời tạo nên áp lực công việc đối với đội ngũ y, bác sĩ bằng dư luận, truyền thông khiển trách cán bộ ngành y tế. Theo ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh - chỉ trong 3 tháng đầu năm 2017, đã có hàng chục vụ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vào bệnh viện hành hung, đe dọa y, bác sĩ, gây rối làm mất an ninh trật tự tại bệnh viện. Thậm chí, một số đối tượng còn lợi dụng các sự cố y khoa để đe dọa, tống tiền… bác sĩ và bệnh viện. Cũng theo ông Khuê, các vụ xảy ra chủ yếu ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60%), BV tuyến trung ương 1 Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2013 2 Nguồn: Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2010-2020 của Bộ Y tế năm 2012 6
  12. (chiếm 20%). Đối tượng bị tấn công, hành hung chủ yếu là bác sĩ (chiếm 70%), tiếp đến là điều dưỡng (chiếm 15%)3. Bệnh viện đa khoa Hà Đông là bệnh viện hạng I của Sở Y tế ( Bệnh viện tỉnh Hà Tây cũ) nằm tại số 2 Bế Văn Đàn, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. Bệnh viện với 700 giường bệnh và 900 cán bộ nhân viên y tế, có khu dành riêng cho tội phạm và HIV/AIDS. Tại đây bệnh viện đang gặp tình trạng quá tải do các tuyến dưới chuyển lên, những khó khăn áp lực tâm lý tại những điểm nóng như khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu, khoa Nhi, Chấn thương… đội ngũ y, bác sĩ luôn bận rộn trong công việc khám, tư vấn, điều trị cho bệnh nhân song áp lực công việc, những vụ việc như hành hung bác sĩ diễn ra tại khoa Cấp cứu thời gian vừa qua khiến đội ngũ nhân viên y tế áp lực lo lắng ngày càng cao. Với những lý do xuất phát từ thực trạng những vấn đề khó khăn của CBNV y tế ngành y, cũng như từ thực trạng khó khăn của CBNV y tế tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, thực trạng của bệnh viện về chăm lo đời sống tinh thần của nhân viên mà các đề tài đã nghiên cứu về bệnh viện trước chưa chạm đến được là lý do tôi chon vấn đề nghiên cứu “Vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cán bộ y tế Bệnh viện đa khoa Hà Đông giảm “stress”. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Công tác xã hội trong y tế trên thế giới  Vai trò Công tác xã hội trong y tế trên thế giới Ở Mỹ, công tác xã hội lần đầu tiên được đưa vào bệnh viện năm 1905 tại Boston và đến nay hầu hết các bệnh viện đều có phòng công tác xã hội và đây là một trong những điều kiện để các bệnh viện được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viên Mỹ. Tại châu Á, hoạt động công tác xã hội được công nhận đầu tiên tại Trung Quốc là hoạt động xã hội về y tế tại khoa CTXH bệnh viện tại Bắc 3 Nguồn: Bộ Y Tế (2006), Sức khỏe nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 7
  13. Kinh, thành lập năm 1921 bởi một nhân viên làm công tác xã hội Hoa Kỳ, Ida Pruit . Bộ phận này cung cấp các dịch vụ nghiên cứu xã hội, công tác thích ứng, tái định cư; bên cạnh đó, đào tạo dịch vụ được tổ chức cho các nhân viên xã hội-xã thể đây là công việc đào tạo đầu tiên tại Trung Quốc4. Trên thực tế trên thế giới các đề tài nghiên cứu công tác xã hội trong y tế rất nhiều và tại các nhóm đôí tượng như bệnh nhân, người nhà bệnh nhân với các mặt bệnh vấn đề khó khăn họ gặp phải và các nghiên cứu không quên nhóm đối tượng là cán bộ nhân viên y tế. Đề tài nghiên cứu của Paul A. Landsbergis “Sự căng thẳng trong công việc của nhân viên chăm sóc sức khoẻ: Một bài kiểm tra mô hình kiểm soát nhu cầu công việc “đề tài nghiên cứu một mô hình mới của sự căng thẳng nghề nghiệp phát triển bởi Robert Karasek kết hợp các hiệu ứng kiểm soát và xã hội hoá và đã thành công dự đoán sự phát triển của bệnh tim và căng thẳng tâm lý. Công cụ điều tra 771 nhân viên bệnh viện và nhân viên nhà dưỡng lão ở New Jersey và 289 (37,5%) Những người được hỏi không khác biệt nhiều so với những người không theo tuổi, giới tính, việc làm, tình trạng hội viên, sự hài lòng công việc, nhận thức nghề nghiệp và thái độ đối với người sử dụng lao động và công đoàn. Các kết quả ủng hộ giả thuyết cho thấy mức độ công việc được báo cáo (sự không hài lòng trong công việc, trầm cảm, triệu chứng tâm thần) và sự thâm hụt cao hơn đáng kể trong các công việc kết hợp nhu cầu công việc cao với độ quyết định thấp. Sự liên kết này vẫn còn quan trọng sau khi kiểm soát tuổi, giới tính, giáo dục, tình trạng hôn nhân, trẻ em, số giờ làm việc mỗi tuần và ca làm việc. Các đặc điểm công việc khác (mất an ninh, mất sức lao động, hỗ trợ xã hội, tiếp xúc nguy hiểm) cũng liên quan đến sự căng thẳng và chán nản. Công cụ điều tra cũng xác định được các công việc có mức độ cao trong các địa điểm làm việc được khảo sát. Các kết quả được thảo luận liên 4 Nguồn: Ths. Trần Thị Trân Châu năm 2016“Lịch sử phát triển công tác xã hội trong bệnh viện trên thế giới và ở Việt Nam” Kỳ yếu hội thảo khoa học: Công tác xã hội trong bệnh viện- Những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hành: tr.42. 8
  14. quan đến các hướng nghiên cứu trong tương lai, nghiên cứu về căng thẳng trong điều dưỡng, và phương pháp giảm căng thẳng5  Những công trình nghiên cứu “stress” Cán bộ y tế trên thế giới Stress và sự hài lòng của công việc giữa các thành viên y tế là chủ đề nghiên cứu sâu rộng vì nhiều lý do, bao gồm cả mối quan hệ của những thái độ nghề nghiệp với các biện pháp thực hiện công việc (Ivancevich & Matteson, năm 1980. JEX,1998). Ngoài ra, Hinshaw và Atwood (1983) và Lucas, Atwood và Hagaman(1993) báo cáo rằng căng thẳng công việc và sự hài lòng trong công việc là mối tương quan quan trọng của doanh thu, công việc dự kiến và thức tế giữa các nhân viên y tế [29] Một nghiên cứu của Aiken và cộng sự (2001) tìm thấy bất mãn trong công việc của các y tá là cao nhất tại Hoa Kỳ (41%) tiếp theo là Scotland (38%), Anh (36%), Canada (33%) và Đức (17%). Về môi trường làm việc, chỉ có khoảng 1/3 các y tá ở Canada và Scotland càm thấy rằng họ tham gia phát triển các lịch trình công việc của mình khi so sánh với các nước khác. Các y tá ở Đức (61%) báo cáo rằng họ hài lòng hơn với cơ hội thăng tiến trong khi các y tá ở Hoa Kỳ (57%) và Canada (69%) cảm thấy hài lòng với mức lương của họ [31] Một nghiên cứu của S.F.Chandra Sekhar về “căng thẳng giữa các nhân viên cấp cứu trong bệnh viện tâm thần” với kết quả như sau [28] Trong trường hợp của bác sĩ, vấn đề căng thẳng của họ là: Thiếu thời gian giải trí (80,5%), thiếu thời gian cho nhu cầu bản thân (77,5%), cảm giác bị chiếm đóng trong công việc (69%), thiếu cơ sở để thư giãn (69,5%), nỗi ám ảnh với công việc (69,5%) Liên quan đến điều dưỡng, đó là thiếu thời gian giải trí (85,0%), cảm giác bị chiếm đóng trong công việc (75,0%), không bao giờ kết thúc khối 5 Nguồn: Paul A. Landsbergis (1988) “Sự căng thẳng trong công việc của nhân viên chăm sóc sức khoẻ: Một bài kiểm tra mô hình kiểm soát nhu cầu công việc” Tạp chí Organizational Behavior tập 9, số phát hành 3, trang 217-239 9
  15. lượng công việc (75,0%), căng thẳng/quá tải/nỗi ám ảnh với công việc (72,5%) và thiếu thời gian cho nhu cầu bản thân (72,5%) Liên quan đến kỹ thuật viên, những tình huống căng thẳng như: Hy sinh cá nhân (95,0%), quá tải/thiếu cơ sở thư giãn (92,5%), không bao giờ kết thúc khối lượng công việc (90,0%), nỗi ám ảnh với công (85,0%). Họ luôn hy sinh vì lợi ích của cá nhân để đảm bảo tất cả các thiết bị tại chỗ vẫn hoạt động. Trong trường hợp của nhân viên phụ trợ, đã được tìm thấy rằng hy sinh cá nhân cho công việc (100%), không bao giờ kết thúc khối lượng công việc 89,2%, quá tải (89,2%), áp lực công việc (89,2%), nỗi ám ảnh công việc (89,2%), cảm giác bận rộn với công việc (89,2%). Một nghiên cứu được thực hiện bởi Bai JK và Suh MJ. Năm 1999 “ Để đo lường mức độ làm việc căng thẳng của y tá lâm sàng làm việc ở bệnh viện tâm thần”. Phương pháp khảo sát được sử dụng và các đối tượng của nghiên cứu này bao gồm: 135 y tá tâm thần từ 7 trường đại học bệnh viện và 4 bệnh viện đa khoa tỉnh. Kết quả nghiên cứu được tóm tắt như sau. Mức độ căng thẳng được nhận thức trong các y tá tâm thần cao (4.326,00). Trong số các yếu tố srress, không đủ nhân sự (5,04), vấn đề quản lý bệnh viện (4,7) và cuộc xung đột mối quan hệ y tá và bệnh nhân được xác định là những yếu tố căng thẳng với thứ hạng cao về mức độ căng thẳng. Mối quan hệ giữa một số yếu tố căng thẳng và một số nhân khẩu học và các biến liên quan đến công việc đáng kể đã được xác định [33] Hầu hết các nghiên cứu về nhân viên y tế đã tập trung vào những người làm việc trong bệnh viện hoặc các tổ chức chăm sóc sức khỏe đều có liên quan chặt chẽ. Trong một số các nghiên cứu trước đó, các tác giả đã xác định bảy nguồn chính của sự căng thẳng: (1) Đối phó với cái chết và chết, (2) Xung đột với bắc sĩ, (3) Thiếu chuẩn bị để đối phó với những nhu cầu cảm xúc của bệnh nhân và gia đình của họ, (4) Thiếu nhân viên hỗ trợ, (5) Xung đột với các đồng nghiệp và giám sát, (6) khối lượng công việc. 10
  16. 2.2. Công tác xã hội trong y tế ở Việt Nam  Vai trò công tác xã hội trong y tế ở Việt Nam Nghề công tác xã hội ở Việt Nam có thể được coi là chính thức được công nhận từ năm 2010 sau khi Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 33/2010/QĐ-TTg ngày 25/03/2010. Công tác xã hội trong ngành y tế cũng đã được hình thành ngay sau đó khi mà Bộ Y tế ban hành đề án “ Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011-2020”. Tiếp đó Thông tư số 43/2015/TT-BYT ban hành ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế quy định nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội trong bệnh viện. Trong những năm gần đây, tại một số bệnh viện tuyến Trung ương cũng đã triển khai hoạt động công tác xã hội với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ thầy thuốc trong phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch và chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc người bệnh… góp phần làm giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Một số mô hình tổ chức hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện và tại cộng đồng cũng đã được hình thành trong quá trình thực tiễn như: phòng công tác xã hội, phòng chăm sóc khách hàng, tổ Từ thiện xã hội… thuộc bệnh viện hay nhóm công tác xã hội tham gia hỗ trợ người có HIV/AIDS, bệnh nhân tâm thần, giúp phục hồi chức năng tại xã/phường,.. Đã hình thành những mô hình phòng công tác xã hội ra đời tại các tuyến bệnh viện trên như bệnh viện Nhi Trung ương, Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện đa khoa Hà Đông,…. Và đã đi vào hoạt động cụ thể đối với từng hoàn cảnh và nhu cầu thực trạng của từng bệnh viện… Đã có những nghiên cứu đề tài công tác xã hội trong y tế như đề tài của Nguyễn Thị Minh “Mô hình công tác xã hội trong bệnh viện từ thực tiễn tại bệnh viện nhi Trung ương và Bệnh viện nội tiết trung ương” và đề tài của Dương Thị Phương, “Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương” năm 2012 có hai hướng nghiên cứu đều đánh giá 11
  17. mô hình phòng công tác xã hội hoạt động và đem đến những hiệu quả nhằm giúp những đối tượng liên quan đên bệnh viện như: bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế… trong đề tài của Nguyễn Thị Minh đã nhắc đến sự khó khăn của cán bộ nhân viên y tế, áp lực công việc, căng thẳng, stress nhưng đề tài lại không làm nổi bật hướng can thiệp hỗ trợ nhân viên y tế và hướng hỗ trợ đến bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.  Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế tại Việt Nam Tại Việt Nam hiện nay, nghiên cứu stress của nhân viên y tế vẫn là một lĩnh vực còn khá mới, có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu sau đây: Phan Thị Mỹ Linh, “Stress đối với nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn: các yếu tố gây ra và hậu quả, năm 2005” [13,tr74-76]. Qua điều tra cắt ngang các đối tượng tham gia nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; kết quả phân tích cho các yếu tố trong việc thường gây ra stress và hậu quả của nó đối với nhân viên y tế tại đây đã thể hiện rõ mục tiêu nghiên cứu đều thường xuyên stress do công việc hơn 50% than phiền rằng công việc mà họ đang làm đã gây cho họ các tình trạng như: đau lưng, dễ gắt gỏng, cáu kỉnh, lo lắng…và một số yếu tố thường gây stress trong công việc được nghĩ đến là: Tính chất công việc: Khối lượng công việc quá nhiều (69.93%); không có thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ (56,15%); trực đêm nhiều (53,69%); tổ chức, sắp xếp công việc không hợp lý (46,72%); công việc có độ nguy hiểm cao (43,85%) Trong môi trường vật lý tại nơi làm việc: Các yếu tố đã góp phần gây ra stress cho NVYT chiếm tỉ lệ cao và ồn ào (76,23%); quá nóng (73,36%); thiếu trang thiết bị (72,54%); quá đông người (61,72%); công việc có độ nguy hiểm cao (43,85%) Trong môi trường vật lý tại nơi làm việc: Các yếu tố đã góp phần gây ra stress cho NVYT chiếm tỉ lệ cao là nơi ồn ào (76,23%); quá nóng 12
  18. (73,36%); thiếu trang thiết bị (72,54%); quá đông người (61,48%); không thoáng khí (48,3%) Trong mối quan hệ tại nơi làm việc: các yếu tố đã góp phần gây ra stress cho NVYT chiếm tỉ lệ cao là đặc điểm công việc phải giải thích với nhiều người (55,74%); bị phân biệt đối xử (53,69%) mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp (47,54%); mối quan hệ không tốt với lãnh đạo (33,61%). Hậu quả mà stress trong công việc đã gây ra cho NVYT: Do chịu tác động stress do công việc đã gây ra cho NVYT một số những hậu quả sau đây; năng suất làm việc giảm (83,20%); mệt mỏi (73,13%); ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh (65,15%); giảm trí nhớ, kém tập trung (40,57%). Các yếu tố khác có liên quan như: Tỉ lệ NVYT có kiến thức về dấu hiệu sớm của stress chiếm tí lệ cao (77,05%); tuy nhiên tỉ lệ biết về cách ứng phó hay dự phòng với cách tác động của stress chiếm tỉ lệ thấp (36,48%) và đôi khi họ cũng không hài lòng lắm với công việc mà họ đang làm chiếm tỉ lệ cao (55,33%); Đa phần đối tượng nghiên cứu nhận được nguồn thông tin về stress chủ yếu quá báo (82,83%); đài truyền hình (67,21%); bạn bè người thân trong gia đình (68,41%); các phương tiện truyền thông còn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn. Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa, Trần Thiện Thuần,”Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế Huyện Nhơn Trạch Tỉnh Đồng Nai năm 2008” [22] qua điều tra cắt ngang các đối tượng nghiên cứu 149 nhân viên y tế huyện nhơn trạch tỉnh Đồng Nai với kết quả như sau: tỉ lệ nhân viên y tế stress là 79% tỉ lệ NVYT bị stress thường xuyên là (27%); hơn (50%) NVYT than phiền rằng họ có các biểu hiện như: cảm thấy nhức đầu, có cảm giác lo âu và căng thẳng tinh thần, giấc ngủ bất thường, cảm thấy thân thể mệt mỏi, cảm thấy không có khả năng làm chậm và thư giãn, cảm thấy dễ tức giận hơn so với bình thường, đau nhức bắp thịt, cổ, vai và đau nhức thắt lưng; và một số yếu tố liên quan trong công việc thường gây stress cho được nghĩ đến là: Hoạt động chuyên môn: Khối lượng công việc quá nhiều (72%); thời gian nghỉ ngơi không hợp lý (59%); không được huấn luyện chuyên môn đầy 13
  19. đủ (55%); áp lực đến hạn cuối phải hoàn thành công việc (54%); cộng đồng không đánh giá cao và ít biết đến công việc của mình (46%); công việc có độ nguy hiểm cao (44%); tổ chức sắp xếp, bố trí công việc không phù hợp (40%); công việc nhàn chán (17%); đặc điểm công việc ít giao tiếp với mọi người (16%) Tâm lý giao tiếp công sở: đặc điểm công việc phải giải thích với nhiều đối tượng (48%); ít nhận được sự quan tâm, động viên từ cấp trên (38%); sự phân biệt đối xử hay bị quấy rối tại cơ quan (11%); mối quan hệ với cấp trên, cấp dưới (8%); mối quan hệ đồng nghiệp (8%); mối quan hệ cấp dưới chiếm tỉ lệ thấp. Môi trường vật lý tại nơi làm việc: thiếu trang thiết bị (36%); quá nóng (34%); ồn ào , lộn xộn (21%); không thoáng khí (20%), thiếu ánh sáng (17%); bụi (10%); về kiến thức ứng phó dự phòng của NVYT đối với stress là (58%); mức độ hài lòng với công việc hiện tại là (54%) và hoàn toàn hài lòng là (16%); 54% có mối quan hệ tốt và 44% có mối quan hệ rất tốt với gia đình. Lê thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh. “Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng” [15] Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 378 nhân viên điều dưỡng bị stress nghề nghiệp tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, Bệnh viên đa khoa thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Châu Thành – Hậu Giang, đồng thời xác định các yếu tố có thể gây stress nghề nghiệp cho người điều dưỡng ở 3 tuyến bệnh viện này. Kết quả nghiên cứu cho thấy Tỉ lệ stress nghề nghiệp trong nhóm nghiên cứu khá cao với 45,2%, hầu hết ở mức trung bình 42,8%, có sự khác biệt về tỉ lệ stress giữa các bệnh viện thuốc 3 tuyến trung ương, tỉnh thành, quận huyện với huynh hướng tuyến trên bị nhiều hơn. Cụ thể, Bệnh viên đa khoa Trung Uơng Cần Thơ cao nhất với 53,1%, rồi đến Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ 33,9% và thấp nhất là ở Bệnh viện đa khoa Châu Thành – Hậu Giang 32,55%. Từ những công trình nghiên cứu trên có thể thấy rằng nghiên cứu stress của nhân viên y tế vẫn còn là lĩnh vực khá mới ở nước ta, nó được nghiên cứu 14
  20. bởi những nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực y tế. Tuy nhiên đối với chuyên ngành Công tác xã hội, chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu về vấn đề của cán bộ y tế. Đồng thời, trong thời hạn nghiên cứu của mình tôi cũng chưa thấy một nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề stress của cán bộ y tế và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ giảm stress cho đối tượng là cán bộ y tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu thực trạng stress của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó nhằm nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hôi trong việc hỗ trợ giảm thiểu stress cho cán bộ y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Nhận diện các vấn đề khó khăn, căng thăng trong công việc, áp lực dư luận đối với sự cố y khoa của cán bộ, nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông - Tìm hiểu nhu cầu của của cán bộ, nhân viên y tế về sự trợ giúp của nhân viên CTXH trong bệnh viện. - Vai trò của nhân viên công tác xã hội hỗ trợ giảm “Stress” của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài Vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cán bộ nhân viên y tế giảm “Stress”. 4.2. Khách thể nghiên cứu đề tài  Nhân viên y tế  Cán bộ khoa phòng 4.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài  Phạm vi về thời gian: Từ tháng 01/ 2018 đến tháng 08/ 2019 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2