intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Di dân ở tỉnh Bình Dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

172
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Di dân ở tỉnh Bình Dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội bao gồm những nội dung về cơ sở lí luận và thực tiễn về di dân; hiện trạng di dân ở tỉnh Bình Dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội; định hướng và các giải pháp di dân ở tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Di dân ở tỉnh Bình Dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Thanh Thảo DI DÂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Thanh Thảo DI DÂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn dựa trên số liệu Tổng điều tra và số liệu thống kê có độ tin cậy cao. Tác giả luận văn Lê Thị Thanh Thảo
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Xuân Thọ - Người đã tận tâm hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy - Cô giáo khoa Địa lí, Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan ban ngành đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu quý: - Chi Cục dân số tỉnh Bình Dương. - Phòng Dân số – Cục Thống kê tỉnh Bình Dương - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương . - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương . - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương. - Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương. - Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương. - Ban quản lí các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương. - Phòng PC 64 – Công an tỉnh Bình Dương. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ, quan tâm chia sẻ, giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Thị Thanh Thảo
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 6 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 7 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài ....................................................... 7 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề di dân .................................................................................. 9 4. Hệ thống các quan điểm và phương pháp nghiên cứu .............................................. 10 5. Những đóng góp chính của đề tài ................................................................................ 13 6. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................ 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI DÂN ........................... 14 1.1. Di dân .......................................................................................................................... 14 1.1.1. Khái niệm di dân ................................................................................................... 14 1.1.2. Đặc trưng của di dân ............................................................................................. 16 1.1.3. Các yếu tố tác động đến di dân ............................................................................. 17 1.1.4. Các nguyên nhân chủ yếu di dân ........................................................................... 18 1.2. Phân loại di dân.......................................................................................................... 20 1.2.1. Theo độ dài thời gian cư trú .................................................................................. 20 1.2.2. Theo khoảng cách di dân ....................................................................................... 20 1.2.3. Theo tính pháp lí ................................................................................................... 22 1.2.4. Theo các hình thức di dân khác ............................................................................. 23 1.3. Các lí thuyết giải thích nguyên nhân chủ yếu của di dân ...................................... 24 1.3.1. Lí thuyết lực hút - lực đẩy ..................................................................................... 24 1.3.2. Lí thuyết cấu trúc của Lee ..................................................................................... 25 1.4. Các chỉ tiêu đo lường di dân ..................................................................................... 26 1.4.1. Số di dân thuần (số dư biến động cơ học: NM) .................................................... 26 1.4.2. Tổng số di dân (TM) ............................................................................................. 26 1.4.3. Tỉ suất nhập cư (IMR = In Migration Rate) .......................................................... 27 1.4.4. Tỉ suất xuất cư (OMR = Out Migration Rate)....................................................... 27 1.4.5. Tổng tỉ suất di dân (TMR = Total Migration Rate) .............................................. 28 1.4.6. Tỉ suất di dân thuần (NMR = Net Migration Rate) ............................................... 28 1.5. Các phương pháp đo lường di dân ........................................................................... 28
  6. 1.5.1. Phương pháp trực tiếp ........................................................................................... 28 1.5.2. Phương pháp gián tiếp ........................................................................................... 29 1.6. Ảnh hưởng của di dân đến sự phát triển kinh tế - xã hội ...................................... 30 1.6.1. Ảnh hưởng của nhập cư ........................................................................................ 30 1.6.2. Ảnh hưởng của xuất cư ......................................................................................... 31 1.7. Tổng quan về di cư ở Việt Nam ................................................................................ 33 1.7.1. Trước năm 1954 .................................................................................................... 33 1.7.2. Từ năm 1954 đến năm 1975 .................................................................................. 33 1.7.3. Từ năm 1976 đến thập kỉ 90 (thế kỉ XX) .............................................................. 33 1.7.4. Từ thập kỉ 90 đến nay ............................................................................................ 33 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG DI DÂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ............. 36 2.1. Khái quát về tỉnh Bình Dương ................................................................................. 36 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến di dân ở tỉnh Bình Dương ......................................... 37 2.2.1. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................... 37 2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội................................................................................... 43 2.3. Tình hình di dân ở tỉnh Bình Dương ....................................................................... 49 2.3.1. Sự biến động dân số tỉnh Bình Dương .................................................................. 49 2.3.2. Hiện trạng nhập cư ở tỉnh Bình Dương ................................................................. 51 2.3.3. Hiện trạng di dân nội tỉnh Bình Dương ................................................................. 70 2.3.4. Hiện trạng xuất cư từ tỉnh Bình Dương đi các tỉnh thành khác ............................ 72 2.4. Ảnh hưởng của di dân đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương ........ 78 2.4.1. Ảnh hưởng của nhập cư ........................................................................................ 78 2.4.2. Ảnh hưởng của xuất cư ......................................................................................... 91 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP DI DÂN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG ...................................................................................................................... 93 3.1. Định hướng di dân và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương ..................... 93 3.1.1. Cơ sở của định hướng............................................................................................ 93 3.1.2. Định hướng chung ................................................................................................. 99 3.2. Dự báo di dân ngoại tỉnh ở Bình Dương................................................................ 105 3.3. Một số giải pháp đối với vấn đề di dân ở tỉnh Bình Dương ................................. 106 3.3.1. Các giải pháp vĩ mô nhằm giảm lực đẩy nơi xuất cư .......................................... 107 3.3.2. Các giải pháp vi mô nhằm thu hút, nâng cao chất lượng và sử dụng nguồn lao động di dân ở tỉnh Bình Dương phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH.................... 109 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 115
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 120 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 123
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BD : Bình Dương BTB&DHNTB : Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ BVMT : Bảo vệ môi trường CNH : Công nghiệp hóa DS : Dân số ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐNA : Đông Nam Á ĐNB : Đông Nam Bộ ĐTBĐDS : Điều tra biến động dân số ĐTH : Đô thị hóa ĐTMDS : Điều tra mẫu về dân số HĐH : Hiện đại hóa KCN : Khu công nghiệp KHHGD : Kế hoạch hóa gia đình KT-XH : Kinh tế - xã hội QH 2007 : Quy hoạch năm 2007 TD&MNPB : Trung du và miền núi phía Bắc TĐT : Tổng điều tra TKHTHK : Thống kê hộ tịch, hộ khẩu TP : Thành phố TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TP. TDM : Thành phố Thủ Dầu Một Tx : Thị xã WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, trong những năm gần đây quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhất là ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sự phát triển nhanh của công nghiệp, dịch vụ đã tạo sức hút số lượng lớn nguồn lao động từ các vùng nông thôn di chuyến đến các tỉnh, thành phố phát triển kinh tế mạnh mẽ như: TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Điều đó đã có những tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của các vùng nhập cư. Vì vậy, việc nắm rõ thực trạng di dân và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết. Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và nằm trong tứ giác tăng trưởng kinh tế: TP. HCM – Bình Dương – Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Vị trí địa lí thuận lợi, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và những chính sách “trải thảm đỏ” chào đón các nhà đầu tư, hiện nay nền kinh tế Bình Dương đang có nhiều chuyển biến. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP là 14%, GDP bình quân đầu người 37 triệu đồng. Công nghiệp tăng nhanh cả tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất. Để đạt được thành tựu đó không thể không nói đến vai trò của lực lượng lao động nhập cư tỉnh Bình Dương. Bình Dương là một trong những tỉnh có sức thu hút rất nhiều dân nhập cư từ các tỉnh, thành phố trong cả nước. Do đó tỉ suất di cư thuần của Bình Dương rất cao: Cứ 1000 người thì có 340 người nhập cư (năm 2009) và tăng lên 418 người nhập cư (năm 2011), số người nhập cư chiếm hơn 1/3 số dân của tỉnh. Số lượng dân nhập cư lớn làm cho sự biến động dân số của tỉnh lớn, Bình Dương là tỉnh có tỉ lệ tăng dân số lớn nhất trong vùng Đông Nam Bộ (7,3% năm 2009 và 7,5% năm 2011). Vấn đề di dân đã có những ảnh hưởng rất lớn đến KT- XH của tỉnh Bình Dương. Vì vậy, điều tra hiện trạng, dự báo tương lai, tìm hiểu nguyên nhân và những ảnh hưởng của di dân đến sự phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương nhằm đề ra phương hướng - giải pháp điều chỉnh di dân tự do có ý nghĩa cấp thiết đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Đề tài “Di dân ở tỉnh Bình Dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội” của tác giả sẽ góp phần giải quyết những nội dung trên. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài
  10. - Đánh giá thực trạng di dân ở tỉnh Bình Dương và ảnh hưởng của di dân đối với sự phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương. - Từ đó làm cơ sở khoa học để đề ra những giải pháp thích hợp nhằm điều chỉnh các quá trình di dân cho phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về di dân. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến di dân. - Phân tích những đặc điểm chủ yếu của quá trình di dân đến tỉnh Bình Dương từ năm 1999 đến 2011. - Phân tích đánh giá ảnh hưởng của di dân đối với sự phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của quá trình di dân sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. 2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Về không gian - Đề tài nghiên cứu hiện trạng di dân ở các huyện, thị của tỉnh Bình Dương, bao gồm di dân nội tỉnh và di dân ngoại tỉnh. - So sánh di dân ở tỉnh Bình Dương với một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ. 1.3.2. Về thời gian Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích quá trình di dân ở tỉnh Bình Dương và những ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương giai đoạn 1999 - 2011. 1.3.3. Về nội dung Đề tài tập trung vào những nội dung sau: - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến di dân ở tỉnh Bình Dương. - Phân tích hiện trạng di dân ở tỉnh Bình Dương, chủ yếu là hiện trạng nhập cư. - Đánh giá những ảnh hưởng của di dân đến sự phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương, chủ yếu là ảnh hưởng của nhập cư. - Dự báo về dân số và xu hướng di dân ngắn và dài hạn của tỉnh. - Đưa ra những định hướng và một số giải pháp nhằm chủ động góp phần điều tiết di dân cho phù hợp với sự phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương.
  11. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề di dân Quá trình di dân đã diễn ra từ rất lâu trong lịch sử và diễn ra trên phạm vi toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Con người di dân do những nguyên nhân, mục đích khác nhau và có những ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH ở mức độ khác nhau. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về di dân, điển hình là từ thế kỉ XIX, người đầu tiên đưa ra học thuyết về di dân là E.G. Ranvenstein (1885). Ông đã nghiên cứu các luồng di dân ở xứ Uyên-xơ (Anh) và đưa ra các quy luật về di dân: thành phần giới tính trong di dân, hướng di dân, các lí thuyết về di dân từng bước…Tương tự là mô hình về lực hút, lực đẩy và các yếu tố cản trở quá trình di dân của E.S. Lee. Các mô hình hấp dẫn của S.A. Stourffer (1940) đã xác lập mối quan hệ giữa di dân và khoảng cách di dân [25]. Ở nước ta, cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, vấn đề di dân ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nhằm điều chỉnh dân cư hợp lí, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH cho từng địa phương và cả nước. Nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng di dân và những tác động tích cực, tiêu cực của di dân đến các vùng nhập cư, di dân và phát triển. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần điều tiết quá trình di dân cho phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH cho từng tỉnh, thành phố. Những vấn đề nêu trên được trình bày qua các nghiên cứu sau đây: Lê Văn Thành (1998), “Dân nhập cư với vấn đề phát triển một đô thị lớn như TP.HCM”. Đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Xuân Thọ (2002), “Di dân ở TP.HCM và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội”. Trần Thị Hương (2005), “Dân nhập cư và những tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai”. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (2010), “Di cư ở Hà Nội và những chính sách quản lý”. Đề tài luận văn của thạc sĩ Hoàng Thị Thêu (2011), “Nhập cư TP.HCM và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số”. Đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Trương Văn Tuấn (2012), “Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông Nam Bộ”. Ở Bình Dương, trong những năm gần đây sự phát triển công nghiệp nhanh mạnh mẽ đã tạo lực hút dân nhập cư vào tỉnh tăng lên nhanh chóng, nên vấn đề quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số của tỉnh đã có sự thay đổi, chủ yếu do gia tăng cơ học. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT-XH của tỉnh, cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Một số đề tài đã đi sâu nghiên cứu vấn đề dân số, lao động nhập cư ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Đề tài luận văn của thạc sĩ Nguyễn Thị Hiển (2009), “Dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương”. Đề tài luận văn của thạc sĩ Nguyễn Kim Nhật Thư (2009), “Sự biến
  12. động dân cư trong quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến 2009”. Đề tài luận văn của thạc sĩ Lê Thị Hồng (2012), “Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bình Dương”. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương, Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ của TS.Võ Công Nguyện (2012), “Lao động nhập cư ở Bình Dương. Hiện trạng và xu hướng”. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về dân số, biến động dân số, hiện trạng lao động và những tác động của gia tăng dân số cơ học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương, từ đó làm cơ sở khoa học để đề ra các chính sách thích hợp nhằm đạt tới quy mô dân số và phân bố dân cư phù hợp với quá trình CNH, ĐTH tỉnh Bình Dương. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm áp lực dân số lên cơ sở hạ tầng, KT-XH và môi trường đô thị tỉnh Bình Dương. Các đề tài nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả khi tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài của mình. Tác giả đã kế thừa một số số liệu di dân đến Bình Dương trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, 2009 và Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2010, 2011 nhằm phân tích biến động di dân theo thời gian. Các đánh giá, nhận định của các nhà nghiên cứu cũng là những gợi ý cho tác giả để đi sâu nghiên cứu chi tiết hơn. Luận văn đã chú trọng nghiên cứu hiện trạng di dân ở tỉnh Bình Dương (đặc biệt là nhập cư), đồng thời phân tích sâu hơn những ảnh hưởng của di dân đối với sự thay đổi cấu trúc dân cư và KT-XH tỉnh Bình Dương. Đề tài luận văn cũng nghiên cứu vấn đề di dân nội bộ tỉnh Bình Dương. 4. Hệ thống các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hệ thống các quan điểm 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Đây là quan điểm cơ bản và là quan điểm truyền thống của Địa lí học. Đề tài “Di dân ở tỉnh Bình Dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội” được đặt trong bối cảnh không gian cụ thể của nền KT-XH tỉnh Bình Dương và trên phạm vi cả nước. Quá trình di dân được phân tích trong mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên và KT- XH tỉnh Bình Dương, các nhân tố đã thúc đẩy di dân đến vùng lãnh thổ này cũng như di dân giữa các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Bình Dương. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Di dân là một quá trình phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau trong hệ thống KT-XH. Trong mối quan hệ tương tác giữa di dân và sự phát triển KT-XH thì di dân
  13. vừa thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển kinh tế làm cho di dân ngày càng mang tính chọn lọc cao hơn. Trong mối quan hệ nhân quả thì quá trình di dân vừa là kết quả của những vấn đề KT-XH vừa là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH. Quá trình di dân diễn ra nhanh hay chậm chịu ảnh hưởng lớn của sự phát triển các ngành kinh tế, các chính sách thu hút nguồn nhân lực…của các vùng. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề di dân cần xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác trong hệ thống KT-XH của tỉnh Bình Dương với tổng thể nền kinh tế quốc dân. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Quá trình di dân ở tỉnh Bình Dương diễn ra với tốc độ, quy mô, đặc trưng… khác nhau qua các giai đoạn lịch sử phát triển KT-XH của tỉnh. Mỗi thời kì của quá trình di dân có những đặc điểm riêng biệt cũng như sự ảnh hưởng khác nhau đến nền KT-XH tỉnh Bình Dương. Vì vậy, luận văn đã vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong quá trình nghiên cứu di dân ở tỉnh Bình Dương. Qua đó, luận văn chú ý phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của di dân đến sự phát triển KT-XH tỉnh gắn với từng giai đoạn lịch sử. 4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Vấn đề di dân trong quá trình phát triển KT-XH, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực cũng có những ảnh hưởng tiêu cực như gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tệ nạn xã hội…Vì vậy, nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình di dân đến môi trường xung quanh cần phải quán triệt quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Trong nghiên cứu di dân, cần phải xây dựng và thực hiện các phương án di dân một cách hợp lí để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế tiêu cực nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa KT-XH, tài nguyên môi trường và phát triển bền vững cho vùng di dân. Quan điểm này được vận dụng trong khi nghiên cứu vấn đề di dân của tỉnh Bình Dương. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thống kê Trong luận văn tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê để xử lí và phân tích các số liệu từ cơ sỡ dữ liệu và kết quả của các cuộc tổng điều tra dân số, thống kê KT-XH của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, Chi cục dân số, Công an tỉnh Bình Dương, Sở kế hoạch và đầu tử, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan tổ
  14. chức, ban ngành có liên quan. Từ những nguồn tài liệu trên, tác giả đã có cơ sở để đánh giá thực trạng di dân và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương. 4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh Các số liệu thu thập và được sử dụng trong luận văn đã được tác giả thu thập từ các nguồn qua các thời điểm khác nhau. Thông qua việc sắp xếp, phân loại theo từng nội dung cụ thể, sau đó tiến hành phân tích thông tin về quá trình di dân, so sánh sự khác biệt về di dân trong các giai đoạn lịch sử. Đồng thời so sánh di dân ở tỉnh Bình Dương với một số các tỉnh, thành phố khác trong cả nước; di dân giữa các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Bình Dương và nguyên nhân của di dân. Từ đó, rút ra những kết luận có tính quy luật và những dấu hiệu bản chất nhất của di dân. 4.2.3. Phương pháp bản đồ Dựa trên các số liệu đã thu thập, trong luận văn đã tiến hành thành lập một hệ thống các bản đồ như: Bản đồ di dân ngoại tỉnh vào Bình Dương; bản đồ phân bố nhập cư của tỉnh theo các các đơn vị hành chính…Các bản đồ được xây dựng nhằm xác lập mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí, các vấn đề tìm hiểu sẽ chính xác và phong phú hơn thuận tiện cho việc so sánh, đánh giá. 4.2.4. Phương pháp điều tra thực địa Để đảm bảo được mức độ tin cậy cao của các số liệu, tài liệu đã thu thập được và đánh giá đúng đắn những vấn đề vấn đề thực tiễn di dân của tỉnh Bình Dương, tác giả đã tiến hành triều tra thực địa như: điều tra thực tế tại những khu vực tập trung đông dân nhập cư của tỉnh Bình Dương, trực tiếp quan sát và chụp ảnh cảnh sinh hoạt của dân nhập cư cũng như quá trình tham gia lao động vào sự phân công lao động xã hội của tỉnh, tìm hiểu nguyên nhân di chuyển, những thuận lợi và khó khăn của dân nhập cư để phục vụ cho đề tài. 4.2.5. Phương pháp toán học Từ các số liệu đã thu thập được, tác giả đã sử dụng phương pháp toán học để tính toán một số nội dung phục vụ cho đề tài như: tính toán mật độ phân bố dân nhập cư của tỉnh; của các huyện, thị xã, thành phố; tính toán sự đóng góp của bộ phận dân nhập cư đối với nền KT-XH của tỉnh; dự báo sự phát triển KT-XH của tỉnh. 4.2.6. Phương pháp dự báo
  15. Phương pháp dự báo di dân và ảnh hưởng của nó đến KT-XH là vấn đề mang tính chất phức tạp và tính chính xác của dự báo còn phụ thuộc vào mối quan hệ với sự biến động KT- XH của tỉnh. Trên cơ sở vận động, chuyển biến của quá trình di dân và mối quan hệ giữa quá trình di dân với tình hình KT-XH của tỉnh trong thời gian qua, tác giả đã mạnh dạn dự báo tình hình di dân và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển KT-XH của tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. 4.2.7. Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS) Hệ thống thông tin địa lí (GIS) được sử dụng phổ biến để lưu trữ, phân tích xử lí các thông tin không gian lãnh thổ. Hế thống thông tin địa lí cho phép chồng xếp các thông tin địa lí để thấy được nét đặc trưng riêng của các đối tượng địa lí. Luận văn đã sử dụng phần mềm MapInfo 10.5 để thiết lập hệ thống bản đồ minh họa cho đề tài. 5. Những đóng góp chính của đề tài - Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề cơ bản lí luận về di dân, tính chọn lọc của di dân, mối quan hệ giữa di dân và phát triển KT-XH. - Phân tích hiện trạng nhập cư vào tỉnh Bình Dương giai đoạn 1999 – 2011, ảnh hưởng của di dân đến sự phát triển KT-XH. - Phân tích, đánh giá vấn đề di dân nội tỉnh Bình Dương trong những năm gần đây. - Dự báo di dân trong tương lai, đưa ra một số giải pháp điều chỉnh di dân tự do và sử dụng nguồn lao động nhập cư có hiệu quả nhất. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về di dân Chương 2: Hiện trạng di dân ở tỉnh Bình Dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội Chương 3: Định hướng và các giải pháp di dân ở tỉnh Bình Dương
  16. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI DÂN 1.1. Di dân 1.1.1. Khái niệm di dân Một trong những đặc tính nổi bật của con người là xu hướng di dân, thể hiện ở khoảng cách và số lần di chuyển. Đó cũng là lí do tại sao trong cộng đồng dân cư trên thế giới hiện nay đan xen nhiều thứ ngôn ngữ, dân tộc. Quá trình di dân tỉ lệ thuận với tiến bộ về kinh tế và công nghệ, đặc biệt với các lĩnh vực thông tin và vận chuyển. Có nhiều khái niệm về di dân được đưa ra, mỗi khái niệm xuất phát từ những phương diện khác nhau, do đó khó có thể lựa chọn được khái niệm thống nhất, bao quát cho mọi tình huống, bởi tính đa dạng, phức tạp của hiện tượng di dân. Không phải mọi sự di chuyển của con người đều được coi là di dân. Trước hết, người ta phân biệt di dân với các hình thức di chuyển thông thường hàng ngày: dời khỏi nhà để đi học, đi làm, đi chơi, tham quan du lịch... Nhưng trong thực tế có nhiều hình thức di chuyển như đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, công tác biệt phái xa nhà, di chuyển làm việc theo thời vụ, chuyển cư do hôn nhân của phụ nữ theo các khoảng cách đủ xa nhất định, với những mục tiêu nghiên cứu đặc biệt, lại được coi là di dân. Bởi vậy, việc đưa ra một định nghĩa di dân có ý nghĩa làm sáng tỏ thêm nội dung và các hình thức di dân. Sự di chuyển được mô tả như quá trình di dân nếu đó là sự di chuyển cố định hoặc ít nhất cũng là bán cố định. Theo Lee (1966) di dân như là “sự thay đổi cố định nơi cư trú”. Trong khi đó theo Mangalam và Morgan (1968) lại xác định di dân là “sự di chuyển vĩnh viễn tương đối của người di dân ra khỏi tập đoàn đang sống từ một đơn vị địa lí khác” [17]. Tuy nhiên cả hai định nghĩa trên đều không xác định được một cách rõ ràng khái niệm về mặt thời gian. Theo V.I.Xtaroverov (1975): “Di dân là sự thay đổi vị trí của con người về mặt địa lí, do có sự di chuyển thường xuyên hoặc tạm thời của họ từ một cồng đồng kinh tế này sang một cộng đồng kinh tế khác, trở về hoặc có sự thay đổi vị trí không gian của toàn bộ cồng đồng nói chung” [32]. Theo khái niệm của Liên Hiệp Quốc (1958): “Di dân là một sự di chuyển từ một đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc là một sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu quy định. Sự di chuyển này diễn ra trong một khoảng thời gian di dân xác định và được đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên” [17].
  17. Trong khái niệm di dân của Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh di dân là sự di chuyển của con người kèm theo sự thay đổi chỗ ở của họ. Như vậy, khái niệm của Liên Hiệp Quốc đã loại bỏ những trường hợp người sống lang thang, dân du mục, di dân theo mùa và di dân theo kiểu con lắc (đi về hằng ngày) [32]. Nhìn chung, ở đa số các nước, dân cư di chuyển ra khỏi giới hạn hành chính của một thành phố, tỉnh, huyện trong một khoảng thời gian xác định được xem là di dân. Như vậy, di dân hay di cư bao gồm hai quá trình: xuất cư và nhập cư • Xuất cư: Là một quá trình chuyển đi của dân cư từ một vùng hay một quốc gia này sang một vùng hay một quốc gia khác để sinh sống thường xuyên hoặc tạm thời (trong một khoảng thời gian dài). • Nhập cư: Là quá trình chuyển đến của dân cư từ một vùng hay một quốc gia khác để sinh sống thường xuyên hay tạm thời (trong một khoảng thời gian dài). Năm 1973, Liên Hiệp Quốc đưa ra khái niệm phân biệt giữa người di dân dài hạn và di dân ngắn hạn, trong đó người di dân dài hạn là người có ý định ở lại nơi mới đến từ 12 tháng trở lên. Tuy nhiên, khái niệm này cũng bộc lộ nhược điểm là người di dân sau khi đến nơi ở mới do nhiều lí do khác nhau mỗi người đều có thể thay đổi ý định của họ, nên những khó khăn trong việc xác định người di dân vẫn còn tồn tại [17]. Nhưng nếu người di dân chuyển đến nơi ở mới từ 12 tháng trở lên có thể coi là di dân dài hạn, nếu người di chuyển đó có nơi cư trú (nhà cửa) cố định, có việc làm ổn định và có ý định ở lại nơi đó lâu dài. Tóm lại, khái niệm di dân có thể được các nhà địa lí định nghĩa không giống nhau, nhưng hiểu về di dân theo các cách tiếp cận trên đều dựa vào các đặc điểm chủ yếu sau [35]: • Một là, con người di chuyển khỏi một địa phương nào đó đến một nơi khác, với một khoảng cách nhất định. Nơi đi (nơi xuất cư) và nơi đến (nơi nhập cư) phải được xác định, có thể là vùng lãnh thổ hoặc một đơn vị hành chính. Khoảng cách giữa nơi xuất cư và nơi nhập cư là độ dài di dân. • Hai là, con người khi di dân bao giờ cũng với những mục đích cụ thể. Họ đến một địa điểm mới và ở lại đó trong một thời gian nhất định. • Ba là, khoảng thời gian ở lại nơi mới trong bao lâu là đặc điểm quan trọng xác định sự di chuyển đó có phải là di dân hay không. Tùy mục đich, thời gian "ở lại" có thể là một số năm, một số tháng.
  18. Một số đặc điểm khác nữa có thể được đưa vào trong nghiên cứu cụ thể, chẳng hạn sự thay đổi các hoạt động lao động. Thông thường di dân được hiểu khi thay đổi nơi cư trú cũng thường kèm theo sự thay đổi công việc, nơi làm việc, nghề nghiệp... Song không nhất thiết bao giờ cũng vậy. Trong không ít trường hợp hai sự thay đổi nêu trên không đi đôi với nhau. Như vậy, đưa thêm đặc điểm này cho phép hiểu sâu thêm nội dung di dân. Ngoài ra, trong nghiên cứu di dân một số khái niệm cần quan tâm là: + Nơi đi: Còn gọi là nơi xuất cư, là địa điểm cư trú trước khi một người rời đi nơi khác sinh sống. + Nơi đến: Còn gọi là nơi nhập cư, là điểm kết thúc quá trình di chuyển, là địa điểm mà một người dừng lại để sinh sống. Nơi và địa điểm ở đây là chỉ một lãnh thổ, một đơn vị hành chính nhất định. + Người xuất cư hay còn gọi là người di dân đi là người rời nơi đang sinh sống để đi nơi khác. + Người nhập cư hay còn gọi là người di dân đến là người đến nơi mới để sinh sống. + Luồng (dòng) di dân là tập hợp người đi ra khỏi vùng đang sinh sống và đến cùng một vùng mới để cư trú theo những hướng nhất định vào những khoảng thời gian xác định. + Chênh lệch giữa số người đến và số người đi trong cùng một lãnh thổ, đơn vị hành chính trong cùng một khoảng thời gian nhất định được gọi là di dân thuần túy. 1.1.2. Đặc trưng của di dân Mỗi một hiện tượng (cá nhân, gia đình, nhóm, dòng...) di dân đều chứa đựng những nguyên nhân, những động cơ thúc đẩy di dân. Bản chất xã hội và bản chất sinh học của con người trong di dân hoà quyện, tạo nên các đặc trưng mang tính quy luật. Dưới đây là một số đặc trưng chủ yếu [35]: • Một là, con người có thuộc tính là luôn vươn tới điều kiện sống tốt hơn về vật chất và tinh thần. Đặc trưng này cho phép nhìn nhận lại động cơ và mục đích di dân. Nơi người ta dự định di dân đến, nhìn chung, phải có điều kiện sống tốt hơn về phương diện này hay phương diện khác. • Hai là, mức di dân cao hay thấp cũng liên quan chặt chẽ với độ tuổi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người trong khoảng tuổi từ 15 đến 30 chiếm đa số trong các dòng di dân. Họ có cơ hội và triển vọng lớn hơn so với các độ tuổi còn lại trong đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm.
  19. • Ba là, trong lịch sử trước đây, nam giới có xu hướng di dân nhiều hơn phụ nữ. Đây có thể phần nào đó được giải thích do bản năng và sự phân công lao động theo giới tính. Song trong điều kiện xã hội hiện nay, do nhu cầu trong lĩnh vực dịch vụ tăng cao, xu hướng nữ hóa các dòng di dân đã xuất hiện. Ở một số vùng, với một số độ tuổi, nữ giới có xu hướng di dân nhiều và mạnh hơn nam. • Bốn là, trước thời kì “mở cửa” người nào có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lành nghề cao hơn thì khả năng di dân lớn hơn. Họ có khả năng cạnh tranh tốt hơn về việc làm với người sở tại, dễ dàng tạo được các điều kiện định cư lâu dài tại nơi mới. • Năm là, người nào ít bị ràng buộc về tôn giáo, các yếu tố văn hóa truyền thống, hoàn cảnh gia đình sẽ dễ dàng thích nghi hơn với điều kiện sống ở nơi mới do đó khả năng di dân sẽ cao hơn so với bộ phận dân số còn lại. 1.1.3. Các yếu tố tác động đến di dân Có nhiều yếu tố tác động đến sự di chuyển của dân cư. Các yếu tố này thuộc về các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, địa hình, đất đai, tài nguyên…hay các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và chính sách dân số của quốc gia. Sự thuận lợi hay khó khăn của các yếu tố này ở các vùng sẽ tạo nên lực hút hay lực đẩy của mỗi vùng mà có ảnh hưởng tới sự chuyển đến hay chuyển đi của dân cư. • Lực hút: Bao gồm những điều kiện thuận lợi cho việc sinh sống, làm việc, học tập và phát triển. • Lực đẩy: Bao gồm những trở ngại hay hạn chế cho việc sinh sống, làm việc, học tập và phát triển. Bất kì một vùng lãnh thổ nào cũng đều có những thuận lợi hay khó khăn nhất định, nói khác đi yếu tố lực hút, lực đẩy của một vùng luôn tồn tại song song. Quá trình di dân xảy ra khi có sự khác biệt nhất định giữa vùng đi và vùng đến về một số yếu tố đặc trưng: kinh tế, việc làm, thu nhập, tài nguyên thiên nhiên và môi trường; yếu tố dân cư và xã hội; sự thay đổi về tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. Ngoài ra, yếu tố lực hút và lực đẩy còn bao gồm những yếu tố cá nhân như tình trạng hôn nhân gia đình, thay đổi nghề nghiệp, việc làm…; các yếu tố Lí thuyết lực hút và lực đẩy đã đưa ra quy luật chung của di dân là: Dân cư sẽ di chuyển từ nơi có đời sống thấp đến nơi có đời sống cao hơn, từ vùng có điều kiện tự nhiên kém thuận lợi đến vùng có điều kiện thuận lợi hơn. Phong trào di dân ngày càng mạnh theo sự tiến bộ ngày càng cao của xã hội. Chính sự thay đổi về tiến bộ khoa
  20. học kĩ thuật dẫn đến sự hình thành các vùng trung tâm phát triển như khu công nghiệp, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp…sẽ thu hút các dòng di dân. Ví dụ, vùng nông thôn xa xôi thường là nơi ra đi của lực lượng lao động trẻ, bởi ở đó không có các cơ hội kinh tế, lối sống buồn tẻ, ít cơ hội phát triển. Ngược lại, các trung tâm công nghiệp, đô thị hay thành phố lớn thường là những nơi có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trẻ vùng nông thôn vì có nhiều cơ hội việc làm, học tập, tiện nghi sinh hoạt và những triển vọng tương lai đầy sáng lạn…từ đó hình thành nên luồng chuyển cư đặc trưng nông thôn – thành thị. Ngoài ra, trong quá trình di chuyển, người di dân cũng phải tính đến những trở ngại trung gian như: khoảng cách di chuyển và chi phí di chuyển. Khoảng cách di chuyển càng xa thì chi phí di chuyển càng lớn. Chi phí bao gồm hai dạng: chi phí kinh tế và chi phí tinh thần (như sự cắt rời những mối quan hệ gia đình, bạn bè, láng giềng); trong đó chi phí tinh thần mặc dù khó có thể tính toán cụ thể nhưng đây lại là nhân tố có ý nghĩa quan trọng không thể bỏ qua. 1.1.4. Các nguyên nhân chủ yếu di dân Những yếu tố thuộc về sức đẩy như: buồn tẻ, khan hiếm cơ hội để phát triển, để cải thiện cuộc sống đã tạo nên dòng di dân của thanh niên trẻ đến đô thị tìm việc làm, học hành và tự do lựa chọn bạn đời, đồng thời quyết định ra đi này thường gắn liền với mong muốn giàu có hơn, văn minh hơn. Sự khác biệt về KT-XH và dân số của các dòng di dân lại ảnh hưởng tới nơi đến và nơi đi. Dòng thanh niên ra đi từ nông thôn đến thành phố làm chảy máu chất xám và khả năng sáng tạo ở nông thôn, những yếu tố có thể là động lực phát triển ở nông thôn. Sự gia tăng dân số trẻ ở đô thị có khả năng đi kèm với gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, tạo ra đội quân vô gia cư, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội như: tội phạm, gái mại dâm và bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo… Điều tra di cư Việt Nam năm 2004 cho thấy các nguyên nhân chủ yếu khiến cho người dân di cư lần đầu tiên là : 1. Tìm được việc làm ở nơi ở mới (51,1%). Đây là lí do quan trọng nhất. 2. Để cải thiện đời sống (47,6%) 3. Gần người thân (20,8%) 4. Vì tương lai của con cái (11,9%) 5. Để cải thiện điều kiện xã hội và môi trường (11,2%)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2