intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

103
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk trình bày cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk. Mời các bạn tham khảo luận văn để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thùy Linh CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thùy Linh CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.HOÀNG CÔNG DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu tình hình thực tiễn và xử lí số liệu dưới sự hướng dẫn khoa học của tiến sĩ Hoàng Công Dũng. Trong luận văn, các số liệu đều trung thực, các nội dung nghiên cứu chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào trước khi trình bày, bảo vệ, công nhận bởi Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực và chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung luận văn này. Tác giả.
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ gia đình, thầy cô, nhà trường và bạn bè. Thông qua luận văn, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Gia đình đã luôn luôn mang lại sức mạnh tinh thần cho tác giả. - TS. Hoàng Công Dũng – người hướng dẫn trực tiếp – người thầy đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn, định hướng cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. - Quý thầy (cô), khoa Địa lí đại học Sư Phạm, phòng Sau đại học, phòng Khoa học công nghệ trường Đại học Sư Phạm TPHCM cũng như các anh (chị) lớp Cao học Địa lí K23 đã giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian làm luận văn. - Các cô chú, anh chị trong Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê, UBND tỉnh, Sở Giáo dục, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã cung cấp tài liệu và những chỉ dẫn quý báu. -Ban giám hiệu trường THPT Marie Curie đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Cuối cùng, xin kính gửi lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc đến tất cả mọi người. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thùy Linh
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng số liệu Danh mục biểu đồ Danh mục các hình MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNGCUỘC SỐNG DÂN CƯ ………………………………………………………………… 9 1.1. Cơ sở lí luận.............................................................................................................9 1.1.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống.....................................................................9 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư............................11 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống cấp tỉnh ....................................17 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................22 1.2.1. Khái quát chất lượng cuộc sống dân cư Việt Nam .......................................22 1.2.2. Khái quát chất lượng cuộc sống dân cư vùng Tây Nguyên ..........................32 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................36 Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH ĐẮK LẮK ...........................................................................................................38 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư Đắk Lắk ...............39 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ........................................................................39 2.1.2. Trình độ phát triển kinh tế ............................................................................40 2.1.3. Dân số, thành phần dân tộc:...................................................................41 2.1.4. Giáo dục, y tế .........................................................................................44 2.1.5. Y tế và chăm sóc sức khoẻ ....................................................................44 2.1.6. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật .............................................................45 2.1.7. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ...............................................48
  6. 2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk ...................................58 2.2.1. Về kinh tế ......................................................................................................58 2.2.2. Về giáo dục ...................................................................................................63 2.2.3. Về y tế, chăm sóc sức khoẻ. ..........................................................................71 2.2.4. Về hưởng thụ phúc lợi ..................................................................................77 2.3. Đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk .......................83 2.3.1. chỉ tiêu đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk …………………………………………………………………………83 2.3.2. Đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk ....................85 2.4. Những thành tựu và hạn chế về chất lượng cuộc sống của dân cư Đắk Lắk ..87 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................88 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH ĐẮK LẮK.........................................................90 3.1. Căn cứ xây dựng ...................................................................................................90 3.2. Định hướng và mục tiêu kinh tế - xã hội nhằm nâng cao CLCS dân cư .........91 3.2.1. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ........................................................92 3.2.2. Một số định hướng phát triển kinh tế - xã hội ..............................................95 3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư .....................104 3.3.1. Nhóm giải pháp về cải thiện và nâng cao thu nhập ....................................104 3.3.2. Nhóm giải pháp về giáo dục, đào tạo, lao động và việc làm. .....................109 3.3.3. Nhóm giải pháp về y tế, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ ................111 3.3.4. Nhóm giải pháp về phúc lợi ........................................................................113 3.3.5. Nhóm giải pháp về công tác DS-KHHGĐ.................................................115 3.3.6. Công tác xoá đói giảm nghèo, ổn định định canh định cư ........................117 3.3.7. Thực hiện tốt chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác, bảo đảm công bằng xã hội ........................................................................................118 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................120 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................................121 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................123 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBYT : Cán bộ y tế CN – XD : Công nghiệp – xây dựng DS – KHHGĐ : Dân số - kế hoạch hoá gia đình HS : Học sinh HDI : (Health Development Inteligent) Chỉ số phát triển con người HDR : Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GNI : Thu nhập quốc dân KT – XH : kinh tế – xã hội LHQ : Liên Hợp Quốc NXB : Nhà xuất bản PPP : Sức mua tương đương PGS.TS : Phó giáo sư – tiến sĩ TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp UBND : Uỷ ban nhân dân UNDP : United Nation Development Programme WB : (World Bank) Ngân hàng Thế giới WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  8. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 ....................................20 Bảng 1.2. GDP và GDP/người ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012..............................22 Bảng 1.3. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng ở Việt Nam ................................23 Bảng 1.4. Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2012 .......................................24 Bảng 1.5.Tuổi thọ trung bình Việt Nam theo các vùng giai đoạn 1989 – 2012............29 Bảng 1.6. Một số chỉ tiêu y tế/ 1 vạn dân của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 ..........30 Bảng 1.7. Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2012 ........................................30 Bảng 1.8. Một số chỉ tiêu y tế vùng Tây Nguyên năm 2012 .........................................34 Bảng 1.9. Một số chỉ tiêu chất lượng cuộc sống dân cư vùng Tây Nguyên..................36 Bảng 2.1: Đơn vị hành chính, dân số và mật độ dân số tỉnh Đắk Lắk năm 2012 .........40 Bảng 2.2: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Đắk Lắk .......................40 Bảng 2.3. Quy mô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên Đắk Lắk 2000 – 2012 ...............41 Bảng 2.4. Nguồn lao động và dân số hoạt động kinh tế tỉnh Đắk Lắk..........................43 Bảng 2.5: GDP và GDP/người tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 ...........................58 Bảng 2.6. Thu nhập bình quân/người/tháng hộ gia đình phân theo nguồn thu .............59 Bảng 2.7. GDP/người của tỉnh Đắk Lắk phân theo nhóm thu nhập năm 2012 .............61 Bảng 2.8. Tỉ lệ hộ nghèo tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 (Đơn vị: %) ................61 Bảng 2.9. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm học 2012 – 2013 .................................63 Bảng 2.10. Số trường, lớp, giáo viên, học sinh mẫu giáo Đắk Lắk 2000-2012 ............64 Bảng 2.11. Số trường, lớp, giáo viên, HS phổ thông tỉnh Đắk Lắk 2000 - 2012 ..........65 Bảng 2.12. Học sinh phổ thông phân theo thành phố, thị xã và các huyện...................67 Bảng 2.13. Ngân sách đầu tư cho giáo dục tỉnh Đắk Lắk ............................................69 Bảng 2.14. Tuổi thọ trung bình Việt Nam theo vùng 1989 – 2012 (tuổi) .....................72 Bảng 2.16. Mạng lưới y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 ..................................73 Bảng 2. 17. Số cán bộ y tế , số giường bệnh/ 1 vạn dân tỉnh Đắk Lắk năm 2012 ........73 Bảng 2.18. Diện tích và cơ cấu đất ở các huyện, thị xã tỉnh Đắk Lắk 2012 ................79 Bảng 2.19. Tỉ lệ số hộ dùng nước sạch Đắk Lắk giai đoạn 2003 – 2012......................80 Bảng 2.20. Số máy điện thoại phân theo huyện tỉnh Đắk Lắk ......................................83 Bảng 2.21. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của dân cư .............................84 Bảng 2.22. Bảng đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống của dân cư .........................85 Bảng 3.1. Mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đắk Lắk .....................93 Bảng 3.2. Lao động trong các ngành kinh tế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 .................101 Biểu 3.3: Lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân đến 2020 .................116
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ đi học chung và tỉ lệ đi học đúng tuổi của Việt Nam .......................26 Biểu đồ 1.2. Chi tiêu giáo dục bình quân/ 1 học sinh phổ thông của Việt Nam ...........27 Biểu đồ 1.3. Chi tiêu giáo dục bình quân/1 HS theo vùng của Việt Nam2012 .............27 Biểu đồ 1.4. Tỉ lệ số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của Việt Nam 2012 ...........31 Biểu đồ 1.5. Thu nhập bình quân đầu người vùng Tây Nguyên (2002 – 2012) ...........33 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành tỉnh Đắk Lắk năm 2000 và 2012....................41 Biểu đồ 2.2. Tháp dân số Đắk Lắk năm 2000 và năm 2012 .........................................42 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện GDP và GDP/người Đắk Lắk 2001 – 2012 ...................58 Biểu đồ 2.4. Thu nhập bình quân đầu người/tháng tỉnh Đắk Lắk 2002 – 2012 ............60 Biểu đồ 2.5.Thu nhập bình quân đầu người/tháng các tỉnh Tây Nguyên 2012.............60 Biểu đồ 2.6. Tỉ lệ hộ nghèo của các tỉnh vùng Tây Nguyên 2012................................62 Biểu đồ 2.7. Tuổi thọ trung bình của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2000 – 2012 .....................71 Biểu đồ 2.9.Tỉ lệ hộ có nhà ở chia theo loại nhà các tỉnh Tây Nguyên 2012 ...............78 Biểu đồ 3.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2020] .............................92 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Đắk Lắk (2012 – 2020) ............................93 Biểu đồ 3.3. Dân số và lao động tỉnh Đắk Lắk năm 2020...........................................100
  10. DANH MỤC BẢN ĐỒ Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk.................................................................. 38 Hình 2.2. Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tỉnh Đắk Lắk.... 57 Hình 2.3. Bản đồ giáo dục tỉnh Đắk Lắk.....................................................................70 Hình 2.4. Bản đồ y tế tỉnh Đắk Lắk.............................................................................76 Hình 2.5. Bản đồ tổng hợp chất lượng cuộc sống tỉnh Đắk Lắk................................. 89 Hình 3.1. Bản đồ định hướng chất lượng cuộc sống tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020..............103
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Con người là động lực chính cho sự phát triển, đồng thời con người cũng chính là mục tiêu cần hướng tới cho mọi hoạt động KT – XH. Vì vậy việc cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống người dân là điều kiện cần thiết nhất đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước. Nhưng chất lượng cuộc sống dân cư là gì? Dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá chất lượng cuộc sống? Làm gì để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và tạo điều kiện để mọi người đều được sống trong tình thương và trách nhiệm? Đó là những đòi hỏi đặt ra cần phải giải quyết về cả mặt lí luận và thực tiễn. Vì tính cấp thiết của vấn đề mà nhiều nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu tìm hiểu chất lượng cuộc sống. Con người là tài sản thực sự của quốc gia. Mục tiêu cơ bản của phát triển nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho con người sống lâu, luôn khoẻ mạnh và sáng tạo. Điều này như là một sự thật đơn giản. Tuy nhiên, sự thật này thường bị lãng quên trong các mối quan tâm đến tích luỹ hàng hoá, của cải tài chính. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12-1-2011 đến ngày 19-1-2011 tại Thủ đô Hà Nội:“Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân”. Chính vì lẽ đó, luận văn khẳng định sự cần thiết phải nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, trong bối cảnh của Việt Nam trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng của cả nước, đặc biệt đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi chung của nền kinh tế cả nước, Đắk Lắk đã có những thay đổi đáng kể về kinh tế - xã hội, nhìn chung đời sống của nhân dân đang từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, nếu so sánh với các địa phương khác trong cả nước và với các nước khác trong khu vực thì chất lượng
  12. 2 cuộc sống của người dân tỉnh Đắk Lắk còn thấp. Đặc biệt là ở một số bản, làng vùng sâu, cuộc sống dân cư còn quá thấp. Do đó, nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư và tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đối với địa phương là vấn đề cấp thiết được đặt ra. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk”không chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm về vấn đề chất lượng cuộc sống mà còn chỉ ra những tồn tại, bất cập, hạn chế; từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp mang tính khoa học, khả thi. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở vận dụng lí luận và thực tiễn trong nước và trên thế giới về chất lượng cuộc sống dân cư, luận văn tập trung nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống tỉnh nhà. 2.2. Nhiệm vụ Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư để vận dụng vào nghiên cứu địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư tỉnh Đắk Lắk. - Phân tích thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 qua các tiêu chí cụ thể. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk. 3. Lịch sử nghiên cứu Chất lượng cuộc sống dân cư là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trên thế giới cũng như Việt Nam. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, các bài viết về lĩnh vực này dưới nhiều góc độ như nghiên cứu chất lượng cuộc sống nói chung, nghiên cứu các yếu tố của chất lượng cuộc sống hay mối quan hệ của chất lượng cuộc sống với sự phát triển kinh tế,...  Trên thế giới
  13. 3 Theo R.C.Sharma, tác giả cuốn sách nổi tiếng:“Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống”(1988) [34]thì chất lượng cuộc sống là một khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi sự thoả mãn cộng đồng chung, cũng như khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của chính bản thân xã hội. Trong tác phẩm này ông đã tập trung vào nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư trong mối quan hệ với phát triển dân số ở mỗi quốc gia. Tiếp đến, nghiên cứu của Williams Bell đã mở rộng toàn diện hơn khái niệm về chất lượng cuộc sống của con người. Theo ông, chất lượng cuộc sống được đặc trưng bởi 12 điểm, trong đó nhấn mạnh đến nội dung an toàn và khẳng định chất lượng cuộc sống được đặc trưng bằng sự an toàn trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, vai trò của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội đối với chất lượng cuộc sống còn chưa được rõ nét. Dựa trên những cơ sở này, Liên Hợp Quốc đã đưa ra 12 chuẩn mực sống để đánh giá chất lượng cuộc sống được nhiều quốc gia tán thành, có công đóng góp lớn của Williams Bell. Để đánh giá chất lượng cuộc sống một cách thống nhất trên toàn thế giới. Năm 1990, tổ chức UNDP của Liên Hợp Quốc đã đưa ra chỉ số phản ánh các khía cạnh quan trọng nhất của chất lượng cuộc sống con người: HDI (chỉ số phát triển con người). HDI phản ánh được những thành tựu phát triển của một quốc gia thông qua ba tiêu chíliên quan đến dân số và tăng trưởng kinh tế. Chỉ số HDI càng cao, chứng tỏ chất lượng cuộc sống của người dân ở quốc gia đó càng được đảm bảo, thoả mãn được những nhu cầu thiết yếu của con người. Do đó, các quốc gia đã không ngừng nỗ lực phát triển kinh tế, đi đôi với chất lượng cuộc sống của người dân. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống dân cư, mà trước hết phải kể đến giáo trình cơ bản, đề cập đến cơ sở lí luận về chất lượng cuộc sống như: “Giáo trình dân số và phát triển” của Nguyễn Đình Cử (1997); giáo trình “Dân số sự phát triển kinh tế - xã hội” của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên) đề cập đến những nội dung căn bản nhất về chất lượng cuộc sống dân cư, cũng như mối quan hệ dân số và phát triển bền vững. Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu mức sống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Tổng cục Thống kê, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng
  14. 4 Thế giới cùng với sự hỗ trợ tài chính của UNDP đã tiến hành bốn cuộc điều tra về mức sống dân cư Việt Nam năm 1991 – 1993, 1997 – 1998, 2001 – 2004, 2007 – 2008. Qua mỗi cuộc điều tra cho ta một kết quả về sự thay đổi mức sống của dân cư nước ta theo thời gian và sự tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong việc xoá đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, các cuộc điều tra này chỉ dừng lại trong việc khảo sát mức sống dân cư Việt Nam bằng những số liệu cụ thể, chưa đi sâu phân tích mức sống của một địa phương nào cụ thể. PGS.TS Hồ Sĩ Quý, Viện Thông tin Khoa học xã hội trong cuốn “Con người và sự phát triển con người” đã có những nghiên cứu mang tính triết học sâu sắc cập nhật những tri thức mới nhất của thế giới về con người, phát triển con người, trong đó có đề cập đến vấn đề chất lượng cuộc sống. Bàn về chất lượng cuộc sống dân cư Việt Nam phải kể đến công trình nghiên cứu “Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001 – Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người” của tập thể hơn 30 nhà khoa học của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia thực hiện tổng quan toàn bộ sự phát triển con người Việt Nam năm 2001, trong đó có làm rõ chỉ số HDI phân hoá theo các tỉnh, thành phố trong cả nước. Bên cạnh đó, còn phải kể đến các công trình nghiên cứu khác như: “Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1992 – 1993”, “Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997 – 1998”, “Mức sống trong thời kì bùng nổ kinh tế Việt Nam 2001”, “Khảo sát mức sống dân cư 2010” của tập thể nhiều tác giả đã phân tích được một số khía cạnh về chất lượng cuộc sống dân cư Việt Nam. Bàn về chất lượng cuộc sống của các tỉnh, đã có một số đề tài luận án tiến sĩ và thạc sĩ như: “Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hải phòng” – luận án tiến sĩ Địa lí (2004) của Nguyễn Thị Kim Thoa. Một số đề tài thạc sĩ khác như: “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Kạn” của Nông Thị Việt Tuyên (1999), “Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận. Hiện trạng và giải pháp” của Bùi Vũ Thanh Nhật (2008),“Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh huyện Định Quán (Tỉnh Đồng Nai). Thực trạng trạng và giải pháp” của Nguyễn Hoàng Hải (2013), “Chất lượng cuộc sống dân cư Thành phố Hồ Chí Minh. Thực trạng và giải pháp” của Phạm Ngọc Thuỳ Văn (2013),...
  15. 5 Các công trình này đã vận dụng các cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư, nhất là các chỉ tiêu đánh giá cấp tỉnh để làm rõ hiện trạng chất lượng cuộc sống dân cư của địa bàn nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tại các địa phương này. Ở Đắk Lắk, cho đến nay các công trình nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư dưới góc độ địa lí còn hạn chế. Hầu hết chỉ là các báo cáo mang tính chuyên đề của các sở, ban, ngành về mức sống dân cư, các kết quả điều tra dân số và nhà ở như: tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ số hộ được sử dụng nước sạch, tỉ lệ người lớn biết chữ,… 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích bốn nhóm tiêu chí cơ bản về chất lượng cuộc sống cấp tỉnh, cụ thể: + Nhóm tiêu chí kinh tế: GDP/người, thu nhập bình quân theo đầu người, tỉ lệ hộ nghèo. + Nhóm tiêu chí giáo dục: Tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ học sinh/1 giáo viên, tỉ lệ học sinh THPT/ tổng số học sinh, chỉ tiêu giáo dục/1 học sinh phổ thông. + Nhóm tiêu chí y tế và chăm sóc sức khoẻ: tuổi thọ trung bình, số cán bộ y tế, giường bệnh/1 vạn dân, chỉ tiêu cho y tế/1 người dân. + Nhóm tiêu chí phúc lợi xã hội: điều kiện nhà ở, sử dụng điện, sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường. - Về không gian: Nghiên cứu toàn bộ tỉnh Đắk Lắk có sự phân hoá đến cấp huyện. So sánh Đắk Lắk với các tỉnh lân cận và vùng Tây Nguyên. - Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012, và định hướng đến năm 2020. 5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk là một đối tượng nghiên cứu của địa lí kinh tế - xã hội, do đó trong quá trình nghiên cứu cần đứng trên quan điểm tổng hợp để nhìn nhận, đánh giá quá trình, các yếu tố của chất lượng cuộc sống và các tác nhân
  16. 6 ảnh hưởng như điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội,… trong mối quan hệ tương tác với nhau và với các hiện tượng khác. Đối với một tỉnh miền núi như Đắk Lắk, khi đánh giá đặc trưng của chất lượng cuộc sống dân cư cần chú ý đến sự phân hoá theo địa hình và cơ cấu dân tộc.Trong quá trình nghiên cứu, các quan điểm này được tác giả vận dụng một cách tổng hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. 5.1.2. Quan điểm hệ thống Hiện nay, quan điểm hệ thống thường được sử dụng trong địa lí học (địa lí kinh tế - xã hội), trong đó có vấn đề về chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống được coi là một hệ thống lớn, bao gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ mật thiết với nhau như: kinh tế, giáo dục, y tế,… Do đó, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của phân hệ sẽ dẫn đến những hậu quả dây chuyền và ảnh hưởng hoạt động chung của toàn hệ thống. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk cần nắm vững quan điểm này để thấy được sự tác động qua lại trong một hệ thống và giữa các hệ thống với nhau. 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Chất lượng cuộc sống dân cư biến đổi theo thời gian, có nguồn gốc phát sinh, phát triển và vận động qua từng giai đoạn lịch sử. Nó diễn ra trong những điều kiện nhất định từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, đều có mối quan hệ nhân quả. Vì vậy, thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư trong thời điểm hiện tại là kết quả phát triển của một quá trình lâu dài và là điều kiện cho sự phát triển chất lượng cuộc sống trong tương lai. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là yếu tố tất yếu trong giai đoạn hiện nay đối với bất kì quốc gia hay địa phương nào, trong đó có tỉnh Đắk Lắk. Quan điểm phát triển bền vững được xây dựng trên cơ sở cả ba góc độ: kinh tế, xã hội và môi trường. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu, tài liệu Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội nói riêng, trong đó có vấn
  17. 7 đề dân số. Nghiên cứu chất lượng cuộc sống là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều khía cạnh. Do đó, để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài này, cần thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. 5.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Phương pháp này sử dụng kết quả của việc thu thập tài liệu, quan sát thực địa, xử lí thông tin qua hệ thống phân tích tổng hợp kết quả. Trong quá trình xử lí số liệu, hàng loạt các phương pháp truyền thống đã được sử dụng như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, … 5.2.3. Phương pháp bản đồ, sử dụng GIS Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lí nói chung và địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Theo M.N.Bazanxki – nhà địa lí học nổi tiếng thế giới khẳng định: “Khoa học địa lí và các công việc của nó bắt đầu từ bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ”. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở các bản đồ của tỉnh và số liệu thống kê, dựa vào kiến thức đã học về GIS và phần mềm Mapinfo tác giả sẽ xây dựng các bản đồ về đặc trưng chất lượng cuộc sống để có cái nhìn trực quan hơn về vấn đề nghiên cứu. 5.2.4. Phương pháp thang điểm tổng hợp Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk có sự phân hoá theo các tiêu chí cụ thể và theo không gian, do đó trong quá trình phân tích và đánh giá, tác giả sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp. Khi đánh giá cần lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp, thể hiện được rõ nét sự phân hoá và đặc trưng về chất lượng cuộc sống dân cư của tỉnh, sau đó xây dựng thang điểm đánh giá. 5.2.5. Phương pháp thực địa Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu trực tiếp các huyện, thị trên địa bàn toàn tỉnh về các khía cạnh của chất lượng cuộc sống như: nhà ở, sử dụng nước sạch, điều kiện y tế,…Đây là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng các giải pháp. 5.2.6. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này được thực hiện bằng việc tham gia, xin ý kiến đánh giá của các nhà quản lí, các chuyên gia và một số cán bộ địa phương của các lĩnh vực: giáo dục, y
  18. 8 tế, kinh tế, phúc lợi xã hội,…để có thêm những nhận định chính xác về chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk. 6. Những đóng góp chính của đề tài - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư. - Đưa ra bức tranh thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk. - Tìm ra các tồn tại, hạn chế, bất cập trong vấn đề chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp khả thi nhằm góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong tỉnh. - Tài liệu có giá trị để tìm hiểu, nghiên cứu, học tập về chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk; đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích cho các nhà quản lí, các nhà hoạch định của tỉnh Đắk Lắk. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư Chương 2: Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk
  19. 9 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống 1.1.1.1. Chất lượng Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư là mục tiêu phấn đấu của thế giới nói chung cũng như các quốc gia, các vùng nói riêng, đặc biệt là vùng nghèo, khó. Nhưng quan niệm về chất lượng cuộc sống cũng chưa thật thống nhất. Trong thực tế người ta quen nói chất lượng có nghĩa là: tuyệt vời của sản phẩm hay dịch vụ. Nếu chấp nhận hiểu chất lượng có nghĩa là có ích trong cuộc sống con người thì chỉ có thế định nghĩa: “Chất lượng cuộc sống là sự thoả mãn nhu cầu cuộc sống của con người”. 1.1.1.2. Chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống là vấn đề được cả thế giới quan tâm do đó là mục tiêu cao nhất trong sự phát triển của nhân loại. Vì vậy, trong quá trình tồn tại và phát triển từ thời tiền sử đến nay, con người luôn vươn lên để hoàn thiện và làm cho cuộc sống càng tiện nghi, tốt đẹp hơn. Vấn đề chất lượng cuộc sống cũng như làm thế nào để đánh giá được chất lượng cuộc sống con người được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và phát triển thành các khái niệm khoa học. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng cuộc sống tuy thuộc và trình độ phát triển, nhận thức về văn hoá, xã hội và truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng. Trong các tác phẩm của C.Mác, A.Smith, D.Ricardo,... các giá trị về nâng cao chất lượng cuộc sống của con người như là mục đích trong việc tạo thuận lợi, giúp con người có một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú. Tuy nhiên, những lí luận này mới tồn tại ở dạng sơ khai, tiềm ẩn trong các khái niệm kinh tế chính trị học. Người đầu tiên đưa ra khái niệm chất lượng cuộc sống được đông đảo các nhà nghiên cứu chấp nhận là R.C.Sharma được trình bày trong tác phẩm nổi tiếng “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống” (1988)[35]. Theo ông, “Chất
  20. 10 lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng (hạnh phúc hoặc thoả mãn) với những nhân tố của cuộc sống mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm vào đó, chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được. Nó như cái giá của sự đầy đủ hay là sự trọn vẹn của cuộc sống”. Có thể thấy theo R.C.Sharma, mức sống và sự thoả mãn của mỗi gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan trọng để tạo ra chất lượng cuộc sống. Nhưng đối với William Bell, ông lại gắn quan niệm chất lượng cuộc sống với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, sinh thái,... Theo ông, chất lượng cuộc sống thể hiện cụ thể ở 12 đặc trưng sau đây: “An toàn thể chất cá nhân; sung túc về kinh tế; công bằng trong khuôn khổ pháp luật; an ninh quốc gia; bảo hiểm lúc già yếu và đau ốm; hạnh phúc tinh thần; sự tham gia vào đời sống xã hội; bình đẳng về giáo dục; nhà ở; nghỉ ngơi; chất lượng đời sống văn hoá; Quyền tự do công dân; chất lượng môi trường kĩ thuật (giao thông vận tải, khả năng chống ô nhiễm)”. Trong đó, ông đã nhấn mạnh nội dung “an toàn” và khẳng định chất lượng cuộc sống được đặc trưng bằng sự an toàn trong môi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội lành mạnh. Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cũng đưa ra khái niệm về phát triển con người“là sự tiến bộ tổng quát về mức sống, cùng với sự giảm bớt bất công trong phân phối thu nhập, khả năng tiếp tục tiến bộ bền vững trong tương lai, trong đó phúc lợi kinh tế - xã hội là cốt lõi của phát triển”. Có thể hiểu bản chất của phát triển con người “là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt tới một cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh và có ý nghĩa”, đồng thời phản ánh mục tiên phát triển “vì con người”, đảm bảo sự công bằng xã hội trong tương lai. [1] Sự phát triển của con người được đánh giá thông qua chỉ số HDI, là chỉ số phản ánh mức độ đạt được của con người về ba mặt: về mức sống (được đo bằng GDP/người), về kiến thức (được đo bằng tỉ lệ biết chữ của người lớn trên 15 tuổi và tỉ lệ nhập học bình quân), và về sức khoẻ (được đo bằng tuổi thọ trung bình). Do đó, HDI chỉ là bộ phận cơ bản của chất lượng cuộc sống, vì chưa phản ánh được toàn diện các mặt của chất lượng cuộc sống con người. Muốn đánh giá được chất lượng cuộc sốngcon người, bên cạnh chỉ số HDI còn đánh giá thêm các chỉ số về hưởng thụ của con người như chỉ số về y tế, nhà ở, sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1