Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Hiện trạng sử dụng lao động trong ngành công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 9
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Hiện trạng sử dụng lao động trong ngành công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh nêu lên những cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp cho việc sử dụng lao động trong ngành công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Hiện trạng sử dụng lao động trong ngành công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thúy Hằng HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thúy Hằng HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của khoa Địa lý trường Đại học sư phạm TP.HCM đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập tại trường và thực hiện đề tài. Đặc biệt hơn, tác giả xin chân thành cám ơn sự tận tình hướng dẫn và giúp đỡ của Tiến sĩ Đàm Nguyễn Thùy Dương đã dành cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành của TP.HCM: UBNN thành phố, Tổng cục thống kê, Sở kế hoạch đầu tư, Sở lao động thương binh – xã hội, Liên đoàn lao động, Sở công thương, Phòng công nghiệp.v.v... đã nhiệt tình cung cấp tư liệu, số liệu và những thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài. Lời cảm ơn tới các thành viên lớp cao học Địa lý K23, lòng biết ơn đến với gia đình, người thân đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn TP.HCM, tháng 9 năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu tình hình thực tiễn và xử lí số liệu dưới sự hướng dẫn khoa học của tiến sĩ Đàm Nguyễn Thùy Dương. Các số liệu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào trước khi trình bày, bảo vệ, công nhận bởi hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên. Tác giả.
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng số liệu Danh mục biểu đồ Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ........................................................ 10 1.1. Cơ sở lý luận về lao động và sử dụng lao động trong ngành công nghiệp. ............................................................................................ 10 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan................................................. 10 1.1.2. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế ...................................... 21 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp .......................................................................... 22 1.2. Cơ sở thực tiễn sử dụng lao động ở Việt Nam ......................................... 29 1.2.1. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh ........................................ 29 1.2.2. Chất lượng nguồn lao động đã được cải thiện .............................. 31 1.2.3. Tình hình sử dụng lao động ở nước ta .......................................... 34 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 36 Chương 2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH .................. 38 2.1. Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh..................................................... 38
- 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới lao động và sử dụng lao động trong ngành công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh .................................. 39 2.2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ................................................... 39 2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................... 40 2.2.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội.......................................................... 51 2.3. Lao động trong ngành công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.............. 67 2.3.1. Số lượng và sự gia tăng................................................................. 67 2.3.2. Phân bố lao động công nghiệp theo đơn vị hành chính................ 68 2.3.3. Cơ cấu lao động công nghiệp........................................................ 72 2.4. Sử dụng lao động trong ngành công nghiệp ở Thàn h phố Hồ Chí Minh ...... 77 2.4.1. Khái quát chung ............................................................................ 77 2.4.2. Tình hình sử dụng lao động trong các ngành công nghiệp........... 78 2.4.3. Tình hình sử dụng lao động công nghiệp theo lãnh thổ ............... 82 2.4.4. Tình hình sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế............. 84 2.4.5. Theo từng ngành các ngành CN và theo thành phần KT.............. 88 2.5. Nhận xét chung ........................................................................................ 96 2.5.1. Tình trạng có việc làm .................................................................. 96 2.5.2. Tình trạng thiếu việc làm .............................................................. 99 2.5.3. Thất nghiệp.................................................................................... 99 2.5.4. Thu nhập của người lao động trong ngành công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................. 100 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 102 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................ 104 3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp ........................................................................... 104 3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 .................................................................. 104
- 3.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 .................................................................. 111 3.1.3. Dự báo phát triển nguồn lao động Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 ............................................................................ 116 3.2. Các giải pháp phát triển kinh tế và sử dụng lao động hiệu quả trong ngành công nghiệp. ...................................................................... 124 3.2.1. Giải pháp phát triển kinh tế......................................................... 124 3.2.2. Giải pháp về sử dụng lao động hiệu quả trong ngành công nghiệp .......................................................................................... 128 KẾT LUẬN .................................................................................................. 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 135 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AFTA : Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN BR-VT : Bà Rịa – Vũng Tàu CHLB : Cộng hòa liên bang CMKT : Chuyên môn kĩ thuật CN : Công nghiệp CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ĐTNN : Đầu tư nước ngoài ILO : Tổ chứ lao động Quốc tế KCN, KCX : Khu công nghiệp, khu chế xuất KT : Kinh tế LĐ : Lao động TDMN : Trung du miền núi THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBNN : Ủy ban nhân dân WTO : Tổ chức thương mại Thế giới
- DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Cơ cấu lực lượng lao động khu vực kinh tế ở một số khu vực trên thế giới năm 2012 ......................................................... 15 Bảng 1.2. Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế theo nhóm tuổi ( % ) .............. 30 Bảng 1.3. Số lượng lao động và phân bố lực lượng lao động năm 2012............................................................................................. 31 Bảng 1.4. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật (%) ............ 33 Bảng 1.5. Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế thường xuyên phân theo nhóm ngành theo vùng nước ta năm 2009 (%)........................... 35 Bảng 2.1. Dự án FDI vào TP.HCM giai đoạn 2001 – 2012........................ 61 Bảng 2.2. Một vài chỉ số phát triển công nghiệp của TP.HCM so với cả nước giai đoạn 2000 - 2012.................................................... 62 Bảng 2.3. Lực lượng lao động công nghiệp TP.HCM giai đoạn 2001 - 2012 ...... 67 Bảng 2.4. Lao động trong ngành công nghiệp phân theo đơn vị hành chính ở TP.HCM năm 2012 ........................................................ 70 Bảng 2.5. Quy mô và tốc độ tăng lực lượng lao động công nghiệp theo nhóm ngành giai đoạn 2001 – 2012(người)........................ 79 Bảng 2.6. Cơ cấu lực lượng lao động công nghiệp phân theo nhóm ngành giai đoạn 2001 - 2012(%) ................................................ 79 Bảng 2.7. Quy mô lao động trong nhóm ngành sản xuất điện, nước và khí đốt ở TP.HCM.................................................................. 82 Bảng 2.8. Lao động công nghiệp ở các KCN - KCX ở TP.HCM ............... 83 Bảng 2.9. LLLĐ công nghiệp phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001 – 2012................................................................................. 84 Bảng 2.10. LLLĐ công nghiệp nhà nước giai đoạn 2001 -2012 .................. 86
- Bảng 2.11. Phân bố lao động trong các ngành công nghiệp ở khu vực nhà nước năm 2012 ..................................................................... 86 Bảng 2.12. Phân bố lao động trong các ngành công nghiệp ở khu vực ngoài nhà nước năm 2012 ........................................................... 88 Bảng 2.13. Quy mô lao động trong nhóm ngành Sản xuất điện, nước và khí đốt ở TP.HCM.................................................................. 95 Bảng 2.14. Số người được giới thiệu việc làm trong độ tuổi lao động ở TP.HCM giai đoạn 2000 – 2011 ................................................. 96 Bảng 3.1. Nhu cầu nhân lực 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu TP.HCM giai đoạn 2015 – 2020, xu hướng đến 2020 – 2025..... 117 Bảng 3.3. Nhu cầu ngành nghề khác thu hút nhiều lao động TP.HCM giai đoạn 2015 – 2020, xu hướng đến 2020 – 2025 ................. 117 Bảng 3.4. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo nhóm 8 nhóm ngành TP.HCM giai đoạn 2015 – 2020, xu hướng đến 2020 – 2025............................................................................... 118 Bảng 3.5. Nhu cầu trình độ nghề TP.HCM giai đoạn 2015 – 2020, xu hướng đến 2020 – 2025 ....................................................... 118 Bảng 3.6. Dự báo nhu cầu nhân lực phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2015-2025 ........................................................................ 119 Bảng 3.7. Dự báo lao động làm việc trong doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp .............................................................. 123
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế thời kì 2001 - 2012......................................................................................... 34 Biểu đồ1.2. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2012......................................................... 36 Biểu đồ 2.1. Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ lệ gia tăng tự nhiên TP.HCM giai đoạn 2000 – 2012 (‰) ..................................... 52 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của TP.HCM giai đoạn 2000 – 2012.................................................................... 63 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế TP.HCM giai đoạn 2000 – 2012 (%)............................................................. 64 Biểu đồ 2.4. Lao động công nghiệp và tốc độ tăng trưởng lao độngcông nghiệp ..................................................................... 68 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính trong các nhóm ngành công nghiệp năm 2012 ....................................... 75 Biểu đồ 2.6. Chuyển dịch cơ cấu GDP của TP.HCM theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 – 2012................................................. 77 Biểu đồ 2.7. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp chế biến của TP.HCM qua các năm ...................................................... 81 Biểu đồ 2.8. Cơ cấu LLLĐ công nghiệp phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 -2012 (%) ....................................................... 85 Biểu đồ 2.9. Cơ cấu lực lượng lao động nhà nước phân theo ngành công nghiệp năm 2012 ............................................................ 87 Biểu đồ 2.10. Quy mô lao động trong nhóm ngành sản xuất điện, nước và khí đốt ở TP.HCM ............................................................. 95 Biểu đồ 3.1. Cơ cấu nhu cầu nhân lực phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2015 – 2025........................................................... 122 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu nhu cầu nhân lực phân theo loại hình doanh nghiệpgiai đoạn 2015 – 2025................................................ 123
- DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 37 Bản đồ dân số và cơ cấu dân số theo số dân Thành phố Hồ Chí Minh .......... 53 Bản đồ quy mô và cơ cấu trường học TP.HCM ............................................. 58 Bản đồ lao động và mật độ lao động công nghiệp TP.HCM ......................... 69
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước sang thế kỷ XXI , nền kinh tế thế giới biến đổi sâu sắc do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại . Vai trò to lớn của nền kinh tế tri thức , xu thế toàn c ầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm cho việc phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia chủ yếu trên nền tảng trí tuệ của con người , khác với trước đây là dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam là một quốc gia có dân số đông , lực lượng lao động đồi dào . Gần đây, tốc độ tăng lao động hàng nă m khoảng 1,1 triệu lao động/năm. Lực lượng lao động đông về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Nhận thức xu hướng phát triển nền kinh tế – xã hội thế giới và dựa vào tình hình thực tế của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước , Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đưa ra quan điểm “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững ”, trong đó “nguồn lao động ý nghĩa quan trọng và quyết định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta ”. Đó cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài tại Việt Nam: “Phát triển công nghiệp Việt Nam không nên dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên mà nên dựa vào nhiều vào nguồn lực con người”. Trong đó, lực lượng lao động là bộ phận quan trọng nhất đối với nguồn lực , có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển công nghiệp cũng như phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là thành phố năng động nhất cả nước , với nhiều chuyển biến tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội . Hiện nay nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát triển đứng đầu cả nước . Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP là 9,2% , GDP bình quân đầu ng ười 3700 USD. Công nghiệp tăng nhanh , dẫn
- 2 đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất . Để đạt được thành tựu đó không thể không nói đến vai trò to lớn của lực lượng lao động công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh .Tuy nhiên, việc sử dụng lao động trong ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh còn bộc lộ nhiều bất cập .Xuất phát từ những lý do trên , tôi chọn đề tài nghiên cứu : “Hiện trạng sử dụng lao động trong ngành công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu - Mục tiêu cơ bản của đề tài là nghiên cứu sử dụng lao động trong ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh . Từ đó đưa ra các giải pháp cho việc nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả lao động trong ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan một số vấn đề lý luận về lao động và sử dụng lao động. - Khái quát tình hình phát triển công nghiệp của thành phố , chủ yếu trong giai đoạn 2000 đến 2012. - Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng và việc sử dụng lao động công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độ Địa lý kinh tế – xã hội. - Nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động trong ngành công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả lao động trong ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: - Làm rõ một số khái niệm : lao động, cơ cấu lao động , tình trạng việc làm, thị trường lao động.
- 3 - Một số vấn đề về lý luận công nghiệp và sự phân chia công nghiệp, các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp . Những vấn đề này được cụ thể trong ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh. - Quy mô, cơ cấu , phân bố lao động , sử dụng lao động công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Dự báo về lao động và sử dụng lao động công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất một số ý kiến góp phần tổ chức , sử dụng lực lượng lao động, thực hiện phân công lao động công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh. Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở mức độ khái quát chung toàn ngành công nghiệp là chủ yếu . Sau đó đi sâu phân tích lao động và sử dụng lao động của các phân ngành công nghiệp. - Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu đến cấp quận, huyện. - Do sự khác nhau về lý luận và thực tiễn phát triển , nên đề tài không đế cập đến việc sử dụng lao động thuộc lĩnh vực “làng nghề”. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2000 đến 2012. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trước sự đổi mới của nền kinh tế – xã hội đất nước , những năm qua Việ Nam đã có nhiều công trình nhgiên cứu về lao động , việc làm của các cơ quan chức năng Nhà nước: - Trung tâm nghiên cứu lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Ban Dân cư lao động của Viện chiến lược phát triển , Bộ Kế hoạch Đầu tư. - Một số cơ quan thuộc Trung tâm Khoa học - Xã hội Nhân văn quốc gia.
- 4 Vấn đề lao động và sử dụng lực lượng lao động đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học : GS.TS. Đặng Thu , GS.TS.Nguyễn Viết Thịnh , GS.TS. Lê Thông , PGS.TS.Nguyễn Minh Tuệ , GS.TS.Nguyễn Thị Minh Đức … Trong hội thảo “ Dân số và phát triển nguồn nhân lực” của Trung tâm Nghiên cứu dân số và nguồn lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vào tháng 9 năm 1990, các tác giả đều bàn luận xoay quanh vấn đề dân số, lao động, việc làm và một vài khía cạnh quan hệ của chúng trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế. Trong thông tin chuyên đề của Trung tâm thông tin thuộc Ủy ban kế hoạch nhà nước, hai tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Đinh Văn Bình đã đề cập đến một vài khía cạnh lao động- việc làm qua bài viết “ Thị trường lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam”; tác giả Trần Thị Tuyết Mai có bài “ Một số phương hướng giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí nguồn lao động xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 1991-2005”; tác giả Thế Ba có bài “ Lao động và việc làm ở nông thôn thời kỳ 1991- 1995”; tác giả Lê Quang với bài “ Lao động và việc làm cho thanh niên”…Các bài viết này mới chỉ đề cập đến một khía cạnh cụ thể của quan hệ dân số- lao động- việc làm. Nhiều tác giả đã phân tích khá sâu sắc lao động, việc làm và mối quan hệ giữa dân số với lao động và việc làm , như bài viết của Lê Trung “ Lao động và việc làm: điều băn khoăn chưa lời giải”. Nhiều tác giả còn đi sâu và nghiên cứu nguồn lao động ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội, như: TS. Trần Thị Tuyết Mai với bài viết “Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam đến năm 2010”; Sở Lao động – Thương binh và Xã
- 5 hội Thành phố Hồ Chí Minh “Báo cáo vai trò khu vực kinh tế phi chính thức trong tạo việc làm, thu nhập, các vấn đề xã hội”. Ngoài ra , cũng phải kể đến một số đề tài được đề cập chuyên sâu về nguồn lao động và sử dụng lao động : “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam ” của tác giả Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa , “Dân cư, nguồn lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng duyên hải Nam Trung Bộ ” của tác giả Hoàng Văn Chức , “Nguồn lao động và sử dụng lao động ở TPHCM” của tác giả Đàm Nguyễn Thùy Dương, … Những đề tài nghiên cứu của các tác giả trên sẽ là tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho chúng tôi thực hiện đề tài này . Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nào về hiện trạng sử dụng lao động công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độ địa lý kinh tế – xã hội. 4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hệ quan điểm 4.1.1. Quan điểm hệ thống Các đối tượng hiện tượng địa lý đều có sự tác động qua lại với nhau trong một hệ thống nhất định khi một thành phần của hệ thống bị tác động làm nó thay đổi, phát triển thì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ thống đồng thời kéo theo các thành phần khác thay đổi. Lực lượng lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã hội, sự phát triển về số lượng, chất lượng lao động cũng như việc sử dụng lao động trong công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vào một cơ cấu kinh tế và một thể chế xã hội nhất định. Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá lực lượng lao động và vấn đề sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp ở TP.HCM phải dựa trên quan điểm hệ thống, coi mọi sự vật hiện tượng thông suốt trong các hợp phần thì việc đánh giá phân tích mới chính xác. Thành phố Hồ Chí Minh là một hệ thống kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là một bộ phận của hệ thống kinh tế Việt Nam. Trong quá trình phát
- 6 triển kinh tế - xã hội của thành phố, các hợp phần như: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, đường lối phát triển kinh tế- xã hội … có sự tác động qua lại với nhau và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh ta cần phải đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với các hợp phần khác. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Lực lượng lao động của một vùng có quan hệ mật thiết với các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng và các vùng lân cận, các yếu tố có thể thúc đẩy hoặc ức chế sự phát triển của lực lượng lao động của vùng đó và ngược lại. Vì vậy việc nghiên cứu các vấn đề về sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp ở TP.HCM không thể tách rời vấn đề sử dụng lực lượng lao động của các tỉnh, thành phố lân cận, của Đông Nam Bộ và cả nước. Do nguồn lao động TP.HCM là một bộ phận của nguồn lao động của vùng và của cả nước. Từ việc xem xét với các bộ phận lãnh thổ khác, sẽ xác định được những đặc trưng riêng phải giải quyết trong điều kiện cụ thể của thành phố. 4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Sự phát triển dân số, kinh tế - xã hội trong quá khứ và hiện tại ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lao động và sử dụng lao động trong hiện tại cũng như trong tương lai. Việc nghiên cứu vấn đề lao động trong mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian. Lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp ở TP. HCM không chỉ có phân hóa theo không gian mà còn có sự thay đổi phát triển theo thời gian. Vì vậy để lí giải lực lượng lao động và thực trạng sử dụng lực lượng lao động trong hiện tại và xác định kế hoạch phát triển sử dụng lao động trong tương lai của thành phố chúng ta cần phải quán triệt quan điểm lịch sử và viễn cảnh.
- 7 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững. Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động phải đi đôi với sử dụng hợp lý, bảo vệ và tái tạo tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường, kết hợp hoài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thống kê Là phương pháp rất quan trọng đối với địa lí kinh tế - xã hội. Trên cơ sở các số liệu thống kê người nghiên cứu có thể phân tích so sánh trong mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí kinh tế, so sánh với các địa phương khác, các vùng khác. Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được triệt để khai thác phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý trên cơ sở dữ liệu và kết quả của các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở, thống kê kinh tế - xã hội của thành phố, các tỉnh lân cận và cả nước. Từ đó rút ra những kết luận có tính quy luật và tìm được những dấu hiệu bản chất nhất của vấn đề nghiên cứu.
- 8 4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Trên cơ sở số liệu từ nguồn của thành phố: Cục thống kê, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, Phòng công nghiệp, v.v… Chúng tôi tiến hành xử lý số liệu, sắp xếp, kiểm tra mức độ chính xác, phân tích và tổng hợp các dữ liệu, rút ra những kết luận cần thiết cho luận văn. 4.2.3. Phương pháp bản đồ Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu Địa lý. Sử dụng bản đồ trong nghiên cứu nhà địa lí dễ dàng tìm thấy mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên, dân cư môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội. Các loại bản đồ được sử dụng để nghiên cứu sự biến động về số lượng, kết cấu của lực lượng lao động, sử dụng lực lượng lao động trong toàn ngành công nghiệp của thành phố cũng như trong một số phân ngành chủ yếu nhất. Cuối cùng công trình nghiên cứu được thể hiện kết luận bằng hệ thống bản đồ, biểu đồ. 4.2.4. Phương pháp thực địa Thực địa là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lý kinh tế - xã hội. Là phương pháp truyền thống của địa lí học để tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ được nghiên cứu. Đây là phương pháp dùng để thu được lượng thông tin đáng tin cậy và xây dựng ngân hàng tư liệu cho các phương pháp phân tích khác (bản đồ, toán học, cân đối,...) Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của các nguồn tài liệu thu thập được và có cơ sở thực tiễn đánh giá tình hình sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp của thành phố.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Nghiên cứu lễ hội truyền thống đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch
132 p | 203 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk
127 p | 169 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển tổng hợp kinh tế biển – đảo tỉnh Khánh Hòa
154 p | 180 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa
133 p | 164 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời kì hội nhập
10 p | 207 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2006 - 2012
167 p | 127 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Giao thông vận tải tỉnh An Giang - Hiện trạng và định hướng phát triển
217 p | 145 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở TP.HCM
122 p | 164 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững
146 p | 161 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010
155 p | 165 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Thực trạng và định hướng sử dụng lao động ở tỉnh Bến Tre
121 p | 139 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Nhập cư TP. Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số
143 p | 150 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk
140 p | 102 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Vĩnh Long
144 p | 227 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững
117 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Đô thị hóa thành phố Trà Vinh - Thực trạng và định hướng
112 p | 106 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Lao động và việc làm quận Bình Tân (thành phố Hồ Chí Minh)
140 p | 122 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Biến động dân số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 - 2012
117 p | 104 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn