Luận văn Thạc sĩ Dược học: Xây dựng và đánh giá phương pháp xem xét sử dụng thuốc
lượt xem 12
download
Luận văn Thạc sĩ Dược học "Xây dựng và đánh giá phương pháp xem xét sử dụng thuốc" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan về xem xét sử dụng thuốc; Khảo sát tình hình xem xét sử dụng thuốc tại một số bệnh viện Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Dược học: Xây dựng và đánh giá phương pháp xem xét sử dụng thuốc
- 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HOÀNG TRÀ LINH XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP XEM XÉT SỬ DỤNG THUỐC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC Người hướng dẫn luận văn: TS. DS. Võ Thị Hà HUẾ, NĂM 2017
- 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học - Trường Đại học Y Dược Huế đã tạo điều kiện cho em được làm luận văn tốt nghiệp. Ban Chủ nhiệm khoa, các Thầy Cô và cán bộ trong khoa Dược, đặc biệt là các Thầy Cô trong bộ môn Dược lâm sàng – Dược xã hội đã quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ trong quá trình thực hiện luận văn. Các anh chị dược sĩ đang công tác Dược lâm sàng tại 48 bệnh viện trên phạm vi cả nước đã tham gia điền phiếu khảo sát. Em xin cảm ơn các dược sĩ của 16 bệnh viện đã trao đổi và gửi các công cụ hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc, đặc biệt là nhóm 8 dược sĩ dược lâm sàng của 8 bệnh viện: DS. Võ Thị Hà (BV ĐHYD Huế), DS. Phạm Hồng Thắm (BV Nhân dân Gia Định TP. HCM), DS. Vũ Thị Thu Hương (BV E Hà Nội), DS. Ngô Minh Trí (BV Trung ương Huế), DS. Nguyễn Thị Hương (BV Đa khoa Quảng Trị), DS. Đào Duy Kim Ngà (BV quận 11 TP. HCM), DS. Dương Thanh Hải (BV Vinmec Times city Hà Nội) và DS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (BV Đà Nẵng) đã tham gia thẩm định công cụ Vi – Med®. Em xin cảm ơn DS. Ngô Minh Trí – BV TW Huế đã sẵn sàng giúp dùng thử và góp ý Phiếu khảo sát sơ bộ ban đầu. Các anh chị và các bạn trong tập thể Dược 5 đã động viên, giúp đỡ, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin gởi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn bên cạnh động viên về tinh thần và hỗ trợ vật chất để luận văn này được hoàn thành một cách tốt nhất. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Võ Thị Hà, giảng viên bộ môn Dược lâm sàng - Dược xã hội, khoa Dược, người đã tận tình theo sát, hướng dẫn, hỗ trợ và truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Sinh viên Hoàng Trà Linh
- 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. Huế, tháng 5 năm 2017 Sinh viên Hoàng Trà Linh
- 4 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về xem xét sử dụng thuốc 1.1.1. Các khái niệm 1.1.2. Vai trò của xem xét sử dụng thuốc 1.1.3. Phân loại các mức độ xem xét sử dụng thuốc 1.1.4. Lựa chọn bệnh nhân để tiến hành xem xét sử dụng thuốc 1.1.5. Quy trình xem xét sử dụng thuốc 1.2. Tổng quan về các phương pháp xem xét sử dụng thuốc 1.2.1. SOAP (Subjective – Objective – Assessment – Plan) 1.2.2. FARM (Findings – Assessment – Resolution – Mornitoring) 1.2.3. Biễu mẫu hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc của Pháp 1.2.4. Mẫu phân tích sử dụng thuốc của Bộ y tế Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khảo sát tình hình xem xét sử dụng thuốc tại một số bệnh viện Việt Nam 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2. Xây dựng và đánh giá công cụ Vi – Med® hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khảo sát tình hình xem xét sử dụng thuốc tại một số bệnh viện Việt Nam 3.1.1. Thông tin chung 3.1.2. Hoạt động xem xét sử dụng thuốc
- 5 3.1.3. Biểu mẫu hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc 3.1.4. Ý kiến/Mong đợi về phương pháp xem xét sử dụng thuốc trong tương lai 3.2. Xây dựng và đánh giá công cụ Vi – Med® hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc 3.2.1. Công cụ Vi – Med® 3.2.2. Kết quả đánh giá công cụ Vi – Med® hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. Khảo sát tình hình xem xét sử dụng thuốc tại một số bệnh viện Việt Nam 4.1.1. Về thông tin chung 4.1.2. Về hoạt động xem xét sử dụng thuốc 4.1.3. Về biểu mẫu hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc 4.2. Xây dựng và đánh giá công cụ Vi – Med® hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc 4.2.1. Xây dựng công cụ 4.2.2. Đánh giá công cụ 4.2.3. Ưu nhược điểm của công cụ 4.3. Ưu nhược điểm của nghiên cứu 4.4. Kiến nghị KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- 6 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACCP Hội các trường về Dược lâm sàng tại Mỹ (American College of Clinical Pharmacy) ADR Tác dụng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction) ASHP Hiệp hội dược sĩ Mỹ (American Society of Health – System Pharmacists) BN Bệnh nhân BV Bệnh viện BYT Bộ Y tế CTD Can thiệp Dược (Pharmacist’s intervention) DLS Dược lâm sàng DSĐH Dược sĩ đại học DSTC Dược sĩ trung cấp FARM Phương pháp xem xét sử dụng thuốc FARM (Findings – Assessment – Resolution – Mornitoring) HMR Xem xét sử dụng thuốc tại nhà (Home Medication Review) JCI Hệ thống tiêu chuẩn về đánh giá chất lượng dịch vụ y tế (Joint Commission International) κ Cohen’s Kappa SFPC Hội dược sĩ lâm sàng Pháp (French Society of Clinical Pharmacy) SHPA Hội dược sỹ bệnh viện Úc (The Society of Hospital Pharmacists of Australia)
- 7 SOAP Phương pháp xem xét sử dụng thuốc SOAP (Subjective – Objective – Assessment – Plan) VĐSDT Vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc (Drug-related drug) XXSDT Xem xét sử dụng thuốc (Medication review) Vi – Med® Công cụ hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc Vi – Med®
- 8 DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1. Ba mức độ của xem xét sử dụng thuốc Bảng 1.2. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao gặp các vấn đề sử 2 dụng thuốc Bảng 1.3. Các loại can thiệp Dược và tỉ lệ can thiệp Dược được đề 3 xuất và được chấp nhận Bảng 1.4. Phương pháp SOAP và FARM hỗ trợ xem xét sử dụng 4 thuốc Bảng 2.1. Các biến cần thu thập để khảo sát tình hình XXSDT tại 5 Việt Nam 6 Bảng 2.2. Nhóm chuyên gia đánh giá công cụ Vi – Med® Bảng 2.3. Phân loại mức độ đồng thuận theo chỉ số Cohen’s 7 Kappa Bảng 2.4. Thang đo Likert 4 điểm theo sự tiện dụng, sự hợp lí và 8 sự hữu ích 9 Bảng 3.1. Quy mô giường bệnh và cơ cấu nhân sự khoa dược Bảng 3.2. Các hoạt động Dược lâm sàng được tiến hành tại các 10 bệnh viện Bảng 3.3. Các bước xem xét sử dụng thuốc được tiến hành tại các 11 bệnh viện Bảng 3.4. Các lĩnh vực được đánh giá trong xem xét sử dụng 12 thuốc 13 Bảng 3.5. Tần suất tiến hành xem xét sử dụng thuốc Bảng 3.6. Hiệu quả của xem xét sử dụng thuốc tại các bệnh viện 14 Việt Nam
- 9 Bảng 3.7. Khó khăn của xem xét sử dụng thuốc tại các bệnh viện 15 Việt Nam Bảng 3.8. Mức độ phân loại vấn đề sử dụng thuốc và can thiệp 16 Dược 17 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá về công cụ Vi – Med® Bảng 4.1. Số dược sĩ yêu cầu trên số giường bệnh theo báo cáo 18 của Mỹ 19 Bảng 4.2. Ưu nhược điểm của nghiên cứu qua từng giai đoạn
- 10 DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1 Hình 1.1. Bốn bước của quy trình xem xét sử dụng thuốc Hình 3.1. Quy trình sử dụng công cụ Vi – Med® để xem xét sử 2 dụng thuốc Hình 4.1. Những giải pháp cho những rào cản của xem xét sử 3 dụng thuốc
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay việc dùng thuốc để điều trị ngày càng phổ biến nhưng không phải không mang lại những nguy cơ vì có đến 50% thuốc được sử dụng là không hợp lí [21] [23]. Vấn đề liên quan đến dùng thuốc như quá liều, dùng sai đường dùng, dạng bào chế, tương tác thuốc… là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong. Tại Mỹ, sử dụng thuốc không hợp lí là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 và khoảng 10% bệnh nhân nhập viện là do dùng thuốc không hợp lí [29]. Còn tại Anh, tỉ lệ này là 5 – 17% [36]. Hơn 50% các biến cố có hại của thuốc là có thể phòng tránh được [11]. Dược sĩ dược lâm sàng là một chuyên gia được đào tạo về thuốc, đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và phòng tránh các biến cố có hại này. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã có nhiều công văn thúc đẩy hoạt động của dược lâm sàng tại bệnh viện, trong đó hoạt động phân tích bệnh án, phân tích đơn thuốc là một trong những hoạt động trọng tâm [2]. Xem xét sử dụng thuốc là hoạt động phân tích việc sử dụng thuốc của bệnh nhân, từ đó phát hiện các vấn đề liên quan đến dùng thuốc và đề xuất tương ứng các can thiệp Dược như thay thuốc, điều chỉnh liều hay tối ưu hóa cách sử dụng… Trên thực tế, quá trình xem xét sử dụng thuốc khác nhau nhiều giữa các dược sĩ, các khoa lâm sàng, các cơ sở y tế và các quốc gia khác nhau. Trên thế giới nhiều phương pháp xem xét sử dụng thuốc và công cụ hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc khác nhau đã được xây dựng. Tại Việt Nam hiện nay, công tác dược lâm sàng nói chung và hoạt động xem xét sử dụng thuốc triển khai còn nhiều hạn chế do chưa nhiều công cụ hỗ trợ hữu ích. Điều này làm giảm chất lượng xem xét sử dụng thuốc của dược sĩ, nguy cơ bỏ sót vấn đề liên quan đến dùng thuốc, khó khăn trong việc trao đổi chuyên môn giữa các đồng nghiệp và đào tạo vì thiếu một "ngôn ngữ" chung.
- 2 Vì vậy, đề tài “Xây dựng và đánh giá phương pháp xem xét sử dụng thuốc” được thực hiện với hai mục tiêu chính sau đây: - Khảo sát tình hình triển khai hoạt động xem xét sử dụng thuốc tại một số bệnh viện của Việt Nam. - Xây dựng và đánh giá một công cụ mới hỗ trợ quá trình xem xét sử dụng thuốc phù hợp với điều kiện thực hành Dược tại Việt Nam.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về xem xét sử dụng thuốc 1.1.1. Các khái niệm a) Xem xét sử dụng thuốc Xem xét sử dụng thuốc (XXSDT, thuật ngữ tiếng Anh là “medication review”) được định nghĩa là “một quá trình kiểm tra, phân tích một cách có hệ thống các thuốc của bệnh nhân (BN) để đạt tối ưu tác dụng điều trị của thuốc về sức khỏe cho BN” [28]. XXSDT là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới với các tên gọi khác nhau: Xem xét việc dùng thuốc (Medicines Use Review) ở Anh [18]; Quản lí liệu pháp dùng thuốc (Medication Therapy Management) ở Mỹ [10]; Xem xét sử dụng thuốc tại nhà (Home Medication Review) tại Úc [14] và Phân tích việc sử dụng thuốc (Pharmaceutical Analysis) ở Pháp [54]. Ở Việt Nam, thuật ngữ XXSDT chưa được sử dụng phổ biến. Các dược sĩ hay dùng thuật ngữ thay thế là Hoạt động phân tích bệnh án đối với BN nội trú hay Hoạt động phân tích đơn thuốc đối với BN ngoại trú. b) Vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc Vấn đề liên quan đến dùng thuốc (VĐSDT, thuật ngữ tiếng Anh là “drug- related problem”) theo Hiệp hội dược sĩ Mỹ (American Society of Health – System Pharmacists, ASHP) được định nghĩa là “một sự kiện hoặc tình huống liên quan đến liệu pháp dùng thuốc, thực sự hoặc có khả năng gây trở ngại cho kết quả điều trị tối ưu cho một BN cụ thể” [12]. Một số VĐSDT thường gặp như: quá liều, tương tác thuốc, chống chỉ định…
- 4 c) Can thiệp dược Can thiệp Dược (CTD, thuật ngữ tiếng Anh là “Pharmacist intervention”) là hoạt động thường quy được thực hiện bởi dược sĩ lâm sàng, được định nghĩa là “bất kì một hoạt động nào của dược sĩ trực tiếp làm thay đổi điều trị bằng thuốc của BN” [48], hay CTD là“hoạt động chuyênmôn của dược sĩ lâm sàng nhằm nâng cao chất lượng sử dụng thuốc dựa trên việc đưa ra khuyến cáo nhằm thay đổi hành vi kê đơn của bác sĩ”[1]. Đề nghị tăng/giảm liều, đề nghị thay đổi thuốc hay đề nghị thay đổi thời điểm dùng thuốc… được xem là những can thiệp dược. Như vậy có một mối liên hệ giữa các thuật ngữ XXSDT, VĐSDT và CTD. Trong đó, XXSDT là hoạt động phân tích việc sử dụng thuốc của BN, mà nhiệm vụ chính là phát hiện các VĐSDT và đề xuất tương ứng các CTD. 1.1.2. Vai trò của xem xét sử dụng thuốc Việc triển khai XXSDT có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác DLS tại bệnh viện (BV) về mặt pháp lý, mặt lâm sàng cũng như mặt kinh tế [31] [45]. a) Về mặt pháp lý XXSDT là một trong những nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của dược sĩ lâm sàng đã được Bộ Y tế quy định trong thông tư Hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 [2]. Theo đó, dược sĩ lâm sàng có các nhiệm vụ chung như: - Tham gia phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thuốc - Hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc trong BV. - Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc - Tham gia bình ca lâm sàng định kỳ tại khoa lâm sàng, tại BV. - Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình sử dụng thuốc đã được Hội đồng Thuốc và Điều trị thông qua và Giám đốc BV phê duyệt. Tại khoa lâm sàng,dược sĩ lâm sàng tham gia đi buồng bệnh và phân tích về sử dụng thuốc của người bệnh.
- 5 - Khai thác thông tin của người bệnh (bao gồm cả khai thác thông tin trên bệnh án và tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh) về: tiền sử sử dụng thuốc; tóm tắt các dữ kiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng đã có. - Xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh (trong quá trình đi buồng bệnh cùng với bác sĩ và xem xét y lệnh trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc) về: chỉ định ; chống chỉ định; lựa chọn thuốc; dùng thuốc cho người bệnh: liều dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng, đường dùng, dùng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, thời gian dùng thuốc; các tương tác thuốc cần chú ý; phản ứng có hại của thuốc. - Sau khi hoàn thành quá trình xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh, nếu phát hiện có vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc, dược sĩ lâm sàng trao đổi với bác sĩ điều trị để tối ưu hóa việc dùng thuốc đồng thời điền vào mẫu phân tích sử dụng thuốc trên người bệnh. Trong trường hợp cần thiết, báo cáo trưởng khoa Dược xin ý kiến chỉ đạo. - Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng viên. - Phối hợp với bác sĩ điều trị để cung cấp thông tin tư vấn cho người bệnh về những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. b) Về mặt lâm sàng VĐSDT là vấn đề đang được quan tâm hiện nay vì nó xảy ra rất phổ biến. Trên 98% BN của các cơ sở chăm sóc sức khỏe tại Úc có ít nhất 1 VĐSDT [37]. Theo số liệu thu thập tại Mỹ cho thấy các biến cố có hại của thuốc mỗi năm gây ra 3,8 triệu BN nhập viện; 7000 ca tử vong; tiêu tốn 21 tỷ USD chi phí y tế [29]. Quá trình XXSDT đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các VSĐST để tiến hành CTD kịp thời. Theo một nghiên cứu vào năm 2014 tại Hà Lan, trung bình có 2,9 VĐSDT được phát hiện trên mỗi XXSDT [49]. Kết quả này khá tương đồng với một nghiên cứu tại một BV của Việt Nam cùng năm với 2,8 VĐSDT/ 1 bệnh án [1]. Tại Pháp, XXSDT đã giúp giảm 66% biến cố có hại của thuốc ở khoa Hồi sức [30], giảm 78% biến cố có hại của thuốc ở khoa Y [43]. Theo một nghiên cứu khác tại Pháp, trong các CTD được đề xuất thì có 67,3% là “Có ý
- 6 nghĩa lâm sàng” và 16,4% là “Rất có ý nghĩa lâm sàng” [20]. Nghiên cứu tổng quan trên Cochrane lại chỉ ra rằng XXSDT giúp giảm tỉ lệ phải điều trị tại khoa cấp cứu [19]. Theo một nghiên cứu tổng quan khác, XXSDT còn được ghi nhận giúp kiểm soát huyết áp và LDL – Cholesterol tốt hơn [26]. Như vậy công tác DLS nói chung và XXSDT nói riêng mang lại nhiều lợi ích trên lâm sàng như: nâng cao chất lượng kê đơn và giám sát điều trị; tham gia vào vòng tư vấn sử dụng thuốc giúp giảm tần suất xuất hiện phản ứng cho hại của thuốc và các biến cố có hại của thuốc; tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian nằm viện; nâng cao hiểu biết của người bệnh về những thuốc mà họ sử dụng qua đó tăng tuân thủ điều trị của người bệnh [1]. c) Về mặt kinh tế Tại Mỹ chi phí điều trị một biến cố có hại của thuốc vượt quá 2000 đến 3000 đô la Mỹ [13] [17]. Còn tại Pháp chi phí này khoảng 4120 euro [15]. XXSDT bên cạnh hiệu quả về lâm sàng, còn mang lại lợi ích về kinh tế. Nghiên cứu gần đây với quy mô lớn trên toàn thế giới do Hội các trường về Dược lâm sàng tại Mỹ (American College of Clinical Pharmacy, ACCP) thực hiện, kết quả được công bố năm 2008 cho thấy lợi ích rõ ràng về mặt kinh tế do công tác DLS mang lại [39]. Kết quả một nghiên cứu tại Anh cũng cho thấy, chi phí trung bình cho mỗi BN kê đơn và nhập viện trong 6 tháng trước khi được CTD là 2190 bảng Anh và trong 6 tháng sau khi được CTD là 1883 bảng Anh. Điều này tương đương với mức tiết kiệm chi phí trung bình là 307 bảng Anh mỗi BN (95% CI: 1269 bảng Anh – 655 bảng Anh) [22]. 1.1.3. Phân loại các mức độ xem xét sử dụng thuốc Theo hướng dẫn XXSDT tại Anh năm 2002 [28], XXSDT được phân loại thành 3 mức độ (Bảng 1.1).
- 7 Bảng 1.1. Ba mức độ của xem xét sử dụng thuốc Mức độ Mô tả cụ thể - Phân tích các thuốc BN đã sử dụng chỉ dựa vào Mức độ 1 đơn thuốc XXSDT qua đơn thuốc - Không phỏng vấn BN (Prescription Review) - Có sự phối hợp của bác sĩ và điều dưỡng - Phân tích các thuốc BN sử dụng và các thông tin Mức độ 2 trong bệnh án. XXSDT trong điều trị - Không phỏng vấn BN (Treatment Review) - Có sự phối hợp của bác sĩ và điều dưỡng - Phân tích các thuốc BN sử dụng và các thông tin Mức độ 3 trong bệnh án và các kết quả cận lâm sàng khác. XXSDT trên lâm sàng - Có phỏng vấn BN (Clinical Medication Review) - Có sự phối hợp của bác sĩ và điều dưỡng Cả 3 mức độ của XXSDT đều tiến hành phân tích các thuốc BN sử dụng với sự hỗ trợ của các cán bộ y tế, chỉ khác nhau về nguồn thông tin dược sĩ thu thập. Nếu như ở mức độ 1, nguồn thông tin chỉ đơn thuần là các thuốc BN sử dụng, thì ở mức độ 2, nguồn thông tin mở rộng ra thêm các thông tin về tiền sử, lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh án, và đến mức độ 3, bên cạnh những thông tin trên giấy tờ, dược sĩ sẽ trực tiếp phỏng vấn BN để khai thác thêm các thông tin khác. Như vậy, mức độ 1 là mức độ đơn giản nhất, thường được áp dụng cho BN ngoại trú. Mức độ 2 và mức độ 3 phức tạp hơn nên thường được áp dụng cho BN nội trú. Quá trình XXSDT nghiên cứu trong đề tài này là XXSDT mức độ 3. 1.1.4. Lựa chọn bệnh nhân để tiến hành xem xét sử dụng thuốc Tất cả các BN đều cần có cơ hội được XXSDT vì điều này sẽ giúp cải thiện hoặc tối ưu hóa việc điều trị cho BN [28]. Tuy nhiên với nhân lực Dược còn hạn chế (số dược sĩ lâm sàng/ giường bệnh là 1,11/100 [14]) và quỹ thời gian hạn hẹp (thời gian trung bình dành cho dược sĩ theo dõi chuyên sâu về việc sử dụng thuốc và chăm sóc dược là khoảng 29 phút/BN
- 8 nội trú/ngày và chỉ khoảng 5% số BN nội trú sẽ được chăm sóc đặc biệt [34]), XXSDT thường được ưu tiên tiến hành ở một số các đối tượng BN có nguy cơ cao gặp các VĐSDT được trình bày ở Bảng 1.2 [4] [36] [46]. Bảng 1.2. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao gặp các vấn đề sử dụng thuốc Yếu tố Đối tượng cụ thể - BN > 65 tuổi. - Nhiều bệnh Yếu tố liên quan đến - Có vấn đề về tuân thủ điều trị bệnh nhân - Thay đổi về tâm thần như lú lẫn, đãng trí, trầm cảm. - Vừa mới thay đổi nơi điều trị (chuyển viện, chuyển khoa lâm sàng). - BN dùng thuốc có giới hạn điều trị hẹp - BN dùng thuốc cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu Yếu tố liên quan đến - BN dùng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn nghiêm thuốc trọng. - BN gặp ADR hay tương tác thuốc quan trọng BN có chế độ dùng thuốc phức tạp Yếu tố liên quan đến + Dùng nhiều thuốc (> 5 thuốc) chế độ dùng thuốc + Các dùng thuốc phức tạp (thuốc khí dung) 1.1.5. Quy trình xem xét sử dụng thuốc Một quy trình XXSDT đầy đủ bao gồm 4 bước (Hình 1.1)[4] [46] [51].
- 9 • Thu thập thông tin bệnh nhân: Bước 1 Bệnh án, đơn thuốc… • Rà soát vấn đề sử dụng thuốc: Bước 2 Tương tác thuốc, quá liều, chống chỉ định… • Đề xuất can thiệp dược: Bước 3 Thêm thuốc, dừng thuốc, thay đổi thuốc, thay đổi liều… • Theo dõi kết quả của can thiệp dược: Bước 4 Sự chấp nhận của bác sĩ, tiến triển của bệnh nhân… Hình 1.1. Bốn bước của quy trình xem xét sử dụng thuốc a) Bước 1 – Thu thập thông tin bệnh nhân Các nguồn thông tin có thể thu thập bao gồm [4]: - Đọc bệnh án/ đơn thuốc - Trao đổi với bác sĩ/ điều dưỡng - Phỏng vấn với BN/ người nhà BN Các loại thông tin cần được thu thập bao gồm [4]: - Thông tin cơ bản về BN: tên, tuổi, giới, cân nặng, chiều cao… - Thông tin về tiền sử: tiền sử gia đình, tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng… - Thông tin về điều trị hiện tại: lí do nhập viện, thăm khám lâm sàng, kết quả cận lâm sàng, chẩn đoán, các thuốc điều trị… Trong các thông tin cần thu thập trên, các thông tin về thuốc cần được quan tâm hàng đầu vì đây là cơ sở quan trọng cho những bước tiếp theo. b) Bước 2 – Rà soát các vấn đề sử dụng thuốc Đây là bước rất quan trọng trong XXSDT. Mỗi BV hay mỗi quốc gia khác nhau có các quy trình tiến hành XXSDT khác nhau. Tuy nhiên trong bước rà soát các VĐSDT, các loại VĐSDT sau đây là thường gặp nhất [1] [2] [7] [8] [28] [33] [49] [50] [36] [46]:
- 10 1. Chỉ định thừa 2. Chỉ định chưa hợp lí 3. Chỉ định thiếu 4. Liều dùng 5. Cách dùng thuốc 6. Tác dụng không mong muốn 7. Tương tác thuốc 8. Theo dõi điều trị 9. Điều trị lặp lại 10. Lối sống và các liệu pháp không dùng thuốc, 11. Tuân thủ điều trị 12. Thuốc điều trị bổ sung 13. Thao tác của điều dưỡng sai c) Bước 3 – Đề xuất can thiệp Dược Không phải tất cả các VĐSDT đều tiến hành CTD. Sau khi đã xác định các VĐSDT trên BN, cần phân loại các VĐSDT theo mức độ nghiêm trọng của các VĐSDT và mối quan hệ của chúng với nhau để ưu tiên CTD [4]. Các loại CTD [2] [7] [8] [33] [42] [49] thường gặp bao gồm : 1. Dừng thuốc 2. Thay thuốc 3. Thêm thuốc 4. Tăng liều 5. Giảm liều 6. Tối ưu hoá cách dùng thuốc 7. Tối ưu quá trình theo dõi nguời bệnh 8. Giáo dục BN 9. Hướng dẫn điều dưỡng pha thuốc tiêm/ truyền 10. Thay đổi dạng bào chế của thuốc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Luận văn Thạc sĩ Dược học: Khảo sát công tác quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện 354, giai đoạn 2007 - 2009 - HV Quân Y
64 p | 377 | 72
-
Luận văn Thạc sĩ Dược học: Triển khai thí điểm chương trình kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội
95 p | 219 | 44
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu các cấu trúc hải dương phục vụ dự báo ngư trường vùng biên khơi miền Trung Việt Nam
69 p | 222 | 37
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 363 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Dược học: Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh Vancomycin tại Bệnh viện Thanh Nhàn
104 p | 117 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Dược học: Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế
82 p | 89 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Dược học: Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế
77 p | 65 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Dược học: Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thông qua hoạt động thực hành dược lâm sàng tại khoa Mũi xoang Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
81 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
102 p | 70 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Dấu ấn hiện sinh trong thơ Bùi Giáng
26 p | 86 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Sơn Vương
26 p | 86 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn