intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc tiền học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:172

145
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc tiền học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương nêu lên cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc tiền học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc tiền học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Bình BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC TIỀN HỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thanh Bình BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC TIỀN HỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THỊ NGUYỆT NGA Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Mai Thị Nguyệt Nga. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tp.HCM, tháng 09 năm 2014. Học viên Nguyễn Thị Thanh Bình
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Giáo dục học (Mầm non) K23 - những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về Giáo dục học làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Mai Thị Nguyệt Nga đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các cô đang là quản lý và giáo viên giảng dạy tại các trường mầm non Sài Gòn, trường mẫu giáo thực hành, trường mầm non 19.5 Tp. Hồ Chí Minh, trường mầm non Hướng Dương, mầm non Họa Mi, mẫu giáo Cây Trường, Tiểu học Cây Trường, Tiểu học Trừ Văn Thố… huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã tận tình giúp đỡ trong việc tham gia trả lời phiếu thăm dò cũng như góp ý về những thiếu sót trong phiếu thăm dò. Tp.HCM, tháng 09 năm 2014. Học viên Nguyễn Thị Thanh Bình
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẰM HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC HỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ................................................................... 6 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .............................................................................. 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................ 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ...................................................... 10 1.2. Cơ sở lý luận của việc hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................................................................................... 14 1.2.1. Vấn đề chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vào học ở trường phổ thông ............................................................................................................. 14 1.2.2. Sự hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vào học ở trường phổ thông .................................................................. 22 1.2.3. Sự cần thiết của việc hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ....................................................................................... 32 1.2.4. Các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết tại trường mầm non ....................................................................................................... 34 1.2.5 Một số đặc điểm tâm lý ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................................... 35 1.2.6. Đặc điểm hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non ......................................................................... 39 1.2.7. Vai trò của người lớn trong việc hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết tại trường mầm non ............................................................................... 41 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 44
  6. Chương 2. THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC HỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG .................................................................................................... 46 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương........................................................................................................... 46 2.1.1. Mục đích khảo sát thực trạng vấn đề ............................................................ 46 2.1.2. Nội dung khảo sát thực trạng vấn đề ............................................................ 46 2.1.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát ..................................................................... 47 2.1.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................... 48 2.2. Kết quả khảo sát: .................................................................................................... 48 2.2.1. Kết quả khảo sát những thông tin chung của giáo viên mầm non ................ 48 2.2.2. Thực trạng nhận thức của GVMN, GVTH về bản chất của việc chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết. ......................................................................... 49 2.2.3. Các biện pháp đã được giáo viên sử dụng để hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi ........................................................ 54 2.2.4. Những khó khăn, thuận lợi của giáo viên trong công tác hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi ............................................... 58 2.2.5. Thực trạng về biểu hiện kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương .................... 60 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 67 Chương 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC HỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG........................................... 68 3.1. Tổ chức nghiên cứu các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non................................................... 68 3.1.1. Tổ chức nghiên cứu các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi ................................................................................... 68 3.1.2. Xác định một số biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non. ......................................... 69
  7. 3.1.3. Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp hình thành kỹ năng tiền tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non ....................... 70 3.2. Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. ..... 73 3.2.1. Các nhiệm vụ hình thành các kĩ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương........................................................................................................... 73 3.2.2. Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương .................................................................................................. 74 3.2.3. Khai thác hoạt động chung (hoạt động học tập) của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non nhằm hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường. ............. 76 3.2.4. Khai thác hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non như biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường. .......................... 79 3.3 Một số kế hoạch giờ học và các trò chơi trong hoạt động vui chơi hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mẫu giáo Cây Trường. .................................................................................................. 83 3.4 Thực nghiệm một số biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động tại trường mẫu giáo Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. ........................................................................ 83 3.4.1. Mục đích thực nghiệm. ................................................................................. 83 3.4.2. Đối tượng thực nghiệm. ................................................................................ 83 3.4.3. Thời gian thực nghiệm. ................................................................................. 83 3.4.4. Nội dung thực nghiệm. ................................................................................. 83 3.4.5. Tiến hành thực nghiệm. ................................................................................ 83 3.4.6. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm. ............................................................. 95 3.4.7. Kết quả thử nghiệm và phân tích. ................................................................. 96 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 116 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Đối chứng ĐC 2 Giáo viên mầm non GVMN 3 Giáo viên tiểu học GVTH 4 Thực nghiệm TN
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn, thâm niên công tác trong nghề và số năm dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi của giáo viên ............................................... 48 Bảng 2.2. Nhận thức của các giáo viên lớp một về bản chất của việc đọc, việc viết và việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học đọc, học viết trước khi vào lớp một ....................................................................... 49 Bảng 2.3. Kết quả việc trưng cầu ý kiến của các giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi về bản chất của việc đọc, việc viết và việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học đọc, học viết trước khi vào lớp một ............. 50 Bảng 2.4. Kết quả trưng cầu ý kiến của giáo viên lớp một về sự cần thiết hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo trước khi bước vào lớp một ..................................................................... 51 Bảng 2.5. Kết quả trưng cầu ý kiến của giáo viên lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi về sự cần thiết hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................................................. 52 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi về mức độ cần thiết sử dụng các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................. 54 Bảng 2.7. Kết quả trưng cầu ý kiến giáo viên mầm non về mức độ sử dụng các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................................................. 56 Bảng 2.8. Kết quả việc trưng cầu ý kiến của các giáo viên dạy lớp một về những khó khăn, thuận lợi của giáo viên trong công tác hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi ...................................... 58 Bảng 2.9. Kết quả việc trưng cầu ý kiến của các giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi về những khó khăn, thuận lợi của giáo viên trong công tác hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi .............. 59 Bảng 2.10. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVMN về tỉ lệ hình thành kỹ năng nghe của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .............................................................. 61
  10. Bảng 2.11. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVTH về tỉ lệ hình thành kỹ năng nghe của trẻ vào đầu năm học lớp một .................................................... 61 Bảng 2.12. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVMN về tỉ lệ hình thành kỹ năng đọc của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................................................ 62 Bảng 2.13. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVTH về tỉ lệ hình thành kỹ năng đọc của trẻ vào đầu năm học lớp một ...................................................... 63 Bảng 2.14. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVMN về tỉ lệ hình thành kỹ năng tiền học viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................. 64 Bảng 2.15. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVTH về tỉ lệ hình thành kỹ năng tiền học viết của trẻ vào đầu năm học lớp một ........................................ 64 Bảng 2.16. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVMN về tỉ lệ hình thành kỹ năng học tập của trẻ 5 – 6 tuổi.......................................................................... 65 Bảng 2.17. Kết quả việc trưng cầu ý kiến GVTH về tỉ lệ hình thành kỹ năng học tập của trẻ vào đầu năm học lớp một ................................................ 65 Bảng 3.1. Bảng tiêu chí đã được hoàn thiện với các chỉ số như sau ........................ 87 Bảng 3.2. Sắp xếp các bài tập đo nghiệm theo tiêu chí nghiên cứu......................... 92 Bảng 3.3. Kết quả đo kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước khi thực nghiệm .......... 96 Bảng 3.4. Kết quả đo kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi thực nghiệm. ............ 97 Bảng 3.5. Kết quả đo kỹ năng tách từ như là đơn vị ý nghĩa độc lập của ngôn ngữ của trẻ ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ..................................... 98 Bảng 3.6. Kết quả đo kỹ năng tách câu như là đơn vị ý nghĩa độc lập của ngôn ngữ của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .................................... 99 Bảng 3.7. Kết quả đo kỹ năng phân tích âm thanh của một tiếng đơn giản của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. ................................................. 100 Bảng 3.8. Kết quả đo kỹ năng liên hệ đúng đắn âm vị và chữ cái của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ............................................................... 101 Bảng 3.9. Kết quả đo kỹ năng ghép được một số chữ đơn giản (2 chữ viết) và đọc được nó của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng......................... 103
  11. Bảng 3.10. Kết quả đo kỹ năng "Đọc" được một số từ, câu đơn giản, quen thuộc của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ........................................ 104 Bảng 3.11. Kết quả đo kỹ năng nhận biết một số cấu tạo của một quyển sách của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .................................................. 105 Bảng 3.12. Kết quả đo kỹ năng thực hiện được một số quy tắc của việc đọc của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .................................................. 106 Bảng 3.13. Kết quả đo kỹ năng ngồi học đúng tư thế, cầm viết đúng cách của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ......................................................... 107 Bảng 3.14. Kết quả đo kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá bài làm của mình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. ........................................................ 108 Bảng 3.15. Kết quả đo kỹ năng thực hiện các quy định trên giờ học của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ............................................................... 109 Bảng 3.16. Kết quả các mức độ điểm đạt được trước thực nghiệm của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm ........................................................... 110 Bảng 3.17. Kết quả các mức độ điểm đạt được trước thực nghiệm của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm ........................................................... 111 Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả các mức độ điểm đạt được trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm ............... 112
  12. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước khi thực nghiệm. ................................. 96 Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi thực nghiệm. .................................... 97 Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả kỹ năng tách từ như là đơn vị ý nghĩa độc lập của ngôn ngữ của trẻ ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.......................... 98 Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả đo kỹ năng tách câu như là đơn vị ý nghĩa độc lập của ngôn ngữ của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. .......................... 99 Biểu đồ 3.5. So sánh kết quả đo kỹ năng phân tích âm thanh của một tiếng đơn giản của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. ....................................... 101 Biểu đồ 3.6. So sánh kết quả đo kỹ năng liên hệ đúng đắn âm vị và chữ cái của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. ...................................................... 102 Biểu đồ 3.7. So sánh kết quả đo kỹ năng ghép được một số chữ đơn giản (2 chữ cái) và đọc được nó của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. .............. 103 Biểu đồ 3.8. So sánh kết quả đo kỹ năng "Đọc" được một số từ, câu đơn giản, quen thuộc của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. ............................ 104 Biểu đồ 3.9. So sánh kết quả đo kỹ năng nhận biết một số cấu tạo của một quyển sách của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. ............................ 105 Biểu đồ 3.10. So sánh kết quả đo kỹ thực hiện được một số quy tắc của việc đọc của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. ............................................... 106 Biểu đồ 3.11. So sánh kết quả đo kỹ năng ngồi học đúng tư thế, cầm viết đúng cách của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. ....................................... 107 Biểu đồ 3.12. So sánh kết quả đo kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá bài làm của mình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. ............................................... 108 Biểu đồ 3.13. So sánh kết quả đo kỹ năng thực hiện các quy định trên giờ học của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. ............................................... 109 Biểu đồ 3.14. So sánh các mức độ điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước thực nghiệm................................................................................ 110 Biểu đồ 3.15. So sánh các mức độ điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm. .................................................................................. 111 Biểu đồ 3.16. So sánh các mức độ điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. .............................................. 112
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010–2015 thì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (PCGDMNTNT) là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp Một đối với tất cả các vùng miền trong cả nước. Đề án chỉ rõ PCGDMNTNT nhằm củng cố, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Đồng thời cũng đề cao vai trò và tầm quan trọng của công tác chuẩn bị cho trẻ vào trường Phổ thông chính là chuẩn bị toàn diện để trẻ có thể thích ứng với môi trường, cuộc sống và với hoạt động học tập tại trường Phổ thông. Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Ở trường mầm non, trẻ chơi là chính, vừa học vừa chơi, học theo hứng thú, và có thể tự đề xuất hoạt động của mình; trái lại, ở trường tiểu học, hoạt động vui chơi ấy không còn là hoạt động chủ đạo của trẻ nữa mà thay vào đó là hoạt động học tập; ở đây, trẻ đóng vai trò là một học sinh với nhiệm vụ chủ yếu là học tập, học tập thực thụ, nghiêm túc, có ý nghĩa xã hội, và phải chấp hành nội quy cũng như nề nếp học tập của nhà trường, trẻ phải chịu trách nhiệm về việc học của mình. Đây chính là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Lớp mẫu giáo lớn là giai đoạn chuyển giao giữa hai bậc học mầm non và tiểu học. Chuẩn bị cho trẻ vào trường Phổ thông là chuẩn bị cho sự chuyển giao ấy được dễ dàng, tạo điều kiện cho trẻ vượt qua bước ngoặt 6 tuổi một cách thuận lợi. Ngôn ngữ là một trong những lĩnh vực đã và đang được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, nhà tâm lý và các bậc phụ huynh trong và ngoài nước quan tâm. K. D. U-Sin-Xki – nhà giáo dục người Nga đã từng nói: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở quan trọng của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi tri thức”. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc và của nhân loại. Chính vì vậy, việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ phải tiến hành ngay từ khi trẻ mới ra đời. Đặc biệt với trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị vào lớp Một thì vấn đề phát triển ngôn ngữ cần hết sức quan tâm. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi là tiền đề để trẻ học tốt, học giỏi ở trường Phổ thông. Điểm đáng chú ý nhất của
  14. 2 lĩnh vực phát triển này chính là kỹ năng đọc – viết của trẻ. Ở tuổi mẫu giáo, chúng ta cần phải phát triển cho trẻ những kỹ năng tiền học đọc học viết, đó là sự chuẩn bị tốt nhất để trẻ có thể học đọc, học viết tốt ở trường Phổ thông; cũng là phát triển một kỹ năng quan trọng cho trẻ lĩnh hội các kiến thức trong môi trường học tập mới. Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề cập đến các nội dung phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi, đặc biệt là các kỹ năng tiền học đọc, học viết như sau: trẻ thể hiện hứng thú với việc đọc, trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc, trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết... Hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là một vấn đề cấp thiết, là một công tác chuyên biệt trong chuẩn bị cho trẻ vào trường Phổ thông. Song tác động đến trẻ 5 – 6 tuổi là tác động đến một con người nên cần phải hết sức thận trọng và mang tính khoa học. Phải tôn trọng những đặc điểm phát triển của trẻ theo đúng quy luật, tạo tiền đề vững chắc cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Trên thực tế việc hình thành những kỹ năng này ở bậc học mầm non tồn tại với nhiều quan điểm, cách thực hiện khác nhau. Hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ không phải là dạy trẻ biết đọc, biết viết mà cần phải quan tâm đến việc phát triển các kỹ năng nghe, nói, phát âm và khả năng phối hợp vận động nhịp nhàng của tay, mắt vì đây là những kỹ năng không thể thiếu để trẻ đọc tốt, viết tốt. Tại trường mầm non, giáo viên cần thường xuyên tổ chức tốt công tác hình thành cho trẻ các kỹ năng tiền học đọc học viết thông qua các hoạt động, qua trò chơi và qua việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường chữ viết; có kế hoạch tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh giúp phát triển cho trẻ các kỹ năng nghe, nói, phối hợp vận động tay, mắt của trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên cần lập kế hoạch tổ chức các hoạt động học tập có chủ đích cũng như hoạt động vui chơi tại trường cho trẻ một cách hợp lý, khoa học nhằm nâng cao các kỹ năng tiền học đọc, học viết và nuôi dưỡng hứng thú học tập của trẻ 5 – 6 tuổi, đồng thời giúp trẻ làm quen với hoạt động học tại trường Phổ thông. Ngược lại, việc hình thành cho trẻ các kỹ năng tiền học đọc học viết không đúng có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của trẻ tại trường Phổ thông và sẽ gây khó khăn không nhỏ trong công tác giáo dục, cũng như uốn nắn của
  15. 3 giáo viên bậc học Tiểu học. Từ những lý do trên, đề tài “Biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc tiền học viết cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non huyện Bến Cát Tỉnh Bình Dương” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non huyện Bến Cát Tỉnh Bình Dương, đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng này ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức các hoạt động nhằm hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. 4. Giả thuyết khoa học Trong các trường mầm non - huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương, kỹ năng tiền học đọc học viết chưa được hình thành trẻ 5 – 6 tuổi. Nếu giáo viên chú trọng phát huy tính tích cực của trẻ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong việc học các kỹ năng tiền học đọc, học viết, thì các kỹ năng này sẽ được hình thành ở trẻ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của thực trạng hình thành các kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi của giáo viên lớp mẫu giáo lớn tại trường mầm non. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mẫu giáo Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
  16. 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một số biện pháp hình thành một số kỹ năng làm cơ sở cho việc đọc, viết của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Giới hạn về khách thể và phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương với khách thể là giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Thực nghiệm được tổ chức trên trẻ của hai lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mẫu giáo Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: • Phương pháp nghiên cứu lý luận Tham khảo các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề liên quan, từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài như khái niệm về kỹ năng, khái niệm nghe, đọc, viết, kỹ năng tiền học đọc học viết... lý luận về phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ viết tại trường mầm non. • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng nhận thức và các biện pháp hình thành cho trẻ MG 5 – 6 tuổi các kỹ năng tiền học đọc học viết ở trường MN. - Phương pháp quan sát Dự hoạt động hình thành cho trẻ 5 - 6 tuổi các kỹ năng tiền học đọc học viết tại trường mầm non nhằm tìm hiểu thực trạng việc hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ của giáo viên mầm non hiện nay. - Phương pháp chuyên gia Lấy ý kiến chuyên gia về các biện pháp và sự cần thiết của các biện pháp đó trong hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của trẻ (các bài tập làm quen chữ cái, các sản phẩm hoạt động ở các góc...), kế hoạch hoạt động của giáo viên lớp mẫu giáo lớn
  17. 5 nhằm tìm hiểu việc hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu 5 – 6 tuổi. - Phương pháp đàm thoại Đàm thoại với giáo viên mầm non để có tư liệu bổ sung về quan điểm và các biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Phương pháp bài tập đo nghiệm Sử dụng bài tập đo nghiệm để kiểm tra trình độ đầu vào và đầu ra về kỹ năng tiền học đọc học viết của trẻ tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm một số biện pháp hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - Phương pháp thống kê toán học Xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS for Windows 20.0 8. Những đóng góp của luận văn 8.1. Về lý luận Hệ thống hóa những vấn đề lý luận khoa học có liên quan đến đề tài. Giúp giáo viên mầm non có thêm cơ sở khoa học về kỹ năng tiền học đọc, học viết của trẻ 5 - 6 tuổi và một số biện pháp để phát triển kỹ năng tiền học đọc, học viết cho trẻ ở lứa tuổi này. 8.2. Về thực tiễn Nghiên cứu thực trạng hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp để hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ 5 - 6 tuổi.
  18. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẰM HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TIỀN HỌC ĐỌC HỌC VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề hình thành kỹ năng tiền học đọc học viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Vấn đề chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vào trường phổ thông, chuẩn bị cho việc học đọc, học viết của trẻ ở trường tiểu học là một vấn đề quan trọng, đã được các chuyên gia đề cập khá lâu. Đặc biệt, mấy năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội công nghệ thông tin, nó được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và cả các bậc phụ huynh coi trọng. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cũng như ý kiến trái chiều về vấn đề này. Có quan điểm phản đối việc cho trẻ học đọc, học viết trước khi vào lớp một. Ngược lại, một số quan điểm lại đồng tình với việc trẻ phải biết đọc, biết viết trước khi vào lớp một. Song, cũng có quan điểm cho rằng, trẻ cần có một số kỹ năng cần thiết cho việc học đọc, học viết, trong đó trẻ cần có những kỹ năng phân tích âm thanh, ngôn ngữ trước khi vào trường phổ thông. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Ở các nước phương Tây: Vào những năm 80 của thế kỷ XX, D. Wiggin – nhà giáo dục, soạn giả người Mỹ cho rằng trẻ em chỉ hứng thú với các đối tượng cụ thể chứ chưa sẵn sàng để học đọc, học viết [36]. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, khi đi tìm nguyên nhân của sự sa sút trong học tập của học sinh ở những lớp đầu cấp tiểu học, một số người cho rằng kết quả chưa tốt đó là do trẻ không được chuẩn bị tốt ngay từ trường mầm non. Các nhà giáo dục ở Anh, Úc và Mỹ thời kỳ này không phản đối việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với kỹ năng học tập trong đó có đọc, viết nhưng theo họ, vấn đề cần hơn là phải đưa ra một chương trình chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết thích hợp, có hiệu quả, có ý nghĩa và tạo cho trẻ hứng thú. Hầu hết các chương trình đọc viết được xây dựng trên cơ sở của một trong hai quan điểm. Bao gồm quan điểm coi đọc được miêu tả như một hành vi thị giác nhằm giải mã các ký hiệu và quan điểm coi đọc được hiểu như một hành vi
  19. 7 trí tuệ nhằm rút được nghĩa trong văn bản. Chương trình được xây dựng dựa trên quan điểm cho rằng đọc là một hành vi thị giác thường được bắt đầu bằng việc dạy trẻ đọc và viết bảng chữ cái. Trẻ được làm quen với các luật về quan hệ chữ - âm - vần. Phương pháp này ít chú ý đến việc giúp trẻ hiểu nghĩa khi đọc và do đó thường cho trẻ tập đọc cả những từ có nghĩa và vô nghĩa. Mục đích của cách dạy này là yêu cầu phải nhận biết các âm vị và hình thái của chữ và từ trước khi giúp trẻ hiểu được nghĩa của văn bản. Chương trình này bị phê phán là hình thức và gây khó khăn cho việc đọc của trẻ nhỏ. Một số nhà giáo dục học cho rằng nếu chỉ chú trọng đến các khía cạnh cấu trúc của ngôn ngữ như âm học và học thuộc những chữ, những từ riêng lẻ sẽ hình thành ở trẻ thái độ học tập không cần suy nghĩ, dần dần trẻ sẽ nghĩ rằng phát âm chính là đọc và học đọc chính là học cách phát âm đúng. Việc học đọc của trẻ trở nên khô cứng, vô nghĩa, trẻ sẽ không còn hứng thú học tập, trẻ chỉ đọc khi bắt buộc phải đọc. Ngày nay hầu hết các nhà giáo dục Mỹ, Úc đều ủng hộ chương trình đọc, viết được xây dựng trên quan điểm coi đọc là hành vi trí tuệ, là quá trình nắm bắt được nghĩa của văn bản. Quá trình đọc hiểu và kỹ năng giải nghĩa của các ký hiệu viết trong một ngữ cảnh nhất định được coi là yếu tố quan trọng của việc học đọc. Việc làm quen với những kỹ năng đọc phải được bắt đầu bằng những ý tưởng và khái niệm gần gũi, có ý nghĩa đối với trẻ, đồng thời phải có ngữ cảnh nhất định chứ không phải bằng tên và âm của chữ hay từ riêng lẻ [11. tr.14]. Theo Johnson Debra, sự phát triển tiền học đọc học viết được bắt đầu từ rất sớm, mặc dù các hành động của trẻ có thể không liên quan gì tới đọc và viết; Hành vi "đọc" từ "hình ảnh" và viết mô phỏng nguệch ngoạc là biểu hiện của tiền học đọc học viết cũng là một phần quan trọng cho sự phát triển đọc viết của trẻ. Theo các nghiên cứu vào những năm 90 của thế kỉ XX, đã cho rằng sự phát triển tiền học đọc, học viết đã bắt đầu từ rất lâu trước khi trẻ được học chính thức ở trường tiểu học (Allington & Cunningham, 1996; Burns, Griffin, & Snow, 1999; Clay, 1991; Hall & Moats 1999; Holdaway, 1979; Teale & Sulzby, 1986). Kỹ năng của trẻ trong việc đọc và viết phát triển cùng thời điểm chứ không theo tuần tự (Teale & Sulzby, 1986). Họ cho rằng các nhà giáo dục có thể thúc đẩy sự hiểu biết của trẻ về việc đọc và viết bằng các giúp trẻ
  20. 8 hình thành kiến thức và kỹ năng tiền học đọc, học viết thông qua việc sử dụng các hoạt động gắn kết với học tập. Trong khi một số nhà giáo dục học mầm non cho rằng cần phát triển nền tảng của việc đọc viết, thì một số khác lại cho rằng sự phát triển đọc viết phù hợp chỉ thuộc về các chương trình dành cho học sinh lớp một (Slegers, 1996). Một số quan điểm thời kì này cho rằng, trẻ 5 tuổi "đọc" sách khi chúng được nghe nhiều lần và thông qua việc tiếp xúc với môi trường chữ viết (kỹ năng tiền học đọc như: phương hướng, từ này đến từ khác, khái niệm về các ấn phẩm), hình ảnh và các kiến thức về ngôn ngữ hỗ trợ cho việc đọc của trẻ; Viết các kế hoạch bằng văn bản (kí hiệu, hình ảnh và các nét nguệch ngoạc giống chữ) rồi thảo luận lại với người khác. Thường chúng "đọc" lại bằng trí nhớ hoặc hình ảnh thay vì sử dụng các dấu hiệu chữ viết [35]. Hiệp hội quốc gia vì giáo dục trẻ nhỏ của Hoa kỳ (NAEYC) (1998) cho rằng: Mặc dù khả năng đọc và viết tiếp tục phát triển trong suốt đời sống, nhưng những năm thời thơ ấu từ khi sinh ra đến tám tuổi là giai đoạn quan trọng nhất cho sự phát triển đọc viết. Theo tổ chức này, việc không cung cấp cho trẻ em những kinh nghiệm đọc viết cho đến khi trẻ đến tuổi đi học có thể hạn chế nghiêm trọng mức độ biết đọc và viết cuối cùng đạt được của trẻ. Khả năng đọc và viết không phát triển một cách tự nhiên mà không có kế hoạch và hướng dẫn cẩn thận. Trẻ em cần sự thường xuyên và tích cực (chủ động) tương tác với các ấn phẩm. Khả năng cụ thể cần thiết để đọc và viết đến từ kinh nghiệm trực tiếp với ngôn ngữ nói và viết. Từ những kinh nghiệm trẻ em biết rằng đọc và viết là những công cụ có giá trị sẽ giúp chúng làm được nhiều điều trong cuộc sống. Trẻ thường xuyên đến trường hoặc thư viện công cộng sẽ hình thành thói quen đọc sách, trẻ thường sẽ giả vờ đọc, sử dụng dấu hiệu trực quan để ghi nhớ những lời của những câu chuyện yêu thích (Morrow & Weinstein 1986; Neuman & Roskos 1997); Trẻ em học được rất nhiều khi đọc từ môi trường đọc viết xung quanh (McGee, Lomax, Head năm 1988; Neuman & Roskos 1993). Hiểu biết nền tảng cơ bản của việc phát triển trong những năm đầu của trẻ em thông qua các hướng dẫn là nguyên tắc kí hiệu chữ cái, trẻ hiểu rằng có một mối quan hệ giữa hệ thống các chữ cái và âm thanh (Adams 1990). Giáo viên thường cùng trẻ so sánh hình dạng từ, giúp trẻ phân biệt một số chữ trực quan. Nhận thức ngữ âm đề cập đến sự hiểu biết của một đứa trẻ và nhận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2