Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông
lượt xem 29
download
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông trình bày về cơ sở lý luận; vận dụng kết hợp dạy một số kĩ năng sống trong dạy học Văn ở trường trung học phổ thông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Hà KẾT HỢP DẠY MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Hà KẾT HỢP DẠY MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn văn Mã số : 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Kết hợp dạy một số kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học văn ở trường THPT là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài, số liệu chưa từng được nghiên cứu, công bố trước đó. Nếu có gì không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người cam đoan Tác giả luận văn Lê Thị Hà
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự tư vấn, giúp đỡ động viên từ nhiều nguồn khác nhau. Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả quý thầy cô gồm: PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, TS. Trần Hữu Tá, TS. Mai Sĩ Liên, TS. Nguyễn Đức Ân, PGS. TS. Đặng Ngọc Lệ, TS. Nguyễn Thành Thi, TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp, TS. Trần Thanh Bình đã tận tình giảng dạy và đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.Nguyễn Thị Hồng Nam đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn này. Trong suốt quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp quan trọng và học hỏi được rất nhiều điều về đức tính của người làm khoa học. Đồng cảm ơn tới BGH nhà trường, giáo viên tổ Ngữ văn và các em học sinh trường THPT Ngô Thời nhiệm đã giúp đỡ tạo điều kiện và cùng tôi tham gia, đánh giá kết quả thực nghiệm của đề tài này. Trong quá trình thực hiện, người viết đã cố gắng rất nhiều. Song do năng lực và thời gian hạn hẹp nên luận văn không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự quan tâm và góp ý chân thành của các thầy cô, đồng nghiệp để luận văn này hoàn thiện hơn. Trân trọng Tác giả luận văn Lê Thị Hà
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục sơ đồ Danh mục hình MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................. 9 1.1. Một số vấn đề chung về giáo dục KNS ............................................................ 9 1.1.1. Kĩ năng ....................................................................................................... 9 1.1.2. Kĩ năng sống ............................................................................................ 10 1.1.3. Tên gọi và phân loại KNS........................................................................ 12 1.1.4. Nhiệm vụ, vai trò, ý nghĩa của giáo dục KNS ......................................... 13 1.2. Khả năng kết hợp dạy KNS trong dạy học văn .............................................. 15 1.2.1. Đặc điểm kiến thức môn ngữ văn ............................................................ 16 1.2.2. Mục tiêu dạy học KNS ............................................................................ 19 1.2.3. Mục tiêu dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông ................................ 21 1.2.4. Phương pháp tiếp cận giáo dục KNS ....................................................... 23 1.2.5. Nguyên tắc giáo dục KNS trong dạy học văn ......................................... 27 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 29 Chương 2. VẬN DỤNG KẾT HỢP DẠY MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............. 30 2.1. Một số KNS có thể được dạy kết hợp trong môn Ngữ văn ............................ 30 2.1.1. Kĩ năng tự nhận thức bản thân ................................................................. 30 2.1.2. Kĩ năng giao tiếp ...................................................................................... 32 2.1.3. Kĩ năng giải quyết vấn đề ........................................................................ 33 2.1.4. Kĩ năng tư duy sáng tạo ........................................................................... 35
- 2.1.5. Kĩ năng tư duy phê phán .......................................................................... 36 2.1.6. Kĩ năng hợp tác ........................................................................................ 37 2.2. Nội dung KNS có thể được tích hợp môn Ngữ văn ở trường THPT ............. 39 2.2.1. Giờ đọc - hiểu văn bản ............................................................................. 39 2.2.2. Giờ làm văn ............................................................................................. 46 2.2.3. Giờ tiếng Việt ........................................................................................... 47 2.3. Một số biện pháp kết hợp dạy KNS trong dạy Ngữ văn ở trường THPT ...... 50 2.3.1 Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm ...................................................... 50 2.3.2. Nhật kí đọc sách....................................................................................... 52 2.3.3. Tổ chức dạy học dự án ............................................................................. 56 2.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá ............................................................................. 60 2.4.1. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá ..................................................................... 60 2.4.2. Nội dung kiểm tra đánh giá ..................................................................... 60 2.4.3. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá ......................................... 62 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 64 Chương 3. THỰC NGHIỆM .................................................................................. 65 3.1. Mục tiêu thực nghiệm ..................................................................................... 65 3.2. Đối tượng thực nghiệm................................................................................... 65 3.3.Tiến trình thực nghiệm .................................................................................... 66 3.4. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 67 3.5. Phương pháp thực nghiệm .............................................................................. 68 3.6.Các dữ liệu thu thập trong quá trình thực nghiệm ........................................... 68 3.7. Phân tích-đánh giá kết quả thực nghiệm ....................................................... 70 3.7.1. Mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp ..................................................... 70 3.7.2. Mục tiêu phát triển năng lực tư duy của học sinh.................................... 85 7.3.3. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm ...................................................... 94 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 97 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 100
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ • Nxb : Nhà xuất bản • THPT : Trung học phổ thông • THCS : Trung học cơ sở • TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh • Tr : Trang • PPDH : Phương pháp dạy học • KNS : Kĩ năng sống • WHO : Tổ chức y tế thế giới Quỹ nhi đồng liên hợp quốc • UNICEF : Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa liên hợp • UNESCO : quốc.
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Giới thiệu các bước thực hiện bài giáo dục KNS [8, tr.35] ...................24 Bảng 2.1. Nội dung và kỹ năng KNS có thể tích hợp trong một số văn bản .........39 Bảng 2.2. Nội dung và KNS có thể tích hợp trong một số giờ làm văn ................46 Bảng 2.3. Nội dung và KNS có thể tích hợp trong một số giờ Tiếng Việt ............48 Bảng 2.4. So sánh kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng và định hướng phát triển năng lực. .....................................................................61 Bảng 3.1. Bảng dữ liệu thu thập trong quá trình thực nghiệm sư phạm ................69 Bảng 3.2. Đánh giá năng lực giao tiếp của học sinh qua hình thức thảo luận (giờ thực nghiệm số 1)...........................................................................71 Bảng 3.3. Tiêu chí đánh giá bài thuyết trình ..........................................................84 Bảng 3.4. Đánh giá kĩ năng tư duy của HS trong giờ dạy thực nghiệm số 1 ........86 Bảng 3.5. Tiêu chí đánh giá kĩ năng tư duy sáng tạo và tư duy phê phán của HS khi đọc văn bản Tấm Cám ...............................................................88 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá nhóm kĩ năng tư duy của học sinh ............................90
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sự tương tác giữa giáo viên, nhà văn, học sinh trong hoạt động tiếp nhận văn bản. .................................................................................. 18 Sơ đồ 1.2. Giao tiếp diễn ra trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. ............... 18 Sơ đồ 2.3. Tiến trình giờ học khám phá ................................................................. 51
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ hóa nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám của nhóm Cá mập....... 73 Hình 3.2. Phần bài tập thể hiện suy nghĩ của HS Chí Công qua truyện Tấm Cám ................................................................................................. 76 Hình 3.3. Bài tập BẢN THÂN VÀ TRUYỆN của HS Chí Công ........................... 78 Hình 3.4. Sơ đồ nhân vật Đinh trong truyện “Bính và Đinh” do Thúy Diệu xây dựng .................................................................................................. 79 Hình 3.5. Hình vẽ ông bụt trong văn bản “Bính và Đinh” của Thiện Chí............... 80 Hình 3.6. Hình vẽ ông bụt giả dạng người ăn xin trong văn bản “Bính và Đinh” của Thảo Vy .................................................................................. 80
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi nguồn nhân lực không chỉ được đầu tư tốt về nền tảng tri thức mà còn được trang bị những kỹ năng mềm thiết yếu. Học sinh - sinh viên hôm nay chính là nguồn nhân lực then chốt trong tương lai – những con người có bản lĩnh sống và kỹ năng sống, biết nhận thức về giá trị bản thân, giá trị cuộc sống và phấn đấu hoàn thiện mình. Tuy nhiên, một thực tế đang tồn tại là các trường hiện nay chỉ dạy chữ chưa chú trọng dạy người. Học sinh còn thiếu khả năng thích ứng với cuộc sống trong khi xung quanh các em còn đầy rẫy những biến cố, những tệ nạn, những tác động tiêu cực sẵn sàng làm hoen mờ nhân cách, bào mòn ý chí và nghị lực các em. Chính vì vậy mà các cơ sở giáo dục không thể làm ngơ trước thực trạng này. Căn cứ vào chỉ thị số 1088/KH-BGDĐT tháng 8 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch hoàn thiện bộ tài liệu giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục cấp Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT) trên toàn quốc để nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo tính thiết thực trong hoạt động giảng dạy. Đây là một trong những kế hoạch quan trọng để xây dựng một chương trình kĩ năng sống (KNS) lâu dài phù hợp với mục tiêu giáo dục của nước ta. Đồng thời đó còn là một bước tiến trong đổi mới tư duy và phương pháp giáo dục nhằm khơi gợi tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Giúp các em học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách hoàn thiện bản thân, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Ngữ văn là một môn học đem lại những giá trị cao đẹp "văn học là nhân học" (Mác-xim Gorki). Môn văn không những góp phần hình thành và đào tạo nhân cách con người mà còn giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp ở tất cả các hình thức: nghe, nói, đọc và viết, trong đó bao gồm cả năng lực thu thập và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để viết và nói về nhiều vấn đề trong học tập và cuộc sống. Thông qua những tác phẩm văn học trong nhà trường, học sinh sẽ phát triển năng lực thẩm mỹ và các kĩ năng khám phá bản thân, thấu hiểu giá trị nhân bản và thân phận của con người. Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư
- 2 duy phản biện, sự tự tin, tính tự lập và tinh thần cộng đồng. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt và văn học, qua đó biết trân trọng, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, học sinh còn biết tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, có khả năng hội nhập quốc tế. Vì vậy rèn KNS thông qua từng giờ dạy văn, giờ học văn thật sự là một trong những hướng đi thiết thực, bổ ích và dễ thực hiện nhất nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng giáo dục toàn diện, phát triển “trí – thể - mĩ” cho từng đối tượng học sinh. Người viết chọn đề tài Kết hợp dạy một số KNS trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT xuất phát từ tình hình thực tiễn về nguồn lực con người và mục tiêu chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Đây là đề tài mang tính mới mẻ và cập nhật. Vấn đề này, người viết thực sự đã có sự trăn trở sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo nhằm đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, gắn dạy văn với thực tiễn cuộc sống, làm cho môn văn ngày càng gần gũi với học sinh và trở về vị trí quan trọng đúng như mục tiêu giảng dạy của bộ môn này. 2. Lịch sử vấn đề Thuật ngữ KNS bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt Nam từ những năm 1995-1996, thông qua dự án "Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/ AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường" do UNICEF( Tổ chức quỹ nhi đồng liên hợp quốc) và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Từ đó đến nay, gắn với giáo dục các vấn đề xã hội như: phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn bom mìn, bảo vệ môi trường.... Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học (PPDH), gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống, mà thực chất là một cách tiếp cận KNS. Đặc biệt rèn luyện KNS cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 [8, tr.7].
- 3 "Mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đối tượng học sinh, tăng cường khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh'' [8, tr.3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đang xây dựng kế hoạch hoàn thiện bộ tài liệu giáo dục KNS trong một số môn học và hoạt động giáo dục cấp Tiểu học, THCS và THPT trên toàn quốc, dự kiến thực hiện tháng 8 năm 2013. Vụ giáo dục các cấp học có trách nhiệm chỉ đạo chuyên môn và tập huấn ở các cơ sở địa phương ở tất cả các bộ môn trong đó có môn Văn. Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn cho giáo viên các cơ sở "Tài liệu giáo dục KNS trong môn Ngữ văn ở trường THPT" (2012, Nxb Giáo dục). Cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất trình bày một số vấn đề chung về KNS và giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông với nội dung cơ bản quan niệm về KNS, phân loại KNS, tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh, định hướng giáo dục KNS cho học sinh. Những vấn đề trên nhằm giúp giáo viên nhận thức đầy đủ về bản chất, mục tiêu, nguyên tắc giáo dục KNS, nội dung của các KNS và việc lựa chọn các KNS cần giáo dục cho học sinh phổ thông. Đồng thời tài liệu đã giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật liên quan đến việc tổ chức dạy học KNS trên lớp để giáo viên tham khảo, vận dụng các bài giảng trên lớp nhằm thực hiện một bài học giáo dục KNS. Phần thứ hai: Giáo dục KNS trong môn ngữ văn ở trường THPT. Phần này giúp giáo viên có nhận thức về việc vận dụng kiến thức của môn Ngữ văn vào giáo dục KNS cho học sinh THPT. Trong phần thứ hai, tài liệu đã giới thiệu một số nội dung và địa chỉ các tiết học có thể thực hiện giáo dục KNS cho học sinh. Kết hợp KNS trong bài dạy theo người viết nó vừa mang tính chất gợi mở vừa khuyến khích giáo viên tìm tòi, sáng tạo, vận dụng, kết hợp kiến thức KNS trong từng tiết học, bài học trong phạm vi chương trình.
- 4 Tài liệu được triển khai tập huấn cho giáo viên từng cơ sở trong toàn quốc hướng đến các đối tượng dạy và học. Theo khảo sát thực tế, sau khi được tập huấn một số giáo viên đã ghi nhận về tính thiết thực cụ thể của việc vận dụng lồng ghép KNS trong dạy học văn và thu được kết quả nhất định. Trên báo Giáo dục với mục diễn đàn " Học sinh chán học văn, lỗi do ai?", ngày 27 tháng 10 năm 2013, cô Lê Hà Giang (giáo viên Trường THPT Gia Định, TP.HCM) cũng đã đưa ra quan điểm giáo viên lồng ghép được tình hình thời sự và những câu chuyện giáo dục ngoài xã hội vào môn Ngữ văn thì nội dung sẽ sinh động và hứng thú hơn nhiều, nhất là những bài học lịch sử và văn học cổ. Đây cũng là một “con đường” tích hợp của bài giảng để học sinh có vốn sống. Theo thông tin từ trang web: Http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nhung-bai-van-song-de-yeu- thuong-798351.htm. Dự án “học văn để sống - sống để yêu thương” là ý tưởng của cô Nguyễn Thị Minh Ngọc, giáo viên dạy văn, đồng thời là chủ nhiệm lớp 9A3 Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý. Dự án là một hành trình công phu đòi hỏi thầy và trò cùng phải có sự chuẩn bị dài hơi. Tham gia dự án, học sinh được nghe giảng về văn tự sự, học chụp hình, chỉnh ảnh và đặc biệt là học về 12 giá trị sống mới có thể trải nghiệm và làm nên các sản phẩm, thiết kế theo cách của mình. Hàng loạt công việc yêu cầu các em phải thực hiện như quan sát, phỏng vấn, thu thập thông tin, viết bài, thiết kế mỹ thuật, xây dựng kế hoạch thiện nguyện để giúp đỡ nhân vật mình tiếp xúc. Thế nên, các em học được rất nhiều kỹ năng như tổ chức, lên chương trình, thuyết trình, làm việc nhóm,vận dụng công nghệ...Ngay trong cách chấm điểm, các em cũng thể hiện vai trò chủ động. Không chỉ giáo viên, sinh viên tình nguyện chấm điểm các nhóm, các thành viên một cách chi tiết mà trong mỗi nhóm các bạn sẽ chấm điểm lẫn nhau, nhóm này chấm điểm nhóm khác. Đồng thời, tác phẩm của các bạn cũng được chia sẻ trên trang facebook chung của lớp để bầu chọn theo từng nội dung, tiêu chí. Theo cô Minh Ngọc, dự án không chỉ đưa đến các các em một cách học văn mới, học bằng chính trải nghiệm của bản thân mà quan trọng hoạt động này mang ý nghĩa nhân văn thật sự. Không chỉ học văn mà là sống văn nhờ sự
- 5 lớn lên trong suy nghĩ, nhận thức. Chỉ khi cảm xúc được đánh thức, có sự trưởng thành trong suy nghĩ, học sinh mới có thể viết lên những dòng chữ đầy suy tư, rung cảm và giàu niềm tin khi chiêm nghiệm cuộc sống mưu sinh của một người đàn ông - cũng là người cha ở xóm rác Sở Thùng: “Cuộc đời không như một bản nhạc êm đềm, nó là cuộc chiến mà bạn phải chiến đấu với chính mình để đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã hay nằm lại ..." (Gv Minh Ngọc). Dự án là sự kết hợp kĩ thuật tổ chức dạy học, giúp học sinh trải nghiệm thực tế để rèn kĩ năng cho các em phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực cảm thụ cuộc sống. Theo nguồn thông tin từ địa chỉ trang web: Http://pgdhungha.edu.vn/thcs-tanhoa/dn/3764/12077/Giao-duc-ky-nang- song-mon-Ngu-van.htm. Tác giả Trịnh Thị Thu Hoài trong chuyên đề "Giáo dục KNS ở trường THCS" đã khẳng định mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục KNS.Việc giáo dục KNS trong môn Ngữ văn được tiếp cận ở hai phương diện: nội dung các bài học, phương pháp triển khai các nội dung bài học. Tác giả cũng đã bám sát tài liệu tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra một số phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học thông qua một số bài dạy cụ thể nhằm phát huy tính tích cực của người học, tích hợp KNS trong dạy học văn. Tuy nhiên những ý kiến trên mới chỉ đưa ra ở phương diện chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, chứ chưa mang tính quy mô và chưa đồng bộ. Môn văn vẫn cần có giáo trình đồng bộ về dạy kết hợp các KNS cho học sinh trong dạy văn ở trường phổ thông. Bộ GD& ĐT( Bộ Giáo dục và Đào Tạo) cần mở rông các lớp tập huấn cho giáo viên, các hội thảo đưa ra những kinh nghiệm hay trong việc dạy các KNS cho học sinh trong việc dạy học văn. Người viết dựa vào kim chỉ nam là mục tiêu giảng dạy môn văn và hướng đổi mới của ngành giáo dục trong môn Ngữ văn, với tinh thần tiếp thu và kế thừa sáng kiến kinh nghiệm từ những người quan tâm tới vấn đề KNS trong dạy ngữ văn và bằng chính kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình giảng dạy đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này. Đề tài này sẽ góp phần quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy giảng dạy, lấy học sinh là trung tâm, nâng cao hiệu quả trong giờ học văn.
- 6 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài luận văn này,người viết nhằm: 3.1 Góp phần làm sáng tỏ mục đích rèn một số KNS trong dạy văn và hiệu quả của phương pháp lồng ghép KNS trong quá trình dạy học văn ở trường THPT. 3.2 Góp phần khắc phục những bất cập của PPDH( phương pháp dạy học) theo lối truyền thụ một chiều, đồng thời trình bày những cơ sở khoa học của PPDH Văn với lồng ghép KNS. 3.3 Góp phần khẳng định xu hướng tất yếu của đổi mới chương trình, PPDH văn theo quan điểm: rèn kĩ năng thông qua quá trình tích lũy tri thức, chú trọng "dạy người" bên cạnh việc dạy chữ. 4. Đối tượng nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10, trường THPT Ngô Thời Nhiệm, Q.9, TP. HCM. Vì đây là nơi mà chúng tôi có cơ hôi thuận lợi trong việc quan sát kĩ năng sống của học sinh qua các giờ học trên lớp thường xuyên và sát sao nhất. Tác giả đã lựa chọn một số thiết kế giáo án mẫu ở cả ba phân môn : đọc - hiểu văn bản, tiếng Việt, làm văn. 5. Giả thuyết nghiên cứu Từ mục tiêu kết hợp KNS trong dạy học văn, nếu chúng tôi xây dựng được PPDH và biện pháp dạy học phù hợp, giáo viên sẽ phát triển được ở học sinh những năng lực sau: năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề xoay quanh cuộc sống, năng lực tư duy và sáng tạo, năng lực hoàn thành công việc, năng lực cảm thụ cái đẹp từ văn chương. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xác định một số cách tiếp cận khoa học về khả năng đặc biệt của môn Ngữ văn qua hoạt động kết dạy kết hợp KNS trong dạy văn: làm rõ khái niệm KNS, mục tiêu giáo dục KNS, các nguyên tắc giáo dục KNS, các KNS cơ bản cần giáo dục phù hợp với đặc trưng kiến thức Ngữ văn qua từng phân môn: làm văn, tiếng Việt, đọc - hiểu. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ làm rõ đặc trưng của môn văn và khả năng kết hợp dạy KNS trong dạy học Ngữ văn: xác định đối tượng, mục đích, phương thức của
- 7 các phân môn để kết hợp dạy KNS cho phù hợp với chương trình dạy học. Tiếp theo, chúng tôi sẽ nghiên cứu các biện pháp kết hợp dạy KNS trong dạy học và đề xuất một số phương pháp, biện pháp dạy học để thực hiện việc dạy KNS kết hợp dạy Ngữ văn đem lại hiệu quả cho môn văn, khơi gợi sự tích cực chủ động, khả năng tư duy, thích ứng, linh hoạt của học sinh không chỉ trong quá trình học mà còn vận dụng trong cuộc sống. Cuối cùng chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu trên lý thuyết, bước đầu đánh giá tính khả thi của giả thiết khoa học do luận văn đề xuất. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy học văn theo các phương pháp lồng ghép KNS. 7. Các phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích của luận văn, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau: - Phương pháp tổng hợp và phát triển lý luận. - Phương pháp khảo sát, điều tra. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp phân tích số liệu. 8. Đóng góp của đề tài Đây là đề tài mang tính cấp thiết bởi những đóng góp về mặt lí luận cũng như thực tiễn: 8.1. Đóng góp về lí luận: Đề tài được nghiên cứu từ góc độ tâm lý xã hội - xuất phát từ bản chất của môn học "dạy văn là dạy người", dạy cách ứng xử, giao tiếp, hình thành nên nhân cách con người. Xuất phát từ góc nhìn đó, chúng tôi nghiên cứu hoạt động đặc thù trong tiếp nhận văn học của học sinh, xác định những vấn đề phương pháp luận và nêu một số giải pháp sư phạm để kết hợp KNS cho học sinh trong dạy học văn. 8.2. Đóng góp vào thực tiễn: Luận văn góp phần hiện thức hóa một bước trong tư tưởng đổi mới PPDH văn đang đặt ra cấp bách hiện nay. Giúp môn văn gần gũi với cuộc sống của các em, tác động đến suy nghĩ, tâm tư tình cảm học sinh hơn.
- 8 8.3. Ý nghĩa xã hội: Nghiên cứu kết hợp dạy KNS trong dạy học văn phù hợp với tình hình dạy văn hiện nay trong việc hình thành các kĩ năng giao tiếp và năng lực tiếp nhận văn học, đem lại những giá trị "chân - thiện - mĩ" cho cuộc sống, giúp mỗi học sinh hoàn thiện bản thân, sống đẹp hơn. Tích hợp được kiến thức từ cuộc sống với kiến thức văn chương. 9. Bố cục của luận văn Phần nội dung chính của luận văn gồm ba chương : Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Vận dụng dạy một số kĩ năng sống trong dạy học văn ở trường trung học phổ thông. Chương3: Thực nghiệm sư phạm. Ngoài phần nội dung chính, luận văn còn bao gồm phần mở đầu và 10 phụ lục (1/ giáo án thực nghiệm đối chứng. 2/Thiết kế giáo án thực nghiệm. 3/ Thuyết minh giáo án thực nghiệm.4/ Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên. 5/ Phiếu tham khảo ý kiến học sinh. 6/ Kết quả thu nhận từ phiếu tham khảo ý kiến giáo viên và học sinh THPT. 7/ Biên soạn một số đề văn từ tình huống thực tiễn. 8/ checklist kiểm tra, đánh giá học sinh. 9/ Phiếu dự giờ. 10/ Hình ảnh minh họa.)
- 9 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Trong chương này người viết sẽ làm sáng tỏ cơ sở lí thuyết, thực tiễn và một số thuật ngữ của đề tài với các nội dung chính: một số vấn đề chung về KNS, vai trò và nhiệm vụ của việc dạy KNS cho học sinh. Đặc biệt người viết sẽ đi sâu vào đặc trưng của bộ môn Ngữ văn để làm rõ bản chất của việc dạy kĩ năng sống trong dạy học văn là một quá trình thống nhất. Dạy văn thực chất là dạy làm người. Vì vậy việc kết hợp một số kĩ năng sống trong dạy học văn chính là định hướng năng lực giao tiếp trong tiếng Việt, năng lực thẩm mĩ và năng lực ứng phó với các vấn đề trong xã hội cho học sinh, để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội về nguồn nhân lực mới trong quá trình hội nhập quốc tế theo bốn trụ cột giáo dục mà tổ chức UNESCO đưa ra: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để chung sống cùng nhau. 1.1. Một số vấn đề chung về giáo dục KNS 1.1.1. Kĩ năng Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng, ở mỗi quan niệm là cách nhìn khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước để minh chứng cho sự sinh động về khái niệm kĩ năng. Dưới đây là một số khái niệm: Trong từ điển Từ và ngữ Hán Việt, Nguyễn Lân (1989) đã giải thích "kĩ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn"[37, Tr. 390]. Theo từ điển Giáo dục học "kĩ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể để tiến hành hành động ấy, cho dù là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ" [ 56, Tr. 220]. Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng "Kĩ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để có thể hành động phù hợp với những điệu kiện cho phép"[57, tr.6]. Từ các khái niệm kĩ năng mà chúng tôi dẫn trên, có thể thấy đó là minh chứng cho sự sinh động về các cách hiểu khác nhau của các tác giả. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy hai quan niêm hình thành nên các khái niệm này là: Quan niệm thứ nhất, theo từ điển Giáo dục học và từ điển từ và ngữ Hán
- 10 Việt thì kĩ năng chính là một hành động trí tuệ của con người. Quan niệm thứ hai, các tác giả Huỳnh Văn Sơn, và một số tác giả khác như Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết và Trần Thị Quốc Minh thì cho rằng kĩ năng là một khả năng, năng lực của con người. Dù hiểu theo góc độ nào thì kĩ năng cũng chính là khả năng thực hiện những thao tác được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân. Kĩ năng chính là công cụ để gia tăng giá trị cho kiến thức bản thân, giúp con người làm việc có kế hoạch, tổ chức, chuyên nghiệp và hiệu quả. Kĩ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong hoàn cảnh điều kiện nhất định và đạt chỉ tiêu nhất định. 1.1.2. Kĩ năng sống Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THPT (2010) của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã dẫn ra nhiều định nghĩa về KNS của các tổ chức như WHO, UNICEF cụ thể là: Tổ chức y tế thế giới WHO (1993) cho rằng: “KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive) giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”. Theo quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, UNICEF (1995):“KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Trong đó quan tâm tới sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng”[8, tr.7,8]. Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc UNESCO (2003) quan niệm: “KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Đó là khả năng làm chủ hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với tư cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lí có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức thức hàng ngày” [8, Tr.35]. Theo nhóm biên soạn tài liệu giáo dục KNS của Vụ giáo dục thể chất, tác giả Nguyễn Võ Kì Anh cho rằng: “KNS là khả năng có được những hành vi thích nghi và tích cực, cho phép chúng ta xử trí một cách hiệu quả các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường ngày" [8, tr.36]. Phân tích các quan niệm trên cho thấy: quan niệm của WHO, KNS là các kĩ năng mang tính xã hội và kĩ năng về giao tiếp vận dụng trong đời sống hàng ngày,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ giáo dục: Bồ dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương "chất khí" Vật lý 10, chương trình chuẩn
134 p | 594 | 134
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
134 p | 1085 | 132
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
97 p | 801 | 131
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 464 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
170 p | 556 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi dân gian
123 p | 721 | 96
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Khảo sát các kỹ thuật dạy môn biên dịch tại khoa tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên
70 p | 850 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
157 p | 494 | 90
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 462 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 251 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
122 p | 310 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
26 p | 423 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 268 | 47
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường trung học cơ sở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
26 p | 191 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng kế hoạch phát triển quy mô giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020
142 p | 173 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 54 | 17
-
Luân văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau
115 p | 115 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn