BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC HUẾ<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM<br />
<br />
NGUYỄN VĂN ĐĂNG<br />
<br />
KẾT HỢP KIẾN THỨC QUY TRÌNH VÀ KHÁI NIỆM<br />
VỀ ĐẠI SỐ LỚP 10<br />
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán<br />
Mã số: 60 14 01 11<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học<br />
PGS. TS. TRẦN VUI<br />
<br />
Huế, năm 2015<br />
i<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của<br />
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận<br />
văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và<br />
chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào<br />
khác.<br />
Tác giả luận văn<br />
<br />
Nguyễn Văn Đăng<br />
<br />
ii<br />
<br />
Lôøi caûm ôn<br />
<br />
Trước hết, tôi xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.<br />
Trần Vui, người thầy, người hướng dẫn khoa học đã động viên,<br />
tận tình định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn<br />
này.<br />
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy giáo, Cô giáo đã giảng<br />
dạy chúng tôi trong suốt khóa học của lớp Cao học K22 Phương<br />
pháp Dạy học Toán tại Trường Đại học Sư phạm Huế.<br />
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các<br />
thầy cô tổ toán và tập thể các lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A4, 10A5<br />
trường THPT Trần Hưng Đạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi<br />
cũng như nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành thực<br />
nghiệm.<br />
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia<br />
đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá<br />
trình học tập và thực hiện đề tài.<br />
Huế, tháng 4 năm 2015<br />
Nguyễn Văn Đăng<br />
<br />
iii<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chúng tôi đã tiến hành đo kiến thức quy trình và khái niệm của học sinh về đại số lớp<br />
10, tập trung chủ yếu vào hàm số, hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai và vấn đề tương<br />
đương của các phương trình, bất phương trình. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, học<br />
sinh thường có xu hướng sử dụng các quy trình khi giải quyết các bài toán, khả năng<br />
nhận ra mối quan hệ giữa các biểu diễn toán học là thấp. Mặt khác, các kết quả còn cho<br />
thấy, đứng trước một tình huống ít quen thuộc, tác động trực tiếp của kiến thức quy<br />
trình là không đáng kể mà đòi hỏi nhiều hơn về kiến thức khái niệm.<br />
Mục đích: Nghiên cứu này có mục đích phát triển các nhiệm vụ đo lường về kiến thức<br />
quy trình và khái niệm, nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng và khả năng kết hợp hai<br />
loại kiến thức để giải quyết một số bài toán không quen thuộc. Các kết quả nghiên cứu<br />
đem đến các kết luận sư phạm quan trọng trong dạy học đại số lớp 10.<br />
Phƣơng pháp: Dữ liệu được thu thập theo các giai đoạn khác nhau từ 140 học sinh.<br />
Phân tích nhân tố khẳng định được sử dụng để phát triển các nhiệm vụ đo lường về các<br />
thành phần “kiến thức quy trình về đại số”, “kiến thức khái niệm về đại số” và “khả<br />
năng kết hợp kiến thức để giải quyết một số bài toán ít quen thuộc”. Kĩ thuật mô hình<br />
cấu trúc cho phép tích hợp phân tích nhân tố và phân tích hồi quy thành một mô hình<br />
phân tích để nghiên cứu các mối quan hệ. Cho dù mối quan hệ nhân quả có thể không<br />
được chứng minh nhưng các phân tích là phù hợp để nghiên cứu liệu các mối quan hệ<br />
đề nghị trong mô hình có phù hợp với mẫu số liệu được thu thập.<br />
Các kết quả: Một lượng lớn học sinh cho thấy có kiến thức quy trình cao nhưng kiến<br />
thức khái niệm thấp, một số học sinh có cả điểm số quy trình thấp và khái niệm thấp.<br />
Tuy nhiên những học sinh có điểm số cao về nhiệm vụ khái niệm thì cũng có điểm số<br />
cao về nhiệm vụ quy trình. Vì vậy các kết quả ủng hộ quan điểm kế thừa đó là kiến<br />
thức quy trình là điều kiện cần nhưng không là điều kiện đủ cho kiến thức khái niệm.<br />
Các phỏng vấn chỉ ra rằng việc dạy học ở nhà trường tập trung chủ yếu vào việc nhớ<br />
quy trình mà ít liên kết đến các kiến thức khái niệm.<br />
Kết luận: Chương trình dạy học chúng ta hiện nay tập trung chủ yếu vào việc rèn<br />
luyện các kĩ năng và thực hành các thuật giải. Việc thực hành các thuật toán chưa đủ để<br />
giúp học sinh áp dụng các kiến thức vào thực tế hoặc giải quyết các bài toán ít quen<br />
thuộc. Do đó chúng ta cần chú trọng hơn nữa đến việc phát triển kiến thức khái niệm,<br />
cần cho học sinh tiếp cận một khái niệm dưới dạng các biểu diễn khác nhau, khuyến<br />
khích các em tự giải thích, khám phá trước khi dạy học.<br />
<br />
iv<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
THPT<br />
<br />
Trung học phổ thông<br />
<br />
SGK<br />
<br />
Sách giáo khoa<br />
<br />
KTQT<br />
<br />
Kiến thức quy trình<br />
<br />
KTKN<br />
<br />
Kiến thức khái niệm<br />
<br />
v<br />
<br />