Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
lượt xem 12
download
Luận văn "Tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tổng quan một phần cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn việc đổi mới phương pháp dạy học toán thông qua tổ chức hoạt động trò chơi ở tiểu học; Đề xuất, thiết kế và sưu tầm một số trò chơi toán học để vận dụng trong dạy học các phép tính trong chương trình môn Toán lớp 1.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRẦN LÊ PHƯƠNG TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC PHÉP TÍNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 1 THEO TIẾP CẬN TRÒ CHƠI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học) 1
- PhúThọ, tháng 4 năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRẦN LÊ PHƯƠNG TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC PHÉP TÍNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 1 THEO TIẾP CẬN TRÒ CHƠI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học) Mã số: 8140101 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Chí Thành PhúThọ, tháng 4 năm 2023 3
- 44 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu và các số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đó. Phú Thọ, tháng 4 năm 2023 Tác giả luận văn Trần Lê Phương 4
- 5 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Hùng Vương, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo PGS. TS Nguyễn Chí Thành, người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài “Tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả những thầy cô giáo Trường Đại học Hùng Vương, Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô là cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học đã góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và tổ chức thực nghiệm. Do thời gian nghiên cứu cũng như khả năng và kiến thức của tôi còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cô và những nhà nghiên cứu khác để nội dung nghiên cứu luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 5
- 66 MỤC LỤC 6
- 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Chương trình giáo dục phổ thông 2018 CT GDPT 2018 Giáo viên GV Giáo viên chủ nhiệm GVCN Học sinh HS Tiểu học TH Nhà xuất bản NXB Phương pháp dạy học PPDH Sách giáo khoa SGK Trò chơi học tập TCHT 7
- 88 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3. 1 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi và tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Bảng 3. 3 Số liệu kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Bảng 3. 3 Kết quả bày tỏ thái độ của HS khi tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình môn Toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi 8
- 9 DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ 9
- 10 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học được coi là bậc học nền tảng góp phần đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ, năng động, sáng tạo để gánh vác sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định trong Luật giáo dục số 43/2019/QH14: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản. Để thực hiện mục tiêu đó, các nhà trường tiểu học phải đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới toàn diện và đồng bộ trong đó, thực hiện chủ trương chung về đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học, chú trọng dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh góp phần phát triển nhanh chóng quy mô cũng như chất lượng giáo dục phổ thông. Trước yêu cầu cấp bách ấy, nhiệm vụ dạy học nói chung và dạy Toán nói riêng, giúp các em học tốt là yêu cầu tất yếu. Theo chương trình giáo dục 2018, trong nhà trường tiểu học, HS được học các môn: Toán, Tiếng Việt, giáo dục kĩ năng sống, …Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng bởi vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc Trung học. Đối với HSTH, hoạt động chơi dù không còn là hoạt động chủ đạo nhưng đó vẫn là một hoạt động rất cần thiết. Vì vậy, việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và có ích. Trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng giúp học sinh: thay đổi động hình, chống mệt mỏi, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học, phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Khi chơi, trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà lại 10
- 11 không nghĩ mình đang học. Sự “khô khan” của giờ học Toán do đó sẽ được giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên, hấp dẫn hơn. “Học mà chơi, chơi mà học” là một hình thức học tập ngày càng được đông đảo các thầy cô giáo quan tâm. Việc tổ chức các tiết học sao cho nhẹ nhàng, thoải mái mà vẫn đảm bảo được chất lượng dạy và học là rất quan trọng. Đặc biệt làđối với các em nhỏ trong giờ học Toán. Với các em học ra học, chơi ra chơi nhưng không có nghĩa là không thể chơi trong giờ học. Bên cạnh đó, đặc điểm tâm sinh lý của các em lớp 1 luôn thích tò mò, tìm tòi những điều mới lạ, những bài Toán có nội dung vui, lời giải độc đáo gây cho các em hứng thú và say mê với môn Toán hơn. Với người giáo viên, làm thế nào để tạo được hứng thú học tập môn toán cho học sinh lớp 1, khi mà trình độ nhận thức của các em theo cảm tính, các em đang ở lứa tuổi hiếu động, ham chơi. Muốn đưa các em vào hoạt động học một cách tự nguyện tích cực và yêu thích môn toán là cả một nghệ thuật của người giáo viên tiểu học. Qua nghiên cứu học sinh ở lớp 1, tôi thấy rằng phần lớn kết quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào hứng thú học tập của học sinh. Muốn các em học tốt môn Toán trước hết phải tạo cho các em những say mê hứng thú với môn học. Vì vậy, việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học toán là hết sức cần thiết và có ích. Nó giúp học sinh thay đổi động hình hoạt động, chống mệt mỏi căng thẳng trong học tập, tăng cường khả năng luyện tập thực hành và vận dụng nhanh các kiến thức đã học; ghi nhớ nội dung kiến thức một cách tự nhiên theo kiểu học mà chơi, chơi mà học. Từ đó giúp cho học sinh nhớ lâu, hiểu kỹ và vận dụng linh hoạt trong đời sống, học tập. Và cũng qua đó phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận cho học sinh. Do đó, giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn các em tự tiếp cận với kiến thức mới trên nền kiến thức đã có. Trò chơi toán học là một nội dung quan trọng trong dạy học toán ở lớp 1, nó giúp các em học tốt hơn. Trò chơi toán học về các phép tính ở Tiểu học nói chung đã khó, thì ở lớp 1 lại càng khó hơn vì học sinh mới bắt đầu học ở đầu cấp, chưa đọc thông viết thạo. Cho nên, sử dụng trò chơi toán học ở lớp 1 là hoàn toàn phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em. Thông qua tổ chức trò chơi, GV có thể tạo không khí học tập sôi nổi, sự hưng phấn tiếp thu bài đựơc tốt hơn. Đồng thời, các hoạt động trò chơi 11
- 12 học tập có thể rèn cho học sinh một số kĩ năng như sự tập trung cao, phản xạ nhanh và cũng đòi hỏi tính chính xác khi tham gia trò chơi Với nhứng lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi” nhằm mục đích nghiên cứu việc tổ chức dạy các phép toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi để nâng cao hiệu quả dạy học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 Khái quát một số nghiên cứu trên thế giới I.A.Komenski (còn được biết đến với tên gọi Comenius) là một giáo sư, triết gia và nhà hoạt động giáo dục nổi tiếng của Thế kỷ 17. Cuốn sách nổi tiếng của ông là "Orbis Pictus", được coi là cuốn sách giáo khoa đầu tiên của thế giới và được dùng để giảng dạy cho học sinh trên toàn thế giới trong hơn 200 năm [11]. Trong cuốn sách "The Great Didactic", Comenius đã đề cập đến vai trò của trò chơi trong giáo dục. Ông cho rằng, trò chơi không chỉ giúp trẻ em vui chơi và giải trí, mà còn có thể giúp cải thiện khả năng tư duy, trí tuệ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Comenius đã đề xuất nhiều loại trò chơi khác nhau, bao gồm cả các trò chơi vật lý và trí tuệ. Những trò chơi này được thiết kế để giúp trẻ em phát triển các kỹ năng như tư duy sáng tạo, kỹ năng xã hội và tình cảm, và các kỹ năng liên quan đến giải quyết vấn đề. Một trong những trò chơi được đề cập trong cuốn sách của Comenius là "The Game of Words" (Trò chơi từ ngữ). Trò chơi này bao gồm việc đặt ra một chủ đề, sau đó các người chơi phải đưa ra các từ liên quan đến chủ đề đó. Trò chơi này được cho là giúp trẻ em cải thiện vốn từ vựng và khả năng tư duy logic [13]. Comenius cũng đề cập đến trò chơi bàn cờ, nhưng ông đã đề xuất một phiên bản mới của trò chơi này, được gọi là "Tabula Sensata". Trong phiên bản này, các quân cờ được đặt trên một bảng có hình ảnh, thay vì chỉ có các chữ cái và số. Ông tin rằng việc sử dụng hình ảnh sẽ giúp trẻ em dễ dàng hơn trong việc hình dung các tình huống và giúp cải thiện khả năng tưởng tượng và trí nhớ của trẻ. "The Effects of Game-Based Learning on Mathematical Learning Achievement: A Meta-Analysis" là một nghiên cứu được thực hiện bởi Hwang và các 12
- 13 đồng nghiệp với mục đích tìm hiểu tác động của học tập dựa trên trò chơi đối với thành tích học tập toán học. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích siêu dữ liệu (meta-analysis) để tổng hợp kết quả từ nhiều nghiên cứu khác nhau về việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy toán học [14]. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng học tập dựa trên trò chơi có tác động tích cực đến thành tích học tập toán học. Cụ thể, việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy giúp cải thiện kỹ năng tính toán, giải quyết vấn đề, khả năng suy luận và tư duy logic của học sinh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả của học tập dựa trên trò chơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cách thức triển khai trò chơi, tính hấp dẫn của trò chơi Cuốn sách "Using Games to Promote Learning and Motivation in Mathematics" của Ainley và đồng nghiệp (2012) tập trung vào sử dụng trò chơi như một công cụ để tăng cường học tập và động lực trong môn toán học. Cuốn sách này cung cấp một tầm nhìn đa chiều về vai trò của trò chơi trong giảng dạy toán học, bao gồm các khía cạnh như động lực học, tư duy toán học, kỹ năng xử lý thông tin và sự tương tác xã hội [22]. Cuốn sách này đề cập đến nhiều loại trò chơi khác nhau, bao gồm trò chơi bài, trò chơi bàn cờ, trò chơi trực tuyến và trò chơi ngoài trời. Tác giả cũng cung cấp các ví dụ về cách sử dụng trò chơi trong giảng dạy toán học, bao gồm cách thiết kế trò chơi, cách tích hợp trò chơi vào bài giảng và cách đánh giá hiệu quả của trò chơi. Cuốn sách "Teaching Mathematics with Technology: Using Games to Enhance Learning" của de Freitas và đồng nghiệp (2015) giới thiệu cách sử dụng công nghệ và trò chơi để nâng cao hiệu quả giảng dạy toán học. Cuốn sách bao gồm các chương chính sau: Các lợi ích của việc sử dụng trò chơi để giảng dạy toán học; Các kỹ thuật thiết kế trò chơi cho việc giảng dạy toán học; Các trò chơi trực tuyến cho việc giảng dạy toán học; Sử dụng các thiết bị di động để giảng dạy toán học; Các trò chơi mô phỏng cho việc giảng dạy toán học; các trò chơi trên máy tính cho việc giảng dạy toán học; Sử dụng trò chơi và công nghệ để hỗ trợ học sinh có nhu cầu đặc biệt và Phương pháp đánh giá hiệu quả của việc sử dụng trò chơi và công nghệ trong giảng dạy toán học [17]. 13
- 14 Cuốn sách tập trung vào việc giúp giáo viên tận dụng các công nghệ hiện đại để giảng dạy toán học một cách hiệu quả hơn. Nó cung cấp cho người đọc một số kỹ thuật và phương pháp thiết kế trò chơi để giúp học sinh nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, tăng cường sự tập trung và thúc đẩy sự hứng thú của học sinh trong quá trình học tập. Cuốn sách cũng giới thiệu các công cụ và trò chơi trực tuyến, mô phỏng và trên máy tính để giúp học sinh hình dung các khái niệm toán học một cách sinh động hơn. Cuối cùng, cuốn sách cũng đưa ra phương pháp đánh giá hiệu quả của việc sử dụng trò chơi và công nghệ trong giảng dạy toán học. "Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành học tập" là một bài báo khoa học được viết bởi B.C.Grrenhikaia, được xuất bản vào năm 1979 trên tạp chí Nghiên cứu Giáo dục của Viện Nghiên cứu Giáo dục Liên Xô. Bài báo đề cập đến vai trò của trò chơi trong giáo dục và đề xuất một số phương pháp sử dụng trò chơi để cải thiện quá trình học tập của học sinh [12]. Trong bài báo, tác giả nhấn mạnh rằng trò chơi không chỉ là một hoạt động giải trí mà còn là một công cụ hữu ích trong giáo dục. Trò chơi có thể giúp học sinh phát triển kỹ năng xã hội, tăng cường tinh thần đoàn kết và cải thiện khả năng tư duy logic. Tác giả cũng đề cập đến việc sử dụng trò chơi để giải quyết các vấn đề giáo dục như giảm thiểu áp lực học tập, tăng cường sự tham gia và tạo ra một môi trường học tập vui vẻ và thú vị. Bài báo cũng đề cập đến một số phương pháp sử dụng trò chơi trong giáo dục, bao gồm sử dụng trò chơi làm phương tiện giảng dạy, sử dụng trò chơi để phát triển kỹ năng xã hội và sử dụng trò chơi để cải thiện khả năng tư duy logic của học sinh. 2.2 Khái quát một số nghiên cứu của Việt Nam Nguyễn Thị Thu Thủy và Võ Thị Thanh Hương (2019), "Áp dụng trò chơi vào giảng dạy Toán học ở học sinh lớp 2" NXB Trẻ. Trong phần lý luận, tác giả giới thiệu những lợi ích của việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy toán học cho học sinh lớp 2, bao gồm khuyến khích sự tương tác, tăng cường sự hứng thú và động lực học tập của học sinh. Sách cũng đề cập đến các yếu tố cần thiết để thiết kế và triển khai trò chơi giảng dạy toán học cho học sinh lớp 2. Phần thực tiễn trình bày kinh nghiệm sử dụng trò chơi trong giảng dạy toán học ở học sinh lớp 2 của hai tác giả. Các trò chơi được 14
- 15 giới thiệu bao gồm các loại như trò chơi trên bảng phấn, trò chơi vận động, trò chơi trên máy tính và trò chơi bằng thẻ bài. Mỗi trò chơi được miêu tả chi tiết, bao gồm cách chơi, mục đích, đối tượng học sinh và cách áp dụng vào giảng dạy toán học. Phần đánh giá đánh giá hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy toán học ở học sinh lớp 2. Kết quả cho thấy rằng việc sử dụng trò chơi giảng dạy toán học giúp học sinh phát triển các kỹ năng toán học cơ bản, tăng cường sự tự tin và hứng thú với môn học toán học [6] Nguyễn Thị Kim Chi và Lê Thị Thúy Hằng (2021) với nghiên cứu "Sử dụng trò chơi giáo dục trong giảng dạy Toán học ở học sinh tiểu học". Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu thí nghiệm với việc phân chia ngẫu nhiên các học sinh thành hai nhóm, một nhóm sử dụng trò chơi giáo dục trong giảng dạy và một nhóm tham gia giảng dạy thông thường. Sau đó, nghiên cứu đo lường sự khác biệt giữa hai nhóm về kiến thức Toán học, sự hứng thú và sự tự tin trong học tập. Kết quả cho thấy rằng sử dụng trò chơi giáo dục trong giảng dạy Toán học giúp học sinh nâng cao kiến thức toán học của mình, cải thiện sự hứng thú và tăng cường sự tự tin trong học tập. Trong đó, các trò chơi như "Đồng hồ đếm ngược", "Các hoạt động phép tính thông minh" và "Sắp xếp hình vuông" được đánh giá là hiệu quả nhất. Nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị cho giáo viên khi sử dụng trò chơi giáo dục trong giảng dạy Toán học ở học sinh tiểu học, bao gồm việc chọn các trò chơi phù hợp với độ tuổi và trình độ của học sinh, đảm bảo tính tương tác và hấp dẫn của trò chơi, và tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực và chủ động trong quá trình học tập [7]. Đỗ Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Thị Hồng Nhung (2018) với nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả của phương pháp giảng dạy Toán học kết hợp trò chơi". Trong nghiên cứu của mình tác giả đã tìm hiểu hiệu quả của phương pháp giảng dạy Toán học kết hợp trò chơi ở học sinh lớp 3. Kết quả cho thấy rằng việc sử dụng phương pháp này giúp học sinh tăng cường kỹ năng tính toán và giải quyết vấn đề. Trong quá trình đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học có rất nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế nên các trò chơi nhằm giáo dục toàn diện tạo hứng thú học tập cho các em như: cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho HS” của Hà Nhật Thăng (chủ biên) hay cuốn “150 trò chơi thiếu nhi” của Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức (đồng chủ biên). Ở 15
- 16 các tài liệu này, các tác giả đã đề cập rất rõ vai trò của trò chơi, đưa ra những hoạt động vui chơi chung chung, chưa đi sâu vào ứng dụng của trò chơi trong môn học cụ thể [9]. Gần đây, trong tác phẩm “Trò chơi trẻ em”, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập đến trò chơi trí tuệ. Loại trò chơi này có tác dụng thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ. Tác giả Trần Thị Ngọc Trâm đã thiết kế một hệ thống TCHT nhằm phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo lớn. Còn tác giả Trương Thị Xuân Huệ lại nghiên cứu về việc xây dựng và sử dụng trò chơi nhằm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5-6 tuổi. Tác giả Hứa Thị Hạnh cũng nghiên cứu việc thiết kế và sử dụng trò chơi nhằm phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4- 5 tuổi). Các tác giả đã nêu ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS thông qua việc xây dựng và sử dụng TCHT [10]. “Những trò chơi vui nhộn trong sinh hoạt tập thể” là cuốn sách của tác giả Trần Phiêu (2005 - NXB trẻ). Đây là cuốn sách giới thiệu tuyển tập các trò chơi khá hấp dẫn và vui nhộn, mong rằng những buổi sinh hoạt, vui chơi của các bạn nhỏ ngày càng sinh động và thiết thực hơn. Nhóm tác giả Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm đã đề cập đến các loại trò chơi theo từng nội dung bài học trong chương trình Toán 1 qua cuốn sách “100 trò chơi Toán lớp 1”. Tác giả Ngô Thúc Lanh đã cho xuất bản cuốn “Giúp em vui học toán 1”. Cuốn sách đã đưa ra những câu đố và rất nhiều trò chơi toán giúp các em củng cố nội dung bài học, rèn trí thông minh và khả năng sáng tạo mà vẫn đảm bảo vui mà học, học mà vui. Ngoài ra còn một số các luận văn, luận án của một số tác giả liên quan đến việc tổ chức trò chơi trong học tập. "Áp dụng trò chơi trong giảng dạy Toán học cho học sinh lớp 1" của Nguyễn Thị Thanh Tuyền (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012) "Sử dụng trò chơi giáo dục trong việc phát triển kỹ năng viết chữ đúng văn bản cho học sinh Tiểu học" của Nguyễn Thị Kim Cương (Đại học Huế, 2015) "Áp dụng trò chơi cờ vua trong giảng dạy Toán học cho học sinh lớp 2" của Trần Thị Ngọc Thùy (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2014) 16
- 17 "Sử dụng trò chơi trong giảng dạy môn Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học" của Phạm Thị Minh Ngọc (Đại học Huế, 2017) "Áp dụng trò chơi trong giảng dạy môn Đạo đức cho học sinh Tiểu học" của Nguyễn Thị Thu Hương (Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2015) "Sử dụng trò chơi giáo dục trong việc phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Tiểu học" của Lê Thị Thùy Linh (Đại học Huế, 2018) "Áp dụng trò chơi trong giảng dạy môn Khoa học cho học sinh lớp 3" của Trần Thị Thanh Tuyền (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2016) 2.3 Nhận xét, đánh giá chung Tổ chức trò chơi là hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người. Vì vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học. Phần lớn các tác giả đều nhận định, chỉ ra được hiệu quả cao khi sử dụng kết hợp “học mà chơi, chơi mà học” với HS lứa tuổi tiểu học. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc sử dụng trò chơi trong các hoạt động tập thể mà ít có những công trình nghiên cứu về TCHT gắn với việc tổ chức dạy học những môn học cụ thể, đặc biệt là môn Toán. Một số công trình nghiên cứu, cuốn sách chỉ đi hệ thống lại các trò chơi đã có trong SGK hoặc có gợi ý các TCHT cho GV Tiểu học nhưng lại chưa hệ thống hóa về cơ sở lựa chọn, thiết kế, cách tổ chức TCHT cho HS tiểu học. Đặc biệt, chưa gắn việc sử dụng TCHT với vấn đề phát triển năng lực cho HS tiểu học, nhất là những năng lực đặc thù gắn với dạy học các phép toán cho HS lớp 1. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu của các tác giả đầu ngành, đây là những cơ sở và tài liệu tham khảo để tôi chọn đề tài “Tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi” 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và hướng dẫn sử dụng một số trò chơi trong dạy các phép Toán lớp 1 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán cho HS lớp 1 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 17
- 18 - Tổng quan một phần cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn việc đổi mới phương pháp dạy học toán thông qua tổ chức hoạt động trò chơi ở tiểu học. - Đề xuất, thiết kế và sưu tầm một số trò chơi toán học để vận dụng trong dạy học các phép tính trong chương trình môn Toán lớp 1. - Thực nghiệm sư phạm ở cơ sở giáo dục để kiểm tra được tính hiệu quả của biện pháp. 4. Đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống trò chơi, biện pháp và quy trình tổ chức trò chơi dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1. Phạm vi nghiên cứu: 04 Trường Tiểu học tại Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ: Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Trường Tiểu học Gia Cẩm, Trường Tiểu học Sông Lô, Trường Tiểu học Thanh Đình. 4.2. Khách thể nghiên cứu Phương pháp dạy học các phép tính theo tiếp cận trò chơi trong chương trình Toán lớp 1. 5. Quan điểm, hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài, tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Tập hợp các kiến thức liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu: nội dung chương trình môn Toán lớp 1, các khái niệm liên quan, tâm sinh lí của học sinh tiểu học, thiết kế một số trò chơi toán học cho học sinh tiểu học. Phân tích làm rõ việc áp dụng trò chơi học tập đối với việc nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy – học. 5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát Phương pháp này được sử dụng trong quá trình điều tra, tìm hiểu nhìn nhận của giáo viên xung quanh phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 1. 18
- 19 Phương pháp này được sử dụng trong các tiết dự giờ, quan sát HS trong dạy học theo hướng tiếp cận trò chơi… để đánh giá mức độ và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. 5.3 Phương pháp thực nghiệm Phương pháp này được sử dụng khi giáo viên áp dụng thực tế vào dạy học để kiểm tra tính khả thi của đề tài. Thực nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá việc dạy các phép toán lớp 1 theo hướng tích hợp trò chơi. Đồng thời, thông qua thực nghiệm, tiếp tục rút kinh nghiệm, hoàn thiện cách thức, điều kiện vận dụng các biện pháp được đề xuất vào thực tiễn giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy các phép toán lớp 1. 6. Giả thuyết khoa học Nếu dạy học các phép tính cho HS lớp 1 theo tiếp cận trò chơi với các biện pháp được đề xuất trong luận văn thì HS lớp 1 sẽ có hứng thú hơn khi học tập, dễ tiếp thu bài hơn, dễ trao đổi với các bạn trong lớp, chủ động, tích cực hơn trong các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 1 ở tiểu học. 7. Đóng góp mới của luận văn Đề tài: “Tổ chức dạy học các phép tính trong chương trình toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi” sẽ có một số đóng góp sau: Hệ thống hóa một phần cơ sở lý luận về dạy học các môn toán theo hướng tiếp cận trò chơi. Nghiên cứu thực trạng dạy học các phép toán lớp 1 theo hướng tiếp cận trò chơi của môn Toán lớp 1 thông qua việc nghiên cứu tại 04 trường Tiểu học ở Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ. Xây dựng, đề xuất và thực nghiệm các biện pháp dạy các phép Toán theo hướng tiếp cận trò chơi trong chương trình môn Toán 1 (CTGDPT 2018). 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 03 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của dạy học các phép toán theo hướng tiếp cận trò chơi. 19
- 20 Chương II: Các biện pháp tổ chức dạy học các phép toán trong môn toán lớp 1 theo tiếp cận trò chơi Chương III: Thực nghiệm sư phạm. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ giáo dục: Bồ dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương "chất khí" Vật lý 10, chương trình chuẩn
134 p | 594 | 134
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 464 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
170 p | 553 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Khảo sát các kỹ thuật dạy môn biên dịch tại khoa tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên
70 p | 850 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
157 p | 493 | 90
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 461 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
167 p | 352 | 61
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
122 p | 306 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 250 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
164 p | 376 | 51
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
26 p | 421 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 266 | 47
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường trung học cơ sở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
26 p | 188 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng kế hoạch phát triển quy mô giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020
142 p | 171 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 52 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục trên địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
70 p | 130 | 14
-
Luân văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau
115 p | 115 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn