intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng một số bài lên lớp có sử dụng Grap, Algorit phần Hidrocacbon lớp 11 ban Cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

65
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng một số bài lên lớp có sử dụng Grap, Algorit phần Hidrocacbon lớp 11 ban Cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học đề xuất một số trường hợp có thể sử dụng phương pháp Grap, sử dụng phương pháp Algorit khi giảng dạy phần Hiđrocacbon lớp 11 ban cơ bản, xây dựng một số bài lên lớp có sử dụng Grap, Algorit phần Hiđrocacbon lớp 11 ban Cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng một số bài lên lớp có sử dụng Grap, Algorit phần Hidrocacbon lớp 11 ban Cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH __________ Nguyễn Ngọc Anh Thư XAÂY DÖÏNG MOÄT SOÁ BAØI LEÂN LÔÙP COÙ SÖÛ DUÏNG GRAP, ALGORIT PHAÀN HIDROCACBON LÔÙP 11 BAN CÔ BAÛN ÑEÅ NAÂNG CAO CHAÁT LÖÔÏNG DAÏY HOÏC LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC  Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM __________ Nguyễn Ngọc Anh Thư XAÂY DÖÏNG MOÄT SOÁ BAØI LEÂN LÔÙP COÙ SÖÛ DUÏNG GRAP, ALGORIT PHAÀN HIDROCACBON LÔÙP 11 BAN CÔ BAÛN ÑEÅ NAÂNG CAO CHAÁT LÖÔÏNG DAÏY HOÏC Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ TRỌNG TÍN Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Trọng Tín người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Đồng thời xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Trịnh Văn Biều đã quan tâm động viên, khuyến khích tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí minh đã tận tình giảng dạy, mở rộng và làm sâu sắc kiến thức chuyên môn đến cho chúng tôi. Tác giả xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu - Quý thầy cô trường THPT Lương Văn Can, THPT Ngô Gia Tự, THPT Bình Chánh, THPT Lê Minh Xuân, THPT Cần Đước (Long An) đã có nhiều giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc, tạo điều kiện cho tác giả thực hiện tốt luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều sơ sót. Kính mong quí thầy cô góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Nguyễn Ngọc Anh Thư TP Hồ Chí Minh 2011
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 1 MỤC LỤC ................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... 1 DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... 2 DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................... 5 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 7 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 8 3. Nhiệm vụ của đề tài ............................................................................................... 8 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 8 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 8 6. Giả thuyết khoa học............................................................................................... 8 7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 9 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 10 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 10 1.1.1. Những nghiên cứu về vận dụng lý thuyết grap và algorit vào dạy học hóa học ở nước ngoài .....................................................................................................................10 1.1.2. Những nghiên cứu về vận dụng phương pháp grap và algorit vào dạy học hóa học ở Việt Nam ..............................................................................................................11 1.2. Bài lên lớp (BLL) ............................................................................................. 14 1.2.1. Định nghĩa [17], [25], [28] ..................................................................................14 1.2.2. Các thành tố và mối liên hệ giữa các thành tố của BLL [25] , [26] , [28] ..........15 1.3. Phương pháp grap dạy học ............................................................................... 20 1.3.1. Khái niệm [44], [29] ............................................................................................20 1.3.2. Những đặc điểm của grap nội dung BLL ............................................................20 1.3.3. Algorit của việc lập grap nội dung dạy học [29, tr 44] .......................................21 1.4. Phương pháp algorit dạy học............................................................................ 22 1.4.1. Khái niệm algorit và phương pháp algorit dạy học .............................................22 1.4.2. Các kiểu algorit dạy học [28, tr 54] .....................................................................23 1.4.3. Ba khái niệm cơ bản của tiếp cận algorit.............................................................24 1.4.4. Những nét đặc trưng cơ bản của algorit dạy học [28, tr 55] ................................26 1.4.5. Ba bước soạn BLL bằng phương pháp algorit dạy học [28, tr 55]......................26
  5. 1.5. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp grap và phương pháp algorit vào dạy học hoá học ở trường THPT hiện nay .............................................................. 27 1.5.1. Mục đích điều tra .................................................................................................27 1.5.2. Đối tượng điều tra ................................................................................................27 1.5.3. Kết quả điều tra....................................................................................................29 Chương 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI LÊN LỚP CÓ SỬ DỤNG GRAP, ALGORIT PHẦN HIĐROCACBON LỚP 11 BAN CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ....................................... 35 2.1. Những nội dung cơ bản của phần hiđrocacbon lớp 11 .................................... 35 2.1.1. Cấu trúc và kế hoạch dạy học phần hiđrocacbon lớp 11 ban cơ bản ..................35 2.1.2. Mục tiêu của phần hiđrocacbon [11] , [38] .........................................................36 2.1.3. Nội dung cơ bản của phần hiđrocacbon [11, tr 49] .............................................38 2.2. Đề xuất một số trường hợp có thể sử dụng phương pháp grap khi giảng dạy phần hiđrocacbon lớp 11 ban cơ bản....................................................................... 39 2.2.1. Xây dựng grap nội dung bài lên lớp truyền thụ kiến thức mới ...........................39 2.2.2. Xây dựng grap nội dung cho bài ôn tập – luyện tập ............................................44 2.2.3. Xây dựng grap nội dung bài thực hành ...............................................................46 2.3. Đề xuất một số trường hợp có thể sử dụng phương pháp algorit khi giảng dạy phần hiđrocacbon lớp 11 ban cơ bản....................................................................... 47 2.3.1. Xây dựng algorit giải một số dạng bài tập cơ bản ...............................................47 2.3.2. Xây dựng algorit cho bài thực hành thí nghiệm ..................................................59 2.4. Xây dựng một số bài lên lớp có sử dụng grap, algorit phần hiđrocacbon lớp 11 ban cơ bản................................................................................................................ 60 2.4.1. Xây dựng bài lên lớp truyền thụ kiến thức mới...................................................60 2.4.2. Xây dựng bài lên lớp luyện tập về hóa học .........................................................89 2.4.3. Xây dựng bài lên lớp ôn tập về hóa học ............................................................102 2.4.4. Xây dựng bài lên lớp thực hành hóa học ...........................................................109 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................. 115 3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................... 115 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................... 115 3.3. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................. 115 3.4. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm ........................................................ 116 3.4.1. Dùng phương pháp thống kê toán học...............................................................116 3.4.2. Xử lý các ý kiến nhận xét của HS và GV ..........................................................117 3.5. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................... 118
  6. 3.6. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 120 3.6.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm ...........................................................................120 3.6.2. Kết quả của việc lấy ý kiến nhận xét của HS và GV .........................................135 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 143 1. Kết luận ............................................................................................................. 143 2. Kiến nghị ........................................................................................................... 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 146 PHỤ LỤC ................................................................................................ 150
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLL : Bài lên lớp BGD và ĐT : Bộ giáo dục và đào tạo CTCT : công thức cấu tạo CTPT : công thức phân tử dd : dung dịch đktc : điều kiện tiêu chuẩn ĐC : đối chứng g : gam GV : Giáo viên HS : Học sinh KT : kiểm tra ND : nội dung PP : phương pháp PPDH : phương pháp dạy học PTHH : phương trình hóa học SGK : Sách giáo khoa TN : thực nghiệm TNSP : Thực nghiệm sư phạm THPT : Trung học phổ thông
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung 1.1 Bảng tổng hợp phiếu thăm dò thực trạng 1.2 Số lượng phiếu thăm dò thống kê theo thâm niên giảng dạy 1.3 Số lượng phiếu thăm dò thống kê theo trình độ 1.4 Một số khó khăn GV thường gặp khi giảng dạy phần hidrocacbon 1.5 Mức độ sử dụng các PPDH Mức độ sử dụng phương pháp grap và algorit khi giảng dạy phần 1.6 hidrocacbon 1.7 Một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp grap dạy học 1.8 Một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp algorit dạy học 2.1 Cấu trúc và kế hoạch dạy học phần hidrocacbon lớp 11 ban cơ bản 2.2 Mục tiêu của chương hidrocacbon no 2.3 Mục tiêu của chương hidrocacbon không no Mục tiêu của chương hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon thiên 2.4 nhiên – Hệ thống hóa về hidrocacbon 2.5 Nội dung cơ bản của phần hidrocacbon 3.1 Các lớp TN và ĐC 3.2 Đối tượng HS thực hiện phiếu thăm dò 3.3 Điểm quy đổi các mức độ trả lời của phiếu thăm dò 3.4 Danh sách các bài kiểm tra 3.5 Phân phối kết quả bài kiểm tra “Ankan” 3.6 Phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra “Ankan”
  9. 3.7 Phân loại kết quả bài kiểm tra “Ankan” 3.8 Các tham số đặc trưng bài kiểm tra “Ankan” 3.9 Phân phối kết quả bài kiểm tra 15 phút 3.10 Phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra 15 phút 3.11 Phân loại kết quả bài kiểm tra 15 phút 3.12 Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 15 phút 3.13 Phân phối kết quả bài kiểm tra “Anken” 3.14 Phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra “Anken” 3.15 Phân loại kết quả bài kiểm tra “Anken” 3.16 Các tham số đặc trưng bài kiểm tra “Anken” 3.17 Phân phối kết quả bài kiểm tra 1 tiết 3.18 Phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra 1 tiết 3.19 Phân loại kết quả bài kiểm tra 1 tiết 3.20 Các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1 tiết Phân phối kết quả bài kiểm tra “Benzen và đồng đẳng – Một số 3.21 hidrocacbon thơm khác” Phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra “Benzen 3.22 và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm khác” Phân loại kết quả bài kiểm tra “Benzen và đồng đẳng – Một số 3.23 hidrocacbon thơm khác” Các tham số đặc trưng bài kiểm tra “Benzen và đồng đẳng – Một số 3.24 hidrocacbon thơm khác” 3.25 Giá trị kiểm định giả thuyết thống kê các bài kiểm tra 3.26 Phân phối kết quả bài kiểm tra độ bền kiến thức
  10. 3.27 Tần suất bài kiểm tra độ bền kiến thức 3.28 Tần suất lũy tích bài kiểm tra độ bền kiến thức 3.29 Phân loại kết quả bài kiểm tra kiểm tra độ bền kiến thức 3.30 Các tham số đặc trưng trong bài kiểm tra độ bền kiến thức Giá trị kiểm định giả thuyết thống kê bài kiểm tra độ bền kiến thức 3.31 của các lớp TN và ĐC 3.32 Điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn của các bài kiểm tra 3.33 Phân loại kết quả của các bài kiểm tra 3.34 Số lượng phiếu thăm dò Ý kiến HS về các grap nội dung dạy học trong các bài lên lớp phần 3.35 hidroacbon Ý kiến HS về phương pháp algorit trong các bài lên lớp phần 3.36 hidrocacbon 3.37 Ý kiến HS sau khi học các bài lên lớp có sử dụng grap, algorit Ý kiến GV về nội dung và cách tổ chức bài lên lớp có sử dụng 3.38 grap, algorit Ý kiến GV về tinh thần, thái độ học tập của HS và bầu không khí 3.39 lớp học Ý kiến GV về mức độ nắm vững kiến thức và kết quả học tập nhóm 3.40 TN – ĐC
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội dung 1.1 Bốn thành tố cơ bản của bài lên lớp 1.2 Mối liên hệ giữa bốn thành tố của bài lên lớp 1.3 Các kiểu bài lên lớp 2.1 Grap nội dung bài “Ankan” được xây dựng theo hình thức 1 2.2 Grap nội dung bài “Anken” được xây dựng theo hình thức 1 2.3 Grap nội dung bài “Ankin” được xây dựng theo hình thức 2 Grap nội dung bài “Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon 2.4 thơm khác” được xây dựng theo hình thức 2 Grap nội dung bài “ Luyên tập Ankin” được xây dựng theo hình 2.5 thức grap đầy đủ 2.6 Grap nội dung bài thực hành 4 Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra 3.1 “Ankan” Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra 15 3.2 phút Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra 3.3 “Anken” Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra 1 3.4 tiết
  12. Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra 3.5 “Benzen và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm khác” Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra độ 3.6 bền kiến thức của cặp lớp TN1 – ĐC1 (11A5 – 11A7 trường Lương Văn Can) Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra độ 3.7 bền kiến thức của cặp lớp TN2 – ĐC2 (11A9 – 11A16 trường Lương Văn Can) Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra độ 3.8 bền kiến thức của cặp lớp TN3 – ĐC3 (11A3 – 11A5 trường Ngô Gia Tự) Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra độ 3.9 bền kiến thức của cặp lớp TN4 – ĐC4 (11A3 – 11A5 trường Bình Chánh) Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra độ 3.10 bền kiến thức của cặp lớp TN5 – ĐC5 (11B6 – 11B12 trường Lê Minh Xuân) Đồ thị đường lũy tích và biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra độ 3.11 bền kiến thức của cặp lớp TN6 – ĐC6 (11C1– 11C10 trường Cần Đước)
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước Việt Nam đang vững bước và đã gặt hái nhiều thành công trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đạt được những thành tựu ấy, nhân tố không thể thiếu là những con người có năng lực hành động, dám nghĩ, dám làm trước những vấn đề khó khăn mà thời đại đặt ra. Việc học ngày nay không chỉ là học kiến thức mà là học cách học, cách suy nghĩ, cách phát hiện và giải quyết vấn đề. Đó là những năng lực mà cuộc sống hiện đại hết sức coi trọng. Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục. Điều 28 Luật Giáo dục đã ghi: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp học tập, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Thế nhưng, việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học như thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi các nhà giáo dục phải quan tâm đầu tư, nghiên cứu. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy thực tế, chúng tôi nhận thấy Grap và Algorit với tư cách là phương pháp dạy học phức hợp có vai trò đặc biệt quan trọng, đáp ứng được rất nhiều yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học ngày nay. Bên cạnh đó, phần hidrocacbon lớp 11 có thể được xem là cánh cửa đầu tiên đưa học sinh THPT bước vào thế giới hóa học hữu cơ. Bước đầu làm quen với kiến thức hữu cơ trừu tượng, đa dạng, phức tạp chắc chắn học sinh không tránh khỏi những bỡ ngỡ và khó khăn, đặc biệt là với những học sinh yếu kém. Do đó, việc thiết kế, sử dụng grap và algorit nhằm cụ thể hóa, hệ thống hóa kiến thức trừu tượng và định hướng phương pháp giải quyết vấn đề giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức, rèn luyện năng lực học tập là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI LÊN LỚP CÓ SỬ DỤNG GRAP, ALGORIT PHẦN HIDROCACBON LỚP 11 BAN CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ”.
  14. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng một số BLL có sử dụng grap, algorit phần hiđrocacbon lớp 11 ban cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học. 3. Nhiệm vụ của đề tài 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học, grap dạy học, algorit dạy học. 3.2. Nghiên cứu để xây dựng các BLL trong phần hidrocacbon lớp 11 ban cơ bản có khả năng thể hiện bằng grap, algorit. Ứng dụng grap và algorit để xây dựng các bài đó thành BLL nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm. 3.4. Tổng kết đề tài nghiên cứu và đưa ra những ý kiến đề xuất. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc xây dựng một số BLL hóa học có sử dụng grap, algorit. 4.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy và học hóa học ở trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: một số BLL trong phần hidrocacbon lớp 11 ban cơ bản có khả năng thể hiện bằng grap và algorit. - Địa bàn: Thành phố Hồ Chí Minh (gồm 4 trường THPT: Lương Văn Can – Q.8, Ngô Gia Tự - Q.8, Bình Chánh – huyện Bình Chánh, Lê Minh Xuân - huyện Bình Chánh) và tỉnh Long An (trường THPT Cần Đước). - Thời gian: Từ tháng 8/2010 đến tháng 7/2011. 6. Giả thuyết khoa học Nếu BLL có sử dụng grap, algorit phần hidrocacbon lớp 11 cơ bản được xây dựng tốt, hoàn thiện và sử dụng đúng chỗ, đúng mục đích, hợp lí sẽ giúp việc dạy của giáo viên được hay hơn, học sinh tiếp thu bài tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
  15. 7. Phương pháp nghiên cứu  Các phương pháp nghiên cứu lí luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lí thuyết và nội dung của đề tài. - Phân tích và tổng hợp. - Hệ thống hóa, khái quát hóa. - Phương pháp mô hình hóa.  Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Trò chuyện, phỏng vấn. - Điều tra bằng phiếu câu hỏi. - Phương pháp chuyên gia. - Thực nghiệm sư phạm.  Phương pháp toán học - Phương pháp phân tích số liệu. - Phương pháp thống kê toán học.
  16. Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về vận dụng lý thuyết grap và algorit vào dạy học hóa học ở nước ngoài Theo Từ điển toán học Vollstandiges Mathematiesches Lexikon, Leipzig, xuất bản năm 1747, algorit được hiểu là thuật toán, nó là “tổ hợp của bốn phép toán số học bao gồm cộng, trừ, nhân, chia”. Còn lý thuyết grap được khai sinh kể từ công trình nghiên cứu về bài toán “bảy cây cầu ở Konigsburg” vào năm 1736 của nhà toán học Thụy Sĩ – Leonard Euler. Cùng với sự phát triển của toán học, nhất là toán học ứng dụng vào những năm cuối của thế kỷ XX, những nghiên cứu về vận dụng lý thuyết grap và algorit đã có những bước tiến nhảy vọt. Liên Xô đặc biệt có nhiều đóng góp trong việc vận dụng lý thuyết grap và algorit vào việc dạy học. - Năm 1965, A.M.Xokhor - nhà giáo dục Nga là người đầu tiên đã vận dụng một số quan điểm của lý thuyết grap để mô hình hoá tài liệu giáo khoa môn Hoá học. Ưu điểm nổi bật của nghiên cứu này là giúp học sinh cấu trúc hóa được một cách dễ dàng nội dung tài liệu giáo khoa và do đó hiểu được bản chất một cách dễ dàng, nhớ lâu hơn và vận dụng hiệu quả hơn nội dung của tài liệu đó. - Năm 1965, nhà lí luận dạy học hóa học V.X.Poloxin dựa theo cách làm của A.M.Xokhor đã mô tả trình tự các thao tác dạy học (algorit dạy học) trong một tình huống dạy học hóa học (một bộ phận của bài lên lớp) bằng grap. - Kế thừa công trình nghiên cứu của V.X.Poloxin, năm 1972, V.P.Garkumôp đã sử dụng phương pháp grap và algorit để mô hình hoá các tình huống dạy học nêu vấn đề. Theo V.P.Garkumôp, trong việc tạo ra các mẫu của tình huống nêu và giải quyết vấn đề, thì việc sử dụng lý thuyết grap và algorit có thể giúp ích rất nhiều cho các nhà lí luận dạy học hóa học. Lý thuyết grap và algorit cho phép xác định trình tự hành động trong tiến trình giải quyết vấn đề đặt ra [10, tr 25]. Tóm lại, lý thuyết grap và algorit đều bắt nguồn từ toán học và được vận dụng vào dạy học hóa học từ những thập niên cuối của thế kỉ XX. Những nghiên cứu của các nhà giáo dục
  17. học người Nga có ý nghĩa thực sự quan trọng đặt nền móng cho việc vận dụng lý thuyết grap và algorit trong dạy học hóc học ở Việt Nam. 1.1.2. Những nghiên cứu về vận dụng phương pháp grap và algorit vào dạy học hóa học ở Việt Nam 1.1.2.1. Giáo trình “Lý luận dạy học hóa học tập 1” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang, 1994 [27] Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là một trong những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực lý luận dạy học. Từ năm 1971 - 1979, ông là người đầu tiên nghiên cứu chuyển hoá phương pháp grap toán học thành phương pháp grap dạy học (đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy Hoá học) và đã công bố nhiều công trình trong lĩnh vực này. Trong suốt cuộc đời hoạt động giáo dục của mình, ông đã viết nhiều bài báo và nhiều cuốn sách thực sự có giá trị, trong số đó có thể kể tới giáo trình “Lý luận dạy học hóa học tập 1” xuất bản năm 1994. Đây là một tài liệu quí, chứa đựng lượng thông tin lớn. Grap dạy học và Algorit dạy học cũng được tác giả trình bày rất kỹ ở chương VII của giáo trình này.  Về Grap dạy học, tác giả đã đề cập tới các vấn đề: - Trình bày cơ sở lý luận về phương pháp grap như: sơ lược về grap toán học, mô hình hóa cấu trúc hoạt động bằng phương pháp grap, những ưu thế của phương pháp grap, những tiếp cận mới của phương pháp grap, cách xây dựng grap nội dung dạy học… - Vận dụng phương pháp grap vào bài toán hóa học: lập grap đầu bài, grap giải, biến hóa nội dung bài toán hóa học theo mođun, qui luật chung và 5 cách biến hóa nội dung bài toán hóa học. - Triển khai bài học hóa học bằng phương pháp grap.  Về Algorit dạy học, tác giả đã đề cập tới các vấn đề: - Khái niệm về algorit dạy học. - Hai kiểu algorit dạy học. - Ba khái niệm cơ bản tiếp cận algorit. - Những nét đặc trưng cơ bản của algorit dạy học. - Tầm quan trọng đối với mục tiêu đào tạo của việc dạy cho học sinh phương pháp algorit. Nhìn chung, những nội dung được đề cập trong giáo trình là những kiến thức nền tảng. Nó là cơ sở lý luận để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn theo hướng vận dụng và phối
  18. hợp phương pháp grap và phương pháp algorit vào một nội dung dạy học cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện giảng dạy thực tế nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 1.1.2.2. Một số tiểu luận, luận văn, luận án tiêu biểu  Trần Trọng Dương (1980), Áp dụng phương pháp grap và algorit hoá để nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải, xây dưng hệ thống bài toán về lập công thức hoá học ở trường phổ thông, Tiểu luận khoa học cấp I, Đại học Sư phạm Hà Nội [19]. Tác giả đã áp dụng phương pháp grap và algorit hoá vào việc phân loại các kiểu bài toán về lập công thức hoá học và đưa ra kết luận: - Phương pháp grap và algorit cho phép chúng ta nhìn thấy rõ cấu trúc của một đầu bài toán hoá học, cấu trúc và các bước giải bài toán. - Bằng grap có thể phân loại, sắp xếp các bài toán về hoá học thành hệ thống bài toán có logíc giúp cho việc dạy và học có kết quả hơn. Nhận xét: - Tác giả đã rất thành công trong việc phối hợp phương pháp grap và algorit giúp HS dễ dàng phân loại và định hướng giải bài tập. - Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, dể hiểu. - Đề tài chỉ nghiên cứu một phạm vi nhỏ và chưa được đặt vào một tiến trình lên lớp cụ thể nên chưa triển khai được hết thế mạnh của phương pháp grap và algorit.  Phạm Văn Tư (1985), Dùng grap nội dung của bài lên lớp hóa học để dạy và học chương nitơ - photpho ở lớp 11 trường THPT, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội [42]. Trong luận án này tác giả đã tập trung nghiên cứu sau đây: - Vận dụng phương pháp grap vào bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới về hoá học ở chương "Nitơ - Photpho" lớp 11 trường trung học phổ thông. - Xây dựng quy trình áp dụng phương pháp này cho giáo viên và học sinh qua tất cả các khâu (chuẩn bị bài, lên lớp, tự học ở nhà, kiểm tra đánh giá). - Đưa ra 6 hình thức triển khai grap nội dung của bài lên lớp.  Lê Trọng Tín (2002), Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội [28]. Luận án đã đưa ra 5 biện pháp để nâng cao chất lượng bài lên lớp.
  19. Trong đó, biện pháp thứ năm “Nắm vững đặc điểm riêng của từng kiểu bài lên lớp hóa học để có biện pháp tác động vào đó giúp học sinh học tốt” là gần với đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu. Nét đặc sắc ở biện pháp thứ năm là tác giả đã chia bài lên lớp ra thành 5 kiểu bài, trong từng kiểu bài tác giả trình bày rất kỹ về: đặc điểm, biện pháp giúp học sinh học tốt, giáo án minh họa…Tổng cộng tác giả đã thiết kế 16 bài minh họa cho biện pháp thứ năm.  Đào Nguyên (2004), Sử dụng phương pháp grap kết hợp với một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập tổng kết hóa học lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Huế [22]. Thành công nhất của luận văn là đã sử dụng triệt để ưu thế của phương pháp grap đó là giúp hệ thống hóa kiến thức. Kết hợp với một số biện pháp khác, tác giả đã tổ chức ôn tập, luyện tập giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cũng như cách giải các dạng bài tập điển hình của chương trình hóa học 11. Tuy nhiên, tác giả chỉ khai thác phương pháp grap ở kiểu bài ôn tập, luyện tập, chưa nghiên cứu việc vận dụng phương pháp grap ở các kiểu bài lên lớp khác.  Phạm Thị Thanh Nhàn (2009), Vận dụng phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế bài lên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy học những nội dung mới Hóa học 12 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TPHCM [23]. Luận văn chia bài lên lớp ra thành 2 loại: BLL nghiên cứu kiến thức mới, BLL hoàn thiện và vận dụng kiến thức. Trên cơ sở đó tác giả đã nghiên cứu: - Nguyên tắc thiết kế cho từng kiểu bài lên lớp. - Dùng các phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế 19 giáo án minh họa. Nhận xét: - Nội dung phong phú, đa dạng. Thiết kế được nhiều hoạt động học tập cũng như nhiều trò chơi hay phát huy được tính tính cực của học sinh. - Đề tài vận dụng nhiều phương pháp dạy học phức hợp nên chưa đi sâu vào phương pháp grap và algorit. Kết luận: Đổi mới phương pháp – nâng cao chất lượng dạy học đang là mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục. Các nghiên cứu khoa học, các tiểu luận, khóa luận, luận văn, luận án… trong thời gian gần đây cho thấy sự quan tâm của giáo dục đối với các phương pháp dạy học phức hợp trong đó có phương pháp grap và algorit bởi lẽ nó có tác dụng tích cực trong quá
  20. trình truyền đạt kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho HS. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp grap và algorit vào một nội dung dạy học cụ thể vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy, tác giả quyết định xây dựng đề tài luận văn thạc sỹ theo hướng xây dựng một số bài lên lớp trong đó vận dụng xuyên suốt phương pháp grap, phương pháp algorit vào những nội dung dạy học phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giúp HS tự tin và yêu thích môn học hơn. 1.2. Bài lên lớp (BLL) 1.2.1. Định nghĩa [17], [25], [28] Có nhiều định nghĩa về BLL, trong đó có 2 định nghĩa đáng chú ý: Định nghĩa 1: “BLL là hình thức dạy học cơ bản chính yếu ở trường trung học. Nó là một quá trình dạy học sơ đẳng trọn vẹn. BLL có thời lượng xác định, sĩ số giới hạn, tập hợp thành lớp những học sinh cùng độ tuổi, cùng trình độ học lực trung bình. Ở đây dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên, học sinh trực tiếp lĩnh hội một đoạn trọn vẹn của nội dung trí dục của môn học” [25, tr 198]. Định nghĩa 2: “BLL là hình thức tổ chức mà trong đó giáo viên trong một khoảng thời gian xác định hướng dẫn hoạt động nhận thức cho một tập thể học sinh cố định, cùng độ tuổi (một lớp) có chú ý đến đặc điểm từng học sinh trong lớp, sử dụng các phương tiện và phương pháp dạy học để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho tất cả học sinh nắm được nội dung kiến thức, kỹ năng, giáo dục đạo đức và phát triển khả năng nhận thức của họ” [17, tr 216]. Theo nhận xét của TS. Nguyễn Thị Sửu thì hai định nghĩa trên đã xác định cả nhựng đặc điểm bên ngoài và bản chất bên trong của BLL. BLL là một hệ thống toàn vẹn và phức tạp bao gồm cả sự tiếp thu kiến thức, sự phát triển trí tuệ và thế giới quan, sự giáo dục tình cảm và nhân cách cho học sinh [17, tr 217]. BLL là không phải là hình thức dạy học duy nhất trong nhà trường, tuy nhiên nó là hình thức dạy học hằng ngày cơ bản và quan trọng nhất nên bắt buộc học sinh phải tới lớp học tập chuyên cần. BLL có ý nghĩa đặc biệt trong việc quyết định chất lượng dạy học ở trường trung học [28, tr 16].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
34=>1