Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp đang quản lý tại Chi cục Thuế Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 5
download
Kết quả nghiên cứu của đề tài này giúp nhận dạng và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp đang quản lý trên địa bàn Quận 10. Từ đó đề ra các giải pháp thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Với ý nghĩa thực tiễn đó, kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ góp thêm một phần nhỏ vào nguồn tài liệu tham khảo cho công chức Thuế để hỗ trợ thực hiện công việc tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp đang quản lý tại Chi cục Thuế Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 60340301 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 60340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.PHAN THỊ HẰNG NGA TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2016
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phan Thị Hằng Nga Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 3 năm 2016. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS. Phan Đình Nguyên Chủ tịch 2 P.GS.TS. Vương Đức Hoàng Quân Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Trần Phúc Phản biện 2 4 PGS.TS. Lê Quốc Hội Ủy viên 5 TS. Hà Văn Dũng Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 20 tháng 8 năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 23/07/1982 Nơi sinh: TP.Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1441850052 I- Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp đang quản lý tại Chi cục Thuế Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. II- Nhiệm vụ và nội dung: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Dựa trên những kết quả của nghiên cứu để làm cơ sở xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp đang quản lý tại Chi cục Thuế Quận 10. III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/8/2015 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 14/01/2016 V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Phan Thị Hằng Nga CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Trần Thị Ánh Tuyết
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học chương trình cao học ngành Kế toán tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu viết luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, động viên từ trường học, cơ quan, gia đình và bạn bè. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự đầu tư nghiêm túc của bản thân, tôi còn được sự hỗ trợ và động viên của nhiều người. Nhân đây, tôi chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi, đặc biệt là Tiến sĩ Phan Thị Hằng Nga đã hướng dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn, đồng thời cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 10 đã cung cấp những tài liệu cần thiết liên quan đến luận văn, cảm ơn gia đình và bạn bè đã hỗ trợ và động viên tinh thần cho tôi trong quá trình học và thực hiện luận văn. Tôi rất trân trọng sự hỗ trợ, động viên từ giảng viên, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Tôi chân thành cảm ơn! Tác giả: Trần Thị Ánh Tuyết
- iii TÓM TẮT Tuân thủ thuế là một đề tài phức tạp và có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác. Tuân thủ thuế ngày càng trở thành bộ phận quan trọng hơn trong chính sách thuế. Chính vì vậy, đề tài đã hướng đến mục tiêu phân tích và định lượng mức độ tác động của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp đang quản lý tại Chi cục Thuế Quận 10. Biết được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế là rất cần thiết để cơ quan thuế lựa chọn và đề ra những chiến lược quản lý thu thuế phù hợp, hiệu quả và đầy đủ nhất. Trên cơ sở lý thuyết được tìm hiểu từ các nghiên cứu trước và thực tiễn được khảo sát thông qua phiếu khảo sát lấy ý kiến của doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 10 để phân tích và đưa ra nhận định một cách khách quan và trung thực nhất. Dữ liệu được xử lý bằng các phương pháp thống kê như phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan hồi quy tuyến tính và kiểm định mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như chính sách thuế - quản lý thuế, kinh tế, xã hội, ngành nghề kinh doanh, tâm lý. Kết quả đánh giá các nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 10 được trình bày ở nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin hữu ích nhằm giúp Chi cục Thuế tham khảo, có cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, giúp Chi cục Thuế thuận lợi hơn trong công tác quản lý và thu thuế.
- iv ABSTRACT Tax compliance is a complex topic and is related to many other fields. Tax compliance becomes more and more of an important part of tax policy. Therefore, the subject was aiming to analyze and quantify the impact of each factor on the compliance of the business tax under management at 10 County Tax Office. Knowing the factors that influence and the impact of each factor on the tax compliance of taxpayers is essential to choose the tax authorities and sets out the strategic management of tax collection suitable, effective and the most complete. On the basis of the theory is to learn from previous studies and practices surveyed through the survey of business opinion in District 10 Tax Office to analyze and give an objective assessment to medium most real. The data is processed using statistical methods such as analysis of the reliability scale, exploring factor analysis, correlation analysis and linear regression models tested. Research results show that the tax compliance of enterprises affected by factors such as tax policy - tax administration, economy, society, business, psychology. The results of assessment of factors affecting the businesses of tax compliance at 10 County Tax Office is presented in this study provide useful information to help reference Tax Office, with scientific basis school to offer solutions to improve tax compliance by enterprises, helping more favorable tax Office in the management and tax collection.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT.................................................................................................................... iii ABSTRACT .................................................................................................................iv MỤC LỤC ..................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐƠ, HÌNH ẢNH.................................... x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................... 2 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 3 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ......... 5 1.1. CÁC KHÁI NIỆM ............................................................................................. 5 1.1.1. Nộp thuế - nghĩa vụ tất yếu của doanh nghiệp............................................ 5 1.1.2. Sự tuân thủ thuế .......................................................................................... 7 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................................................................... 9 1.2.1. Nhân tố ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ..................................10 1.2.2. Nhân tố hệ thống chính sách thuế, quản lý thuế .......................................10 1.2.3. Nhân tố đặc điểm của doanh nghiệp: ........................................................15 1.2.4. Nhân tố kinh tế ..........................................................................................17 1.2.5. Nhân tố xã hội ...........................................................................................19 1.2.6. Nhân tố tâm lý ...........................................................................................21 1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.........................................................................24 1.3.1. Quản lý rủi ro tuân thủ: Quản lý và nâng cao tuân thủ thuế (OECD, 2004)....................................................................................................................24
- vi 1.3.2. Nghiên cứu tình huống của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009).........................26 1.3.3. Hiểu biết và ảnh hưởng hành vi tuân thủ của người nộp thuế (OCED, 2010)....................................................................................................................26 1.3.4. Nghiên cứu của Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015) .................27 1.3.5. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà (2012) .................................................28 NHẬN XÉT VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ........................................................29 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ VÀ THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1031 2.1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 10 ................31 2.1.1. Tình hình thu ngân sách nhà nước ............................................................31 2.1.2. Đặc điểm về doanh nghiệp đang quản lý trên địa bàn ..............................33 2.1.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự của Chi cục Thuế Quận 10 ..........................33 2.2. Thực trạng về tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Quận 10 .............34 2.2.1. Tuân thủ về đăng ký thuế, kê khai thuế ....................................................34 2.2.2. Tuân thủ về báo cáo thông tin chính xác và đầy đủ ..................................36 2.2.3. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan thuế, công chức quản lý thuế; chấp hành nộp thuế theo quy định.................................................37 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......40 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT............................................................40 3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..............................................................................41 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ (sử dụng phương pháp định tính) ................................41 3.2.2. Nghiên cứu chính thức (sử dụng phương pháp định lượng) .....................42 3.3. MẪU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU ............42 3.3.1. Mẫu nghiên cứu.........................................................................................42 3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................43 3.4. XỬ LÝ DỮ LIỆU ............................................................................................43 3.5. XÂY DỰNG THANG ĐO ..............................................................................44 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................48 4.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ .....................................................................48 4.1.1. Thống kê mô tả các biến dữ liệu định tính ................................................48 4.1.2. Thống kê mô tả các biến dữ liệu định lượng ............................................49
- vii 4.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO ....................................53 4.2.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo các biến độc lập ..................................53 4.2.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc.....................................57 4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) ĐỐI VỚI CÁC THANG ĐO.58 4.3.1. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo biến độc lập ..............................59 4.3.2. Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo biến phụ thuộc ..........................63 4.4. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY ................................................65 4.4.1. Phân tích tương quan.................................................................................65 4.4.2. Phân tích hồi quy bội.................................................................................66 4.4.2.1. Kiểm định mô hình .................................................................................68 4.4.2.2. Phân tích các biến có ý nghĩa trong mô hình ........................................70 4.4.2.3. Phân tích các biến không có ý nghĩa trong mô hình..............................80 4.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 4...................................................................................81 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP .......................................................83 5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................83 5.2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 10 ......84 5.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, quản lý thuế ..................................84 5.2.2.1. Thực trạng hệ thống chính sách, pháp luật tại Chi cục Thuế ................84 5.2.2.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, quản lý thuế ..86 5.2.2. Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ về chính sách kinh tế, xã hội ...................91 5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ....................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................94
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp từ các nghiên cứu trước ............................................................................. 23 Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách nhà nước của khu vực doanh nghiệp so với tổng thu từ năm 2010 đến năm 2014 ................................................................. 32 Bảng 2.2: Tình hình xử phạt vi hành hành chính doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ khai thuế từ năm 2012 đến năm 2014 ................................................................ 34 Bảng 2.3: Thống kê tình hình xử phạt doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ khai thuế từ năm 2012 đến năm 2014 ............................................................................ 35 Bảng 2.4: Kết quả kiểm tra thuế từ năm 2012 đến năm 2014 .................................. 36 Bảng 2.5: Tình hình chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan thuế ..................... 37 Bảng 2.7: Số liệu nợ của doanh nghiệp đến ngày 31/12/2014 ................................. 38 Bảng 3.1: Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu chính thức ....................... 45 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả định tính về doanh nghiệp .................................. 48 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng............................................ 50 Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả biến sự tuân thủ thuế trong khảo sát công chức 53 Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo biến độc lập ......................... 53 Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố “Ngành nghề kinh doanh” sau khi loại biến NN1 ............................................................................................. 57 Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo biến phụ thuộc ..................... 58 Bảng 4.7: Hệ số KMO và kiểm định Barlett ............................................................. 59 Bảng 4.8: Hệ số Eigenvalue ...................................................................................... 59 Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố EFA các nhân tố ảnh hưởng .......................... 61 Bảng 4.10: Hệ số KMO và kiểm định Barlett ........................................................... 64 Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo tuân thủ thuế......................... 64 Bảng 4.12: Kết quả phân tích tương quan ................................................................ 65 Bảng 4.13: Các hệ số xác định mô hình hồi quy....................................................... 67 Bảng 4.14: Hệ số phương sai ANOVAb của hồi quy tuyến tính ................................ 67 Bảng 4.15: Hệ số hồi quy Coefficientsa .................................................................... 67 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn ....................................................... 68
- ix Bảng 4.17: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố hệ thống chính thuế, quản lý thuế ....... 71 Bảng 4.18: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kinh tế.................................................. 74 Bảng 4.19: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố xã hội .................................................. 76 Bảng 4.20: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố ngành nghề kinh doanh....................... 78 Bảng 4.21: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tâm lý .................................................. 79
- x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐƠ, HÌNH ẢNH Hình 1.1: Quang phổ thái độ tuân thủ thuế của người nộp thuế (OECD, 2004) .......25 Hình 1.2: Mô hình các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp .......26 Hình 1.3: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp .27 Hình 2.1: Kết quả thu ngân sách nhà nước từ năm 2010 đến năm 2014 ...................31 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................40 Hình 4.1: Biểu đồ phân phối chuẩn ............................................................................69
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, kết quả số thu ngân sách hàng năm tại các cơ quan thuế từ Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho đến các Chi cục Thuế quận, huyện là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan Thuế. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế, một số người nộp thuế vẫn có quan niệm xem việc nộp số tiền thuế vào ngân sách Nhà nước là sự mất đi một số tiền nhất định, thực hiện việc nộp thuế chỉ là nghĩa vụ không thể tránh né được nếu có cơ hội không nộp thuế hoặc giảm bớt được số tiền thuế phải nộp mà không bị xử lý thì họ có thể sẽ không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Hệ thống thuế Việt Nam đã chuyển đổi theo hướng tích cực là thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp. Theo cơ chế này, người nộp thuế có thể tự kê khai, tính toán được số thuế mà mình phải nộp và tự nộp số tiền thuế này vào ngân sách Nhà nước mà không cần căn cứ vào thông báo nộp thuế của cơ quan Thuế. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên người nộp thuế không phải lúc nào cũng kê khai chính xác và nộp đầy đủ, đúng hạn số thuế phải nộp. Thực tế cho thấy hiện nay, tình trạng nợ đọng, thất thu thuế diễn ra ở hầu hết các địa phương, tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ mười ngày 17/11/2015 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong số 76.000 tỷ đồng tiền thuế hiện đang nợ đọng, có khoảng 34.000 tỷ đồng là của các doanh nghiệp có khả năng tài chính nhưng không chịu trả. Điều này cho thấy nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp Việt Nam chưa được thực thi nghiêm, sự tự nguyện tuân thủ thuế của doanh nghiệp chưa cao. Do đó, cơ quan Thuế cần xem xét, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong những cách giải quyết là tìm hiểu xem các nhân tố nào đã tác động đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế.
- 2 Xuất pháp từ thực tế nêu trên, tác giả đã thực hiện nghiên cứu với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh” nhằm có thể góp phần nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ của doanh nghiệp và người nộp thuế cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này. Để thực hiện nghiên cứu này, đề tài chọn số liệu của Chi cục Thuế Quận 10. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. - Dựa trên những kết quả của nghiên cứu để làm cơ sở xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp đang quản lý tại Chi cục Thuế Quận 10. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau: 1. Mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Quận 10 như thế nào? 2. Vì sao doanh nghiệp lại không tuân thủ thuế? 3. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp đang được quản lý tại Chi cục Thuế Quận 10. - Đối tượng khảo sát: Công chức thuế được giao nhiệm vụ quản lý thuế của doanh nghiệp và các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn Quận 10. Trong đó, các doanh nghiệp này có thể có các loại hình, quy mô,
- 3 ngành nghề và thời gian kinh doanh khác nhau; các công chức được khảo sát là các công chức đang trực tiếp quản lý thuế của các doanh nghiệp này. - Nghiên cứu được thực hiện tại các doanh nghiệp và công chức thuế thuộc Chi cục Thuế Quận 10. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được thực hiện bằng các phương pháp: - Nghiên cứu sơ bộ (sử dụng phương pháp định tính): Trao đổi với các công chức thuế làm việc tại các bộ phận khác nhau như bộ phận quản lý, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ, bộ phận kiểm tra và bộ phận nghiệp vụ nhằm phát hiện và điều chỉnh các thang đo cho phù hợp và dễ hiểu thông qua hình thức trao đổi phỏng vấn. Phát phiếu khảo sát thử một số doanh nghiệp có loại hình, ngành nghề, quy mô và thời gian kinh doanh khác nhau và công chức đang trực tiếp quản lý các doanh nghiệp này. - Nghiên cứu chính thức (sử dụng phương pháp định lượng): Phỏng vấn doanh nghiệp và công chức thuế bằng cách gửi bảng câu hỏi đã điều chỉnh từ nghiên cứu sơ bộ. Từ kết quả phản hồi thông qua các phiếu khảo sát, dữ liệu được làm sạch, thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp bằng phương trình hồi quy tuyến tính bội. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Kết quả nghiên cứu của đề tài này giúp nhận dạng và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp đang quản lý trên địa bàn Quận 10. Từ đó đề ra các giải pháp thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Với ý nghĩa thực tiễn đó, kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ góp thêm một phần nhỏ vào nguồn tài liệu tham khảo cho công chức Thuế để hỗ trợ thực hiện công việc tốt hơn.
- 4 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu được trình bày gồm phần mở đầu và 5 chương: - Mở đầu. - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế của doanh nghiệp và các phân tích đánh giá đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài. Từ đó đưa ra mô hình đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 10. - Chương 2: Quản lý thuế tại Chi cục Thuế Quận 10 và thực trạng sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn. - Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu. - Chương 4: Mô tả, phân tích thống kê dữ liệu, kết quả phân tích của mô hình nghiên cứu, xác định nhân tố ảnh hưởng đến sư tuân thủ thuế của doanh nghiệp. - Chương 5: Kết luận và kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Quận 10.
- 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC Chương 1 trình bày sơ lược các khái niệm dùng trong nghiên cứu, phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài, nhận xét về các nghiên cứu. Từ đó, chỉ ra những vấn đề mà đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, giải quyết. 1.1. CÁC KHÁI NIỆM 1.1.1. Nộp thuế - nghĩa vụ tất yếu của doanh nghiệp Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà các tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN). Theo Nguyễn Văn Hiệu và Nguyễn Thị Liên (2007), nộp thuế là nghĩa vụ tất yếu của doanh nghiệp. Tính tất yếu này xuất phát từ một số cơ sở như sau: - Thuế là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho sử dụng các tài sản quốc gia như vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông, hệ thống thông tin ...). Vì vậy, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập cho nhà nước để duy trì và phát triển tài sản quốc gia mà họ sử dụng. - Thuế thu từ doanh nghiệp là khoản thu chủ yếu của NSNN nhằm phục vụ cho mục đích chi tiêu phát triển kinh tế xã hội như chi tiêu cho các hoạt động cung ứng các dịch vụ công, chi cho điều tiết kinh tế vĩ mô ... Vì vậy, bất kỳ một quốc gia nào cũng phải thu thuế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho xã hội, đặc biệt ở những nước mà NSNN chủ yếu dựa vào nguồn thu nội bộ. Thuế tồn tại trong môi trường chính trị kinh tế và xã hội, vì vậy nếu các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế thì đó chính là tín hiệu tích cực và có lợi đối với NSNN. - Nộp thuế của doanh nghiệp đảm bảo cho Nhà nước thực hiện được các mục tiêu điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua kiểm kê, kiểm soát, hướng dẫn, khuyến khích, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự cân đối trong nền kinh tế và thực
- 6 hiện các định hướng phát triển của Nhà nước. Mặt khác, nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp là tất yếu bởi đây là công cụ mà Nhà nước sử dụng để phân phối, điều hoà thu nhập giữa các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế nhằm đảm bảo mục tiêu công bằng. - Nộp thuế của doanh nghiệp sẽ đảm bảo tính công bằng trong tuân thủ nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế, ở các ngành kinh tế và ở các loại hình quy mô khác nhau. Việc chấp hành nghĩa vụ thuế của một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp khác và tăng cường sự nhận thức công bằng trong cộng đồng doanh nghiệp, kích thích sự tuân thủ của đại bộ phận các doanh nghiệp còn lại, đặc biệt là các đối tượng hoạt động trong khu vực phi chính thức và các doanh nghiệp đang khai thác các hình thức tránh thuế. Xét theo ảnh hưởng tâm lý hành vi, việc nhận thức được nộp thuế là nghĩa vụ tất yếu sẽ tạo môi trường quản lý thuế dân chủ hơn, tối thiểu hoá sự miễn cưỡng đối đầu cao của các doanh nghiệp, kích thích sự tuân thủ thuế tiềm năng. Tóm lại, nộp thuế phải được các doanh nghiệp nhận thức là một nghĩa vụ tất yếu. Quản lý thu thuế của nhà nước quan trọng nhất là phải làm cho các doanh nghiệp nhận thức được điều này, đó là cơ sở của sự tuân thủ thuế một cách đầy đủ và kịp thời. Tại mỗi quốc gia, nghĩa vụ thuế có những quy định khác nhau: - Nghĩa vụ thuế theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Châu Âu (OECD) gồm có: (1) Đăng ký trong hệ thống; (2) Nộp kịp thời hoặc nộp hồ sơ thông tin cần thiết về thuế; (3) Báo cáo thông tin đầy đủ và chính xác (kết hợp tốt lưu trữ hồ sơ) và (4) Thanh toán các nghĩa vụ thuế đúng thời gian (OECD, 2004). - Nghĩa vụ thuế của người nộp thuế được quy định tại Điều 7 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, theo đó nghĩa vụ thuế của người nộp thuế gồm: “(1) Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật. (2) Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. (3) Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
26 p | 257 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư
135 p | 58 | 24
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai
27 p | 219 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại Viện Khoa học Môi trường
118 p | 143 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại Công ty Cổ phần Sản xuất thép Việt Mỹ
27 p | 168 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông Viettel
113 p | 40 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
136 p | 37 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển kỹ thuật
143 p | 32 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam
141 p | 31 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình
151 p | 27 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu công nghiệp Tectyl
130 p | 37 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Liên Đoàn Địa chất và Khoáng sản biển
90 p | 31 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ Công ty Vietravel
90 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động - Xã hội
111 p | 29 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Công ty Sam Sung Việt Nam
125 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông
130 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn