Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Thủ Dầu Một
lượt xem 10
download
Luận văn "Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Thủ Dầu Một" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động cho nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Thủ Dầu Một
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM HỮU VINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 BÌNH DƯƠNG - 2020
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM HỮU VINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN VĂN TÙNG BÌNH DƯƠNG – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Thủ Dầu Một” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện luận văn Phạm Hữu Vinh i
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Văn Tùng, người hướng dẫn khoa học của tác giả, người thầy đã tận tình dìu dắt và hướng dẫn trong suốt thời gian tác giả thực hiện luận văn này. Những nhận xét, đánh giá và chỉ bảo của thầy thực sự là vô cùng quý giá đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận văn, đặc biệt, những lời động viên và khuyến khích của thầy là sự khích lệ kịp thời và hữu ích giúp tác giả vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường đại học TDM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt rất nhiều kiến thức quý báu cho bản thân tác giả và cho khóa học cao học kế toán mà tôi tham gia học tập. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, lãnh đạo Phòng đào tạo sau đại học của Trường đại học TDM đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện và bảo vệ luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn toàn thể Ban giám hiệu, quý Thầy Cô là cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường đại học TDM đã dành thời gian quý báu để trả lời phiếu khảo sát và cung cấp thông tin hữu ích để tác giả có thể thực hiện được nghiên cứu này. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và các bạn bè đã luôn động viên khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này. Học viên thực hiện luận văn Phạm Hữu Vinh ii
- TÓM TẮT Mục tiêu tổng quát của đề tài là nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường ĐH TDM. Trong nghiên cứu này, mục tiêu của tác giả xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của trường ĐH TDM. Căn cứ vào kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu trước; cơ sở lý thuyết liên quan và phương pháp nghiên cứu chuyên gia, tác giả đã hình thành nên các thang đo về “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Thủ Dầu Một”; 05 nhân tố ảnh hưởng tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông; và Giám sát. Tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát thực tế, thu thập dữ liệu từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2019 về ý kiến của các cá nhân liên quan về thang đo Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường ĐH TDM. Thông qua sử dụng mô hình nghiên cứu nhân tố khám phá; tác giả đã kiểm tra độ tin cậy các thang đo; phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 05 nhân tố tố đều có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường ĐH TDM. Thứ tự tác động của các nhân tố gây ra từ cao đến thấp như sau: 1. Hoạt động kiểm soát (β chuẩn hóa = 0.381) 2. Môi trường kiểm soát (β chuẩn hóa = 0.314) 3. Đánh giá rủi ro (β chuẩn hóa = 0.289) 4. Giám sát (β chuẩn hóa = 0.258) 5. Thông tin và truyền thông (β chuẩn hóa = 0.185) Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 05 nhóm kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường ĐH TDM. iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ix Hình 1.1- Mô hình nghiên cứu của Ssuuna Pius Mawanda 6 x Sơ đồ 2.1- Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo INTOSAI 2013 20 x Sơ đồ 3.1- Quy trình nghiên cứu 43 x PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 6.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 4 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 5 1.1. Các nghiên cứu trước trên thế giới 5 1.2. Các nghiên cứu trong nước 7 1.3. Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định khoảng trống nghiên cứu 11 Chỉ nghiên cứu KSNB trong mới quan hệ quản lý các dự án công 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 18 2.1. Sự phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công 18 2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công 19 2.4 Lý thuyết nền cho nghiên cứu 35 2.4.1. Lý thuyết Chaos 35 2.4.2. Lý thuyết ủy nhiệm 35 2.4.3. Lý thuyết quyền biến 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 40 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 3.1. Thiết kế nghiên cứu 41 iv
- 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu 41 3.1.1.1 Nghiên cứu tổng thể 41 3.1.1.2 Nghiên cứu kiểm định 42 3.1.2. Quy trình nghiên cứu 42 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 57 4.1 Giới thiệu về trường đại học Thủ Dầu Một 57 4.2. Thống kê mẫu khảo sát 62 4.3. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu 66 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 66 4.3.1.1. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường kiểm soát 66 4.3.1.2. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Đánh giá rủi ro 67 4.3.1.3. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Hoạt động kiểm soát 67 4.3.1.4. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Thông tin và truyền thông 68 4.3.1.5. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Giám sát 69 4.3.6. Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 69 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 70 4.3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập 70 4.3.2.1. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ” 73 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84 5.1. Kết luận 84 5.2. Kiến nghị nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. 85 5.2.1. Hoàn thiện nhân tố Hoạt động kiểm soát 85 5.2.2. Hoàn thiện nhân tố Môi trường kiểm soát 86 5.2.3. Hoàn thiện nhân tố Đánh giá rủi ro 87 5.2.4. Hoàn thiện nhân tố Hoạt động giám sát 88 5.2.5 . Hoàn thiện nhân tố Thông tin và truyền thông 89 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 95 v
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CB-GV-NV Cán bộ, giảng viên, nhân viên Control Objectives for Information and Related CoBIT Technology COSO Committee Of Sponsoring Organizations ĐH Đại học ERM Hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp INTOSAI Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao KSNB Kiểm soát nội bộ TDM Thủ dầu Một TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân viii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1-Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu 11 Bảng 3.1- Bảng mã hóa các nhân tố ảnh hưởng đến Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM 45 Bảng 4.1- Danh sách các đơn vị trong trường được khảo sát 62 Bảng 4.2 - Thống kê chức vụ của đối tượng được khảo sát 63 Bảng 4.3-Thống kê trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát 64 Bảng 4.4-Thống kê giới tính của đối tượng được khảo sát 65 Bảng 4.5- Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Môi trường kiểm soát 66 Bảng 4.6-Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Đánh giá rủi ro 66 Bảng 4.7-Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Hoạt động kiểm soát 67 Bảng 4.8-Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Thông tin và truyền thông 68 Bảng 4.9-Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Hoạt động giám sát 68 Bảng 4.13-Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM 69 Bảng 4.11-Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s các thành phần 70 Bảng 4.12 - Phương sai trích các biến độc lập 70 Bảng 4.13 - Ma trận xoay 71 Bảng 4.14 - Hệ số KMO and Bartlett's Test 72 Bảng 4.15 - Phương sai trích biến phụ thuộc 72 Bảng 4.16 - Kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình hồi quy 73 Bảng 4.17 - Kết quả hồi quy 73 Bảng 4.18 - Bảng phương sai của sai số không đổi 74 Bảng 4.19 – Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 78 Bảng 5.1 - Tổng hợp kết quả nghiên cứu 83 Bảng 5.2 – Kiến nghị cải thiện hoạt động kiểm soát của Nhà trường 85 Bảng 5.3 – Kiến nghị cải thiện môi trường kiểm soát của Nhà trường 86 Bảng 5.4 – Kiến nghị cải thiện công tác đánh giá rủi ro của Nhà trường 87 Bảng 5.5 – Kiến nghị cải thiện hoạt động giám soát của Nhà trường 88 Bảng 5.6 – Kiến nghị cải thiện hoạt động thông tin và truyền thông của Nhà trường 89 ix
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1- Mô hình nghiên cứu của Ssuuna Pius Mawanda 6 Sơ đồ 2.1- Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo INTOSAI 2013 20 Sơ đồ 3.1- Quy trình nghiên cứu 43 Sơ đồ 3.2- Mô hình nghiên cứu đề xuất 51 Sơ đồ 4.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Đại học Thủ Dầu Một 59 Biểu đồ 4.1- Thống kê chức vụ của đối tượng được khảo sát 64 Biểu đồ 4.2- Thống kê về trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát 65 Biểu đồ 4.3- Thống kê về giới tính của đối tượng được khảo sát 65 Hình 4.1- Đồ thị phân bố phần dư hồi quy 75 Hình 4.2- Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 76 Hình 4.3- Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa của mô hình 76 x
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tất cả các tổ chức không kể quy mô, lĩnh vực hoạt động, muốn tồn tại và phát triển luôn phải xác định các mục tiêu và có các biện pháp, chính sách để đạt được mục tiêu. Ba mục tiêu lớn mà bất kỳ một cơ quan nào cũng mong muốn, đó là: tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, Báo cáo tài chính đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật và các quy định. Hiện nay, theo cơ chế tự chủ tài chính trong hoạt động của các trường đại học thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong công tác tuyển sinh và đào tạo của các trường đại học, từ đó tạo nên nhiều áp lực và khó khăn tại các trường và việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường ngày một cấp thiết. Chủ đề nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức nói chung và tại các cơ sở giáo dục nói riêng đã và đang được quan tâm, hàng loạt các nghiên cứu liên quan trên thế giới đã được thực hiện. Ở Việt Nam, KSNB đã tồn tại và phát triển ở tất cả các tổ chức, tuy nhiên phần lớn còn nhiều tồn tại yếu kém, chưa phát huy hết vai trò, công cụ quản lý này. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như các nghiên cứu trong nước có liên quan để vận dụng vào điều kiện thực tiễn của một tổ chức cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho tổ chức đó là điều cần thiết hiện nay. Thực tiễn cho thấy được tầm quan trọng của hệ thống KSNB đối với một tổ chức đã được khẳng định. Theo đó, hệ thống KSNB tốt sẽ giúp tổ chức hạn chế những sự cố mất mát, thiệt hại và tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Theo INTOSAI (2013), KSNB là một công cụ quản lý hữu hiệu giúp các cấp lãnh đạo có thể biết được sự kém hiệu quả xảy ra ở những khâu cụ thể và những nguyên nhân của nó qua đó xác định rõ ràng trách nhiệm thuộc về ai, theo đó một đơn vị có hoạt động KSNB hữu hiệu sẽ góp phần đem lại sự thành công cho đơn vị, làm cho đơn vị ngày càng phát triển và có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Hiện nay, là một trường đại học công lập dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, theo phân cấp quản lý, trường ĐH TDM có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong công tác tuyển sinh và đào tạo và với gần 10 năm hoạt động, trường ĐH TDM đã gặt hái được nhiều thành công, tuy nhiên trong thời 1
- gian qua mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nhưng vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục như: - Việc dùng cơ sở vật chất cũng như các vật tư, dụng cụ, điện, nước của nhà trường chưa được tiết kiệm và hiệu quả; - Thái độ, tinh thần làm việc của một số CB-GV-NV chưa được tốt và do vậy hiệu quả công việc chưa cao; - Một số công việc bị chồng chéo giữa các Khoa, Viện, Phòng, Ban, Trung tâm. - Thất thu học phí do sinh viên nghỉ học giữa chừng cũng như việc tuyển sinh sinh viên đầu vào gặp nhiều khó khăn nên quy mô sinh viên giảm. Theo tìm hiểu của tác giả, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại trên là hoạt động của hệ thống KSNB của nhà trường chưa phát huy được tính hữu hiệu của nó. Theo đó, tác giả nhận thấy rằng nếu các đơn vị xây dựng được hệ thống KSNB tốt thì có thể khắc phục được những hạn chế trên đồng thời ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm, yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động giúp các Khoa, Viện, Phòng, Ban hoàn thành tốt công việc được giao, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động chung cho nhà trường. Vì vậy, để góp phần vào sự thành công này, tác giả lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Thủ Dầu Một” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Điều này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay của nhà trường. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung: Xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động cho nhà trường. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM. Mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM. 2
- 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM như thế nào? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM thông qua việc khảo sát các đối tượng là các thành viên của Ban giám hiệu, trưởng, phó các phòng, ban, khoa, viện và nhân viên kế toán, nhân viên khác của nhà trường có am hiểu nhất định về KSNB đang công tác tại nhà trường. 4.2. Phạm vi và đơn vị nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm: + Phạm vi không gian: tại trường ĐH TDM. + Về thời gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện từ tháng 05/2019 đến tháng 1 năm 2020. Thời gian khảo sát và thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ kiểm định mô hình nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2019. Dữ liệu sơ cấp được thu thập tại trường ĐH TDM trong năm 2019. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính: Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng tới tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi để khảo sát đối tượng các thành viên của Ban giám hiệu, trưởng, phó các phòng, ban, khoa, viện và nhân viên kế toán, nhân viên khác của nhà trường có am hiểu nhất định về KSNB đang công tác tại nhà trường, tứ đó xác định mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện của nhà trường. Phương pháp nghiên cứu định lượng: tác giả sử dụng mô hình định lượng nhân tố khám phá thông qua phần mềm SPSS 22.0 để kiểm định các nhân tố tác động và đo lường 3
- mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM. 6.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 6.1 Về khía cạnh khoa học: Đề tài xây dựng được mô hình nghiên cứu và kiểm định được mô hình nhằm xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM. 6.2 Về khía cạnh thực tiễn: Đề tài nghiên cứu là một bằng chứng thực nghiệm về việc khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM, từ đó tác giả đề xuất những kiến nghị thiết thực và phù hợp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM hiện tại và trong thời gian tới, qua đây cũng giúp cho ban lãnh đạo nhà trường có cơ sở để tổ chức và ban hành những quy định, chính sách KSNB phù hợp và thực tế hơn để phát huy được tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động của đơn vị. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu 5 chương: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1. Các nghiên cứu trước trên thế giới [1] Nghiên cứu của Sterck và cộng sự (2005) với đề tài “The modernization of the Public Control pyramid: International trends” (tạm dịch là Sự hiện đại hóa trong sự thay đổi trong kiểm soát khu vực công: Xu hướng của thế giới) là một trong những nghiên cứu quốc tế đầu tiên về thực hành KSNB trong khu vực công và cung cấp những phát hiện thú vị về các khuôn khổ KSNB được sử dụng trong một số quốc gia được coi là người tiên phong vào thời điểm đó thông qua phương pháp nghiên cứu định tính. Ví dụ, Úc đã thiết lập một mô hình điều khiển trung tâm một cách rõ ràng đề cập đến năm thành tố của khuôn khổ KSNB Coso đầu tiên. Ở Thụy Điển, hầu hết các tổ chức công cộng sử dụng kết hợp các phương pháp khuyến cáo của chính phủ (dựa trên tiêu tiêu chuẩn Coso) cùng với các hệ thống và thủ tục cụ thể đã được phát triển có tính đến các yếu tố nội bộ như mô hình tổ chức và loại hình hoạt động thực hiện. Trong chính phủ liên bang của Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn về KSNB cũng dựa trên tiêu chuẩn Coso, cung cấp một khuôn khổ KSNB để xác định và giải quyết các thách thức nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường quản lý rủi ro trong nội bộ của tổ chức. [2] Ssuuna Pius Mawanda (2008) với đề tài nghiên cứu “Effects of internal control systems on financial performance in an institution of higher learning in Uganda: A case of uganda martyrs university” (tạm dịch là ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến hiệu quả tài chính trong một tổ chức đào tạo chất lượng cao ở Uganda: Trường hợp của trường đại học Martyrs Uganda). Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, tác giả đã kiểm tra những ảnh hưởng của KSNB đối với hoạt động tài chính tại các trường đại học ở Uganda. Mục tiêu là để thiết lập các mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả tài chính tại các trường đại học ở Uganda. Nghiên cứu cho thấy rằng có sự tác động đáng kể của hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động tài chính của các trường. Theo đó, môi trường kiểm soát; kiểm toán nội bộ và hoạt động kiểm soát của hệ thống KSNB có tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động tài chính của nhà trường. 5
- Kiểm soát nội bộ Hiệu quả hoạt động tài chính * Môi trường kiểm soát * Tính thanh khoản * Kiểm toán nội bộ * Trách nhiệm * Hoạt động kiểm soát * Báo cáo Các biến trung gian * Chính sách của Hội đồng quản trị * Hội đồng giáo dục quốc gia * Bộ giáo dục Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của Ssuuna Pius Mawanda (Nguồn: Ssuuna Pius Mawanda, (2008)) [3] Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009) đã thực hiện một nghiên cứu “Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda” (tạm dịch Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Trường hợp nghiên cứu ở Uganda). Đề tài đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các dự án khu vực công được Uganda tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi, bao gồm các biến độc lập là các thành phần của KSNB (bổ sung thêm biến công nghệ thông tin theo COBIT) đều có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các dự án và theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: (1) môi trường kiểm soát, (2) đánh giá rủi ro, (3) hệ thống thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5) giám sát, (6) công nghệ thông tin. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành phần của KSNB dẫn đến kết quả vận hành của hệ thống KSNB chưa đạt được sự hữu hiệu, hay nói cách khác là cần vận hành hệ thống KSNB của một tổ chức một cách đầy đủ các yếu tố cấu thành nên nó sẽ phát huy được tính hữu hiệu tốt hơn. [4] Rahahleh, M. (2011) với nghiên cứu “The Impact of Multiple Authorities that Conduct Internal Control on Public Fund in the Control Process in Jordan” (tạm dịch là tác động của các cơ quan có thẩm quyền đến việc thực thi KSNB với quỹ công ở Jordan trong quá trình kiểm soát). Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã phát hiện ra rằng hoạt động KSNB trong các tổ chức công cộng Jordan còn tồn tại rất nhiều vấn đề và điều này làm cho hoạt động của hệ thống KSNB yếu kém. Nguyên nhân của sự yếu kém này chủ yếu là do thiếu lực lượng lao động có trình độ; tổ chức không tiến hành cải tiến các thành phần chính của hệ thống KSNB của đơn vị; tổ chức không có khả năng sử dụng các công cụ kỹ thuật cần thiết trong KSNB ở khía cạnh thông tin và truyền 6
- thông và thiếu nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực KSNB của tổ chức, từ đó đề xuất các giải pháp để cải thiện các tồn tại trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống KSNB cho các tổ chức công cộng tại Jordan. [5] Nghiên cứu của Babatunde & Shakirat Adepeju (2013) với đề tài “Stakeholders perception on the effectiveness of internal control system on financial accountability in the Nigerian public sector” (tạm dịch là Nhận thức của các bên liên quan về hiệu quả của hệ thống KSNB về trách nhiệm tài chính trong khu vực công Nigeria). Kết quả từ nghiên cứu cho thấy hệ thống KSNB trong khu vực công của Nigeria ảnh hưởng tích cực đến trách nhiệm giải trình tài chính. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị Chính phủ nên áp dụng hình phạt nghiêm ngặt nhằm gia tăng tính hiệu quả của hệ thống KSNB trong khu vực công của Nigeria; điều này cho thấy tác giả ưu tiên quan tâm đến việc tăng cường hiệu quả hoạt động của yếu tố môi trường kiểm soát. [6] Nghiên cứu của Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014) với đề tài “Internal Control System Deficiency and Capital Project Mis management in the Nigerian Public Sector” (tạm dịch là Sự thiếu hụt hệ thống KSNB có tác động tiêu cực đáng kể về quản lý dự án vốn trong khu vực công ở Nigeria) . Đề tài khảo sát, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB về quản lý dự án vốn trong khu vực công ở Nigeria, từ đó tác giả khuyến cáo tuân thủ nghiêm ngặt các hoạt động KSNB ở tất cả các yếu tố cấu thành để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như bảo đảm lợi ích của cộng đồng. 1.2. Các nghiên cứu trong nước [1] Hồ Thị Thanh Ngọc (2010) với đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại trường Cao đẳng Xây dựng số 2”. Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng nhóm các phương pháp nghiên cứu định tính như phương pháp khái quát, tổng hợp, phân tích, quan sát, phỏng vấn (sử dụng bảng câu hỏi – dữ liệu định tính). Đề tài đã vận dụng lý thuyết về KSNB của báo cáo COSO 1992 làm cơ sở lý luận để tìm hiểu và phân tích, đánh giá thực trạng cũng như tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hệ thống KSNB của trường Cao Đẳng Xây dựng số 2, đồng thời để xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB tại trường, đặc biệt chú trọng ở yếu tố môi trường kiểm soát; thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài này là đã không vận dụng KSNB theo hướng hướng của INTOSAI trong khu vực công. [2] Nguyễn Thị Hoàng Anh (2012) với đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM”. Đề tài được thực hiện thông 7
- qua phương pháp nghiên cứu định tính. Mục tiêu của luận văn là từ việc khảo sát thực tế nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB tại trường. Với việc đưa ra các giải pháp và kiến nghị sẽ góp phần giúp lãnh đạo nhà trường có các biện pháp quản lý tốt hơn để phù hợp với sự phát triển không ngừng của nhà trường. Qua khảo sát tác giả cho thấy nhà trường có nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống KSNB nhưng chưa nhận thức đầy đủ nên chưa phát huy hết tác dụng của các thành phần trong hệ thống. Việc đánh giá hệ thống KSNB là cơ sở để tác giả hình thành các kiến nghị và đưa ra các đề xuất phù hợp, hữu ích nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB vận hành tốt hơn. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả khuyến nghị từ phía nhà trường, ban giám hiệu cần cho cán bộ viên chức thấy được lợi ích của hệ thống KSNB thông qua những hành động, thái độ của mình để các thành viên trong nhà trường có thể cảm nhận được và tận tâm cùng xây dựng, vận hành hệ thống KSNB của nhà trường một cách đồng bộ qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động của nhà trường. [3] Đinh Thế Hùng và cộng sự (2013) với đề tài “Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các trường đại học công lập Việt Nam hiện nay”. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, chủ yếu thông qua việc tổng hợp và hệ thống hóa các nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ thống KSNB để xác định vấn đề nghiên cứu của nhóm. Trên cơ sở đánh giá các quan điểm khác nhau vận dụng vào thực tế tại các trường đại học công lập của Việt Nam, nhóm tác giả đã đề xuất cách tiếp cận mang tính tổng thể về hệ thống KSNB với các yếu tố của hệ thống KSNB được cụ thể hóa theo quan điểm của COSO. Để đảm bảo quản lý các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, các trường đại học công lập cần phải xây dựng và thiết lập một hệ thống KSNB bộ phù hợp và hoạt động hữu hiệu. Bài viết nghiên cứu các quan điểm khác nhau, từ đó đưa ra quan điểm về hệ thống KSNB trong trường đại học công lập và các yếu tố cơ bản cần thiết trong hệ thống KSNB tại các trường đại học công lập gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin kế toán, các thủ tục kiểm soát và giám sát. Để hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả và hiệu lực, các yếu tố của hệ thống đều cần phải hoạt động hữu hiệu và đồng bộ. Xét về bản chất, hệ thống KSNB trong các trường đại học được biểu hiện rõ nét nhất về mặt hình thức chính là các chính sách và thủ tục kiểm soát. Các chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ được xây dựng và vận hành trên nền tảng của nó chính là môi trường kiểm soát và hệ thống thông tin kế toán. Các chính sách được khẳng định là thủ tục kiểm soát sẽ chỉ đảm bảo được hiệu lực hoạt 8
- động và tính liên tục bằng quá trình đánh giá rủi ro và giám sát. Do đó, để đảm bảo hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt các mục tiêu xã hội, các trường đại học công lập trong xây dựng hệ thống KSNB phải quan tâm đồng bộ đến cả năm nhân tố nêu trên. [4] Phạm Thị Hoàng (2013) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Tp.HCM”. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, luận văn đã khái quát được lý luận KSNB theo tổ chức kiểm toán tối cao của Tổ chức Quốc tế (INTOSAI) áp dụng cho các đơn vị trong khu vực công. Đồng thời, thông qua khảo sát, thống kê dữ liệu thực tế tại trường kết hợp lý thuyết đã tiến hành phân tích thực trạng hệ thống KSNB tại trường cao đẳng công nghệ thông tin TP.HCM, từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá, giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại trường. Các giải pháp được xây dựng một cách chi tiết, rõ ràng với thiết lập các quy trình kiểm soát mới phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà trường tương ứng với 5 yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB bao gồm Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát; trong đó Hoạt động kiểm soát và giám sát được đạt lên ưu tiên hàng đầu. [5] Nguyễn Thị Thu Hậu (2014) với đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Bạc Liêu”. Với việc sử dụng nhóm các phương pháp nghiên cứu định tính, đề tài đã nêu được cơ sở lý luận về hệ thống KSNB ở đơn vị công cập nhật INTOSAI 2004. Thông qua tìm hiểu hệ thống KSNB của một số đơn vị hành chính sự nghiệp, tác giả đưa ra được bài học kinh nghiệm từ các sự kiện có liên quan đến hệ thống KSNB trong nước ở đơn vị công. Để có dữ liệu phục vụ phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB, tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát, quan sát kết hợp phỏng vấn các thành viên Ban giám hiệu; lãnh đạo các đơn vị phòng, ban, khoa viện trong trường ĐH Bạc Liêu. Với những mặt tồn tại trong hoạt động KSNB của nhà trường, tác giả tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó; từ đó đề xuất được các giải pháp cụ thể và phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB cho trường, đặc biệt trường cần ưu tiên đẩy mạnh hiệu quả hoạt động ở khía cạnh môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm soát trong đơn vị. [6] Lê Nguyễn Trường An (2017) với đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”. Dựa trên nền tảng khuôn mẫu lý thuyết về hệ thống KSNB COSO 1992; INTOSAI 1992 và các lý thuyết có liên quan trên thế giới và Việt Nam, đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính, khảo 9
- sát ý kiến đánh giá của các cán bộ giảng viên, nhân viên, tác giả đã thực hiện đề tài với các nội dung chính: Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận hệ thống KSNB trong khu vực công nói chung và trong lĩnh vực giáo dục nói riêng. Thứ hai, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB bằng thực tế hoạt động KSNB tại Trường và kết hợp với các số liệu khảo sát được qua xử lý phần mềm SPSS 22.0 nhằm kiểm định các yếu tố tác động đến hệ thống KSNB của trường. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cho thấy tất cả các biến độc lập đều tác động có ý nghĩa thống kê (do Sig. < 5%). Phương trình hồi quy chuẩn hóa: Y = 0,463*MT + 0,370*GS + 0,391*HDKS + 0,321*DGRR + 0,215*TTTT Phương trình trên cho ta thấy rằng, sự hoàn thiện môi trường KSNB tại nhà trường tác động lớn nhất bởi nhân tố “Môi trường kiểm soát” (Beta = 0,463). Đồng thời, “Giám sát” cũng là một nhân tố tác động rất lớn đến sự hoàn thiện môi trường KSNB tại Trường (Beta = 0,370). Bên cạnh đó, “Hoạt động kiểm soát” cũng ảnh hưởng lớn đến sự hoàn thiện môi trường KSNB (Beta = 0,391). Ngoài ra, yếu tố “Đánh giá rủi ro” cũng là điều làm cho nhân viên và các lãnh đạo nhà trường cảm thấy quan trọng trong việc hoàn thiện môi trường KSNB (Beta = 0,321). Yếu tố cuối cùng trong mô hình “Thông tin truyền thông” cũng là yếu tố mà nhân viên và lãnh đạo nhà trường quan tâm khi nghĩ đến việc hoàn thiện môi trường KSNB tại trường, tuy nhiên vai trò quyết định của nhân tố này so với các nhân tố khác là không cao (Beta = 0,215). Thứ ba, dựa trên các ưu nhược điểm đưa ra từ thực trạng tại trường cũng như kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp từ định hướng đến cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
26 p | 264 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư
135 p | 68 | 24
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai
27 p | 224 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại Viện Khoa học Môi trường
118 p | 147 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại Công ty Cổ phần Sản xuất thép Việt Mỹ
27 p | 171 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông Viettel
113 p | 43 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
136 p | 40 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển kỹ thuật
143 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam
141 p | 33 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình
151 p | 31 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu công nghiệp Tectyl
130 p | 39 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Liên Đoàn Địa chất và Khoáng sản biển
90 p | 35 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 37 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ Công ty Vietravel
90 p | 33 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động - Xã hội
111 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Công ty Sam Sung Việt Nam
125 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông
130 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn