Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
lượt xem 9
download
Mục tiêu chung của đề tài "Các nhân tố tác động đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương" là xác định được các nhân tố tác động đến tính minh bạch của BCTC tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương qua đó đề xuất các kiến nghị nhằm cải thiện tính minh bạch thông tin trên BCTC của các đơn vị góp phần cung cấp một cách đầy đủ các thông tin hữu ích cho tổ chức, cá nhân, nhân dân trên địa bàn dễ dàng tiếp cận, tham gia vào việc kiểm soát quản lý NSNN để giúp các cơ quan hành chính sử dụng ngân sách một cách hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN VĂN TRƯỜNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - 2021
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN VĂN TRƯỜNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ NGÀNH: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN TÙNG BÌNH DƯƠNG - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Các nhân tố tác động đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Bình Dương, ngày tháng 01 năm 2021 Tác giả Nguyễn Văn Trường i
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Văn Tùng, người hướng dẫn khoa học của tác giả, người thầy đã tận tình dìu dắt và hướng dẫn trong suốt thời gian tác giả thực hiện luận văn này. Những hướng dẫn của thầy thực sự là vô cùng quý giá đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận văn, đặc biệt, những lời động viên và khuyến khích của thầy là sự khích lệ kịp thời và hữu ích giúp tác giả vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy và truyền đạt rất nhiều kiến thức quý báu cho bản thân tác giả và cho khóa học cao học kế toán mà tôi tham gia học tập. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Viện Đào tạo Sau đại học của Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện và bảo vệ luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn toàn thể lãnh đạo các đơn vị, phòng ban, cán bộ, chuyên viên các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đã dành thời gian quý báu để trả lời phiếu khảo sát và cung cấp thông tin hữu ích để tác giả có thể thực hiện được nghiên cứu này. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và các bạn bè đã luôn động viên khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này. Bình Dương, ngày tháng 01 năm 2021 Tác giả Nguyễn Văn Trường ii
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Báo cáo tài chính là hệ thống các báo cáo cung cấp thông tin về tình hình tài chính của một đơn vị. Tuy nhiên, các thông tin trên báo cáo tài chính có minh bạch không, có phản ánh đúng thực tế hay không phụ thuộc vào nhiều nhân tố, nhất là đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các đơn vị này. Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước: (1) Nghiên cứu định tính được thực hiện để tổng hợp, điều chỉnh các nhân tố và thang đo, đề xuất mô hình nghiên cứu giả thuyết. (2) Nghiên cứu định lượng: xây dựng các chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính minh bạch sau đó dùng phần mềm SPSS 23.0 để xử lý số liệu khảo sát thực tế. Thông qua các tài liệu tham khảo và phỏng vấn chuyên gia, tác giả xác định có 6 biến độc lập với 28 biến quan sát được cho là có tác động đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả khẳng định lại sự phù hợp của các thang đo đã được tổng hợp về mức độ tác động là phù hợp với thực tiễn. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình lý thuyết sau khi điều chỉnh phù hợp với dữ liệu. Trong các nhân tố tác động tới tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì nhân tố “Hệ thống pháp lý” tác động mạnh nhất với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.358; thứ hai là nhân tố “Đặc điểm quản trị” với hệ số Beta chuẩn hóa =0.319; thứ ba là nhân tố “Đặc điểm tài chính” với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.251; thứ tư là nhân tố “Hội nhập kinh tế” với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.190; thứ năm là nhân tố “Văn hóa” với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.162 và sau cùng là nhân tố “Chính trị” có tác động yếu nhất với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.155. Kết quả đạt được góp phần giúp cho các cấp quản lý, các cơ quan ban ngành hiểu rõ hơn về mức độ tác động của các nhân tố đến tính minh bạch của báo cáo tài iii
- chính. Từ đó nghiên cứu đã đề xuất được 6 nhóm kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. iv
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................................... x DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... xi 1.Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2.Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3 2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3 3.Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 3 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3 4.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................................ 3 4.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 5.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 6.Ý nghĩa của luận văn ................................................................................................ 5 7.Kết cấu luận văn ....................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 6 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 6 1.2. Công trình nghiên cứu trong nước...................................................................... 11 1.3.Nhận xét các công trình nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu ....... 16 1.3.1.Nhận xét các công trình nghiên cứu ................................................................. 16 1.3.2.Xác định khoảng trống nghiên cứu .................................................................. 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 19 v
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 20 2.1. Tổng quan về các đơn vị hành chính sự nghiệp ................................................. 20 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò đơn vị hành chính sự nghiệp:.........................20 2.1.2 Hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp .............................................23 2.2 Báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp ..................................... 25 2.2.1 Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của các đơn vị hành chính sự nghiệptheo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ........................................................................25 2.2.2 Báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệptheo chuẩn mực kế toán công quốc tế ..............................................................................................................32 2.3. Tổng quan về tính minh bạch BCTC khu vực công .......................................... 33 2.3.1.Khái niệm về tính minh bạch ........................................................................... 33 2.3.2. Tầm quan trọng của minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công .............. 34 2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công ............. 35 2.4. Lý thuyết nền ...................................................................................................... 36 2.4.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ................................................................ 36 2.4.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory) ............ 38 2.4.3. Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision Usefulness Theory) ............................ 40 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch BCTC tại các đơn vị khu vực công .. .......................................................................................................................... 40 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 48 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 48 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu ...................................... 49 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 53 3.3.1.Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................. 54 3.3.2.Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................... 56 3.3.2.1.Phương pháp chọn mẫu .................................................................................56 3.3.2.2.Thiết kế bảng câu hỏi ....................................................................................57 vi
- 3.4. Mô hình nghiên cứu chính thức .......................................................................... 57 3.5. Thực hiện nghiên cứu định lượng....................................................................... 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 63 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 64 4.1. Giới thiệu tổng quan về các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ........................................................................................................................ 64 4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 68 4.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ............................................................... 70 4.3.1.Kiểm định độ tin cậy thang đo của nhân tố “Tính minh bạch của BCTC”...... 70 4.3.2.Kiểm định độ tin cậy thang đo của các nhân tố tác động đến tính minh bạch của BCTC tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ........ 71 4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ....................................................... 75 4.4.1.Phân tích nhân tố khám phá EFA của các thang đo đo lường nhân tố “Tính minh bạch của BCTC”. ............................................................................................. 75 4.4.2.Phân tích nhân tố khám phá EFA của các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của BCTC ......................................................................................................... 77 4.4.3 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá .............. 80 4.4.4 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ........................................................... 81 4.5 Bàn luận .............................................................................................................. 85 4.5.1 Nhân tố Hệ thống pháp lý................................................................................. 85 4.5.2 Nhân tố Đặc điểm quản trị ............................................................................... 86 4.5.3 Nhân tố Đặc điểm tài chính .............................................................................. 88 4.5.4 Nhân tố Hội nhập kinh tế ................................................................................. 88 4.5.5 Nhân tố Văn hóa ............................................................................................... 89 4.5.6 Nhân tố Chính trị .............................................................................................. 89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 92 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 93 vii
- 5.1. Kết luận............................................................................................................... 93 5.1.1.Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 93 5.1.2.Nghiên cứu định lượng..................................................................................... 93 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 93 5.2.1.Đối với nhân tố Hệ thống pháp lý .................................................................... 93 5.2.2.Đối với nhân tố Đặc điểm quản trị ................................................................... 95 5.2.3.Đối với nhân tố Đặc điểm tài chính ................................................................. 95 5.2.5.Đối với nhân tố Văn hóa .................................................................................. 96 5.2.6.Đối với nhân tố Chính trị ................................................................................. 97 5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 99 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 105 viii
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CNTT Công nghệ thông tin International Public Sector Accounting Standards (Chuẩn IPSAS mực kế toán công quốc tế) NSNN Ngân sách nhà nước SPSS Statistical Package for the Social Sciences TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh ix
- DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn ........................................................... 48 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến ...................................................................... 51 Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................................. 58 Hình 4.1 Sơ đồ các Sở- Ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương.................................. 66 Hình 4.2 Sơ đồ các đơn vị quản lý cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Dương .......... 67 Hình 4.3: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu .................................................... 81 x
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng từ các nghiên cứu trước .......................... 45 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp thang đo của các nhân tố tác động từ các nghiên cứu trước 50 Bảng 3.2 Diễn giải và mã hóa các biến trong mô hình nghiên cứu chính thức .......... 61 Bảng 4.1: Thống kê mẫu chung ................................................................................... 72 Bảng 4.2 : Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................. 72 Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố “Tính minh bạch của BCTC” .......... 74 Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Chính trị ........................................... 75 Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Hệ thống pháp lý ............................. 76 Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Đặc điểm quản trị ............................ 76 Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Đặc điểm tài chính ........................... 73 Bảng 4.8: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Văn hóa ............................................ 74 Bảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Hội nhập kinh tế .............................. 75 Bảng 4.10: Kết quả hệ số KMO và kiểm định Barlett của nhân tố “ Tính minh bạch của BCTC”. .................................................................................................................. 80 Bảng 4.11: Kết quả mức độ giải thích của các nhân tố “Tính minh bạch của BCTC”.80 Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của các nhân tố tác động đến tính minh bạch của BCTC. .................................................................................................. 82 Bảng 4.13: Kết quả tóm lược mô hình ......................................................................... 82 Bảng 4.14: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) .................................................. 82 Bảng 4.15: Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến ............................................................ 83 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định các giả thuyết .............................................................. 90 xi
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) vừa công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2017, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2017, Việt Nam đạt 35/100 điểm, xếp hạng 107/180 toàn cầu, tăng 2 điểm (tăng 6 bậc) so với khảo sát năm 2016. Tổ chức Hướng Tới Minh Bạch (TT) - Cơ quan đầu mối của TI tại Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tích cực trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Trong năm 2017, với những cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước Việt Nam, công tác phòng, chống tham nhũng trong nước đã đạt được một số kết quả nổi bật, bao gồm việc xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao. Kết quả khảo sát OBI 2017 được công bố sáng ngày 29 tháng 3 năm 2018 cho biết Việt Nam chỉ đạt 15/100 ở trụ cột thứ nhất về công khai ngân sách. Nhóm ít công khai nhất được đánh giá vì việc công bố thông tin và tài liệu ngân sách chưa kịp thời, không đúng thời hạn và chậm hơn so với thông lệ tốt của quốc tế. Đồng thời, các tài liệu được công bố chưa đủ thông tin, chưa công bố dự thảo ngân sách trình quốc hội và công bố muộn báo cáo ngân sách dành cho công dân và báo cáo kiểm toán. Theo kết quả được công bố của các tổ chức quốc tế đầu năm 2018 về công khai ngân sách thì Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia ít công khai. Nhóm này được đánh giá như vậy là do các thông tin công bố còn trễ so với thời hạn quy định, các tài liệu về ngân sách công bố chậm, chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được tính kịp thời đúng với yêu cầu và thông lệ quốc tế. Trong bối cảnh ngày càng khó tiếp cận được nguồn vốn vay ODA, Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng sẽ cần sử dụng nhiều hơn nguồn nội lực của mình làm động lực cho tăng trưởng. Để tận dụng được nguồn lực đó đòi hỏi các tổ chức, cơ quan nhà nước của nước ta cần có các thông tin về Ngân sách nhà nước (NSNN) một cách đáng tin cậy, công khai và minh bạch. Theo khoản 1, Điều 55, Hiến pháp 2013, quy định “Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp 1
- luật”; và theo khoản 1, Điều 8, Luật Ngân sách nhà nước 2015 “Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp”. Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2017/ NĐ-CP về báo cáo tài chính (BCTC) nhà nước. Việc ban hành Nghị định 25 là rất cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý để hoàn thiện hệ thống thông tin về tài chính nhà nước. Đồng thời, việc xây dựng BCTC nhà nước sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực tài chính của nhà nước. BCTC nhà nước cũng sẽ góp phần vào quá trình minh bạch hóa trong quản lý NSNN các cấp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại các báo cáo vẫn chưa thể hoàn thiện để công bố rộng rãi cho người dân, các tổ chức, cá nhân vẫn ch.ưa thể biết được cụ thể được tình trạng sức khỏe tài chính nhà nước, để biết được liệu NSNN có được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật hay tham nhũng, lãng phí ở các đơn vị hành chính sự nghiệp của Việt Nam nói chung và các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng. Theo đó, việc công bố các báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn chưa được rộng rãi để mọi người có thể tiếp cận được. Các báo cáo này chủ yếu được lập để báo cáo cho Bộ Tài Chính và cơ quan chuyên môn cấp trên. Thực tế, người bên ngoài gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian trong việc tiếp cận BCTC của các cơ quan hành chính. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính minh bạch thông tin trên BCTC là rất quan trọng bởi việc nghiên cứu này góp phần giúp lĩnh vực quản lý tài chính công hoạt động bền vững và hiệu quả, tạo niềm tin của người dân đối với sự quản lý ngân sách của nhà nước và giúp các tổ chức, cá nhân có đủ thông tin để quyết định đầu tư vào các lĩnh vực do nhà nước quản lý. Xuất phát từ các lý do trên, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài “Các nhân tố tác động đến tính minh bạch của báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ. 2
- 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là xác định được các nhân tố tác động đến tính minh bạch của BCTC tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương qua đó đề xuất các kiến nghị nhằm cải thiện tính minh bạch thông tin trên BCTC của các đơn vị góp phần cung cấp một cách đầy đủ các thông tin hữu ích cho tổ chức, cá nhân, nhân dân trên địa bàn dễ dàng tiếp cận, tham gia vào việc kiểm soát quản lý NSNN để giúp các cơ quan hành chính sử dụng ngân sách một cách hiệu quả. 2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định các nhân tố tác động đến tính minh bạch của BCTC tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính minh bạch của BCTC tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào tác động đến tính minh bạch của BCTC tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương? Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến tính minh bạch của BCTC tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tính minh bạch của BCTC và các nhân tố tác động đến tính minh bạch của BCTC tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 4.2. Đối tượng khảo sát Lãnh đạo, kế toán và những chuyên viên của các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương liên quan thực hiện đến việc lập, trình bày BCTC và quản lý tài chính của đơn vị. 3
- 4.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu và thực hiện khảo sát tại một số cơ quan đại diện các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Phạm vi nghiên cứu là các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện thông qua điều tra khảo sát và điều tra thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương để phục vụ nghiên cứu từ tháng 6/2020 đến tháng 10/2020. Thời gian nghiên cứu từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng để xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng để nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu các văn bản, các quy định pháp luật, phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo cơ quan, các chuyên viên trong lĩnh vực kế toán, tài chính, ngân sách. Tổng hợp các nghiên cứu trước làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi chi tiết trong nghiên cứu chính thức (định lượng) để đo lường các nhân tố liên quan đến tính minh bạch của BCTC. Đặc biệt thông qua nghiên cứu chuyên gia, các nhân tố, các biến trong thang đo được thừa kế các nghiên cứu trước sẽ được hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế địa phương nghiên cứu sau khi thực hiện nghiên cứu định tính. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát. Sau khi thu thập xong dữ liệu, các bảng phỏng vấn được xem xét và loại đi những bảng không đạt yêu cầu, mã hóa, nhập liệu và làm sạch bằng phần mềm SPSS 23.0. Tiếp theo là thực hiện phân tích dữ liệu bằng các công cụ như thống kê mô tả, bảng tần số, kiểm định độ tin cậy cronbach alpha của các thang đo, phân tích các nhân tố khám (EFA), phân tích hồi qui. Thang đo của tất cả các biến quan sát của các nhân tố được xây dựng dựa trên thang đo Likert với 5 mức độ (theo mức độ 4
- đồng ý tăng dần): (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Không có ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. 6. Ý nghĩa của luận văn Về mặt khoa học: Đề tài đã vận dụng được lý thuyết nền vào nghiên cứu, đánh giá được mức độ tác động của từng nhân tố đến tính minh bạch của BCTC tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhận định rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng và giúp họ có biện pháp nhằm nâng cao tính minh bạch của BCTC tại đơn vị mình. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, nội dung chính của đề tài được trình bày bởi 05 chương theo trình tự từ lý thuyết đến thực nghiệm: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị 5
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Nghiên cứu của Jeffrey J. Archambault, Marie E. Archambault (2003) với đề tài “A multinational test of determinants of corporate disclosure” (Tạm dịch là Một thử nghiệm đa quốc gia về công bố công khai báo cáo tài chính công ty). Đây là nghiên cứu kế thừa và phát triển của những nghiên cứu trước. Nghiên cứu này của tác giả được tiến hành điều tra thực nghiệm tại 33 quốc gia có cái nhìn rộng hơn, kết hợp nhiều yếu tố được xem xét từ các tài liệu hiện có để phát triển một mô hình toàn diện hơn về quyết định công bố công khai BCTC. Tác giả sử dụng phân tích hồi quy nhiều lần để kiểm tra ý nghĩa của các yếu tố quyết định công khai thông tin BCTC. Kết quả cho thấy rằng việc công khai thông tin bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ mỗi hệ thống được xác định ngay cả khi kiểm soát tất cả các hệ thống cùng một lúc. Tác giả sử dụng các thử nghiệm F, kết quả cho thấy công khai thông tin BCTC phụ thuộc vào các nhân tố văn hóa, hệ thống chính trị và kinh tế quốc gia, hệ thống tài chính và điều hành công ty. Ngoài ra, các nhân tố quyết định khác như tôn giáo, tự do chính trị, kiểm toán viên và đòn bẩy tài chính. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến công khai thông tin trên BCTC làm cơ sở đánh giá tính minh bạch như sau: Tran= f (văn hóa+ chính trị+ kinh tế+ tài chính+ đặc điểm hoạt động) Nhân tố văn hóa: xác định theo văn hóa 4 chiều của Hofstede (1991) bao gồm khoảng cách quyền lực, chủ nghĩa cá nhân, né tránh rủi ro, chủ nghĩa nam tính. Văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến cách mọi người cảm nhận tình huống và tổ chức các thể chế. Ngoài ra tác giả cũng nghiên cứu trình độ văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo cũng ảnh hưởng đến sự công khai thông tin BCTC. Nhân tố chính trị: Hệ thống chính trị, quyền tự do tiếp cận BCTC, phương tiện truyền thông. Nhân tố kinh tế: Mức độ phát triển kinh tế, lạm phát và thị trường vốn. Nhân tố tài chính: Quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, cổ tức, chất lượng kiểm toán, đòn bẩy tài chính. 6
- Đặc điểm hoạt động của đơn vị: Quy mô công ty, kết quả tài chính, lĩnh vực hoạt động. Nghiên cứu của Yasuhiro Yamada (2007) với đề tài “Objectives of Financial Reporting and Their Problems in Governmental Accounting“ (Tạm dịch là Mục tiêu của báo cáo tài chính và vấn đề trong kế toán khu vực công). Nghiên cứu tập trung vào mục tiêu của BCTC vì các mục tiêu này là yếu tố chính quyết định bản chất của hệ thống BCTC, có tác động đáng kể đến nội dung của BCTC. Tác giả nêu bật lên các đặc trưng của BCTC khu vực công Nhật Bản bằng cách so sánh chúng với các báo cáo của Hoa Kỳ. Cả hai quốc gia này có điểm đặc biệt giống nhau là đều cho rằng nhóm người dùng thông tin đầu tiên trên BCTC là công dân và đều hướng đến mục tiêu của BCTC là trách nhiệm giải trình, cung cấp thông tin minh bạch, hữu ích cho người ra quyết định. Tuy nhiên, mức độ nhận thức về tầm quan trọng của BCTC ở hai quốc gia là khác nhau. Người dân Hoa Kỳ được cho là có mức độ nhận thức cao hơn người Nhật, họ thường xuyên theo dõi cách mà Chính phủ sử dụng tiền thuế của họ và nhanh chóng phàn nàn khi họ cảm thấy không hài lòng. Hành vi đó là bắt nguồn từ sự tự nhận thức được họ chính là người cung cấp nguồn kinh phí mà Chính phủ cần để điều hành đất nước. Người Nhật Bản họ không quan tâm nhiều như vậy, họ nghĩ một khi họ nộp đủ số tiền thuế thì họ cảm thấy họ không còn gì để làm với số tiền này, và ít quan tâm đến việc Chính phủ sử dụng như thế nào nên ngay cả khi BCTC của Chính phủ ở Nhật Bản được phát hành vẫn còn nghi ngờ về việc liệu BCTC có thực hiện đầy đủ vai trò mà đáng lẽ nó phải có hay không. Nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề rủi ro đạo đức, vì lợi ích riêng của bộ phận nhân viên khi lợi dụng quyền lực thực hiện lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm của họ. Do nhu cầu sử dụng thông tin BCTC khác nhau ở hai quốc gia nên mục tiêu của BCTC khu vực công của Nhật Bản trong tương lai là đề ra mục tiêu cung cấp thông tin đánh giá trách nhiệm giải trình làm mục tiêu cơ bản. Nghiên cứu của Caamano-Alegre, Jose và cộng sự (2011) với đề tài “Budget Transparency in Local Governments: An Empirical Analysis” (tạm dịch là Minh bạch ngân sách ở chính quyền địa phương: một nghiên cứu thực nghiệm), tác giả 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
26 p | 264 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư
135 p | 68 | 24
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai
27 p | 224 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại Viện Khoa học Môi trường
118 p | 147 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại Công ty Cổ phần Sản xuất thép Việt Mỹ
27 p | 171 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần ACC-244
117 p | 43 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông Viettel
113 p | 43 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
136 p | 40 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển kỹ thuật
143 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình
151 p | 31 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu công nghiệp Tectyl
130 p | 39 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Liên Đoàn Địa chất và Khoáng sản biển
90 p | 35 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 37 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ Công ty Vietravel
90 p | 33 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động - Xã hội
111 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Công ty Sam Sung Việt Nam
125 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông
130 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn