intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đáp ứng cho lộ trình tăng cường tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:146

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đáp ứng cho lộ trình tăng cường tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương" nhằm phân tích những nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ trong lộ trình tăng cường thực hiện tự chủ tài chính trong các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương; Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ trong các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đáp ứng cho lộ trình tăng cường tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐỖ THANH TUYỀN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐÁP ỨNG CHO LỘ TRÌNH TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐỖ THANH TUYỀN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐÁP ỨNG CHO LỘ TRÌNH TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỐC THUẦN -------------------------------- LỜI CAM ĐOAN BÌNH DƯƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đáp ứng cho lộ trình tăng cường tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi; Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai sử dụng để bảo vệ một luận văn nào. Bình Dương, ngày tháng năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Thanh Tuyền i
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các quý Thầy Cô giáo Trường Đại học Thủ Dầu Một cũng như các Thầy, các Cô ở Viện sau Đại học đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để cho tôi hoàn thành chương trình học trong quãng thời gian học vừa qua; Tiếp theo tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học TS. Phạm Quốc Thuần – là giảng viên chính Trường Đại học Kinh tế -Luật, người thầy đã trực tiếp giảng dạy và định hướng đề tài này, giúp tôi có khả năng nghiên cứu độc lập, ứng dụng những kiến thức đã được học nhằm phục vụ tốt hơn trong công việc tại nơi tôi đang công tác; Xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám đốc Sở, Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức và người lao động của Văn phòng Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương và các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải đã hỗ trợ hết mình trong suốt quá trình tôi thu thập thông tin, số liệu; Cuối cùng, tôi xin cảm ơn chân thành và sâu sắc tới những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và các bạn học viên lớp cao học kế toán CH20KT01 đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành Luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn./. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Thanh Tuyền ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. xi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. xii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 4 5.1. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 4 5.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 5 6. Đóng góp của đề tài: .......................................................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ............................... 7 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước về đo lường mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ ............................................................................................................................ 7 1.2. Nhận xét xu hướng các nghiên cứu trước về mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ .......................................................................................................................... 19 iii
  6. 1.3. Hạn chế của các nghiên cứu trước và hướng đi của nghiên cứu này ............ 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................... 20 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 22 2.1. Các khái niệm ................................................................................................ 22 2.1.1. Khái niệm về tự chủ tài chính .................................................................... 22 2.1.2. Khái niệm về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công ......................... 22 2.1.3. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................................ 23 2.2. Các thành phần cấu thành kiểm soát nội bộ theo INTOSAI ......................... 24 2.3. Những nội dung liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập .................................................................................................... 28 2.3.1. Quy định chung .......................................................................................... 28 2.3.2. Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị nhóm 1) và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 2) ......................................................................................... 29 2.3.2.1. Quy định về nguồn tài chính của đơn vị ................................................. 29 2.3.2.2. Quy định về chi thường xuyên giao tự chủ ............................................. 29 2.3.2.3. Quy định về chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ .................................................................................... 30 2.3.2.4. Phân phối kết quả tài chính trong năm .................................................... 30 2.3.2.5. Lập, chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi ....................................... 30 2.3.3. Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3)............................................................................. 31 2.3.3.1. Quy định về nguồn tài chính của đơn vị ................................................. 31 2.3.3.2. Quy định về chi thường xuyên giao tự chủ ............................................. 31 2.3.3.3. Quy định về chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ .................................................................................... 32 iv
  7. 2.3.3.4. Phân phối kết quả tài chính trong năm .................................................... 32 2.3.3.5. Lập, chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi ....................................... 32 2.3.4. Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 4) ............................................................... 32 2.3.4.1. Quy định về nguồn tài chính của đơn vị ................................................. 32 2.3.4.2. Quy định về chi thường xuyên giao tự chủ ............................................. 33 2.3.4.3. Quy định về chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ .................................................................................... 33 2.3.4.4. Phân phối kết quả tài chính trong năm .................................................... 33 2.3.4.5. Lập, chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi ....................................... 33 2.4. Cách xác định mức độ tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương ....................................................................................... 34 2.5. Kiểm soát nội bộ trong các đơn vị thực hiện tự chủ tài chính ...................... 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................... 39 CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU VỀ TÌNH HÌNH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 40 3.1. Giới thiệu về Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương và tình hình thực hiện tự chủ tài chính trong các đơn vị trực thuộc ........................................................ 40 3.1.1. Giới thiệu về Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương .............................. 40 3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 40 3.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương ....... 40 3.1.2. Các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương và tình hình tự chủ tài chính hiện nay ...................................................................................... 41 3.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 43 3.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 43 v
  8. 3.3.1. Nghiên cứu định tính .................................................................................. 43 3.3.1.1. Mục tiêu nghiên cứu và mẫu nghiên cứu ................................................ 44 3.3.1.2. Số lượng mẫu .......................................................................................... 44 3.3.1.3. Công cụ thu thập dữ liệu ......................................................................... 44 3.3.1.4. Thực trạng mức độ thực hiện của kiểm soát nội bộ rút ra từ kết quả nghiên cứu định tính......................................................................................................... 45 3.3.2. Nghiên cứu định lượng .............................................................................. 52 3.3.2.1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu định lượng ................................. 52 3.3.2.2. Thang đo .................................................................................................. 53 3.3.2.3. Số lượng mẫu và đối tượng thu thập dữ liệu ........................................... 57 3.3.2.4. Công cụ thu thập dữ liệu ......................................................................... 57 3.3.2.5. Phần mềm xử lý dữ liệu .......................................................................... 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................... 58 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 59 4.1. Phân tích mẫu nghiên cứu ............................................................................. 59 4.2. Phân tích chung về thực trạng kiểm soát nội bộ tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương .................................................................... 62 4.2.1. Đánh giá chung mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ .................................. 62 4.2.2. Đánh giá thực trạng mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ trong lộ trình thực hiện tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương theo từng thành phần cấu thành kiểm soát nội bộ .................................... 64 4.2.2.1. Môi trường kiểm soát .............................................................................. 64 4.2.2.2. Đánh giá rủi ro ........................................................................................ 67 4.2.2.3. Hoạt động kiểm soát................................................................................ 70 4.2.2.4. Thông tin truyền thông ............................................................................ 72 vi
  9. 4.2.2.5. Giám sát .................................................................................................. 75 4.3. Xem xét khác biệt về mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ giữa các đơn vị có mức độ tự chủ tài chính khác nhau ...................................................................... 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..................................................................................... 80 CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB ĐÁP ỨNG CHO LỘ TRÌNH THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BÌNH DƯƠNG .................................................................................................... 81 5.1. Nhận xét về mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ giữa các đơn vị có mức độ tự chủ tài chính khác nhau ........................................................................................ 81 5.2. Đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đáp ứng cho lộ trình tăng cường tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương ................................................................................................... 83 5.2.1. Môi trường kiểm soát ................................................................................. 83 5.2.2. Đánh giá rủi ro ........................................................................................... 86 5.2.3. Hoạt động kiểm soát................................................................................... 88 5.2.4. Thông tin truyền thông ............................................................................... 88 5.2.5. Giám sát ..................................................................................................... 89 5.3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 90 5.4. Kết luận và hàm ý chính sách ....................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 92 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 95 vii
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ The Committee of Sponsoring Organizations of the COSO Treadway Commission DN Doanh nghiệp HCSN Hành chính sự nghiệp HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ The International Organization of Supreme Audit INTOSAI Institutions KSNB Kiểm soát nội bộ NSNN Ngân sách Nhà nước SGTVTBD Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương TCTC Tự chủ tài chính viii
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Trang Sơ đồ 1.01: Mô hình đo lường Mức độ thực hiện KSNB (Ivanyos, 8 2006) Sơ đồ 1.02: Mô hình đo lường thực hiện HTKSNB (Reginato, 9 Nonnis & Pavan, 2012) Sơ đồ 1.03: Mô hình đo lường Mức độ thực hiện KSNB (Afiah & 10 Azwari, 2015) Sơ đồ 1.04: Mô hình đo lường Mức độ thực hiện KSNB (Kewo & 12 Afiah, 2017) Sơ đồ 1.05: Mô hình đo lường mức độ thực hiện KSNB (Phạm Quốc 17 Thuần, Huỳnh Thúy Kiều, 2020) Sơ đồ 1.06: Mô hình đo lường mức độ thực hiện KSNB (Phạm Quốc 18 Thuần, Nguyễn Thị Kim Thanh, 2021) Sơ đồ 4.01: Phân loại đơn vị khảo sát (Nguồn: dữ liệu khảo sát thực 60 tế năm 2021) Sơ đồ 4.02: Phân loại đối tượng khảo sát (Nguồn: dữ liệu khảo sát 60 thực tế năm 2021) 61 Sơ đồ 4.03: Thống kê trình độ chuyên môn của đối tượng khảo sát (Nguồn: dữ liệu khảo sát thực tế năm 2021) ix
  12. Sơ đồ 4.04: Thống kê số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát 61 (Nguồn: dữ liệu khảo sát thực tế năm 2021) Sơ đồ 4.05: Giá trị hoạt động KSNB và các thành phần cấu thành nên KSNB tại các đơn vị trực thuộc SGTVTBD (Nguồn: dữ liệu 63 khảo sát thực tế năm 2021) Sơ đồ 4.06: Giá trị thành phần Môi trường kiểm soát và các nội dung cấu thành tại các đơn vị trực thuộc SGTVTBD (Nguồn: dữ liệu khảo 66 sát thực tế năm 2021) Sơ đồ 4.07: Giá trị thành phần Đánh giá rủi ro và các nội dung cấu thành tại các đơn vị trực thuộc SGTVTBD (Nguồn: dữ liệu khảo sát 69 thực tế năm 2021) Sơ đồ 4.08: Giá trị thành phần Hoạt động kiểm soát và các nội dung cấu thành tại các đơn vị trực thuộc SGTVTBD (Nguồn: dữ liệu khảo 71 sát thực tế năm 2021) Sơ đồ 4.09: Giá trị thành phần Thông tin và truyền thông và các nội dung cấu thành tại các đơn vị trực thuộc SGTVTBD (Nguồn: dữ liệu 74 khảo sát thực tế năm 2021) Sơ đồ 4.10: Giá trị thành phần Giám sát và các nội dung cấu thành tại các đơn vị trực thuộc SGTVTBD (Nguồn: dữ liệu khảo sát thực 76 tế năm 2021) Sơ đồ 5.01: So sánh mức độ thực hiện KSNB giữa các đơn vị thực hiện TCTC tại các đơn vị trực thuộc SGTVTBD (Nguồn: dữ liệu 81 khảo sát thực tế năm 2021) x
  13. DANH MỤC HÌNH Hình Trang 43 Hình 3.01: Quy trình nghiên cứu xi
  14. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Trang Bảng 3.01: Thang đo mức độ thực hiện KSNB sử dụng cho 53 nghiên cứu Bảng 4.01: Kết quả khảo sát về thực trạng thực hiện KSNB tại 62 các đơn vị trực thuộc SGTVTBD (Nguồn: dữ liệu khảo sát thực tế năm 2021) Bảng 4.02: Kết quả khảo sát về thực trạng thành phần Môi 65 trường kiểm soát tại các đơn vị trực thuộc SGTVTBD (Nguồn: dữ liệu khảo sát thực tế năm 2021) Bảng 4.03: Kết quả khảo sát về thực trạng thành phần Đánh giá 68 rủi ro tại các đơn vị trực thuộc SGTVTBD (Nguồn: dữ liệu khảo sát thực tế năm 2021) Bảng 4.04: Kết quả khảo sát về thực trạng thành phần Hoạt 70 động kiểm soát tại các đơn vị trực thuộc SGTVTBD (Nguồn: dữ liệu khảo sát thực tế năm 2021) Bảng 4.05: Kết quả khảo sát về thực trạng thành phần Thông tin 73 và truyền thông tại các đơn vị trực thuộc SGTVTBD (Nguồn: dữ liệu khảo sát thực tế năm 2021) Bảng 4.06: Kết quả khảo sát về thực trạng thành phần Giám sát 75 tại các đơn vị trực thuộc SGTVTBD (Nguồn: dữ liệu khảo sát thực tế năm 2021) xii
  15. Bảng 4.07: Kết quả phân tích nhóm giữa biến Mức độ TCTC và 78 mức độ thực hiện KSNB 78 Bảng 4.08: Bảng kiểm định đồng nhất phương sai 78 Bảng 4.09: Kết quả kiểm định ANOVA Bảng 4.10: Kết quả so sánh cặp về mức độ thực hiện KSNB 79 giữa các nhóm TCTC Bảng 5.01: Kết quả kiểm định mức độ thực hiện KSNB giữa 82 các đơn vị trực thuộc SGTVTBD (Nguồn: dữ liệu khảo sát thực tế năm 2021) xiii
  16. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kiểm soát nội bộ (KSNB) là một công cụ, cơ chế kiểm soát của một đơn vị bao gồm các phương tiện và phương pháp để bảo vệ tài sản, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động, ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm (Shim & Shim, 2011). Theo Mawanda (2008), một hệ thống KSNB tốt sẽ giúp cho công tác quản lý và điều hành hoạt động hữu hiệu, góp phần bảo đảm quản lý và sử dụng ngân sách đúng mục đích, hiệu quả, là một trong những điều kiện quan trọng để duy trì, nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy Nhà nước tại địa phương. Với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường và trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp, các tổ chức nhà nước phải mở rộng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu nếu như các đơn vị muốn tồn tại một cách ổn định và bền vững, trong đó các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng không ngoại lệ. Một trong những công cụ đắc lực và cần thiết đối với hoạt động quản lý Nhà nước đó chính là hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB). HTKSNB nhằm đưa ra những phương pháp và được thiết kế để ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra cũng như giảm thiểu sai sót, khuyến khích hệ thống hoạt động và đạt được sự tuân thủ và quy trình được thiết lập (Trần Thị Giang Tân và cộng sự, 2009). Tại Việt Nam, trong mười lăm năm qua, tự chủ tài chính đã trở thành vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của các cấp, các ngành và của xã hội. Nhằm từng bước hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 về việc quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế cho các Nghị định đã ban hành trước đây để tiếp tục tạo cơ chế thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp công lập nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, chủ động hơn trong thực hiện các hoạt động của mình, cung cấp dịch vụ công theo hướng chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng được tốt hơn. 1
  17. Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương (SGTVTBD) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc SGTVTBD đã được xác định mức độ tự chủ giai đoạn 2021-2023 tại công văn số 1102/UBND-KT ngày 19/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Thực trạng hiện nay cho thấy các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc SGTVTBD đang gặp phải những vấn đề khó khăn xuất phát từ việc hạn chế của vận dụng KSNB tại đơn vị chẳng hạn như: một số đơn vị còn chưa tổ chức kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo đúng thủ tục và quy định; việc sử dụng tài sản công để cho thuê mặt bằng nhằm tạo ra nguồn thu cho đơn vị chưa đúng theo quy định nhà nước; việc kiểm kê, theo dõi danh mục tài sản của đơn vị trên sổ sách kế toán chưa đầy đủ và đúng quy định; tại khu vực bến xe xảy ra tình trạng thu tiền đầu bến,.. Đa phần các đơn vị chưa phân tích những cơ hội và khó khăn khi thực hiện TCTC dẫn đến việc giảm các nguồn thu khi tự chủ ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động và hiệu quả hoạt động của đơn vị. Các đơn vị trực thuộc SGTVTBD thực hiện KSNB còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được vai trò ngăn ngừa sai phạm trong quy trình xử lý nghiệp vụ như: một số đơn vị chưa xây dựng cụ thể chế độ khen thưởng trong quy chế chi tiêu nội bộ, một số nghiệp vụ có liên quan đến nguồn thu sự nghiệp không được xuất hóa đơn, chưa làm nghĩa vụ nộp thuế theo quy định dẫn đến nguồn thu bị sai lệch làm ảnh hưởng đến tình hình TCTC của đơn vị chưa đúng với thực tế,... Đứng trước vai trò và tầm quan trọng của KSNB, nhất là trong bối cảnh TCTC như hiện nay, đã có các công trình nghiên cứu gần đây tại Bình Dương hướng đến vấn đề nghiên cứu là hệ thống KSNB với các nghiên cứu tiêu biểu của Diệp Thanh Sang (2018), Lê Tấn Lộc (2019), Nguyễn Văn Cảnh (2019),…Các nghiên cứu này đã xác định được các nhân tố tác động đến mức độ vận dụng, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của các đơn vị HCSN tại tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên các nghiên cứu trước chủ yếu được tiến hành bằng phương pháp định lượng giúp đo lường mức độ thực hiện KSNB, hiệu quả KSNB cũng như các nhân tố tác động đến mức độ thực hiện, hiệu quả của KSNB. Còn rất ít các nghiên cứu thực 2
  18. hiện bằng nghiên cứu định tính, tìm hiểu sâu về đặc điểm, bản chất của việc thực hiện KSNB tại đơn vị, từ đó tìm ra nguyên nhân của những thành công cũng như hạn chế liên quan đến tính hữu hiệu của KSNB. Bên cạnh đó, rất ít nghiên cứu gắn kết KSNB với môi trường tự chủ tài chính. Xuất phát từ những thực trạng nói trên và những hạn chế hiện tại về KSNB tại các đơn vị trực thuộc SGTVTBD đang gặp hiện nay trong lộ trình thực hiện tự chủ tài chính, tác giả lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đáp ứng cho lộ trình tăng cường tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương" làm nội dung cho đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Hoàn thiện mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ đáp ứng cho lộ trình tăng cường tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương. Mục tiêu chi tiết Đánh giá mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ đáp ứng cho lộ trình tăng cường tự chủ tài chính trong các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương; Phân tích những nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ trong lộ trình tăng cường thực hiện tự chủ tài chính trong các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương; So sánh mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ theo từng mức độ tự chủ tài chính trong các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương; Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ trong các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương. 3. Câu hỏi nghiên cứu Mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ trong lộ trình tăng cường tự chủ tài chính trong các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương hiện nay như thế nào? 3
  19. Những nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ trong lộ trình tăng cường thực hiện tự chủ tài chính trong các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương hiện nay như thế nào? Có tồn tại sự khác biệt về mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ theo từng mức độ tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương hay không? Các giải pháp nào giúp hoàn thiện mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ, từ đó nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ đáp ứng cho lộ trình tăng cường tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ của hệ thống kiểm soát nội bộ của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu của đề tài: Các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương. - Về thời gian nghiên cứu của đề tài: Số liệu thứ cấp lấy từ năm 2021. Số liệu sơ cấp được khảo sát từ tháng 09/2021 đến tháng 11/2021. 5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp: Bao gồm dữ liệu từ các thông tư, các quyết định, các công văn, các kế hoạch của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên và của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương, các tài liệu, tạp chí, sách báo, công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước đã được công bố. Dữ liệu sơ cấp: Các số liệu khảo sát, thu thập từ đại diện lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo phòng ban và chuyên viên các phòng ban tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương có thâm niên công tác và am hiểu nhất định về kiểm soát nội bộ trong lộ trình thực hiện tự chủ tài chính nói chung và của đơn vị mình đang công tác nói riêng. 4
  20. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp để tìm hiểu mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương trong lộ trình tăng cường tự chủ tài chính, cụ thể: Phương pháp định tính: Phỏng vấn các chuyên gia chủ yếu công tác trong các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương nhằm hướng đến các mục tiêu sau:  Giúp hoàn thiện thang đo đo lường mức độ thực hiện của kiểm soát nội bộ đáp ứng cho lộ trình tăng cường tự chủ tài chính.  Phân tích những nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ trong lộ trình tăng cường tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu định lượng: Dữ liệu dùng cho nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để thống kê mô tả và hướng đến các mục tiêu sau:  Phân tích mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ trong lộ trình tăng cường tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương.  So sánh mức độ thực hiện kiểm soát nội bộ theo từng mức độ tự chủ tài chính tại các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương. 6. Đóng góp của đề tài: Về khía cạnh lý thuyết, luận văn có những đóng góp sau:  Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước về vai trò của KSNB, luận văn đã khẳng định KSNB đóng một vai trò thiết yếu giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh và gia tăng hiệu quả hoạt động trong các tổ chức, đơn vị.  Xác định thang đo giúp đo lường mức độ thực hiện KSNB trong lộ trình tăng cường tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Về khía cạnh thực tiễn, luận văn có những đóng góp sau:  Luận văn nêu thực tế về mức độ thực hiện KSNB trong các đơn vị trực thuộc SGTVTBD trong lộ trình tăng cường tự chủ tài chính, những mặt đã đạt 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2