Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương
lượt xem 11
download
Đề tài "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương" được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động của Agribank Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 BÌNH DƯƠNG – 2018
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG BÌNH DƯƠNG – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Phạm Thị Phương Anh i
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả chân thành cảm ơn cô PGS. TS. Nguyễn Xuân Hưng đã hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tác giả góp ý, chỉnh sửa bản thảo luận văn trong suốt quá trình thực hiện. Tác giả xin cám ơn quý thầy, cô Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình đóng góp ý kiến, tạo điều kiện và truyền dạy kiến thức trong quá trình tác giả học tập tại trường, những kiến thức quý báu đó làm nền tảng cho tác giả hoàn thành luận văn và trong việc nghiên cứu sau này. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và Cán bộ, công chức tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - CN tỉnh Bình Dương đã giúp tác giả trong quá trình thu thập dữ liệu. Tác giả luận văn Phạm Thị Phương Anh ii
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU ............................................................................ vii TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: ...................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu chung: ............................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể:................................................................................................ 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: ................................................................................... 2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ................................................... 3 5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ: ........................................... 3 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...................................................................... 5 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: ................................................................ 6 8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: ..................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ..................... 7 1.1 LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ: .................................. 7 1.1.1 Các khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ: ................................................ 7 1.1.2 Báo cáo của COSO về hệ thống KSNB: ........................................................ 8 1.1.3 Báo cáo của BASEL về hệ thống KSNB: .................................................... 11 1.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ: ........................................ 16 1.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÂN HÀNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KSNB: ....................................................................................................................... 20 1.2.1 Bộ máy của các ngân hàng thương mại: ...................................................... 20 1.2.2 Hoạt động của ngân hàng thương mại: ........................................................ 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIẾM SOÁT NỘI BỘ TẠI AGRIBANK BÌNH DƯƠNG ............................................................................................. 26 2.1 TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK BÌNH DƯƠNG: ..................................... 26 iii
- 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: .............................................................. 26 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ ................................................................................... 27 2.1.3 Cơ cấu tổ chức: ............................................................................................ 27 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................. 29 2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KSNB TẠI AGRIBANK BÌNH DƯƠNG: .................................................................................................................. 31 2.3.1 Đánh giá theo dữ liệu thứ cấp: ..................................................................... 31 2.3.1.1 Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ tại Agribank Bình Dương:.....................................................................................31 2.3.1.2 Tình hình hoạt động kiểm soát nội bộ tại Agribank Bình Dương: ....... 31 2.3.2 Đánh giá theo dữ liệu sơ cấp: ....................................................................... 38 2.3.2.1 Môi trường kiểm soát: .......................................................................... 38 2.3.2.2 Đánh giá rủi ro: ..................................................................................... 48 2.3.2.3 Hoạt động kiểm soát: ............................................................................ 52 2.3.2.4 Thông tin và truyền thông: ................................................................... 54 2.3.2.5 Hoạt động giám sát: .............................................................................. 57 2.4 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI AGRIBANK BÌNH DƯƠNG: ................ 59 2.4.1 Những ưu điểm: ........................................................................................... 60 2.4.2 Những hạn chế: ............................................................................................ 62 2.4.3 Nguyên nhân của các tồn tại: ....................................................................... 64 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI AGRIBANK BÌNH DƯƠNG.............................................. 67 3.1 ÐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB TẠI AGRIBANK BÌNH DƯƠNG ........................................................................................................ 67 3.1.1 Định hướng chung........................................................................................ 67 3.1.2 Định hướng của Ban lãnh đạo Ngân hàng với hệ thống KSNB .................. 67 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB TẠI AGRIBANK BÌNH DƯƠNG ........................................................................................................ 68 3.2.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát: ............................................................... 68 iv
- 3.2.2 Hoàn thiện đánh giá rủi ro: .......................................................................... 72 3.2.3 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát................................................................... 73 3.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin truyền thông: ............................................... 74 3.2.5 Hoàn thiện hoạt động giám sát: ................................................................... 75 3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP: ................................................... 76 3.3.1 Đối với các cơ quan Nhà nước ..................................................................... 76 3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước ....................................................................... 76 3.3.3 Đối với Agribank: ........................................................................................ 77 3.3.4 Đối với Agribank Bình Dương: ................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 80 PHỤ LỤC v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Agribank: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 2. Agribank Bình Dương:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương 3. BCTC: Báo cáo tài chính 4. BIDV: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. 5. BKS: Ban kiểm soát 6. CBNV: Cán bộ nhân viên 7. CN: Chi nhánh 8. DN: Doanh nghiệp 9. GDV: Giao dịch viên 10. IPCAS: Dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng. 11. L/C (Letter of Credit): Thư tín dụng 12. HĐQT: Hội đồng quản trị 13. HĐTV: Hội đồng thành viên 14. HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ 15. KSNB: Kiểm soát nội bộ 16. KTKSNB: Kiểm tra kiểm soát nội bộ 17. NHTM: Ngân hàng thương mại 18. NHNN: Ngân hàng nhà nước 19. NHTMCP: Ngân hàng Thương mại Cổ phần. 20. TCTD: Tổ chức tín dụng 21. TGĐ: Tổng giám đốc 22. TK: Tài khoản 23. TSC: Trụ sở chính vi
- DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Số hiệu Tên sơ đồ Trang Mô hình tổ chức quản lý của Sơ đồ 2.1 40 Agribank Bình Dương Bảng 2.1 Thành phần đối tượng khảo sát 43 Bảng tổng hợp khảo sát “Thực Bảng 2.2 63 trạng môi trường kiểm soát” Bảng tổng hợp khảo sát “Nhận Bảng 2.3 70 diện rủi ro” Bảng tổng hợp khảo sát “Hoạt Bảng 2.4 75 động kiểm soát” Bảng tổng hợp khảo sát Bảng 2.5 77 “Thông tin truyền thông” Bảng tổng hợp khảo sát “Giám Bảng 2.6 80 sát” vii
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Agribank Bình Dương là chi nhánh cấp một trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, được thành lập từ 01/01/1997 trên cơ sở hình thành địa giới hành chánh (trước đây là Agribank Tỉnh Sông Bé). Agribank Bình Dương là một trong những NHTM có quy mô lớn trong địa bàn tỉnh về mạng lưới hoạt động, tổng tài sản và nguồn vốnvới mạng lưới gồm ngân hàng tỉnh là chi nhánh loại 1, 7 chi nhánh huyện thị và tương đương, 3 phòng giao dịch thuộc các huyện. Hoạt động của Agribank Bình Dương trong những năm qua luôn định hướng theo khách hàng, tạo những điều kiện tốt nhất để khách hàng tiếp cận và sử dụng hiệu quả dịch vụ của ngân hàng. Là một trong những chi nhánh tiên phong và năng động trong hệ thống Agribank trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và định hướng khách hàng. Tuy nhiên, Agribank Bình Dương hiểu rõ bên cạnh hệ thống hoạt động kinh doanh thì HTKSNB là hệ thống thứ hai nhằm đảm bảo rủi ro của tổ chức luôn ở ngưỡng chấp nhận được. Hoạt động KSNB tốt có thể trợ giúp cho các nhà quản lý ngân hàng trong việc ngăn chặn gian lận và sai sót, mặt khác KSNB tốt còn trợ giúp cho kiểm toán độc lập có được những bằng chứng tin cậy trong việc đánh giá tính trung thực và hợp lý tình hình tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống kiểm toán nội bộ tại Agribank Bình Dương vẫn còn nhiều hạn chế cần được nghiên cứu và có giải pháp khắc phục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ, từng bước có những cải thiện rõ rệt, đóng góp đáng kể cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh. Chính vì vậy mà việc đầu tư xây dựnghệ thống kiểm soát nội bộ với hiệu quả caolà một trong những biện pháp rất quan trọng nhằm giúp ngân hàng hạn chế những sự cố, mất mát, thiệt hại và tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng là việc làm rất cần thiết. Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Agribank Bình Dương, tác giả lần lượt đưa ra các vấn đề và giải quyết như sau: viii
- 1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ. 2. Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của Agribank Bình Dương, đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt được trong HTKSNB tại Agribank Bình Dương. - Tổng quan về Agribank Bình Dương: Quá trình hình thành và phát triển; chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức - Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Agribank Bình Dương. - Những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại Agribank Bình Dương - Khảo sát và thống kê bằng phiếu câu hỏi đánh giá tình hình hoạt động kiểm soát nội bộ tại Agribank Bình Dương. 3. Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Agribank Bình Dương. ix
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán, cung cấp dịch vụ ngân hàng và là trung gian tài chính của nền kinh tế. Sức khỏe của hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng lớn tới sự vững mạnh của hệ thống tài chính quốc gia cũng như nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong vài năm trở lại đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ những yếu kém trong điều hành và hoạt động nghiệp vụ khi hoạt động ngân hàng liên tiếp xảy ra các vụ án hình sự lớn, gây chú ý mạnh mẽ đến tình hình kinh tế của xã hội. Điển hình có thể kể đến là vụ án của Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro NHTMCP Công thương chi nhánh TP.HCM – VietinBank chi nhánh TP.HCM) và Võ Anh Tuấn (nguyên cán bộ VietinBank chi nhánh TP.HCM) về cùng tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” năm 2013, vụ án Bầu Kiên và các cựu lãnh đạo ACB năm 2014 về tội cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kinh doanh trái phép và trốn thuế; vụ đại án tham nhũng Agribank năm 2015 với 18 bị cáo là nguyên cán bộ lãnh đạo của ngân hàng Agribank; hay các vụ gian lận trong nghiệp vụ thẻ và thanh toán qua mạng internet năm 2016 và gần đây nhất là vụ đại án OceanBank…. Có thể thấy nguyên nhân sâu xa chính là sự lỏng lẻo trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng, sự phân quyền điều hành cho cấp dưới mà thiếu sự kiểm tra kiểm soát đầy đủ. Là một trong những NHTM có quy mô lớn trong địa bàn tỉnh về mạng lưới hoạt động, tổng tài sản và nguồn vốn. Agribank Bình Dương hiểu rõ bên cạnh hệ thống hoạt động kinh doanh thì HTKSNB là hệ thống thứ hai nhằm đảm bảo rủi ro của tổ chức luôn ở ngưỡng chấp nhận được. Hoạt động KSNB tốt có thể trợ giúp cho các nhà quản lý ngân hàng trong việc ngăn chặn gian lận và sai sót, mặt khác KSNB tốt còn trợ giúp cho kiểm toán độc lập có được những bằng chứng tin cậy 1
- trong việc đánh giá tính trung thực và hợp lý tình hình tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống kiểm toán nội bộ tại Agribank Bình Dương vẫn còn nhiều hạn chế cần được nghiên cứu và có giải pháp khắc phục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng HTKSNB, từng bước có những cải thiện rõ rệt, đóng góp đáng kể cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh. Chính vì vậy mà việc đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với hiệu quả cao là một trong những biện pháp rất quan trọng nhằm giúp ngân hàng hạn chế những sự cố, mất mát, thiệt hại và tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng là việc làm rất cần thiết. Hiểu được vấn đề này mà tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2.1. Mục tiêu chung: Đề tài được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động của Agribank Bình Dương. 2.2. Mục tiêu cụ thể: + Đánh giá thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ của Agribank Bình Dương, qua đó chỉ ranhững mặt đạt được và chưa đạt được trong hệ thống KSNB tại Agribank Bình Dương. + Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Agribank Bình Dương. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: Để luận văn đạt được các mục tiêu trong quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: 1. Nội dung cơ bản nào liên quan đến HTKSNB trong ngân hàng thương mại? 2
- 2. Thực trạng hệ thống KSNB tại Agribank Bình Dươngđược thực hiện như thế nào? 3. Những giải pháp nào góp phần hoàn thiện HTKSNB tại Agribank Bình Dương? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Agribank Bình Dương. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động KSNB tại Agribank Bình Dương. 5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ: Trong quá trình nghiên cứu để viết luận văn, tác giả đã tham khảo rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng trong thời gian gần đây, có thể kể đến như: Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thủy Tú (2013) với đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ liên ngân hàng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Với nghiên cứu này, điểm đáng lưu ý là tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ liên ngân hàng tại BIDV và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phù hợp với quy mô và điều kiện sẵn có của BIDV. Tuy nhiên, với hạn chế về phạm vi nghiên cứu nên nghiên cứu này chỉ giới hạn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ liên ngân hàng tại BIDV nên giải pháp đưa ra chưa mang tính hệ thống. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hậu (2013) về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTMCP Bản Việt theo hướng kiểm soát rủi ro”. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đánh giá thực trạng HTKSNB tại ngân hàng. Với mục đích hoàn thiện hệ thống KSNB, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phù hợp với quy mô và điều kiện sẵn có của NHTMCP Bản Việt để thích ứng với tình hình kinh tế đầy biến động như hiện nay. Tuy nhiên điểm hạn chế của luận văn là phạm vi khảo sát chỉ diễn ra tại một Ngân hàng quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu. Vì 3
- vậy nghiên cứu chưa có đủ điều kiện để đưa ra kết luận đánh giá đầy đủ về hệ thống KSNB theo hướng kiểm soát rủi ro. Nghiên cứu của tác giả Bùi Đức Trung (2014) về “ Hoàn thiện KSNB trong nghiệp vụ cho vay đầu tư của nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định”. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng KSNB nghiệp vụ cho vay đầu tư của nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm quản trị tốt hơn nghiệp vụ cho vay đầu tư nhà nước. Thành công của luận văn này là nghiên cứu sâu và chi tiết về nội dung KSNB trong nghiệp vụ cho vay đầu tư của nhà nước tại một đối tượng cụ thể là Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định. Tuy nhiên, phạm vi khảo sát còn hạn chế, việc khảo sát chỉ diễn ra tại một chi nhánh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nên các giải pháp mang tính đặc thù địa phương và chưa áp dụng rộng rãi cho toàn hệ thống ngân hàng Phát triển Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hương Ly (2015) về “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu đầy đủ toàn diện cơ sở lý luận về KSNB NHTM theo hướng tiếp cận hiện đại của khung KSNB hợp nhất theo COSO và khung KSNB theo uỷ ban BASEL. Vấn đề này đã được một số luận văn trước đó đề cập nhưng chưa mang tính hệ thống mà chỉ mang tính giới thiệu là chủ yếu. Luận văn khá thành công khi vận dụng lý thuyết tổng hợp về KSNB theo chuẩn quốc tế để đánh giá và đề xuất giải pháp mang tính toàn hệ thống ngân hàng. Qua tham khảo các công trình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy đa phần các công trình nghiên cứu khoa học trên đã góp phần hoàn thiện HTKSNB trong ngân hàng thông qua phạm vi tiếp cận từ rủi ro hoạt động và nghiệp vụ tín dụng. Các đề tài đã nêu lên được thực trạng của HTKSNB và đưa ra các giải pháp phù hợp đối với đối tượng khảo sát. 4
- Tuy nhiên, đa phần các công trình nghiên cứu của các tác giả vẫn chỉ dừng lại ở từng quy trình cấp phát tín dụng và quy trình quản lý rủi ro hoạt động. Do đó các nghiên cứu vẫn còn những hạn chế như sau: Chưa cập nhật khuôn mẫu chung về hệ thống kiểm soát nội bộ COSO 2013. Đây được xem là khuôn mẫu tốt nhất về HTKSNB và là nền tảng cho các nghiên cứu về HTKSNB sau này. Chưa áp dụng các nguyên tắc về đánh giá HTKSNB theo BASEL. Đây được xem như là thông lệ tốt nhất cho các cơ quan giám sát thực hiện giám sát tại các ngân hàng trên thế giới. Và cũng là thông lệ tốt nhất để các tổ chức tài chính như IFC và OECD xây dựng các nguyên tắc quản trị công ty trong ngân hàng. Chưa nêu lên thực trạng về việc xây dựng và áp dụng thông tư 44 của NHNN về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ trong đối tượng khảo sát. Nhìn chung, đây là những tài liệu tham khảo quý báu cho tác giả học tập và nghiên cứu thêm, với mục tiêu hoàn thiện HTKSNB thông qua việc kế thừatừ các nghiên cứu trước đó, tác giả thực hiện nghiên cứu cụ thể thực trạng hệ thống KSNB tại Agribank Bình Dương và đề xuất các giải pháp phù hợp với ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Agribank Bình Dương. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Luận văn sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định tính và thực hiện thống kê mô tả. - Về mặt lý luận: Phương pháp hệ thống hoá nhằm nghiên cứu tài liệu về HTKSNB, đi sâu về đặc điểm HTKSNB tại Ngân hàng. - Về thực trạng: + Phương pháp điều tra: với mục đích tập hợp các dữ liệu sơ cấp của các đáp viên bằng bảng câu hỏi để thu thập thông tin, ý kiến đánh giá về vấn đềHTKSNB tại chi nhánh. 5
- + Phương pháp phỏng vấn sâu: Sau khi xử lý kết quả của các bảng khảo sát theo phương pháp điều tra, tác giả rút ra được những mặt tồn tại trong HTKSNB. Dựa vào đó, tác giả thực hiện phỏng vấn một số lãnh đạo để tìm ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục nhằm tăng tính hữu hiệu của HTKSNB. + Phương pháp quy nạp: kết hợp giữa hệ thống lý thuyết để đánh giá thực trạng về HTKSNB, tác giả đưa ra quan điểm và các giải pháp để tăng tính hữu hiệu HTKSNB tại Agribank Bình Dương. 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: - Luận văn đã đánh giá được thực trạng HTKSNB tại Agribank Bình Dương. Qua đó đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt được trong HTKSNB tại Agribank Bình Dương. - Luận văn đã vận dụng lý thuyết về HTKSNB theo báo cáo của Basel II, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB tại Agribank Bình Dương. 8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn chia làm 3 Chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Agribank chi nhánh Bình Dương. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Agribank Bình Dương. 6
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1 LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ: 1.1.1 Các khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ: Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm soát, tác giả xin đề câp đến một số quan điểm về kiểm soát của các tác giả như sau: Theo từ điển tiếng Việt: “Kiểm soát là một phương tiện nhằm giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấu tới hoạt động của một đối tượng nào đó” (Từ điển tiếng Việt, 2000, trang 3) Trong Luật kế toán Việt Nam (2015), tại Điều 39, Luật số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015của Quốc hội có nêu rõ: “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra” Theo quan điểm của tổ chức COSO (1992, trang 186): “KSNB là quá trình do người quản lý, HĐQT và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: đảm bảo sự tin cậy của của báo cáo tài chính; đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ; đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả”. Khái niệm về HTKSNB cũng được nhiều tác giả khác nhau đề cập trên nhiều góc độ, chẳng hạn: Theo hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kì (AICPA), thì HTKSNB được định nghĩa là “Hệ thống kế hoạch, tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của các tổ chức, kiểm tra độ chính xác và tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ, bám sát chủ trương quản lý đã đặt ra” 7
- Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (2001, trang 1) nêu rõ khái niệm về HTKSNB như sau: “HTKSNB được hiểu là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện các gian lận, sai sót để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị ”. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, thay thế cho chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 trước đây đã định nghĩa cụm từ KSNB thay vì HTKSNB như trước đây như sau: “KSNB là quy trình do ban quản trị, ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan” (VSA 315, 2012, trang 1). Như vậy, trên các phương diện tiếp cận thì KSNB được diễn đạt khác nhau, xong bản chất của HTKSNB là hệ thống những quy định tài chính và quy định phi tài chính do các nhà quản lý lập ra để điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của toàn doanh nghiệp theo một cách có trình tự và hiệu quả, đảm bảo tuân thủ pháp luật. 1.1.2 Báo cáo của COSO về hệ thống KSNB: ➢ Báo cáo COSO năm 1992: Theo báo cáo COSO năm 1992 thì Kiểm soát nội bộ là quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: Đảm bảo sự tin cậy của của báo cáo tài chính; đảm bảo sự tuân thủ các qui định và luật lệ; đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả Theo như COSO thì KSNB gồm 5 yếu tố cấu thành: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. 8
- ➢ Báo cáo COSO năm 2004: Trên cơ sở báo cáo của COSO năm 1992, COSO tiếp tục triển khai nghiên cứu hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp (viết tắt là ERM) năm 2001. Bản dự thảo ERM đã được công bố vào tháng 7 năm 2003; cho đến năm 2004 thì hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp chính thức được ban hành; trong đó ERM được định nghĩa gồm 8 bộ phận: Môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phỏ rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát. Tuy nhiên, hiểu một cách đúng đắn nhất thì ERM không phải để thay thế cho báo cáo COSO 1992 mà được coi là sự kế thừa, tiếp nối của báo cáo COSO 1992. ➢ Báo cáo COSO năm 2013 Kế thừa 05 nguyên tắc của Báo cáo COSO 1992, báo cáo COSO 2013 đã mở rộng ra 17 nguyên tắc; trong đó: - Môi trường kiểm soát: + Nguyên tắc 1: Đơn vị chứng minh các cam kết về tính trung thực và giá trị đạo đức. Điều này thể hiện rằng người quản lý phải chứng tỏ đơn vị quan tâm đến tính trung thực và giá trị đạo đức. + Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải chứng tỏ sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ. + Nguyên tắc 3: Nhà quản lý dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị cần thiết lập cơ cấu tổ chức, các loại báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị. + Nguyên tắc 4: Đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có năng lực thông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu của đơn vị. + Nguyên tắc 5: Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
26 p | 264 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư
135 p | 68 | 24
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai
27 p | 224 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại Viện Khoa học Môi trường
118 p | 147 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại Công ty Cổ phần Sản xuất thép Việt Mỹ
27 p | 171 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần ACC-244
117 p | 43 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông Viettel
113 p | 43 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
136 p | 40 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển kỹ thuật
143 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình
151 p | 31 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu công nghiệp Tectyl
130 p | 39 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Liên Đoàn Địa chất và Khoáng sản biển
90 p | 35 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 37 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ Công ty Vietravel
90 p | 33 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động - Xã hội
111 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Công ty Sam Sung Việt Nam
125 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông
130 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn