Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý thu thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh; xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động; từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM NGUYỄN THỊ HIẾN NÂNG CAO KẾT QUẢ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế Toán Mã số ngành: 60340301 TP.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM NGUYỄN THỊ HIẾN NÂNG CAO KẾT QUẢ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế Toán Mã số ngành: 60340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN TP.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2015
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN ĐỈNH NGUYÊN (Họ tên và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25 tháng 07 năm 2015. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 TS. Phan Mỹ Hạnh Chủ tịch 2 TS. Phan Thị Hằng Nga Phản biện 1 3 TS. Hà Văn Dũng Phản biện 2 4 PGS.TS. Nguyễn Thị Loan Ủy viên 5 TS. Nguyễn Anh Phong Ủy viên, thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sữa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày tháng năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Thị Hiến Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 12/10/1972 Nơi sinh: Nghệ An Chuyên ngành: Kế toán MSHV : 1341850016 I - Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh. II - Nhiệm vụ và nội dung: Phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý thu thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh III - Ngày giao nhiệm vụ: 18/8/2014 IV - Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 10/06/2015 V - Cán bộ hướng dẫn : PGS.TS. Phan Đình Nguyên Học vị: Trưởng khoa Kế toán tài chính ngân hàng Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS.TS Phan Đình Nguyên
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Thị Hiến, mã số học viên là 1341850016, chuyên ngành Kế toán, trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cam đoan rằng Luận văn với đề tài: “Nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế quận Bình Thạnh” là công trình khoa học của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Phó giáo sư – Tiến sĩ Phan Đình Nguyên. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong Luận văn là trung thực và ghi rõ nguồn gốc, các kết quả nghiên cứu đã trình bày chưa được công bố trên bất kỳ công trình nghiên cứu nào, nếu có gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Thị Hiến
- ii LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH), tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh” với kỳ vọng được ứng dụng hiệu quả cho chi cục thuế Bình Thạnh và các cơ quan thuế khác, và là tiền đề cho các công trình nghiên cứu ứng dụng rộng hơn trong lĩnh vực thuế. Kết quả của luận văn này được tạo lập trên cơ sở kiến thức được trang bị tại Trường và do được sự tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ của các giảng viên, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Quý thầy, cô Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã tận tâm truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường làm nền tảng để nghiên cứu. - Phó Giáo sư Tiến sĩ Phan Đình Nguyên, với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu, định hướng về đề tài phù hợp với nghề nghiệp và khả năng của tôi, và đã bỏ nhiều thời gian đọc và chỉnh sửa từng nội chi tiết từ khi lập đề cương đến khi hoàn thành luận văn của tôi. - Các đồng nghiệp tại chi cục Thuế Bình Thạnh đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thực hiện đề tài. - Gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đề tài quản lý thu thuế tuy không mới nhưng luôn nóng vì công tác quản lý thu thuế phải thật sự hiệu quả mới đem được nguồn thu cho ngân sách, dù đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu, tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, giảng viên hướng dẫn, song chắc chắn khi viết tác giả vẫn còn thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến quý báu từ quý thầy, cô, đồng nghiệp và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả: Nguyễn Thị Hiến
- iii TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm tìm hiểu các nhân tố tác động đến kết quả thu ngân sách nhà nước đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh. Tác giả đã thu thập số liệu thực tế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh qua các năm và đưa vào phần mềm thống kê SPSS 16 để xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả thu ngân sách, lập mô hình tuyến tính mối quan hệ giữa các yếu tố. Từ đó tác giả đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm củng cố, kiện toàn tổ chức triển khai các nhiệm vụ và các biện pháp chủ yếu nhằm đạt hiệu quả cao nhất góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với Chi cục thuế quận Bình Thạnh trong việc vận dụng kỹ thuật phân tích này vào thực tiễn hoạt động quản lý thu thuế đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua những kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân tồn tại giúp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế và có định hướng giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị.
- iv ABSTRACT The aim objective of the subject is to have a look on the factors which are impact to the Tax collection of National Budget to the small and medium enterprises registered at the Binh Thanh Tax Department. The Author had collected actual data at the Binh Thanh Tax Department for years, the data were analyzed at the SPSS 16 software and perform linear model to see the impact of the factors to the result of the tax collection of National Budget. The research also provides indicator, solutions to improve the effectiveness on the tax collection of National Budget. The research gives meaningful to the Binh Thanh Tax Department in the implementation of analytical technique to the tax collection from small and medium enterprises in reality. The consequences, the limitations, the existed causes are helpful to improve the tax management and tax strategy in the reality at the department.
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ CỤM TỪ VIẾT TẮT 1 Cán bộ công chức CBCC 2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN 3 Ngân sách Nhà nước NSNN 4 Sản xuất kinh doanh SXKD 5 Doanh nghiệp DN 6 Giá trị gia tăng GTGT 7 Thu nhập doanh nghiệp TNDN 8 Tiêu thụ đặc biệt TTĐB 9 Thu nhập cá nhân TNCN 10 Uỷ ban nhân dân UBND 11 Hợp tác xã HTX 12 Mã số thuế MST 11 Nghiệp vụ tổng hợp dự toán NVDT-TTHT 12 Sử dụng đất phi nông nghiệp SSĐ PNN 13 Công thương nghiệp ngoài quốc doanh CTN - NQD 14 Doanh nghiệp tư nhân DNTN 15 Trách nhiệm hữu hạn TNHH 16 Người nộp thuế NNT 17 Chính phủ CP
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................... iii ABSTRACT ................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. v CHƯƠNG 1 .................................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 6 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 6 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 6 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 9 1.5. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 9 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 10 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ....................... 10 2.1. Tổng quan về thuế, quản lý thuế, chính sách thuế ........................................... 10 2.1.1 Khái niệm về thuế ...................................................................................... 10 2.1.2. Khái niệm quản lý thuế ............................................................................. 11 2.1.3. Hệ thống thuế và phân loại thuế................................................................ 12 2.1.3.1 Hệ thống thuế ........................................................................................ 12 2.1.3.2 Phân loại thuế ........................................................................................ 12 2.2. Bản chất, chức năng, vai trò của thuế .............................................................. 13 2.2.1 Bản chất của thuế ....................................................................................... 13 2.2.2. Chức năng của thuế ................................................................................... 15 2.2.3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế ............................................................. 15 2.3. Các nguyên tắc trong xây dựng hệ thống thuế ................................................. 17 2.3.1. Nguyên tắc công bằng ............................................................................... 17 2.3.2. Nguyên tắc hiệu quả .................................................................................. 17 2.3.3. Nguyên tắc linh hoạt ................................................................................. 18
- vii 2.3.4. Nguyên tắc minh bạch ............................................................................... 18 2.4. Cơ quan quản lý thuế tại Việt Nam .................................................................. 18 2.4.1. Cơ quan quản lý thuế ................................................................................ 18 2.4.2. Các nguyên tắc trong quản lý thuế ............................................................ 19 2.5. Nội dung quản lý thuế ...................................................................................... 19 2.6. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế ...................................... 20 2.6.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế ..................................................... 20 2.6.2. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế ........................................................ 20 2.7. Người nộp thuế ................................................................................................. 21 2.7.1. Quyền của người nộp thuế ........................................................................ 21 2.7.2. Nghĩa vụ của người nộp thuế .................................................................... 22 2.8. Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ......................................... 23 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ 26 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔNG SỐ ........... 26 THU THUẾ ............................................................................................................. 26 3.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thiết ................................................................. 26 3.1.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 26 3.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 27 3.1.3 Số liệu cần thu thập cho nghiên cứu .......................................................... 27 3.2 Quy trình khảo sát ............................................................................................. 27 3.2.1 Khảo sát bảng câu hỏi khảo sát .................................................................. 27 3.2.2 Xác định kích thước mẫu và thang đo ....................................................... 28 3.2.2.1 Kích thước mẫu ..................................................................................... 28 3.2.2.2 Thang đo ............................................................................................... 28 3.2.3 Gởi phiếu khảo sát...................................................................................... 29 3.2.4 Nhận kết quả trả lời ................................................................................... 29 3.3 Xử lý số liệu ..................................................................................................... 30 3.4 Kỹ thuật phân tích dữ liệu ................................................................................ 30 CHƯƠNG 4 ................................................................................................................ 31 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN ........................... 31
- viii BÌNH THẠNH ............................................................................................................ 31 4.1. Khái quát tình hình phát triển DNVVN tại TP. Hồ Chí Minh ......................... 31 4.2. Khái quát về Chi cục thuế quận Bình Thạnh ................................................... 32 4.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, vị trí ....................................................................... 32 4.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy.............................................................................. 34 4.3. Kết quả phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ thu tại Chi Cục thuế quận Bình Thạnh ....................................................................................................................... 37 4.3.1 Phân tích thống kê ...................................................................................... 37 4.3.1.1 Kết quả đánh giá về cơ quan quản lý thuế ............................................ 37 4.3.1.2 Kết quả đánh giá về quy định pháp luật thuế ........................................ 39 4.3.1.3 Kết quả đánh giá về Người nộp thuế .................................................... 40 4.4 Kiểm định sơ bộ ................................................................................................ 40 4.4.1 Kiểm định các giả thiết .............................................................................. 40 4.4.1.1 Kiểm định giả thiết về sự phù hợp của mô hình ................................... 40 4.4.1.2 Kiểm định giả thiết về ý nghĩa của hệ số hồi quy ................................. 41 4.4.1.3 Đo lường Đa cộng tuyến ....................................................................... 41 4.4.2 Kết quả hồi quy .......................................................................................... 41 4.5 Đánh giá chung công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh ....... 42 4.5.1 Tình hình thực hiện công tác thu NSNN qua các năm 2012-2014 ............ 42 4.5.1.1 Tình hình thực hiện dự toán thu năm 2012 ........................................... 43 4.5.1.2 Tình hình thực hiện dự toán thu năm 2013 ........................................... 44 4.5.1.3 Tình hình thực hiện dự toán thu năm 2014 ........................................... 45 4.5.2 Những thành tựu đạt được.......................................................................... 46 4.5.2.1 Cơ quan quản lý thuế ............................................................................ 47 4.5.2.2 Chính sách pháp luật về thuế ................................................................ 50 4.5.2.3 Ý thức chấp hành pháp luật thuế của Người nộp thuế .......................... 51 4.5.3 Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 52 4.5.3.1 Cơ quan quản lý thuế ............................................................................ 52 4.5.3.2 Chính sách pháp luật về thuế ................................................................ 56 4.5.3.3 Ý thức chấp hành pháp luật thuế của Người nộp thuế .......................... 59 CHƯƠNG 5 ................................................................................................................ 62
- ix PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH ............................................................................................... 62 5.1. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm ngành thuế trong thời gian tới................ 62 5.1.1 Qui định thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu thu NSNN .................................... 62 5.1.2 Phương hướng ............................................................................................ 62 5.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với DNVVN tại Chi cục Thuế quận Bình Thạnh .............................................................................. 63 5.2.1 Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô...................................................................... 63 5.2.1.1 Hoàn thiện văn bản pháp luật................................................................ 63 5.1.2.2 Về quản lý thuế tại cơ quan thuế........................................................... 66 5.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể từ Chi cục thuế quận Bình Thạnh ......................... 72 5.2.2.1 Về công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế ............................................ 72 5.2.2.2 Về chính sách pháp luật thuế ................................................................ 79 5.2.2.3 Các giải pháp đối với Người nộp thuế .................................................. 82 5.3 Kiến nghị ........................................................................................................... 82 5.4 Kết luận ............................................................................................................. 84
- x DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu tham vấn 26 Bảng 4.1 Kết quả đánh giá về cơ quan quản lý thuế 38 Bảng 4.2 Kết quả đánh giá về quy định pháp luật thuế 38 Bảng 4.3 Kết quả đánh giá về người nộp thuế 40 Hình 5.1 Quy trình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp 71
- 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Sau nhiều năm thực hiện cải cách chính sách và quản lý thuế, ngành thuế đã có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ phát triển Nhà nước đã đề ra. Hệ thống chính sách thuế tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo bao quát đầy đủ các nguồn thu hiện có và phù hợp với nền kinh tế đang chuyển đổi theo cơ chế thị trường. Công tác quản lý thu thuế từng bước được chuyên môn hoá, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong quản lý thu nộp thuế, bảo đảm tính công khai, dân chủ. Cùng với ngành thuế cả nước, Chi cục thuế quận Bình Thạnh luôn hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn thành phố. Kết quả thu năm sau cao hơn năm trước. Tổ chức quản lý thu thuế từng bước được cải cách, hiện đại hoá; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức (CBCC) thuế ngày càng được nâng lên. Hiện nay với hơn 12.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), là một nhân tố quan trọng trong việc đóng góp nguồn thu cho Ngân sách nhà nước (NSNN) ở địa phương. Chính sách thuế trên xu hướng giảm mức huy động thông qua việc giảm thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp và chủ trương cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian kê khai thuế của Chính phủ được Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế quan tâm chỉ đạo, đã tạo sự phấn khởi trong cộng đồng doanh nghiệp (DN); riêng tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh thống kê trong năm 2014 đối tượng nộp thuế đang hoạt động là 28.112 đơn vị, trong đó, đăng ký mới là 2.082 đơn vị. Riêng số DN xin ngưng hoạt động là 1.350 đơn vị. 1 Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành Phố, Bộ Tài chính - Tổng Cục thuế. Bên cạnh đó, không thể thiếu sự phối hợp hiệu quả của Quận Ủy, Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Quận; sự hỗ trợ và phối hợp có hiệu quả của các ngành, các Phòng ban, UBND các Phường, Ban Quản lý các chợ; những chính sách và giải pháp kịp thời của Chính Phủ, Chi cục thuế quận Bình Thạnh đã triển khai có hiệu 1 Báo cáo tổng kết công tác thuế 2014 và nhiệm vụ thuế 2015 của Chi cục thuế Q.Bình Thạnh
- 2 quả các chính sách do Quốc hội, Chính phủ ban hành. Ngoài ra còn có sự góp phần quan trọng của các DN trong việc đồng thuận với các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nỗ lực khắc phục khó khăn và ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế ngày càng nâng cao. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ có tính cưỡng chế dùng để phân phối thu nhập và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đây là công cụ tinh tế và nhạy cảm, liên quan đến lợi ích của các chủ thể và có tác động sâu rộng đến hầu hết các mặt của nền kinh tế - xã hội. Thu đúng, thu đủ số thuế ngoài việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội còn tạo nguồn thu để duy trì bộ máy Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện nhiệm vụ chính trị: chi cho an ninh quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hoá, các chính sách phát triển kinh tế xã hội, phúc lợi công cộng... Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống thuế Việt Nam ngày càng được đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới. Việc đổi mới chính sách thuế của Nhà nước trong thời gian qua cùng với Luật quản lý thuế đã góp phần không nhỏ trong việc khuyến khích đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, từng bước phát huy tác dụng tích cực trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của chính sách thuế thì việc thực thi pháp luật thuế còn nhiều phức tạp và khó khăn, do đó dễ dẫn đến tình trạng các đối tượng nộp thuế lợi dụng những kẻ hở trong công tác quản lý thuế để thực hiện các hành vi gian lận, lách thuế, trốn lậu thuế gây thất thu cho NSNN. Thông qua việc kiểm tra, thanh tra thuế sẽ giúp cho người nộp thuế (NNT) thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về thuế, ngăn ngừa, xử lý những mặt tiêu cực, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, đồng thời cũng giúp cơ quan thuế thu đúng, thu đủ, kịp thời và chính xác các khoản thuế cho NSNN. Có thể nói, công tác quản lý thu thuế là chức năng quan trọng nhất của ngành thuế (Kê khai kế toán thuế; Tuyên truyên hỗ trợ người nộp thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế thuế; Kiểm tra, thanh tra thuế). Làm sao để hài hòa được lợi ích của nhà nước và nhân dân? Đó là một câu hỏi lớn đối với ngành thuế cũng là trách nhiệm của từng công chức thuế. Điều này đòi hỏi Chính phủ, Bộ tài chính phải đề ra được những biện pháp phù hợp nhất
- 3 trong công tác quản lý thu thuế nhằm hạn chế thấp nhất những hành vi gian lận, trốn thuế, đồng thời góp phần xây dựng cơ quan thuế trong sạch, vững mạnh. Hiện nay, những công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thuế đã được công bố, có thể nêu một số công trình điển hình như sau: * Các luận án tiến sĩ gồm có: - “ Những vấn đề Lý luận và thực tiễn của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế ở Việt Nam” Luận án tiến sĩ luật học của Trần Trung Nhân - Hà Nội năm 2006. Công trình khoa học này, tác giả tập trung vào việc xác định các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật thuế; đánh giá thực trạng pháp luật thuế dựa trên các tiêu chí mà tác giả đã xây dựng trong đó chủ yếu hướng đến việc hoàn thiện pháp luật về nội dung các sắc thuế, còn bộ phận pháp luật quản lý thuế, công trình khoa học này chỉ dành khoảng hơn 10 trang ở chương 2 (từ trang 114 đến trang 125) để đánh giá khái quát các quy định của pháp luật quản lý thuế và dành hơn 10 trang ở chương 3 (từ trang 172 đến trang 180) để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế trong đó chủ yếu hướng đến việc cần thiết phải ban hành Luật quản lý thuế để thống nhất công tác quản lý thuế ở nước ta..[15] - Nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Giang (2010) “ Phân tích hoạt động chuyển giá trong các công ty đa quốc gia tại Việt Nam”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp này tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp lý thuyết suy luận logic, phân tích-tổng hợp, so sánh - đối chiếu để nhìn nhận một cách chính xác về các vấn đề liên quan đến hiện tượng chuyển giá. Phương pháp nghiên cứu là đi từ thực tiễn các giao dịch liên kết và công tác chống chuyển giá tại Việt Nam và một số nước trên thế giới, đề ra giải pháp cho vấn đề chống chuyển giá tại Việt Nam. Phân tích các tác động của chuyển giá đối với nền kinh tế, động cơ và thủ thuật thực hiện chuyển giá của các DN FDI, nêu một số hình thức chuyển giá tiêu biểu thông qua hình thức nâng chi phí đầu vào, hạ thấp giá bán ra.... Chống chuyển giá ngăn chặn được thất thoát thuế thu nhập doanh nghiệp, làm giảm giá thành sản phẩm, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và tăng thu nhập cho NSNN. [16] Những công trình nghiên cứu khoa học nêu trên đã cung cấp cho tác giả những cơ sở lý luận về quản lý thuế và pháp luật thuế một cách sâu sắc và
- 4 toàn diện, những tư tưởng cơ bản để định hướng chung cho các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế, một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn. * Các công trình nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, các bài nghiên cứu khoa học, đề tài gồm có: - Đề tài “Giải pháp tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình” năm 2006 của tác giả Lê Nam Việt của trường Đại học nông nghiệp Hà Nội là đề tài luận văn thạc sĩ, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá và tổng hợp những cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn cho những giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các DN tại địa bàn huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình. Cụ thể, luận văn đã giải quyết các vấn đề: Hệ thống hoá và làm rõ hơn cơ sở lý luận về sự tuân thủ thuế của DN, quản lý thu thuế của Nhà nước đối với DN; làm rõ thực trạng tuân thủ thuế của DN trên địa bàn huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình, tình hình quản lý thu thuế trên địa bàn nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của DN; đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của DN trên địa bàn trong giai đoạn tới.[17] - Đề tài: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Mai Phương (2008) đã khái quát thực trạng công tác quản lý thuế ở Việt Nam trên 02 góc độ: thực trạng công tác công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế và thực trạng công tác hành thu. Từ phân tích kinh nghiệm quản lý thu thuế của một số nước trên thế giới và thực trạng của Việt Nam, đề tài nêu số bài học kinh nghiệm và nêu ra một số giải pháp khá phù hợp với Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập đến một số vấn đề lý thuyết cơ bản như: khái niệm quản lý thuế. Một số nhận xét về cải cách quản lý thuế ở một số nước trên thế giới được tác giả nêu ra là phong phú nhưng bài học cho Việt Nam thì chưa rõ. Các giải pháp chưa có tính đột phá để cải thiện về cơ bản công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay.[18] Các đề tài nghiên cứu khoa học trên, có một số nghiên cứu đề cập đến công tác quản lý thu thuế nhưng ở phạm vi hẹp trong một sắc thuế, mang tính hướng dẫn chỉ đạo hoặc nghiên cứu ở góc độ luật học. Luận văn thạc sĩ về công tác quản lý thu thuế chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính hoặc có sử
- 5 dụng phương pháp định lượng nhưng kết quả nghiên cứu còn giới hạn đó là đã loại bỏ ảnh hưởng của chính sách tuyên truyền hỗ trợ NNT để giảm thất thu thuế. * Các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học ở nước ngoài: - “Risk management guide for tax administrations”, European commission directorate – general taxation and customs union (2006): Tài liệu này giới thiệu về rủi ro trong quản lý thuế, quy trình quản lý rủi ro, trình bày các kỹ thuật quản lý rủi ro cùng các ví dụ cụ thể về việc quản lý rủi ro ở một số quốc gia như: Thụy Điển, Hà Lan, Anh, Đức, Ý...., đồng thời cung cấp một cách nhìn tổng quan về cách thức quản lý rủi ro đã được ứng dụng vào công việc của cơ quan thuế các nước.[26] - “Unwilling or unable to cheat ? Evidence from a randomized tax audit experiment in Denmark”, Henrik J. Kleven, Martin B. Knudsen, Claus T. Kreiner, Søren Pedersen, Emmanuel Saez (2010), National bureau of economic research, Cambridge: Ở công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả xem xét, đánh giá các bằng chứng thực tế qua kết quả kiểm toán thuế không báo trước và có báo trước của 2 nhóm báo cáo do người nộp thuế tự lập và báo cáo do bên thứ ba lập. Từ đó đưa ra nhận định việc thực thi pháp luật thuế nghiêm ngặt là một công cụ hiệu quả hơn nhiều để chống trốn thuế so với việc giảm thuế suất và các báo cáo do bên thứ ba thiết lập thì tình trạng trốn thuế là rất khiêm tốn. Nhóm tác giả cũng đưa ra kết luận việc sử dụng các nguồn lực của cơ quan thuế sẽ tốt hơn, tiết kiệm hơn khi thực hiện kiểm toán thuế trên thông tin báo cáo của bên thứ ba. [27] - “An Economic Model of Tax Compliance with Individual Morality and Group Conformity”, Laura Sour (2004), economia mexicana NUEVA ÉPOCA, vol. XIII, núm. 1, primer semestre de 2004: Bài viết này, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm thưởng, phạt và luân lý xã hội; kết hợp các yếu tố kinh tế, tâm lý, và xã hội học giúp giải thích hành vi trung thực trong người nộp thuế. Tác giả đã cung cấp bằng chứng về vai trò quan trọng của giá trị đạo đức và tương tác xã hội trong việc tuân thủ của người nộp thuế.[28] Các công trình trên tập trung nghiên cứu về hành vi tuân thủ của người nộp thuế đối với thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, các công trình khoa học này chỉ là bài đọc thêm trong quá trình thực hiện luận văn của tác giả.
- 6 Là một công chức làm việc lâu năm trong ngành thuế, đứng trước yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Nhằm mục tiêu tăng thu cho Ngân sách, nâng cao năng lực quản lý thuế, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ hành chính trong lĩnh vực thuế. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu về công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế thì việc xây dựng hoàn thiện chính sách thuế nói chung và quản lý thu thuế đối với DNVVN nói riêng là một đòi hỏi cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi chọn đề tài: " Nâng cao kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh" làm luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. 1.3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn hướng đến các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu thứ nhất: Xác định các biến đánh giá có ý nghĩa thống kê của cơ quan quản lý thuế, quy định pháp luật về thuế, NNT tác động đến tổng số thu thuế. Định lượng cụ thể mức tác động của cơ quan quản lý thuế, quy định pháp luật về thuế, NNT đến tổng số thu thuế. Mục tiêu thứ hai: Đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý thuế, nâng cao sự tuân thủ tự nguyện của NNT góp phần gia tăng tổng số thu thuế vào NSNN. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức: • Giai đoạn 1: Dựa trên cơ sở lý thuyết thu thập được, tác giả xây dựng bộ thang đo Likert đánh giá về cơ quan quản lý thuế, quy định pháp luật về thuế, NNT. Tham khảo ý kiến cán bộ thuế và một số DN hoạt động trên địa bàn để hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. • Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát từ các DNVVN đang hoạt động trên địa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
26 p | 257 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư
135 p | 59 | 24
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai
27 p | 219 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại Viện Khoa học Môi trường
118 p | 143 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại Công ty Cổ phần Sản xuất thép Việt Mỹ
27 p | 168 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông Viettel
113 p | 41 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
136 p | 38 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển kỹ thuật
143 p | 33 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam
141 p | 31 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình
151 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu công nghiệp Tectyl
130 p | 37 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Liên Đoàn Địa chất và Khoáng sản biển
90 p | 32 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ Công ty Vietravel
90 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động - Xã hội
111 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Công ty Sam Sung Việt Nam
125 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông
130 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn