intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

24
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn “Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương” nhằm tìm hiểu và đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dương

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GỐM SỨ TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG - 2021
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GỐM SỨ TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ PGS. TS TRẦN PHƢỚC BÌNH DƢƠNG – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng” do chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Trần Phƣớc. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài này không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Tp.TDM , ngày………tháng…….năm 2021 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Phƣơng Thảo i
  4. TÓM TẮT Sản xuất gốm sứ là một trong những ngành kinh tế quan trọng, có quy mô lớn trong sản xuất, xuất khẩu, sử dụng lao động và chiếm lĩnh thị trƣờng. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ giúp các nhà quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ đối phó với rủi ro và đạt đƣợc các mục tiêu của doanh nghiệp nhƣ: bảo vệ tài sản; đảm bảo độ tin cậy của hệ thống thông tin; đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật và kinh doanh có hiệu quả. Luận văn “Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng” nhằm tìm hiểu và đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ; xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Bằng việc sử dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng nhƣ: phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp thảo luận nhóm, tiếp cận thông tin, phƣơng pháp phân tích, quy nạp, diễn giải, thống kê mô tả, phân tích hồi quy tuyến tính bằng công cụ phân tích thống kê SPSS 22 để kiểm định và đo lƣờng các nhân tố, từ đó đề xuất một số hàm ý và kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng. ii
  5. LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ kế toán với đề tài “Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và đƣợc sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo PGS.TS Trần Phƣớc đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn cũng nhƣ cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, Viện Sau Đại học và các đơn vị phòng ban liên quan trong trƣờng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn. TÁC GIẢ Nguyễn Thị Phƣơng Thảo iii
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh APEC : Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng) ASEAN : Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ) AFTA : ASEAN Free Trade Area (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN) COBIT : Control Objectives for Information and Related Technology (Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực có liên quan) COSO : Committee of Sponsoring Organization WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thƣơng mại Thế giới) Tiếng việt BHXH : Bảo hiểm xã hội CBTS : Chế biến thủy sản CNTT : Công nghệ thông tin DN : Doanh nghiệp DNSX : Doanh nghiệp sản xuất DNTN : Doanh nghiệp tƣ nhân HĐQT : Hội đồng quản trị HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB : Kiểm soát nội bộ NQL : Nhà quản lý SXKD : Sản xuất kinh doanh XNTD : Xí nghiệp tƣ doanh iv
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB ....................... 6 Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu ban đầu về các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ về thu BHXH ............................................................................ 12 Hình 2.1: Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB ..... 21 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 38 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu dự kiến ............................................................... 39 Hình 4.1: Các giai đoạn của quy trình sản xuất gốm sứ .................................... 52 Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dƣ từ hồi quy ............... 86 Hình 4.3: Biểu đồ tần số của phần dƣ chuẩn hóa ................................................ 87 Hình 4.4: Đồ thị P-P plot của phần dƣ đã chuẩn hóa ........................................... 88 v
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Thống kê kết quả khảo sát về môi trƣờng kiểm soát ........................ 56 Bảng 4.2: Thống kê kết quả khảo sát về đánh giá rủi ro .................................... 58 Bảng 4.3: Thống kê kết quả khảo sát về hoạt động giám sát ............................ 60 Bảng 4.4: Thống kê kết quả khảo sát về thông tin truyền thông ....................... 61 Bảng 4.5: Thống kê kết quả khảo sát về giám s át ............................................ 63 Bảng 4.6: Thống kê mô tả đối tƣợng khảo sát .................................................. 71 Bảng 4.7: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Combach Alpha ................. 73 Bảng 4.8: Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA .......................................... 76 Bảng 4.9: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay .................................................. 78 Bảng 4.10: Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA ........................................ 79 Bảng 4.11: Thống kê mô tả “Môi trƣờng Kiểm Soát” ...................................... 80 Bảng 4.12: Thống kê mô tả “Đánh giá rủi ro” ................................................... 80 Bảng 4.13: Thống kê mô tả “Hoạt động kiểm soát ........................................... 81 Bảng 4.14: Thống kê mô tả “Thông tin truyền thông” ..................................... 81 Bảng 4.15: Thống kê mô tả “Giám sát” ............................................................ 81 Bảng 4.16: Ma trận tƣơng quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ........ 83 Bảng 4.17: Phân tích hồi quy tuyến tính bội mô hình ....................................... 84 Bảng 4.18: Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy ......................................... 84 Bảng 4.19: Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình ............... 85 Bảng 4.20: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết ....................................... 90 Bảng 5.1: Vị trí quan trọng các nhân tố ............................................................ 95 vi
  9. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i TÓM TẮT ........................................................................................................ ii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. vi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................... 3 4.1. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 4.2. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 3 6. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 4 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................ 5 1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài ...................................................................... 5 1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc .................................................................... 10 1.3. Nhận xét các nghiên cứu trƣớc và xác định khe hổng nghiên cứu ..... 14 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ............... 16 2.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ .............................................................. 16 2.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ ................................................................... 16 2.1.2. Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ........................................................ 18 vii
  10. 2.2. Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ........................................................................................ 19 2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB ........... 21 2.3.1. Môi trƣờng kiểm soát ............................................................................. 22 2.3.2. Đánh giá rủi ro ....................................................................................... 24 2.3.3. Hoạt động kiểm soát............................................................................... 26 2.3.4. Thông tin và truyền thông ...................................................................... 28 2.3.5. Giám sát ................................................................................................. 31 2.4. Các lý thuyết nền có liên quan ............................................................... 32 2.4.1. Lý thuyết hiện đại (Agency theory) ....................................................... 32 2.4.2. Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory) .......................................... 34 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 37 3.1. Khung nghiên cứu đề tài......................................................................... 37 3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết ......................................................... 38 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 40 3.4. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi ........................................ 41 3.5. Chọn mẫu ................................................................................................. 47 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................ 50 4.1. Giới thiệu chung tình hình hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng .................................................... 50 4.1.1. Vài nét sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển ngành sản xuất gốm sứ ở Bình Dƣơng ................................................................................................... 50 4.1.2. Quy trình sản xuất gốm sứ ..................................................................... 51 4.2. Khảo sát thực trạng hệ thống KSNB ngành sản xuất gốm sứ tại Bình Dƣơng .............................................................................................................. 55 4.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 55 4.2.2. Đánh giá hệ thống KSNB các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ Bình Dƣơng .......................................................................................................................... 64 viii
  11. 4.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng .............................................................................................................. 70 4.4. Bàn luận kết quả...................................................................................... 90 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN – HÀM Ý VÀ KIẾN NGHỊ .............................. 95 5.1. Kết luận .................................................................................................... 95 5.2. Một số Hàm ý và Kiến nghị .................................................................... 96 5.3. Hạn chế ................................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 106 PHỤ LỤC ix
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bình Dƣơng là một trong những tỉnh thuộc loại mạnh của cả nƣớc về sản xuất và kinh doanh xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ. Với vai trò là một trong mƣời lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế Việt Nam, nghành gốm sứ đóng góp vào giá trị tăng trƣởng kinh tế. Trong năm 2018 vừa qua, nghành gốm cả nƣớc đạt giá trị xuất khẩu khoản 450 triệu USD, trong đó gốm sứ Bình Dƣơng đóng góp 50% kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của cả nƣớc (nguồn: Sở công thƣơng). Mỗi năm cung cấp ra thị trƣờng 130 - 150 triệu sản phẩm các loại Giá trị xuất khẩu bình quân khoảng 150 triệu USD/năm, thị trƣờng tiêu thụ nội địa 70 triệu USD/năm. Giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong tỉnh. Không chỉ dừng lại thị trƣờng trong nƣớc hàng gốm sứ còn thu hút thị trƣờng thế giới bởi nét đặc trƣng của sản phẩm kết đƣợc tinh từ bàn tay của các nghệ nhân tạo nên sự khác biệt đói với các mặt hàng khác. Thị trƣờng chủ yếu của mặt hàng này là các nƣớc ở châu Mỹ nhƣ Hoa Kỳ, khu vực Nam Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, … Hội nhập quốc tế đã tạo ra cơ hội đồng thời cũng mang lại thách thức cho ngành gốm sứ tại Bình Dƣơng khi phải cạnh tranh với các mặt hàng ngoài nƣớc, cùng với sự lựa chọn khắt khe của ngƣời tiêu dùng thì điều quan trọng là cần tạo sự khác biệt và đẳng cấp của sản phẩm, thể hiện đặc trƣng văn hóa của quốc gia khi sản xuất ra sản phẩm. Trong quá trình tạo ra cái gọi là khác biệt và đẳng cắp của sản phẩm, không chỉ riêng các DN hoạt dộng trong lĩnh vực gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng mà đối với tất cả các DN hoạt động trong lĩnh vực khác luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro xuất phát từ chính bên trong nội bộ doanh nghiệp hay từ các nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Gốm sứ Bình Dƣơng cho biết thời gian qua có không ít doanh nghiệp Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Tây Ban Nha... đến Bình Dƣơng thu gom hàng gốm sứ giá rẻ. Các DN này thƣờng tìm đến những cơ sở nhỏ, công nghệ lạc hậu để thu gom hàng hoặc nhập sản phẩm gốm sứ từ quốc gia khác về Bình Dƣơng để tái xuất qua thị trƣờng thứ ba. Đây là một hình thức gian lận thƣơng 1
  13. mại, khiến các doanh nghiệp gốm sứ chân chính trong tỉnh gặp nhiều khó khăn. Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các ứng dụng công nghệ thông tin đã ảnh hƣởng đến hệ thống thông tin kế toán. Điều này mang đến rất nhiều thuận lợi cho DN trong việc minh bạch hoá các thông tin nhƣng đó cũng là thách thức cho DN trong việc kiểm soát và bảo vệ thông tin của mình. HTKSNB cũng cần phải thay đổi, theo chiều hƣớng chịu ảnh hƣởng của việc xử lý dữ liệu bằng điện tử. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải chủ động tự thiết kế cho mình một hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo tính hữu hiệu, để quản lý nhận diện và giảm thiểu các rủi ro. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở lý thuyết liên quan đến HTKSNB để nhận diện các nhân tố và đánh giá mức độ ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng. Qua đó đề xuất một số hàm ý và kiến nghị có liên quan nhằm hoàn thiện HTKSNB trong các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Vận dụng các thành phần đánh giá hệ thống KSNB của COSO 2013 để xác định mô hình những nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng. - Khảo sát và đánh giá thực trạng HTKSNB trong các DNSX gốm sứ trên địa tỉnh Bình Dƣơng trong thời gian gần đây. - Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau: 2
  14. (1) Những nhân tố nào tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB của các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng? (2) Thực trạng HTKSNB trong các DNSX gốm sứ trên địa tỉnh Bình Dƣơng? (3) Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng nhƣ thế nào? 4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vào các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tại tỉnh Bình Dƣơng. - Về thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2019-2020. 4.2. Đối tƣợng nghiên cứu Các bộ phận cấu thành, các nguyên tắc KSNB theo khuôn mẫu COSO 2013. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu định tính thông qua các kỹ thuật cơ bản nhƣ thu thập dữ liệu sơ cấp, so sánh khuôn khổ mô hình lý thuyết theo COSO 2013 với mô hình kiểm soát nội bộ đang áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ. Quan sát thực tế công tác kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ từ bộ máy quản lý đến chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban liên quan đến công tác kiểm soát để tìm hiểu thực trạng công tác kiểm soát nội bộ tại đó. Thảo luận nhóm với các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm tới lĩnh vực nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu và các thành phần của thang đo, hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu định lƣợng dựa trên cơ sở các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đã đƣợc xác định sẽ tiến hành đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng 3
  15. của từng nhân tố thông qua bảng câu hỏi đƣợc thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 điểm, xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 22 để kiểm định. Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lƣợng đƣợc thu thập từ phiếu khảo sát, là các dữ liệu sơ cấp, bằng cách gửi trực tiếp hoặc email đến các cá nhân là nhà quản lý, kế toán đang làm công tác quản lý tại các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng. 6. Ý nghĩa khoa học Bổ sung lý thuyết về KSNB trong các DNSX gốm sứ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng đó là lý thuyết hiện đại và lý thuyết đói phó ngẫu nhiên. Xác định đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng từ đó đề xuất các chính sách phù hợp để hoàn thiện nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNSX gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng. 7. Kết cấu của luận văn Đề tài: “Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ - Nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng” gồm 05 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Phần mở đầu Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tỉnh Bình Dƣơng Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chƣơng 5: Kết luận – Hàm ý và kiến nghị Kết luận 4
  16. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trong chƣơng này, tác giả thực hiện việc phân tích và đánh giá một số nghiên cứu trên thế giới nói chung cũng nhƣ ở Việt Nam nói tiêng về các khía cạnh khác nhau của hệ thống kiểm soát nội bộ, tính hữu hiệu của HTKSNB và các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB. Qua đó xác định khe hổng nghiên cứu và đƣa ra các định hƣớng nghiên cứu của luận văn. 1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là một trong những vấn đề đang đƣợc nghiên cứu, phân tích và thảo luận nhiều trên thế giới. Đây là một việc làm hữu ích cho các chuyên gia trong công tác kiểm tra giám sát, quản lý, cũng là điều mà các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm. Trong các bài viết, bài báo có liên quan đến nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đã đƣợc công bố trên các tạp chí quốc tế, học viên lựa chọn một số bài do các tác giả viết về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhƣ sau: Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009), “Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda” Nghiên cứu trƣờng hợp của Uganda – bài báo đăng Tạp chí nghiên cứu quốc tế về tài chính và kinh tế. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên các nƣớc thành viên khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Phi. Nghiên cứu dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO và COBIT, phát triển một số mô hình thực nghiệm các biến độc lập là các thành phần của KSNB, đồng thời bổ sung thêm biến công nghệ thông tin theo COBIT. Nghiên cứu nhằm đánh giá hệ thống KSNB tồn tại trong những dự án khu vực công ở Uganda đƣợc hỗ trợ tài chính bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Thông qua việc thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn quan sát, phân tích tài liệu đồng thời xếp hạng các thành phần theo các biến độc lập, tác giả đã phân tích đƣợc mối quan hệ giữa các biến và đánh giá đƣợc thực trạng hệ thống KSNB trong các dự án. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành phần của KSNB dẫn đến kết quả vận hành của hệ thống KSNB chƣa đạt hữu 5
  17. hiệu. Tuy nhiên, bài nghiên cứu thực hiện bằng các hình thức quan sát, phân tích tài liệu, xếp hạng, chƣa có sự phân tích định lƣợng về các con số thống kê để đƣa ra kết luận mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố. Angella Amudo & Eno L. Inanga đề xuất mô hình thực nghiệm theo khuôn khổ COSO và COBIT, (nhƣ hình.1.1) gồm: - Biến độc lập là các thành phần của KSNB, bổ sung biến công nghệ thông tin theo COBIT: (1) môi trƣờng kiểm soát, (2) đánh giá rủi ro, (3) hệ thống thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5) giám sát, (6) công nghệ thông tin. - Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. - Biến điều tiết: Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác. . Môi trƣờng kiểm soát Ủy quyền Đánh giá rủi ro Hoạt động kiểm soát Sự hữu hiệu của Hệ thống KSNB Thông tin Truyền thông Giám sát Mối quan hệ cộng tác Công nghệ thông tin Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB (Nguồn: Mô hình của Angella & Eno L. Inanga, 2009) Tác giả đã đề xuất, khám phá đƣợc một nhân tố mới ảnh hƣởng đến hệ thống KSNB là công nghệ thông tin và các biến điều tiết là ủy quyền và mối quan hệ công 6
  18. tác. Sự hiện diện và hoạt động đúng của tất cả các thành phần của các biến độc lập đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Jokiiii (2010) cho rằng, để đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động, độ tin cậy thông tin và tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp cần phải có KSNB tốt. Tác giả đã nhận định, khuôn khổ KSNB của COSO và CoCo cho thấy KSNB cần thay đổi tùy theo đặc thù của doanh nghiệp, điều này phù hợp với lý thuyết đối phó ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã xem xét các đặc điểm đổi phó ngẫu nhiên mà doanh nghiệp lựa chọn để thích ứng với cơ cấu KSNB có kết quả ảnh hƣởng thuận lợi hơn đến tính hữu hiệu của KSNB, Nghiên cứu cũng sử dụng phƣơng pháp SEM để kiểm tra các mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp thích ứng với cơ cấu KSNB để đối phó với sự thay đổi của môi trƣờng đạt đƣợc tính hữu hiệu của KSNB cao. Ngoài ra chiến lƣợc doanh nghiệp có tác động đáng kể đến cơ cấu KSNB và có ý nghĩa thống kê. Sultana và Haque (2011), cho rằng đánh giá cơ cấu KSNB trong một doanh nghiệp là cần thiết để xác định khả năng đảm bảo hoạt động doanh nghiệp đƣợc thực hiện phù hợp với mục tiêu đề ra. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 6 Ngân hàng tƣ nhân đƣợc niêm yết tại Bangladesh. Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển từ khuôn khổ về KSNB theo báo cáo COSO. Nghiên cứu này có mô hình tƣơng tự nhƣ đã đề cập trên, tuy nhiên, trong nghiên cứu này, họ đã bỏ qua một thành phần độc lập đƣợc sử dụng trong nghiên cứu trƣớc đây, đó là công nghệ thông tin. Mô hình nghiên cứu đánh giá 5 thành phần KSNB ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (tính hiệu quả hoạt động Ngân hàng, báo cáo tài chính đáng tin cậy, tuân thủ yêu cầu pháp luật và các quy định có liên quan). Mô hình sẽ đạt ý nghĩa cao khi các biến độc lập đƣợc xác định có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của Ngân hàng, cụ thể hoạt động tốt của các thành phần kiểm soát (biến độc lập) cung cấp sự đảm bảo hợp lý tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (biến phụ thuộc). Kết quả cho thấy hầu nhƣ tất cả các ngân hàng trong đạt đƣợc hầu hết các thành phần của kiểm soát nội bộ. Chỉ có một hoặc vài ngân hàng đã thiểu một số các thành phần kiểm soát. Điều này cho thấy 7
  19. rằng nhiều hơn hoặc ít hơn cấu trúc kiểm soát nội bộ hiện có bao gồm 5 nhân tố nhƣ trên đều hữu hiệu cho tất cả các ngân hàng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu. Gamage và Kevin Low Lock & Fernando (2014), nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTKSNB trong ngân hàng thƣơng mại tại Srilanka. Tác giả đã kết luận hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần chính trong bất k tổ chức nào. Kiểm soát nội bộ là quá trình đƣợc thiết kế và chịu ảnh hƣởng bởi những ngƣời lãnh đạo, quản lý và các nhân viên khác để cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả hoạt động, tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành. Do đó, kiểm soát nội bộ đƣợc thiết kế và vận hành để giải quyết các rủi ro kinh doanh đã xác định có thể đe doạ đến việc đạt đƣợc bất k mục tiêu của đơn vị. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các biến độc lập bao gồm: Môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, hoạt động kiểm soát, giám sát có sự tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của HTKSNB. Wang Jun (2015) “nghiên cứu phân tích dữ liệu từ các công ty niêm yết tại Trung Quốc khẳng định thiết lập hệ thống KSNB tốt hơn sẽ cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp”. Cách thức đánh giá KSNB, theo Emby (1994): phƣơng pháp tiếp cận kiểm toán là dựa vào các yếu kém KSNB thông qua đánh giá các chu trình cụ thể, nhƣ chu trình hàng tồn kho, bán hàng. Louwers (2002): phƣơng pháp đánh giá phù hợp nhất là phƣơng pháp dựa vào 5 thành phần của báo cáo COSO, quan điểm này đã đƣợc đƣa vào chuẩn mực kiểm toán. O‟ Leary, Conor (2004): xây dựng mô hình ICE dựa vào 7 nhân tố thuộc 3 thành phần: Môi trƣờng kiểm soát, hệ thống thông tin và thủ tục kiểm soát Vu, H.T. (2016), đã phân tích ảnh hƣởng của các thành phần kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO và Basel đến tính hữu hiệu của KSNB các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, bên cạnh đó nghiên cứu có bổ sung 2 biến độc lập là “thể chế chính trị” và “lợi ích nhóm” vào mô hình nghiên cứu ảnh hƣởng của KSNB đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. 8
  20. Các số liệu đƣợc thu thập từ các cuộc khảo sát tại 37 ngân hàng thƣơng - quý 4 của năm 2015 ở Việt Nam với 512 cán bộ quản lý (trong tổng số 1.000 cán bộ quản lý tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam) tham gia vào cuộc khảo sát này, Tác giả sử dụng sự kết hợp của các phƣơng pháp định tính và định lƣợng để nghiên cứu. Kết quả cho thấy các biến độc lập thành phần KSNB” và biến thể chế chính trị” và “lợi ích nhóm” có ảnh hƣởng đến sự hữu hiệu KSNB là có ý nghĩa thống kê. Liu, Lin, Wei, Shu (2017), “Employee quality, monitoring environment and internal control” đã điều tra và nghiên cứu về sự tác động của nhân viên KSNB đến chất lƣợng KSNB. Sử dụng dữ liệu khảo sát đặc biệt từ các công ty Trung Quốc đã nêu rõ chất lƣợng đội ngũ nhân viên có ảnh hƣởng tích cực quan trọng về chất lƣợng KSNB. Nghiên cứu tiến hành kiểm tra hiệu quả của giám sát nội bộ và thấy rằng hiệu quả rõ nét hơn với các công ty thực hiện nghiêm ngặt hệ thống quy chế kiểm soát nội bộ Trung Quốc (CSOX), các doanh nghiệp sở hữu tổ chức cao sẽ đánh giá tầm quan trọng lớn hơn của kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu đã khẳng định rằng nhân viên kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và thực hiện hệ thống KSNB. Các đề tài về KSNB trên thế giới phần lớn tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ của hệ thống KSNB đối với hoạt động tài chính. Cơ chế kiểm soát nội bộ thích hợp có thể ngăn ngừa đƣợc các rủi ro ảnh hƣởng đến báo cáo tài chính một cách hiệu quả và nhanh chóng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những công ty dựa vào CNTT có thể thiết lập một cơ chế KSNB mạnh mẽ hơn. Nhƣ vậy, cho đến nay hệ thống lý luận về KSNB đã có khung lý thuyết căn bản và đầy đủ, tuy nhiên cùng với sự biến đổi của môi trƣờng kinh doanh, khả năng tƣ duy, nhận thức của nhà quản lý và các cá nhân có liên quan, lý luận về KSNB tiếp tục đƣợc nghiên cứu bổ sung và phát triển chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể Để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, phƣơng pháp đánh giá phù hợp nhất mà các nghiên cứu đƣa ra là dựa vào 5 thành phần của báo cáo COSO. Đó là môi trƣờng kiểm soát, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin &truyền thông, hoạt động giám sát. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2