intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học báo chí: Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về thực trạng phát triển của báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc; cách tuyên truyền thông tin kinh tế - xã hội trên mặt báo, chứng minh báo trực tuyến tại các địa phương này là kênh thông tin đối nội, đối ngoại quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học báo chí: Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG HOÀNG CHUNG THẢO th«ng tin kinh tÕ - x· héi trªn b¸o trùc tuyÕn c¸c tØnh miÒn nói phÝa B¾c (Khảo sát Bắc Kạn Trực tuyến, Hà Giang Trực tuyến Thái Nguyên Trực tuyến năm 2005 - 2007) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ Hà Nội - năm 2008
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG ----------------------o0o---------------------------- HOÀNG CHUNG THẢO th«ng tin kinh tÕ - x· héi trªn b¸o trùc tuyÕn c¸c tØnh miÒn nói phÝa B¾c (Khảo sát Bắc Kạn Trực tuyến, Hà Giang Trực tuyến, Thái Nguyên Trực tuyến năm 2005 - 2007 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 Giảng viên hướng dẫn khoa học: T.S THANG ĐỨC THẮNG Hà Nội - năm 200
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương một: Cơ sở lí luận chung về loại hình báo trực tuyến 1.1 Khái niệm về báo trực tuyến 8 1.2 Đặc điểm của loại hình báo trực tuyến 14 1.2.1 Nội dung khái quát cao, cô đọng, thông tin thời sự cập nhật nhanh, phong phú 14 1.2.2 Khả năng tích hợp đa phương tiện 18 1.2.3 Khả năng tìm kiếm, lưu giữ thông tin và là một cơ sở dữ liệu không cùng 20 1.2. 4 Tốc độ cực nhanh của thông tin 22 1.3 Xu hướng phát triển mới nhất của báo trực tuyến 24 1.3.1 Xu thế các báo trực tuyến copy bài của nhau, dẫn tới việc tin tức trên các báo na ná giống nhau 24 1.3.2 Internet đã và đang trở thành một kho tài nguyên chung mà các báo trực tuyến có thể sử dụng (từ các nguồn khác nhau) 27 1.3.3 Công chúng tham gia ngày càng nhiều vào nội dung tờ báo 30 1.3.4 Xu hướng liên minh giữa các báo để sử dụng tin tức 32 Chương 2: Sự ra đời của báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội miền núi trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 2.1 Báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc - sự khởi đầu gian nan 36 2.1.1 Báo trực tuyến Thái Nguyên - tờ báo được xây dựng bằng ý chí tự lực, tự cường. 36 2.1.2 Báo Trực tuyến Bắc Kạn - Sự khởi đầu gian nan 38
  4. 2.1.3 Báo trực tuyến tỉnh Hà Giang 40 2.1.4 Báo trực tuyến Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang trước yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống báo chí địa phương 41 2.2 Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang - đối tượng phản ánh chính của báo trực tuyến địa phương 44 2.3 Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội miền núi phản ánh trên 3 tờ báo trực tuyến địa phương 47 Chương 3: Nội dung, hình thức thể hiện đề tài kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến ba tỉnh miền núi phía Bắc 3.1 Nội dung thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến ba tỉnh miền núi phía Bắc 54 3.2 Hình thức thể hiện đề tài phát triển kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến ba tỉnh miền núi phía Bắc 65 3.2.1 Các thể loại báo chí thường dùng 65 3.2.2 Các yếu tố hình thức khác 69 3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trang báo trực tuyến 3 tỉnh miền núi phía Bắc. 81 Phần kết luận 86 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài và lí do chọn đề tài Bước sang những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, lực lượng báo in bắt đầu phát triển sang loại hình báo trực tuyến. Nhân dân là tờ báo Đảng đầu tiên đi tiên phong trong việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học, công nghệ Internet thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đối nội, đối ngoại, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tiếp sau đó, một loạt tờ báo Đảng trực tuyến của các địa phương ra đời như: Báo trực tuyến Bà Rịa – Vũng tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Thuận… Tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc, năm 2004, lần đầu tiên website Thái Nguyên Trực tuyến víi ®Þa chØ http://www. baothainguyen.org.vn (thuộc tỉnh Thái Nguyên) chính thức hòa mạng, tiếp đó là website Bắc Kạn Trực tuyến (baobackan.org.vn (2005) và Hµ Giang Trực tuyến (baohagiang.vn) (2007). Các tờ báo trực tuyến này đều có chung tôn chỉ và mục đích: Thông qua tờ báo trực tuyến đưa tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế, tạo lập kênh thông tin ®èi néi, đối ngoại quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Sau mét thêi gian ho¹t ®éng, b-íc ®Çu 3 tê b¸o trùc tuyÕn ®· ®em l¹i hiÖu qu¶ nhÊt ®Þnh cho sự ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña ®Þa ph-¬ng. Th«ng qua c¸c chuyªn môc nh-: “Kinh tế”, “Kinh tế và phát triển”, “Kinh tế và hội nhập”…mçi trang b¸o trùc tuyÕn ®· tù giíi thiÖu, qu¶ng b¸ vÒ t×nh h×nh kinh tÕ - x· héi cña ®Þa ph-¬ng m×nh mét c¸ch réng r·i tíi c¸c nhµ ®Çu t-, doanh nghiÖp, kiÒu bào…vÒ c¸c chñ tr-¬ng, chÝnh s¸ch “më” cña ®Þa ph-¬ng nh»m kªu gäi thu hót ®Çu t-. Víi chuyªn môc “§Þa chØ tõ thiÖn”, “Tấm lòng vàng”, nh÷ng bµi viÕt, ®o¹n b¨ng video clip ®-a tin vÒ c¸c c¸ nh©n, b¶n lµng vïng s©u 1
  6. vïng xa gÆp khã kh¨n vÒ ®êi sèng…®· nhËn ®­îc sù ®ång c¶m vµ chia sÎ cña b¹n bÌ, c¸c nhµ h¶o t©m vµ c¸c tæ chøc tõ thiÖn trong vµ ngoµi n-íc... Víi nh÷ng hiÖu qu¶ b-íc ®Çu ®ã, c¸c cÊp ñy §¶ng, ChÝnh quyÒn t¹i 3 tØnh ®Òu coi viÖc ph¸t triÓn b¸o trùc tuyÕn t¹i miÒn nói lµ nhiÖm vô cÇn thiÕt vµ cÊp b¸ch trong xu thÕ héi nhËp hiÖn nay, do vËy đều có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật, tạo môi trường hoạt động cho tờ báo trực tuyến của địa phương. Mặc dù có được những thuận lợi ban đầu, nhưng đến nay, sau gần 3 năm hoạt động, các tờ báo trực tuyến 3 tỉnh miền núi phía Bắc vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển loại hình báo chí mới mẻ, hiện đại này. Nguyên nhân một phần do trình độ chuyên môn thiếu và yếu, đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên chưa có kinh nghiệm trong việc làm báo trực tuyến…nên chủ yếu các báo vừa phải tự mò mẫm làm, vừa tự học hỏi kinh nghiệm (hoặc tờ báo đi trước hướng dẫn tờ báo đi sau như trường hợp của Bắc Kạn Trực tuyến được thiết kế bởi Thái Nguyên Trực tuyến). Lµm sao ®Ó tê b¸o trùc tuyÕn cã néi dung phong phó, hÊp dÉn vÒ h×nh thøc nh»m thu hót ®-îc l-îng truy cËp lín mµ tê b¸o vÉn thùc hiÖn ®óng t«n chØ, môc ®Ých cña m×nh. §ã lµ c©u hái th-êng trùc cña nh÷ng ng-êi lµm b¸o trùc tuyÕn ®Þa ph-¬ng. Víi nh÷ng lÝ do đó, rất cần thiết phải có những cơ sở lí luận chung và riêng về báo chí trực tuyến khu vực miền núi phía Bắc. Như vậy, tính cấp thiết của đề tài thể hiện qua nhu cầu của các tòa soạn báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc là cần được trang bị một cơ sở lí luận cụ thể, sát thực về đặc trưng, phong cách tuyên truyền của báo trực tuyến khu vực miền núi phía Bắc. Trên cơ sở đó có sự ứng dụng phù hợp ở từng địa phương nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về nội dung, hình thức, làm cho tờ báo trực tuyến của địa phương thực sự là kªnh th«ng tin quan träng gãp phÇn ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi, tõng b-íc đẩy lùi nạn đói nghèo của đồng bào 2
  7. dân tộc vùng sâu vùng xa, nguy cơ tụt hậu về kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi khu vực phía Bắc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Sự phát triển của loại hình báo trực tuyến là khá mới mẻ ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tuy nhiên các sách, tạp chí và luận văn tại Việt Nam, về đề tài này cũng khá đa dạng và hết sức phong phú. Chẳng hạn như: - “Bước đầu tiếp cận loại hình báo chí trực tuyến” Khóa luận cử nhân của Nguyễn Sỹ Hoàng - khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội. - “Ngôn ngữ báo chí Internet” Luận văn thạc sĩ của Phạm Thu An - khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. - “ Phát thanh trên mạng Internet” Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Sơn Minh - khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội - “Đặc điểm công chúng độc giả báo chí Internet” Luận văn thạc sĩ của Hà Thu Hương - Phân viện Báo chí tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia TP. HCM. - “Đặc thù công tác biên tập báo chí Internet” Khóa luận cử nhân của Nguyễn Thị Ngọc Linh - khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. - “Thực trạng và triển vọng hạch toán kinh doanh trong loại hình báo chí Internet” Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thu Hương - khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. - “Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Trường Giang - Phân viện Báo chí tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia TP. HCM. 3
  8. - Và một số công trình khoa học, bài viết đăng trên các sách, các báo và tạp chí khác như: - “Báo điện tử và những nguyên tắc khi làm báo điện tử" (Bài viết của Lê Quốc Minh đăng trong cuốn: Báo chí những vấn đề lí luận và thực tiễn; T6, khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) - “Làm báo Internet - những quy tắc vàng trong thiết kế trang chủ” (Bài dịch của Vũ Quang Hào trong cuốn: Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển) - ….v…v Như vậy, báo trực tuyến tại Việt Nam bước đầu đã có được những cơ sở lí luận nhất định trong việc định hướng hoạt động. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một đề tài nào ở nước ta đi sâu tìm hiểu về báo trực tuyến địa phương, đặc biệt là báo trực tuyến khu vực miền núi phía Bắc. Trong khi đó mỗi tờ báo trực tuyến có đặc thù riêng mà những đề tài luận văn, những công trình nghiên cứu trước đó về báo trực tuyến chưa tính được hết những khó khăn riêng, đặc thù về công chúng của báo trực tuyến khu vực miền núi. Vì vậy, với đề tài “Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc”, luận văn này sẽ có ý nghĩa như là công trình khảo cứu đầu tiên và có tính bao quát nhất về quy luật, đặc thù, phong cách làm báo trực tuyến địa phương nói chung khu vực miền núi phía Bắc nói riêng. Thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo, kế thừa những ý tưởng, sự tìm tòi của các tác giả đi trước nhằm làm cơ sở lý luận cho luận văn, góp phần làm phong phú nội dung của luận văn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
  9. Mục đích của luận văn là nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về thực trạng phát triển của báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc; cách tuyên truyền thông tin kinh tế - xã hội trên mặt báo, chứng minh báo trực tuyến tại các địa phương này là kênh thông tin đối nội, đối ngoại quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trên cơ sở đó có thể đề xuất những giải pháp góp phần làm cho tờ báo hấp dẫn về hình thức, phong phú về nội dung…từ đó làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền của mỗi tờ báo. Những mục tiêu trên được cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu xu hướng phát triển hiện nay của báo trực tuyến ở thế giới và Việt Nam - Khảo sát thực tiễn về thông tin kinh tế - xã hội của báo trực tuyến 3 tỉnh miền núi phía Bắc trong khoảng thời gian từ năm 2005 –2007 - Đề xuất những biện pháp thích hợp để mỗi tờ báo trực tuyến tại mỗi tỉnh áp dụng vào nội dung và hình thức, đem lại hiệu quả tuyên truyền nhất định. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 tờ báo trực tuyến thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hµ Giang. Phạm vi nghiên cứu: 3 tờ báo: Thái Nguyên Trực tuyến, Bắc Kạn Trực tuyến và Hµ Giang Trực tuyến, với khoảng thời gian khảo sát là 3 năm (2005 - 2007) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nghiên cứu vấn đề trên quan điểm duy vật biện chứng lịch sử, quan điểm của Đảng, Lênin, Hồ Chí Minh về hệ thống báo chí tuyên truyền cách mạng và cơ sở lý luận báo chí truyền thông. Những quan điểm này góp phần làm rõ những đặc trưng của báo chí 5
  10. nói chung, báo trực tuyến nói riêng. Đồng thời cụ thể hoá các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi. Trên cơ sở nền tảng lý luận đó, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích văn bản, so sánh đối chiếu để xem xét các tác phẩm báo chí trên ba tờ báo trực tuyến. Đồng thời tác giả cũng phỏng vấn sâu, lập bảng hỏi những người trực tiếp tham gia làm báo trực tuyến tại các địa phương. Những phương pháp nghiên cứu này giúp tác giả hiểu rõ quá trình hoạt động và sự cải tiến của tờ báo nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người truy cập. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Xét về ý nghĩa khoa học: Luận văn đóng góp vào phần lí luận về mô hình báo trực tuyến, đặc biệt là mô hình báo trực tuyến tại khu vực miền núi phía Bắc. Víi nh÷ng ®Ò xuÊt trong luËn v¨n, hy väng sÏ ®ãng gãp cho viÖc nghiªn cøu, gi¶ng d¹y vÒ b¸o trùc tuyÕn ®Þa ph-¬ng. Xét về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn sẽ tổng hợp kinh nghiệm, rút ra những kết luận mang tính quy luật về làm báo trực tuyến đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, giúp cho người trực tiếp làm báo trực tuyến tại các địa phương có cơ sở tham khảo để định hướng hoạt động, tuyên truyền có hiệu quả. Những phân tích, đề xuất của luận văn sẽ là cơ sở để người trực tiếp làm báo, toà soạn báo trực tuyến địa phương tiếp nhận để có những cải tiến về nội dung và hình thức. 7. Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm phần Mở đầu, ba chương và Kết luận Phần mở đầu trình bày tính cấp thiết của đề tài, xác định rõ mục đích và đối tượng nghiên cứu, những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong 6
  11. quá trình làm luận văn. Đồng thời chỉ rõ ý nghĩa khoa học và thực tiễn mà luận văn đem lại. Chương một: Tác giả trình bày các cơ sở lý luận chung liên quan đến đề tài này. Bao gồm các khái niệm về thể loại báo trực tuyến, những đặc điểm nổi trội của báo trực tuyến, các xu hướng phát triển mới nhất của báo trực tuyến. Chương hai: Ở chương này, tác giả nhấn mạnh tới tính ưu việt của chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhìn từ góc độ kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc - nơi chiến khu Việt Bắc xưa. Sau đó, tác giả trình bày tóm tắt sự ra đời của các tờ báo trực tuyến: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang với nhiệm vụ tuyên truyền về thông tin kinh tế - xã hội của địa phương mình. Chương ba: Tác giả tiến hành khảo sát tỉ mỉ nội dung và hình thức của 3 tờ báo trực tuyến: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang. Phần kết luận tóm tắt kết quả nghiên cứu chính và đưa ra những đề xuất nâng cao chất lượng báo trực tuyến của ba tỉnh miền núi phía Bắc. 7
  12. CHƢƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO TRỰC TUYẾN Tác giả cuốn sách nổi tiếng "Thế giới phẳng" Thomas L.Friedman đã đưa ra 10 nhân tố có vai trò quyết định trong việc làm phẳng thế giới. Một trong 10 nhân tố đó, là sự ra đời của mạng toàn cầu www (World Wide Web). Với địa chỉ trang web đầu tiên do Berners-Lee đưa vào hoạt động từ ngày 6.8.1991. Tiếp đó là việc Công ty Netscape đưa ra trình duyệt thương mại rộng rãi, khiến từ em bé đến cụ già đều có thể dễ dàng sử dụng Internet. Dựa trên những thành quả tối ưu trong các dịch vụ kỹ thuật của NET, loại hình báo chí trực tuyến đã ra đời... 1.1 Khái niệm về báo trực tuyến Mạng Internet cung cấp cho người sử dụng nhiều dịch vụ phong phú, tiện lợi. Các dịch vụ này ngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện không ngừng. Các dịch vụ chính của Internet hiện có là: thư điện tử (email); thương mại điện tử (ecommerce); trao đổi các tệp dữ liệu (fỉe transfer); truy nhập thông tin từ xa (remote login); Telnet (dịch vụ truy nhập tới các tài nguyên thông tin ở các máy tính chủ kết nối trên Internet); Usenet hay Internet Newsgroups (thảo luận thông qua việc gửi các bản tin, bài báo); Internet Relay Chat IRC (trò chuyện trên Internet); các dịch vụ thông tin đa phương tiện (World Wide Web) - dịch vụ cho phép người sử dụng kết hợp văn bản, âm thanh, hình ảnh, hoạt hình, tạo nên các nguồn thông tin tư liệu… Sự ra đời và phát triển của báo chí Internet như một trong các dịch vụ tiện ích đã làm cho mạng Internet ngày càng hấp dẫn, nhất là với giới trẻ. Từ 8
  13. đây, Internet tạo ra một môi trường báo chí mới với nội dung mới, hình thức mới, thể loại báo chí mới, độc giả báo chí mới… Loại hình báo chí mới này được gọi bằng nhiều tên khác nhau: báo mạng, báo điện tử, báo trực tuyến, báo chí Internenet… Nếu gọi là báo điện tử, thì phát thanh và truyền hình vốn được gọi là báo điện tử. Cho nên việc dùng thuật ngữ “báo điện tử” để chỉ loại hình báo chí mới trên mạng Internet này dễ gây cảm giác nhầm lẫn, không rõ ràng, không có đặc trưng khu biệt. “Báo mạng” là thuật ngữ gọi tắt của “báo chí mạng Internet”, dễ gây cảm giác mơ hồ trong việc nắm bắt ý nghĩa của thuật ngữ. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm đến một thuật ngữ khác vốn đã được sử dụng khá phổ biến trong các tài liệu báo chí nước ngoài, đó là “online”. Từ điển tin học định nghĩa, “online” dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ trạng thái của một máy tính khi đã kết nối với mạng Internet và sẵn sàng hoạt động, “Online” dịch sang tiếng Việt là “trên mạng”, hoặc “trực tuyến”. Thuật ngữ này phù hợp với việc tiếp nhận thông tin trên mạng, vì muốn đọc được báo người đọc phải có một máy tính có khả năng kết nối vào mạng và ở tình trạng trực tuyến Tiến sỹ Thang Đức Thắng, Phó Giám đốc FPT Internet, Tổng biên tập VNExpress, định nghĩa loại hình báo chí mới này là “tờ báo thực hiện các chức năng báo chí bằng phương tiện Internet”1. Nhưng cũng chính ông Thắng: “Gọi tên loại hình báo chí này một cách chính xác nhất là báo chí Internet nhưng trong tiếng Việt gọi vậy hơi dài nên chúng ta gọi là báo trực 1 Thang Đức Thắng, Bài giảng báo chí trực tuyến lớp Cao học báo chí khoá III, khoa Báo chí khoá luận tốt nghiệp, khoá Báo chí – ĐH KHXH&NV, H, 2001. 9
  14. tuyến”.Ngoài ra, thuật ngữ “online newspaper” được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông mới (newmedia) để chỉ các khái niệm cùng đặc tính như: “online publishing” (xuất bản trực trực tuyến), “onliene media” (phương tiện truyền thông trực tuyến), “online Journalism” (báo chí học trực tuyến)…Do vậy, luận văn này sẽ sử dụng thuật ngữ “báo trực tuyến” để chỉ loại hình báo chí này. Các loại hình báo chí ra đời trước như báo in, phát thanh, truyền hình, luận văn tạm gọi là báo chí truyền thống. Hiện nay có nhiều cách hiểu về báo trực tuyến, nhưng viết ra thành văn thì chưa có nhiều. Thứ nhất, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1999 có một trong những điểm mới nổi bật là nhắc đến loại hình báo chí mới với tên gọi báo điện tử: “Báo chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe – nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài"2. Như vậy, Luật báo chí cho rằng báo chí Internet là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài. Thứ hai, theo cách hiểu thông dụng và đơn giản hiện nay, báo chí Internet là hình thức phát hành trên mạng Internet của một tờ báo in có sẵn hay đưa phát thanh, truyền hình lên mạng. Ví dụ như Lao động điện tử, Nhân dân điện tử, VTV online, VOV online.... 2 Dẫn theo Phạm Thu An, Ngôn ngữ báo chí Internet, luận văn thạc sỹ, Khoa Báo chí, ĐH KHXH&NV, H,2001 10
  15. Như vậy báo trực tuyến chỉ là một hình thức thích ứng của báo chí truyền thông trong thời đại bùng nổ thông tin Internet. Nghị định 55 của Chính phủ về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet ban hành ngày 23/8/2001 đề cập đến báo trực tuyến như là một loại hình dịch vụ thông tin Internet nằm trong các loại hình dịch vụ ứng dụng Internet. Báo trực tuyến là việc “phát hành báo chí (báo nói, báo hình, báo điện tử)” trên Internet3. Thứ hai, có quan niệm cho rằng, báo trực tuyến thực chất là một trang web (website) trên Internet. Website là cổng thông tin có chứa các siêu liên kết dẫn đến nội dung thông tin và được đánh địa chỉ. Tuy nhiên, nếu hiểu theo cách này thì quá rộng. Vì một tờ báo Internet đúng là một trang web nhưng không phải trang web nào cũng là báo trực tuyến. Thứ ba, có người quan niệm báo trực tuyến là một loại hình báo chí có sự can thiệp của công nghệ cao, được chế tác, xuất bản và chạy trên môi trường điện tử4. Một chuyên gia trong lĩnh vực này định nghĩa: “Một tờ báo trực tuyến là một tờ báo thực hiện các chức năng của báo chí bằng phương tiện Internet”5. Vậy, căn cứ vào đâu để xác định đó là báo trực tuyến? Trong công trình nghiên cứu “Newspaper publishing and the World Wide Web” công bố năm 1998, hai tác giả Michel H.Jackson và Nora Paul đã đưa ra những tiêu chí mà những trang web phạm vào một trong những tiêu chí đó thì không được coi là 3 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1999, Điều 3: Các loại hình báo chí, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1999. 4 Khoản 3, điều 12, Nghị định 55/2001/NĐ – CP, ngày 23/8/20015Theo ông Mai Linh – Trung tâm điều hành thông tin mạng Internet Việt Nam - Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) 5 Theo tiến sỹ Thang Đức Thắng 11
  16. một tờ báo trực tuyến: + Trang web chỉ bao gồm một trang + Trang web của một công ty truyền thông hay tổ chức mà không cung cấp một sản phẩm báo chí riêng biệt để làm báo. + Trang web chỉ cung cấp khung trang (đề mục) mà không có nội dung đi kèm + Trang web chỉ cung cấp những thông tin rao vặt, quảng cáo + Trang web không có bản in tương ứng +Trang web không được cập nhật thông tin trong vòng 15 ngày6. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều báo trực tuyến xuất bản độc lập, không phụ thuộc vào bản in tương ứng. Ở Việt Nam hiện nay, có một số trang web được coi là những tờ báo trực tuyến thành công nhất như VnExpress, VietnamNet, VDC Media…cũng không có bản in tương ứng. Cho nên, quan điểm thứ năm của hai tác giả trên (trang web không có bản in tương ứng thì không được coi là báo trực tuyến) không còn phù hợp. Các tiêu chí còn lại soi vào thực tiễn báo trực tuyến trên thế giới và Việt Nam hiện vẫn còn giá trị. Nếu căn cứ vào việc cấp phép của Bộ Thông tin và Truyền thông thì hiện nay tại Việt Nam có 11 tờ báo trực tuyến là: VnExpress, VietnamNet, VDC Media, Tổ quốc, Nhân dân, Lao động, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Đầu tư, Tuổi trẻ, Đài Tiếng nói Việt Nam, website Đảng cộng sản Việt Nam7. Phóng viên của những tờ báo này khi được cấp mới và làm lại thẻ nhà báo cũng đều được ghi là phóng viên báo trực tuyến. 6 “Báo chí phát hành trên mạng – suy nghĩ về một cái tên”, tác giả Nguyễn Sỹ Hoàng, Tạp chí Người làm báo số tháng 3 – 2001 7 Nguồn Bộ Thông tin và Truyền Thông (tính đến tháng 6/2008) 12
  17. Vậy, báo trực tuyến là gì? Dựa vào những phân tích, chúng tôi xin đưa ra một quan niệm về báo trực tuyến, như sau: “Báo trực tuyến làm một loại hình báo chí sử dụng công nghệ, kỹ thuật mạng Internet để chuyển tải thông tin mang nội dung có ý nghĩa chính trị - xã hội theo mục đích nhất định của toà soạn” Trong khuôn khổ đề tài luận văn, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những website báo trực tuyến (Bắc Kạn Trực tuyến, Hà Giang Trực tuyến, Thái Nguyên Trực tuyến). Căn cứ trên những tiêu chí mà hai tác giả Michel H.Jackson và Nora Paul đã đưa ra thì nó hoàn toàn đáp ứng đủ các yêu cầu để trở thành một trang báo trực tuyến. Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, hiện tại nhiều báo giấy đã có báo trực tuyến, nhưng “chức danh” vẫn chỉ là trang tin điện tử, chưa được gọi là báo trực tuyến. Từ năm 2007, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp phép cho các trang tin điện tử này thành báo trực tuyến, theo đúng nghĩa của nó “mặc dù là phiên bản của báo giấy, nhưng các báo điện tử này cũng thường xuyên cập nhật, update thông tin mới lên mạng, theo từng giờ, nên rõ ràng, không thể gọi đó là trang tin điện tử thông thường được” Bởi vậy các website báo trực tuyến: Bắc Kạn Trực tuyến, Hà Giang Trực tuyến, Thái Nguyên Trực tuyến trong thời gian tới, trở thành một tờ báo trực tuyến, bổ sung vào con số 11 tờ báo trực tuyến hiện nay tại Việt Nam. 1.2 Đặc điểm của loại hình báo trực tuyến Báo trực tuyến có các đặc điểm nổi bật như sau: 13
  18. 1.2.1 Nội dung khái quát cao, cô đọng, thông tin thời sự cập nhật nhanh, phong phú. Đây là một đặc điểm lớn của thể loại báo trực tuyến. Tính thời sự của sự kiện, thông tin đến tay người đọc còn nóng nguyên luôn là tiêu chí, sự phấn đấu ráo riết của các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, nhật báo hiện nay cũng mới chỉ có thể đăng tải thông tin “nóng” từ chiều hôm trước, hoặc cùng lắm là đêm hôm trước. Báo in còn mất thời gian in ấn, phát hành và không cho phép bổ sung, cập nhật các tin mới nhất sau khi đã in ấn, phát hành và không cho phép bổ sung, cập nhật các tin mới nhất sau khi đã in ấn, phát hành. Phát thanh, truyền hình hiện nay có khả năng phát và truyền hình trực tiếp sự kiện, nhưng nó cũng bị hạn chế bởi công việc này đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo về nhân lực, nhiều trang thiết bị cồng kềnh và chi phí cao. Báo trực tuyến với giao diện rộng, tốc độ đường truyền nhanh, số người truy cập nhiều, các bài viết trên báo trực tuyến thường có “độ nén” thông tin rất cao. Mặc nhiên, mỗi bài viết: từ xã luận, bình luận, chính luận, lý luận chính trị, văn hoá xã hội, văn học nghệ thuật đến phóng sự, thông tin, quảng cáo…đều toát lên tính khái quát cao, cô đọng, ngắn gọn, sáng rõ từ cách tiếp cận đến văn phong, cách thể hiện, trình bày nội dung. Công chúng đọc báo hiện nay ngày càng đòi hỏi thông tin đơn giản, dễ hiểu, tiết kiệm được thời gian nhưng mang lại lượng thông tin cao. Ngôn ngữ báo chí có ngắn gọn, cô đọng, sức khái quát cao hay không đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thành công hay thất bại của mục tiêu này. Báo chí in, phát thanh, truyền hình cũng đang từng ngày đổi mới với mục tiêu quan trọng này. Báo trực tuyến là một loại hình báo chí mới càng đòi hỏi khắt khe hơn với yêu cầu này. Hơn nữa, người sử dụng báo trực tuyến đọc, nghe, xem trên màn hình máy tính nên cũng có những yêu cầu riêng như bị hạn chế bởi độ rộng của vùng hiển thị do đó người đọc chỉ có cơ hội xem 14
  19. lướt một số tít, chuyên mục, tít dẫn (chapô) mà không có nhiều thuận lợi để xem lướt qua nội dung từng bài, từng tin trước khi chọn một tin bài để đọc; đọc trên màn hình máy tính, người đọc phải sử dụng công cụ riêng (chuột máy tính) để định hướng khiến dòng đọc bị đứt đoạn và diễn ra chậm chạp; màn hình là một nguồn phát sáng, có ảnh hưởng không tốt đến mắt. Đọc báo trên màn hình máy tính lâu dễ gây mỏi mắt và mệt. Sự phát sáng của màn hình khiến người đọc không thể chú ý lâu vào một điểm, do đó khó có thể dừng lại đọc lâu ở từng từ một. Ngồi lâu trên máy tính ảnh hưởng đến sức khoẻ, đồng thời tốn cước phí... Chính bởi những đặc điểm này, mà yêu cầu báo trực tuyến phải có cách thể hiện, cách trình bày nội dung phù hợp, ngắn gọn, súc tích nhằm làm cho độc giả thu thập được nhiều thông tin nhất trong khoảng thời gian ít nhất và hiểu được vấn đề ngay từ cái liếc nhanh. Điều này phù hợp với nhịp sống gấp gáp, sôi động của cuộc sống hiện đại. Mỗi đơn vị thông tin nhỏ như tít, chapo, ảnh hay một đoạn phim phóng sự trong một tác phẩm báo chí tự thân nó đã là một đơn vị thông tin khá hoàn chỉnh. Nếu vì một lí do nào đó khiến người đọc phải bỏ dở nửa chừng bài báo thì họ vẫn có thể hiểu được một số thông tin mà tác giả thể hiện. Để đáp ứng yêu cầu ngắn gọn, súc tích, cách viết mà các báo trực tuyến ưa sử dụng là cấu trúc tin, bài theo hình tam giác ngược. Kiểu trình bày này phụ thuộc vào tầm quan trọng của thông tin: cái gì quan trọng hơn cả thì đưa lên đầu. Cách này đáp ứng được yêu cầu biết thông tin mới càng nhanh càng tốt, làm cho độc giả tiếp nhận được ngay thông tin quan trọng nhất, ngay cả khi họ bỏ dở bài báo giữa chừng. Điển hình cho lối viết này là những tờ báo trực tuyến hàng đầu Việt Nam như VnExpress, VietnamNet…Các tờ báo này luôn tổ chức biên tập tin, bài thu hút sự chú ý, làm cho người đọc bị hấp dẫn ngay từ đoạn đầu. Ở câu đầu tiên, thường đi thẳng vào mục tiêu, dùng những 15
  20. từ cụ thể. Câu ngắn, trực tiếp, sử dụng câu chủ động. Nhịp độ các câu trong đoạn thường nhanh, khiến người đọc tiếp nhận ngay được thông tin quan trọng nhất, hấp dẫn nhất. Xét về phương diện ngữ pháp, để đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, súc tích. Các bài báo trực tuyến cần luôn chú ý đến việc viết bài với dung lượng vừa phải (hạn chế tối đa việc sử dụng các bài viết có dung lượng trên 1.000 chữ). Bởi khi đó, do phụ thuộc vào số lượng chữ, trang báo trực tuyến trình bày bài viết đó sẽ bị kéo dài, gây khó chịu cho độc giả vì họ sẽ liên tục phải dùng con trỏ máy tính để di chuyển trang đọc tiếp tin, bài. Sử dụng các câu ngắn, đoạn ngắn: Một bài viết đăng trên báo in không được phân chia thành đoạn đã khó đọc, nhưng đọc trên màn hình máy tính còn khó hơn. Thông thường một đoạn trung bình có khoảng 75 từ, khoảng 4 câu là lý tưởng. Tránh những từ khó hiểu, giải thích các từ chuyên ngành, các thuật ngữ…Sử dụng từ nhân xưng, từ chỉ chức vụ phù hợp với bạn đọc trong nước và quốc tế. Ngôn ngữ báo trực tuyến phải dễ tiếp nhận, dễ hiểu: Muốn cho độc giả đọc bài báo của mình, người viết cho báo trực tuyến phải chau chuốt hình thức, làm mọi cách để người đọc chú ý ngay tới bài báo của mình, thông qua các “cửa” như: tít, tít dẫn (chapo), ảnh. Cho nên, ngôn ngữ báo trực tuyến không phải chỉ dễ hiểu, dễ tiếp nhận ở phần nội dung bài chính, mà đầu tiên, phải dễ hiểu, dễ tiếp nhận ngay từ tít, tít dẫn. Nhưng rất tiếc, 3 tờ báo trực tuyến địa phương: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang chưa phát huy được đặc thù này. So với thời điểm xảy ra sự kiện, tốc độ đưa tin thường rất chậm. Tin "Hội thi văn hoá doanh nghiệp điện lực tỉnh Hà Giang lần thứ I" diễn ra trong hai ngày 27, 28/9/2007. vậy mà phóng viên đưa tin phải đợi tới tận khi hội thi kết thúc mới bắt đầu đưa cả tin khai mạc lẫn bế mạc hội thi. Hay tin "Khai trương chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế tại Thái Nguyên" cũng vậy. Một ngày sau khi sự kiện 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2