intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng hoa lily Robina tại Sa Pa - Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm xác định được thời điểm trồng, mật độ, phân bón qua lá và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng thích hợp đối với hoa lily Robina trong vụ Thu đông năm 2018 tại Sa Pa - Lào Cai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng hoa lily Robina tại Sa Pa - Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------------- NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA LILY ROBINA TẠI SA PA, LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------------- NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HOA LILY ROBINA TẠI SA PA, LÀO CAI Ngành: Khoa học cây trồng Mã số ngành: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THỊ TỐ NGA Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và số liệu trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Nội dung nghiên cứu chưa sử dụng cho bảo vệ học vị nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin và tài liệu được trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Đình Tuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này tôi nhận được sử chỉ dẫn tận tình của TS. Đặng Thị Tố Nga với cương vị là người hướng dẫn khoa học về phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu, xử lý và phân tích số liệu….đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, khoa Nông học, các đơn vị chức năng Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Đặng Thị Tố Nga đã giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi hoàn thành đề tài luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp luôn hết lòng động viên, khích lệ và giúp đỡ nhiệt tình dành cho tôi trong suất quá trình thực hiện và hoàn thành luận án Tác giả luận văn Nguyễn Đình Tuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2 4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2 4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................ 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3 1.1.1. Cơ sở của việc nghiên cứu thời điểm ...................................................... 4 1.1.2. Cơ sở của việc nghiên cứu mật độ trồng................................................. 4 1.1.3. Cơ sở của việc nghiên cứu phân bón qua lá............................................ 5 1.2. Khái quát về cây hoa lily............................................................................ 5 1.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 5 1.2.2. Đặc điểm thực vật học............................................................................. 6 1.2.3. Yêu cầu sinh thái của hoa lily ................................................................. 7 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam ......... 9 1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới ............................... 9 1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily ở Việt Nam .............................. 12 1.4. Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam ..................... 13 1.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới........................................... 13 1.4.2. Tình hình nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam .......................................... 15 1.4.2.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ ........................................................... 15 1.3.2.2. Kết quả nghiên cứu về phân bón qua lá ............................................. 16 1.3.2.3. Kết quả nghiên cứu về thời điểm ....................................................... 17 1.4. Các nhận xét rút ra từ tổng quan .............................................................. 18 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 19 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm ............................................. 19 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 20 2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 22 2.5. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng ............................................................... 25 2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 27 3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm trồng trồng tới sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa Lily Robina vụ Thu đông năm 2018 tại Sa Pa - Lào Cai ......................................................................................................................... 27 3.1.1. Tỷ lệ mọc mầm của hoa lily Robina trồng tại các thời điểm trồng ...... 27 3.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống hoa lily Robina các thời điểm trồng thí nghiệm ..................................................................................... 28 3.1.3. Khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily Robina ở các thời điểm trồng thí nghiệm ..................................................................................... 30 3.1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng của các thời điểm khác nhau .......................... 33 3.1.4. Một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng của giống hoa lily Robina .... 34 3.1.5. Tình hình sâu, bệnh hại hoa lily Robina tại các công thức thời điểm .. 37 3.1.6. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức thời điểm khác nhau . 38 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng, phát triển và chất lượng của giống hoa Lily Robina vụ Thu đông năm 2018 tại Sa Pa - Lào Cai ......................................................................................................................... 40 3.2.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily thí nghiệm .............. 40 3.2.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống hoa lily thí nghiệm 42 3.2.3. Một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng của giống hoa lily thí nghiệm .... 44 3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ đến phân loại hoa lily Robina ......................... 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ đến độ bền hoa lily Robina.............................. 47 3.2.5. Tình hình sâu, bệnh hại hoa lily thí nghiệm ở các mật độ khác nhau... 48 3.2.6. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của giống lily Robina thí nghiệm ở các mật độ khác nhau............................................................................................. 49 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa Lily Robina vụ Thu đông năm 2018 tại Sa Pa - Lào Cai ......................................................................................................................... 50 3.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây giống hoa lily thí nghiệm........... 50 3.3.2. Động thái ra lá của giống hoa lily thí nghiệm....................................... 52 3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa lily thí nghiệm .................................................................................... 54 3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chỉ tiêu về hình thái của giống hoa Lily Robina...................................................................................................... 55 3.3.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ tiêu về năng suất, chất lượng giống hoa lily thí nghiệm .......................................................................................... 57 3.3.6. Tình hình sâu, bệnh hại trên giống hoa lily thí nghiệm ........................ 58 3.3.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến độ bền của giống hoa Lily thí nghiệm .. 59 3.3.8. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến phân loại hoa lily thí nghiệm ..... 61 3.3.9. Sơ bộ hạch toán quả kinh tế của giống lily Robina qua các công thức thí nghiệm ............................................................................................................. 62 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 63 1. Kết luận ....................................................................................................... 63 2. Đề nghị ........................................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Số lượng củ lily từ Hà Lan xuất khẩu sang các nước (từ 2014-2018) ......................................................................................................................... 11 Bảng 1.2. Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam từ năm 2000 - 2015 ........ 12 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tỷ lệ nảy mầm của hoa Lily thí nghiệm ............................................................................................................. 27 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời điểm đến các thời kỳ sinh trưởng của hoa Lily Robina ............................................................................................................. 28 Bảng 3.3. Động thái ra lá của giống hoa lily Robina tại các công thức................ 30 thời điểm trồng ................................................................................................. 30 Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao các công thức thời điểm trồng hoa lily Robina ....................................................................................................... 31 Bảng 3.5. Một số đặc điểm hình thái giống hoa lily Robina ở các thời điểm 33 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến chỉ tiêu về nụ, hoa của giống hoa lily Robina ....................................................................................................... 35 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các thời điểm đến tỷ lệ các loại hoa của giống ..... 36 hoa lily Robina. ............................................................................................... 36 Bảng 3.8. Độ bền hoa cắt và độ bền tự nhiên qua các thời điểm trồng của hoa Lily Robina tại Sa Pa-Lào Cai ........................................................................ 37 Bảng 3.9. Tình hình bệnh cháy lá của hoa Lily Robina ở các thời điểm trồng tại Sa Pa-Lào Cai .................................................................................................. 38 Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của giống Lily thí nghiệm ở các thời điểm ....... 39 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá và kích thước lá của giống Lily Robina thí nghiệm................................................................... 40 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao của giống Lily Robina thí nghiệm................................................................... 41 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng của giống hoa Lily thí nghiệm ............................................................................... 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng hoa của giống Lily thí nghiệm ở các mật độ trồng khác nhau ............................................................ 45 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến phân loại hoa Lily Robina ...... 46 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của mật độ đến độ bền của hoa Lily Robina ............. 47 thí nghiệm........................................................................................................ 47 Bảng 3.17. Tình hình bệnh cháy lá của hoa Lily Robina ở các mật độ trồng tại Sa Pa-Lào Cai .................................................................................................. 48 Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế ở các mật độ trồng hoa lily Robina ................... 49 (Diện tích 360 m2) ........................................................................................... 49 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây hoa Lily Robina ................................................................. 50 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến động thái ra lá của cây hoa Lily Robina ........................................................................................ 52 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây hoa Lily Robina..................................................... 54 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến một số chỉ tiêu về hình thái của cây hoa Lily Robina .................................................................. 55 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến năng suất chất lượng của cây hoa Lily Robina .................................................................................. 57 Bảng 3.24. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến tình hình sâu bệnh của cây hoa Lily Robina .................................................................................. 58 hoa Lily Robina ............................................................................................... 60 Bảng 3.26. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến tỷ lệ loại hoa Lily Robina ............................................................................................................. 61 Bảng 3.27. Sơ bộ hạch toán thu chi các công thức thí nghiệm ....................... 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của hoa lily Robina tại các thời điểm trồng ................................................................................................ 32 Hình 3.2. Đồ thị tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của hoa lily Robina ......... 52 thí nghiệm........................................................................................................ 52 Hình 3.3. Biểu đồ tăng trưởng số lá của giống hoa lily Robina ..................... 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN I. Tóm tắt mở đầu Học viên: Trần Quang Phú Đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” Chuyên ngành: Phát triển nông thôn ; Mã số: 8.62.01.16 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên II. Nội dung bản trích yếu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn. Phân tích được hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các trang trại tại địa bàn nghiên cứu. Để từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế chủ yếu thúc đẩy phát triển tốt hơn nữa kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn góp phần tăng thu nhập và tạo việc làm cho người động trên địa bàn huyện. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập thông tin (cả thông tin sơ cấp và thứ cấp). Tiến hành điều tra thu thập thông tin ở toàn bộ 24 trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn. Ngoài ra, đề tài dùng các phương pháp thu thập và phân tích thông tin như: đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), điều tra phỏng vấn sâu chủ trang trại với bộ câu hỏi chuẩn bị trước. Dùng các phương pháp phân tích: thống kê kinh tế, thống kê so sánh, phương pháp chuyên gia. 2.3 Kết quả nghiên cứu chính Kết quả nghiên cứu chính đã chỉ ra rằng: 2.4 Kết luận chủ yếu của đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoa lily (Lilium spp) là một trong những loài hoa cắt có giá trị kinh tế cao, được sử dụng phổ biến trong đời sống của người Việt Nam hiện nay và trên thế giới hiện nay. Đến năm 2016, giá trị sản xuất hoa toàn thế giới ước tính đạt 55 tỷ đô la, trong đó cây giống, cây bụi, cây trồng chậu và cây chịu lạnh đạt 35 tỷ đô la (Rabobank, 2016). Hoa lily có nhiều màu sắc, độ bền hoa dài, loại giống có hương thơm và không hương thơm. Có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu tại nhiều vùng khác nhau. Do vậy, hoa lily trở thành mặt một trong các loại hoa trồng để cung cấp trong dịp lễ và tiêu thụ hàng ngày ở nhiều tỉnh trong cả nước. Do đó hình thành nhiều vùng trồng hoa có quy mô lớn như: Đà Lạt (Lâm Đồng), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Tây Tựu, Vĩnh Tuy (Hà Nội), Đằng Hải (Hải Phòng)… đã sản xuất hoa lily theo hướng công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao (Đặng Văn Đông và cs., 2004). Về kỹ thuật sản xuất yêu cầu người trồng hoa cần có trình độ và kinh nghiệm chăm sóc, tác động kỹ thuật phù hợp mới mang lại năng suất cao. Ngoài ra, thị trường là một trong những yếu tố góp phần quyết định đến hiệu quả kinh tế, thị trường đạt giá cao khi hoa cho thu hoạch vào đúng thời điểm trong năm như: lễ, tết... Nên việc tính toán thời điểm trồng để thu hoạch vào đúng thời điểm lễ tết rất quan trọng với với người trồng hoa. Sa Pa - Lào Cai có khí hậu phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loại hoa trong đó có hoa lily. Tuy nhiên hiện nay tại Sa Pa - Lào Cai quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc hoa lily chưa chi tiết cho các giống hoa khác nhau . Để góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất hoa lily trong tại Sa Pa và đồng bộ từ khâu trồng, chăm sóc, sử dụng phân bón, điều khiển ra hoa vào các thời điểm mong muốn đối vơi hoa lily nói chung và giống hoa lily Robina, chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 2 tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng hoa lily Robina tại Sa Pa - Lào Cai” 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được thời điểm trồng, mật độ, phân bón qua lá và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng thích hợp đối với hoa lily Robina trong vụ Thu đông năm 2018 tại Sa Pa - Lào Cai. 3. Yêu cầu của đề tài - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm trồng, mật độ trồng, phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa lily Robina trong vụ Thu đông năm 2018 tại Sa Pa - Lào Cai. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp số liệu khoa học có giá trị về đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của hoa lily Robina. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa lily Robina. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu hoa lili nói chung và hoa lily Robina nói riêng. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Bổ sung giống hoa lily mới vào cơ cấu chủng loại hoa phục vụ sản xuất hoa tại Sa Pa - Lào Cai. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở số liệu cho việc xây dựng quy trình trồng, chăm sóc cho giống hoa lily. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Hoa lily thường được sử dụng dùng làm hoa cắt, phong phú về chủng loại, đa dạng về màu sắc, đặc biệt độ bền của hoa được kéo dài hơn các loài hoa khác, thuận lợi trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ (Lucidos và cs., 2013). Việt Nam cũng đã mở rộng nghiên cứu, kết hợp ứng dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam đối với một số giống như Sorbonne, Acapulco, Belladonna, Manissa, Robina... trên nhiều địa phương khác nhau như Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc... một số giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) công nhận là giống sản xuất thử và sản xuất chính thức ở Việt Nam (Đặng Văn Đông và cs., 2006a, 2006b); (Lê Thị Thu Hương và cs., 2011). Để cây hoa lily phát triển tốt ngoài những điều sinh thái phù hợp việc tác động các biện pháp kỹ thuật sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn: i) Về đất trồng là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa lily, đất lý tưởng để trồng hoa là đất tơi xốp, thoát nước, thẩm thấu khí tốt, có khả năng giữ nước tốt, có nhiều chất hữu cơ, độ pH từ 6,5 - 6,7 (Đào Thanh Vân và cs., 2007). Đối với lily trồng trong chậu để cây hoa sinh trưởng tốt nhất cần sử dụng hỗn hợp đất vườn + than bùn + phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ (1:1:1) trộn đều trước khi trồng (Đặng Văn Đông, 2002). ii) Phân bón canxi nitrat (Ca(NO3)2 thành phần có chứa 27% đạm và 12% canxi do vậy chúng có tác dụng làm cứng cây, chống đổ, giữ cân bằng sinh lý trong cơ thể của cây. De Hertogh (1996) đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng cũng cấp cho hoa lily bắt đầu từ khi cây đã xuất hiện lá thật, nên sử dụng canxi nitrate với tỷ lệ 2:1 sau trồng 1 đến 2 tuần đầu. Thực tế trong sản xuất sử dụng canxi trong phòng chống bệnh cháy lá sinh lý ở hoa lily cho kết quả: Trồng lily sau khi cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 4 cao 30 cm định kỳ 7 ngày/lần phun dung dịch Ca(NO3)2 mang lại kết quả tốt (Nguyễn Thị Kim Liên, 2013). iii) Chất điều hòa sinh trưởng có vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết sinh trưởng của cơ thể cây trồng: thân, cành, là, hoa, quả và hạt. Mỗi chất điều hòa sinh trưởng chúng đều có khả năng kích thích hay ức chế một bộ phận hoặc nhiều bộ phận khác trên cây. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của con người (Đặng Văn Đông và cs., 2010). Việc sử dụng kích thước củ, bố trí thời điểm hợp lý giúp cho cây hoa lily được phát triển thuận lợi, kết hợp với nhu cầu của thị trường đặc biệt hoa nở vào đúng dịp lễ, Tết sẽ nâng cao được giá thành sản phẩm và cho lợi nhuận cao hơn khi sản xuất cây hoa lily ở địa phương. 1.1.1. Cơ sở của việc nghiên cứu thời điểm Ở mỗi một thời điểm có điều kiện ngoại cảnh khác nhau, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cũng khác nhau. Hơn nữa, Lily có giá trị kinh tế cao. Ở những ngày thường, nhu cầu loại hoa này không lớn, khả năng tiêu thụ hoa khó, giá bán thấp, trong khi đó những dịp lễ, tết như: ngày 08/3, ngày 20/11, tết Nguyên đán, nhu cầu về hoa Lily là rất lớn, dễ tiêu thụ trên thị trường, giá bán cao. Nghiên cứu thời điểm trồng Lily ở nước ta chưa nhiều, việc nghiên cứu thời điểm không những giúp chúng ta xác định được thời gian trồng hợp lý mà còn xác định được thời điểm trồng có hiệu quả kinh tế cao. 1.1.2. Cơ sở của việc nghiên cứu mật độ trồng Mỗi một loại cây trồng, yêu cầu trồng ở một mật độ nhất định mới sinh trưởng, phát triển thuận lợi, cho năng suất và chất lượng cao. Đối với hoa Lily, tuỳ theo mục đích thương mại làm hoa cắt cành hay hoa chậu mà người ta trồng ở mật độ khác nhau. Ở nước ta, hoa Lily là một cây mới, nghiên cứu mật độ trồng còn ít, việc nghiên cứu để xác định mật độ trồng phù hợp sẽ góp phần xây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 5 dựng quy trình kỹ thuật và mức đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. 1.1.3. Cơ sở của việc nghiên cứu phân bón qua lá Cây không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá, trong khi diện tích lá của cây lại gấp hành chục lần diện tích mà rễ cây ăn tới. Hiệu quả sử dụng phân bón qua lá rất cao, có thể lên tới 90-95%, chỉ sau vài giờ đã thấy thể hiện rõ ràng, cho nên chúng ta có thể cung cấp dưỡng chất kịp thời cho cây, ngoài ra phân bón lá còn thân thiện với môi trường và không gây ngộ độc. Đây là một tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả nhanh và có lợi về kinh tế. Các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước với một tỉ lệ thích hợp có thể sử dụng để phun xịt lên lá ở thời điểm thích hợp, tùy loại cây trồng, điều kiện đất đai và khí hậu. Các chất dinh dưỡng qua những vẩy và lông trên mặt lá thấm vào lá, tới các mô, qua màng bán thấm của tế bào, đẩy mạnh quá trình đồng hóa và vận chuyển chất trong quá trình phát triển của cây trồng, từ cơ sở đó góp phần làm cho cây sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. Đối với hoa lily, việc sử dụng phân bón lá sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, hoa đẹp, hương thơm đặc trưng sẽ làm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất hoa. 1.2. Khái quát về cây hoa lily 1.2.1. Nguồn gốc Cây hoa lily có tên khoa học là (Lilium spp), thuộc chi Lilium, hiện nay trên thế giới có khoảng trên 80 loài lily khác nhau, nó có nguồn gốc ở vùng Himalaya và được mở rộng tới các vùng núi ở Bắc bán cầu, phân bố từ 10 độ đến 60 độ vĩ Bắc, châu Á có 50-60 loài, Bắc Mỹ có 24 loài và châu Âu có 12 loài (Shimizu, 1973), (De Jong, 1974), (Anderson, 1986), (Daniels, 1986), (http://www.the-genus-lilium.com). Theo Phạm Hoàng Hộ (1999), ở Việt Nam mới phát hiện thấy 2 loài cây là Bách Hợp L. brownii. F.E Brow var. colchesteri Wilson, mọc hoang dại trên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 6 các đồi cỏ Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn có vảy củ thân dùng làm thuốc và loài Lilium poilanei Gagn có ở đồi cỏ Sa Pa, Hoàng Liên Sơn (cũ). John Dole (1999) cho rằng hoa Lilium phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và hàn đới Bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới từ 1200 m như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Riêng Trung Quốc có 460 giống, 46 loài, 280 biến chủng lily, chiếm khoảng 50% tổng số loài trên thế giới. Trong đó có 136 giống, 52 biến chủng do Trung Quốc tạo ra (Đào Thanh Vân và cs., 2007). Năm 1965 Trung Quốc đã xây dựng một số vùng trồng hoa Lilium chủ yếu để chế biến thức ăn và làm thuốc ở Tô Châu, Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam... vài chục năm trở lại đây lại xuất hiện một số giống cây hoa Lilium hoang dại được trồng chủ yếu ở trong vườn thực vật các tỉnh (Trịnh Khắc Quang và cs., 2011). 1.2.2. Đặc điểm thực vật học Rễ: Rễ lily gồm 2 phần: Rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rễ trên, do phần thân mọc dưới đất sinh ra, có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh dưỡng, tuổi thọ của rễ này là một năm. Rễ gốc gọi là rễ dưới, sinh ra từ gốc thân vảy, có nhiều nhánh, sinh trưởng khoẻ, là cơ quan chủ yếu hút nước và dinh dưỡng của lily, tuổi thọ của rễ này là 2 năm. Thân vảy (củ giống): Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành, một củ hoàn chỉnh bao gồm: Đế củ, vẩy già, vảy mới ra, trục thân sơ cấp, thứ cấp và đỉnh sinh trưởng. Nó là hình ảnh thu nhỏ của sự phát triển hình thái của cây (Trịnh Khắc Quang và cs., 2011). Theo Đào Thanh Vân (2007), thân vảy không có vỏ bao bọc, màu sắc thân vảy thay đổi tùy từng loại và các giống khác nhau: màu trắng, vàng, đỏ cam, đỏ tím... kích thước củ thân vảy cũng tùy thuộc vào các loài, giống khác nhau. Loài nhỏ kích thước 6 cm, nặng 7-8 gam, loại to kích thước từ 24-25 cm, nặng trên 100 gam, loại đặc biệt kích thước từ 34-35 cm, nặng 350 gam. Độ lớn kích thước củ thân vảy có mối tương quan chặt chẽ tới số nụ, hoa/cây: giống lily thơm kích thước thân vảy từ 12 -
  18. 7 từ 14 -
  19. 8 Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát dục của hoa lily, đặc biệt là ảnh hưởng đến mọc mầm của hạt, sự phát dục của thân, sự sinh trưởng của lá và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển chất lượng của củ giống (Roh, 1996). Lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của hoa lily ban ngày là 20oC, ban đêm là: 12oC. Nhiệt độ thấp từ 12-15oC cây sinh trưởng chậm (Richard, 2006), dưới 12oC cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù, thời gian đầu nhiệt độ thấp có lợi cho ra rễ và sự phân hoá hoa. Nhiệt độ và ánh sáng là yếu tố quan trọng, điều tiết sự phân hoá hoa và sự ra hoa; chiếu sáng bổ sung ở nhiệt độ thích hợp (16-18oC) có thể sẽ rút ngắn được thời gian ra hoa của tất cả các giống (Đặng Văn Đông và cs., 2004). 1.2.3.2. Yêu cầu về độ ẩm, không khí Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước của cây giảm dần vì thừa nước lúc này sẽ làm rụng nụ, củ rễ bị thối. Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80 - 85%, độ ẩm không được thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến tác hại cho cây, ức chế sinh trưởng, cháy lá... Việc che râm, thông gió kịp thời và tưới nước có thể phòng chống được vấn đề này. Hoa lily rất mẫn cảm với khí Etylen, tuy nhiên tuỳ vào giống mà độ mẫn cảm không giống nhau. Trong nhà lưới, sự thông gió kém, nhất là vào vụ Đông nên thông gió để điều tiết không khí, đồng thời giảm ẩm độ và nhiệt độ. Cách thông gió với nhà kính là mở cửa, còn nhà nilon vén lưới lên cho không khí trong và ngoài nhà lưới lưu thông. Bổ sung CO2: Nồng độ CO2 duy trì ở mức 1000/2000 mg/g nếu nồng độ CO2 cao quá có hại cho cây và cho cả người chăm sóc. 1.2.3.3. Yêu cầu về ánh sáng, dinh dưỡng Lily là cây ưa sáng với cường độ ánh sáng yếu. Thời gian chiếu sáng thích hợp cho thời kỳ sinh trưởng là 10 giờ/ngày; ở thời kỳ ra hoa, chất lượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 9 hoa tăng khi thời gian chiếu sáng 11 giờ/ngày (với nhiệt độ trung bình 18oC). Đối với đất đai lily sinh trưởng tốt ở đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, rất mẫn cảm với muối, đất nhiều muối cây không hút được nước đặc biệt trong thời kỳ phân hóa hoa và ra hoa. Nói chung, hàm lượng muối trong đất không được quá cao 1,5 mg/cm3. Lily cần dinh dưỡng cao nhất là 3 tuần đầu sau khi mọc mầm. Tuy nhiên, thời gian này cây cũng còn dễ bị ngộ độc do muối, vì vậy để tránh bị ngộ độc muối trước khi trồng 6 tuần cần phải phân tích đất để có biện pháp cải tạo, xử lý đất. Đồng thời bón các loại phân có nồng độ các chất trên thấp nhất: Ví dụ bón phân CaHPO4 có hàm lượng flo thấp. Cần cung cấp bổ sung thêm các khoáng vi lượng cho lily (Đặng Văn Đông và cs., 2004). 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới Lily là loài hoa cắt được trồng rộng rãi trên thế giới. Hoa có hình dáng đẹp, màu sắc phong phú, quyến rũ, sang trọng, nhất là nhóm Lily thơm (L.longiflorum Thumb) được coi là biểu tượng của sự thanh khiết và lộng lẫy. Hiện nay, Lily đang là một trong sáu loài hoa cắt phổ biến, quan trọng nhất trên thế giới. Buschman (2005) cho biết: các nước xuất khẩu hoa cắt cành chiếm thị phần nhiều nhất trên thế giới đó là: Hà Lan, Kenya, Israel, Colombia và Ecuador. Nước có nhu cầu nhập khẩu lớn nhất là Đức. Về diện tích sản xuất hoa lily cắt cành lớn nhất lại thuộc về châu Á với trên 1,33 triệu ha (chiếm 66%) diện tích toàn cầu. Ở Hàn Quốc cũng phát triển mạnh và trở thành một trong những nước sản xuất và xuất khẩu hoa lily hàng đầu ở Đông Á. Diện tích sản xuất hoa lily tăng từ 32 ha năm 1985 lên 219 ha năm 2007. Tổng giá trị xuất khẩu 26 triệu USD. Khoảng 15% củ giống sử dụng cho sản xuất hoa cắt và các giống mới được nhập khẩu từ Hà Lan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2