Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Cộng hưởng dẫn sóng và linh kiện quang tử lưỡng trạng thái ổn định sử dụng cấu trúc tinh thể quang tử một chiều
lượt xem 3
download
Đề tài nghiên cứu nhằm thiết kế và mô phỏng cấu trúc tinh thể quang tử một chiều bao gồm cấu trúc đơn cách tử và cấu trúc ghép cặp cách tử, nghiên cứu và khảo sát các đặc trưng cộng hưởng dẫn sóng đối với hai cấu trúc đơn cách tử và ghép cặp cách tử; khảo sát đặc trưng lưỡng trạng thái ổn định trong cấu trúc đơn cách tử, nâng cao hiệu suất của linh kiện quang tử lưỡng trạng thái ổn định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Cộng hưởng dẫn sóng và linh kiện quang tử lưỡng trạng thái ổn định sử dụng cấu trúc tinh thể quang tử một chiều
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- HOÀNG THU TRANG CỘNG HƢỞNG DẪN SÓNG VÀ LINH KIỆN QUANG TỬ LƢỠNG TRẠNG THÁI ỔN ĐỊNH SỬ DỤNG CẤU TRÚC TINH THỂ QUANG TỬ MỘT CHIỀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- HOÀNG THU TRANG CỘNG HƢỞNG DẪN SÓNG VÀ LINH KIỆN QUANG TỬ LƢỠNG TRẠNG THÁI ỔN ĐỊNH SỬ DỤNG CẤU TRÚC TINH THỂ QUANG TỬ MỘT CHIỀU Chuyên ngành: Vật lý chất rắn Mã số: 60440104 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. NGÔ QUANG MINH Hà Nội – 2014
- LỜI CẢM ƠN Luận văn này đã được hoàn thành tại Phòng Vật liệu và Ứng dụng quang sợi – Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Quang Minh. Đầu tiên tôi xin được bày tỏ l ng iết ơn sâu sắc của mình tới TS. Ngô Quang Minh, người thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo, các anh chị và bạn học tại Khoa Vật lý – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tận tình giảng dạy và chỉ bảo cho tôi trong những năm học qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy/cô và anh/chị phòng Vật liệu và Ứng dụng quang sợi, những người đã nhiệt tình đóng góp ý kiến và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Luận văn này được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí từ đề tài Nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên (NAFOSTED) mã số 103.03-2013.01. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn ạn è và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học viên Hoàng Thu Trang
- MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các hình vẽ Danh mục các ký hiệu viết tắt MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tinh thể quang tử…………………………………………………... 3 1.1.1. Khái niệm về tinh thể quang tử………………………………. 3 1.1.2. Tinh thể quang tử một chiều…………………………………. 4 1.2. Cộng hưởng dẫn sóng và ộ lọc quang học……………………….. 6 1.2.1. Cộng hưởng dẫn sóng………………………………………… 6 1.2.2. Bộ lọc quang học…………………………………………….. 9 1.3. Linh kiện quang tử lưỡng trạng thái ổn định………………………. 10 1.3.1. Chuyển mạch quang………………………………………….. 10 1.3.2. Nguyên lý lưỡng ổn định quang học………………………… 11 1.3.3. Hệ lưỡng ổn định quang học………………………………… 14 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ MÔ PHỎNG 17 2.1. Lý thuyết dẫn sóng cộng hưởng (Rigorous coupled-wave theory – 17 RCWT)……………………………………………………………………… 2.2. Lý thuyết về ộ dao động quang học………………………………. 19 2.3. Lý thuyết ghép cặp trực tiếp hai ộ cộng hưởng…………………… 25 2.4. Lý thuyết ghép cặp gián tiếp hai ộ cộng hưởng…………………... 27 2.5. Phương pháp sai phân hữu hạn trong miền thời gian……………… 28 CHƢƠNG 3: CỘNG HƢỞNG DẪN SÓNG SỬ DỤNG CẤU TRÚC 38 ĐƠN CÁCH TỬ VÀ GHÉP CẶP CÁCH TỬ 3.1. Cộng hưởng dẫn sóng sử dụng cấu trúc đơn cách tử………………. 38 3.2. Cộng hưởng dẫn sóng trong cấu trúc ghép cặp cách tử……………. 40
- CHƢƠNG 4: LINH KIỆN QUANG TỬ LƢỠNG TRẠNG THÁI ỔN ĐỊNH DỰA TRÊN HIỆU ỨNG CỘNG HƢỞNG DẪN SÓNG TRONG 45 CẤU TRÚC ĐƠN CÁCH TỬ 4.1. Linh kiện quang tử lưỡng trạng thái ổn định trong cấu trúc đơn 45 cách tử………………………………………………………………………. 4.2. Nâng cao hiệu suất của linh kiện quang tử sử dụng màng mỏng kim loại để tăng hệ số phẩm chất và giảm cường độ quang đầu vào của linh kiện 47 chuyển mạch………………………………………………………………… KẾT LUẬN 55 KẾ HOẠCH TIẾP THEO 56 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 Phụ lục 62
- Danh mục các hình vẽ Trang Hình 1.1. Cấu trúc tinh thể quang tử 1D, 2D, và 3D…………………….. 4 Hình 1.2. Cấu trúc tinh thể 1D. Cấu trúc này gồm các lớp vật liệu với chiết suất khác nhau có giá trị không đổi nằm xen kẽ nhau với chu kỳ 5 tuần hoàn là a…………………………………………………………….. Hình 1.3. Vùng cấm quang của tinh thể quang tử một chiều với hằng số mạng a, độ rộng của lớp điện môi là 0.2a và độ rộng của lớp không khí 5 là 0.8a……………………………………………………………………. Hình 1.4. Phản xạ Bragg………………………………………………… 7 Hình 1.5. (a) Tia phản xạ và tia truyền qua trong trường hợp màng đơn 9 lớp và ( ) trong trường hợp màng đa lớp………………………………… Hình 1.6. (a) 1 x 1 chuyển mạch hai đường kết nối hoặc không kết nối, (b) 1 x 2 chuyển mạch một đường kết nối với hai đường khác, (c) 2 x 2 10 chuyển mạch hai đường kết nối với hai đường. (d) N x N chuyển mạch N đường kết nối với N đường……………………………………………. Hình 1.7. Giới hạn của năng lượng chuyển mạch, thời gian chuyển mạch 11 và công suất chuyển mạch của thiết bị………………………………….. Hình 1.8. Quan hệ vào-ra của hệ lưỡng ổn định quang học...................... 12 Hình 1.9. Nguyên lý hoạt động của thiết bị lưỡng ổn định quang học..... 12 Hình 1.10. Đồ thị f(Ira) có dạng hình chuông............................................ 13 Hình 1.11. Mối quan hệ vào-ra khi hàm truyền qua có dạng hình chuông 13 Hình 1.12. Mối quan hệ vào-ra của hệ lưỡng ổn định. Đường đứt nét iểu diễn trạng thái không ổn định………………………………………. 14 Hình 1.13. Mối quan hệ vào-ra của hệ lưỡng ổn định............................... 15 Hình 1.14. Quá trình flip - flop của hệ lưỡng ổn định............................... 15 Hình 2.1. Cách tử dẫn sóng. θ i và θ’i là góc tới và góc phản xạ tại bề 17
- mặt thứ nhất, θ’’i là góc ló tại đầu ra của cấu trúc cách tử dẫn sóng…….. Hình 2.2. Mạch dao động LC (C là điện dung và L là độ tự cảm)………. 20 Hình 2.3. Mô hình cấu trúc ghép cặp trực tiếp hai bộ cộng hưởng……… 25 Hình 2.4. Mô hình cấu trúc ghép cặp gián tiếp hai bộ cộng 27 hưởng…………………………………………………………………….. Hình 2.5. Mô hình minh họa việc tính toán E và H tại các thời điểm 29 khác nhau trong không gian……………………………………………… Hình 2.6. Minh họa ô Yee trong hệ tọa độ Đề-các sử dụng với các thành phần điện trường và từ trường được phân bố như ô cơ sở của phương 30 pháp FDTD………………………………………………………………. Hình 2.7. Các tham số tương ứng với lớp hấp thụ hoàn hảo (PML)……. 37 Hình 3.1. (a) Cấu trúc linh kiện sử dụng cách tử dẫn sóng. ( ) Phổ phản 39 xạ đối với các độ ăn m n cách tử khác nhau…………………………… Hình 3.2. Minh họa cấu trúc ghép cặp hai GMRs trong cấu trúc cách tử 40 dẫn sóng…………………………………………………………………. Hình 3.3. Tính toán hệ số phản xạ……………………………………… 41 Hình 3.4. Minh họa cấu trúc ghép cặp hai GMRs trong cấu trúc cách tử 42 dẫn sóng………………………………………………………………….. Hình 3.5. (a) và (b) là phổ phản xạ của hai cách tử có cùng độ ăn m n cách tử ( 1 2 50 nm ) và hai cách tử có độ ăn m n cách tử khác nhau 43 ( 1 50 nm , 2 90 nm )…………………………………………………... Hình 3.6. Phổ phản xạ của hai cách tử có cùng độ ăn m n với các độ 44 lệch s khác nhau………………………………………………………….. Hình 3.7. (a) và (b) là phổ phản xạ của hai cấu cách tử giống nhau và khác nhau được đặt cách nhau một khoảng d có giá trị từ 1000 nm tới 44 2500 nm………………………………………………………………… Hình 4.1. Đặc trưng lưỡng trạng thái của linh kiện quang tử lưỡng trạng 46 thái ổn định với các độ ăn m n cách tử khác nhau……………………..
- Hình 4.2. (a) Cấu trúc MaGMR. ( ) Phổ truyền qua và phổ phản xạ đối 48 với độ dày lớp Ag d khác nhau…………………………………………. Hình 4.3. Lưỡng trạng thái quang của cấu trúc cách tử phi tuyến 49 MaGMR đối với ề dày lớp Ag khác nhau…………………………….. Hình 4.4. (a) Cấu trúc MaGMR với ánh sáng tới. ( ) Phổ phản xạ đối 52 với ề dày lớp Ag khác nhau…………………………………………… Hình 4.5. Lưỡng trạng thái ổn định của cấu trúc MaGMR đối với ề dày lớp Ag khác nhau lần lượt là (a) d =20 nm, (b) d = 30 nm, (c) d = 50 nm, 53 (d) d = 100 nm……………………………………………………………
- Danh mục các ký hiệu viết tắt Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ FDTD Finite-difference time-domain GMRs Guided-mode resonances LEDs Light emitting diodes MaGMR Metal-layer-assisted GMR 1D One dimensional PML Perfectly matched layers PCs Photonic crystals 3DPCs Three dimensional photonic crystals TE Transverse electric 2DPCs Two dimensional photonic crystals RCWT Rigorous coupled-wave theory
- MỞ ĐẦU Vật liệu và linh kiện quang tử sử dụng cấu trúc tinh thể quang tử được nghiên cứu rất sôi động cả về lý thuyết, mô phỏng và thực nghiệm trong thời gian gần đây. Các cấu trúc tinh thể quang tử 1 chiều (1D), 2 chiều (2D), và 3 chiều (3D) được thiết kế để điều khiển, dẫn sóng quang học và chuyển đổi năng lượng quang tử trong vùng ánh sáng khả kiến và thông tin quang đã mở ra nhiều ứng dụng quan trọng và có nhiều triển vọng. Đây là một hướng nghiên cứu mới tạo nên một cuộc cách mạng trong công nghệ quang tử học là sử dụng cấu trúc mới cho các phần tử tạo nên linh kiện, được đánh giá có tầm quan trọng như các đơn tinh thể bán dẫn siêu sạch trong công nghệ điện tử giai đoạn đầu của sự phát triển. Các linh kiện quang tử lưỡng trạng thái ổn định được quan tâm nghiên cứu nhiều bởi các ứng dụng và tính năng vượt trội của nó trong các mạch vi quang điện tử tích hợp, có tốc độ xử lý và chuyển mạch nhanh. Bên cạnh đó nó c n có nhiều ứng dụng trong các bộ nhớ quang học [2, 7], làm nền tảng cho các siêu bộ nhớ trong tương lai [21-37]. Linh kiện quang tử lưỡng trạng thái ổn định sẽ xử lý tín hiệu nhanh và tiêu thụ ít năng lượng. Các tính chất đặc biệt của linh kiện quang tử nói chung và linh kiện quang tử lưỡng trạng thái ổn định nói riêng được hy vọng sẽ hiện thực hóa một thế hệ linh kiện quang tử mới với kích thước và trọng lượng nhỏ, có hiệu suất cao, giá thành rẻ, và tiêu hao ít năng lượng. Nhưng những đặc trưng (cả tuyến tính và phi tuyến) của linh kiện quang tử lưỡng trạng thái ổn định vẫn chưa được chú ý quan tâm rộng rãi. Việc nâng cao hiệu suất của linh kiện quang tử sử dụng công nghệ màng mỏng vẫn đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu…Đây cũng chính là những vấn đề chính mà luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu. Với lý do đó, tôi lựa chọn luận văn với tiêu đề là: “Cộng hƣởng dẫn sóng và linh kiện quang tử lƣỡng trạng thái ổn định sử dụng cấu trúc tinh thể quang tử một chiều”. 1
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là: 1. Thiết kế và mô phỏng cấu trúc tinh thể quang tử một chiều bao gồm cấu trúc đơn cách tử và cấu trúc ghép cặp cách tử. 2. Nghiên cứu và khảo sát các đặc trưng cộng hưởng dẫn sóng đối với hai cấu trúc đơn cách tử và ghép cặp cách tử. 3. Khảo sát đặc trưng lưỡng trạng thái ổn định trong cấu trúc đơn cách tử. 4. Nâng cao hiệu suất của linh kiện quang tử lưỡng trạng thái ổn định. Phương pháp nghiên cứu của luận văn là kết hợp giữa mô phỏng và tính toán. Bố cục của luận văn gồm 3 phần: PHẦN 1: MỞ ĐẦU PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan Chương 2: Phương pháp tính toán và mô phỏng Chương 3: Cộng hưởng dẫn sóng sử dụng cấu trúc đơn cách tử và ghép cặp cách tử. Chương 4: Linh kiện quang tử lưỡng trạng thái ổn định dựa trên hiệu ứng cộng hưởng dẫn sóng trong cấu trúc đơn cách tử. PHẦN 3: KẾT LUẬN 2
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN Trong chương này, trước hết chúng tôi giới thiệu một cách khái lược về tinh thể quang tử 1D, 2D và 3D. Tiếp theo, chúng tôi trình bày chi tiết những đặc trưng cơ ản của tinh thể quang tử 1D là loại tinh thể được chọn làm đối tượng nghiên cứu của Luận văn. Bên cạnh đó, các khái niệm về cộng hưởng dẫn sóng và bộ lọc quang học cũng được đưa ra. Phần cuối của chương trình ày về linh kiện quang tử lưỡng trạng thái ổn định bao gồm chuyển mạch quang, nguyên lý lưỡng ổn định quang học và hệ lưỡng ổn định quang học. 1.1. Tinh thể quang tử 1.1.1. Khái niệm về tinh thể quang tử Tinh thể quang tử (photonic crystals - PCs) là một cấu trúc tuần hoàn trong không gian của các vật liệu với hằng số điện môi khác nhau được sắp xếp xen kẽ nhau, có chiết suất thay đổi theo chu kỳ trên một thang chiều dài và có thể so sánh được với ước sóng ánh sáng được sử dụng. Các photon khi chuyển động trong tinh thể sẽ đi qua các vùng có chiết suất cao xen kẽ với các vùng có chiết suất thấp. Đối với một photon sự tương phản về chiết suất này giống như một thế năng tuần hoàn mà một electron bị tác dụng khi đi qua một tinh thể điện tử. Do tính tuần hoàn dẫn đến trong PCs cũng xuất hiện một vùng cấm quang: tức là có một dải tần số trong đó các photon không thể truyền qua được cấu trúc này. PCs sẽ chặn ánh sáng với các ước sóng nằm trong vùng cấm quang, trong khi cho phép các ước sóng khác truyền qua tự do. Bằng các ngăn chặn hoặc cho phép ánh sáng truyền qua một tinh thể quang tử việc điều khiển ước sóng ánh sáng có thể được thực hiện. Sự truyền sóng điện từ bên trong một môi trường tuần hoàn được nghiên cứu đầu tiên bởi Lord Reyleigh năm 1887 [30]. Đây là cấu trúc 1D có sự tuần hoàn của chiết suất chỉ được thiết lập theo một hướng duy nhất trong khi đồng nhất theo hai hướng còn lại. 3
- Năm 1987, hai nhà khoa học là Eli Ya lonovitch và Sajeev John đã đưa ra cấu trúc điện môi tuần hoàn 2D và 3D [39, 14]: Tinh thể quang tử 2D là một cấu trúc tuần hoàn dọc theo hai trục của nó và đồng nhất dọc theo trục thứ ba. Cấu trúc tinh thể quang tử này có vùng cấm quang trong mặt phẳng xy, và đồng nhất dọc theo trục z. Trong vùng cấm quang, không có trạng thái nào được phép tồn tại và ánh sáng tới sẽ bị phản xạ ngược trở lại tại mặt phân cách giữa môi trường và cấu trúc tinh thể quang tử [30]. Không giống như trường hợp tinh thể quang tử 1D, tinh thể quang tử 2D có thể ngăn chặn ánh sáng truyền tới từ bất kỳ hướng nào trong mặt phẳng. Tinh thể quang tử 3D là cấu trúc có sự tuần hoàn về chiết suất theo cả ba hướng. Cấu trúc của tinh thể quang tử 3D được biết đến nhiều nhất trong tự nhiên chính là các đá quý Opal. Các loại đá quý này được biết đến bởi tính chất quang độc đáo của chúng là khi quay các viên đá sẽ có màu sắc khác nhau. Hình 1.1. Cấu trúc tinh thể quang tử 1D, 2D, và 3D. 1.1.2. Tinh thể quang tử một chiều Tinh thể quang tử đơn giản nhất là tinh thể quang tử một chiều. Hình 1.2 là một hệ thống bao gồm các lớp vật liệu với hằng số điện môi khác nhau c n được gọi là một màng đa lớp. Sự tương tác với ánh sáng xảy ra bên trong cấu trúc này mạnh là do sự giao thoa giữa các chùm ánh sáng mà chúng được phản xạ và được khúc xạ tại tất cả các mặt tiếp giáp ở bên trong vật liệu. Ngày nay, cấu trúc tinh thể quang tử 1D được sử dụng nhiều trong các laser phát xạ bề mặt, cách tử Bragg trong sợi và bộ lọc quang học. 4
- Hình 1.2. Cấu trúc tinh thể 1D. Cấu trúc này gồm các lớp vật liệu với chiết suất khác nhau có giá trị không đổi nằm xen kẽ nhau với chu kỳ tuần hoàn là a. Chúng ta sẽ quan tâm kỹ hơn đến vùng cấm quang bởi vì rất nhiều ứng dụng đầy tiềm năng của tinh thể quang tử cho đến nay vẫn phụ thuộc vào vị trí và độ rộng của vùng cấm quang. Ví dụ như một tinh thể có một vùng cấm quang có thể làm bộ lọc quang học dải hẹp khi loại bỏ tất cả các tần số nằm trong vùng cấm quang. Hình 1.3. Vùng cấm quang của tinh thể quang tử một chiều với hằng số mạng a, độ rộng của lớp điện môi là 0.2a và độ rộng của lớp không khí là 0.8a. Vùng cấm quang của tinh thể có thể được mô tả thông qua độ rộng tần số của nó. Nếu giả sử hai vật liệu cấu tạo nên màng đa lớp có hằng số điện môi lần lượt là ε và và bề dày tương tự là (a-d) và d. Nếu độ tương phản hằng số điện 5
- môi là yếu ( / = 1) hoặc tỷ lệ d/a nhỏ thì tỷ số / m với m là tần số trung tâm được tính là [8]: sin( d / a) (1.1) m Công thức này cho thấy rằng bất kỳ một sự tuần hoàn nào dù yếu cũng là nguồn gốc để tạo ra vùng cấm quang trong tinh thể quang tử một chiều. 1.2. Cộng hƣởng dẫn sóng và bộ lọc quang học 1.2.1. Cộng hƣởng dẫn sóng Cộng hưởng dẫn sóng (Guided-mode resonances - GMRs) là sự ghép cặp cộng hưởng của bức xạ bên ngoài với những mode dẫn sóng của phiến cách tử dẫn sóng (slab waveguide grating) như đã được nghiên cứu nhiều trong [19, 5]. GMRs được ứng dụng trong việc thiết kế điốt phát quang [4], laser [22], cảm biến sinh học [17] và bộ lọc sóng quang học với hệ số phẩm chất cao[35]. Hiện tượng cộng hưởng dẫn sóng được nghiên cứu đối với cấu trúc tinh thể quang tử 1D và 2D. Nhưng do cấu trúc 1D là một cấu trúc đơn giản, có sự ghép cặp vào-ra dễ dàng nên luận văn đã chọn nghiên cứu hiện tượng cộng hưởng dẫn sóng dựa trên cấu trúc tinh thể quang tử 1D. Khi một chùm ánh sáng chiếu tới phiến cách tử, một phần ánh sáng truyền qua phiến cách tử, một phần ánh sáng bị nhiễu xạ và một phần ánh sáng bị giữ lại bên trong khe cách tử. Tại ước sóng và góc tới đặc biệt thì ánh sáng không bị truyền qua phiến cách tử mà phản xạ hoàn toàn. Sự phản xạ này hoạt động dựa trên định luật phản xạ Bragg. Phản xạ Bragg xảy ra trên bề mặt tiếp giáp giữa hai môi trường có chiết suất khác nhau, khi được chiếu sáng sẽ xuất hiện phản xạ có tính chu kỳ gọi là phản xạ Bragg. Hiện tượng phản xạ xảy ra tại mỗi bề mặt giữa 2 lớp vật liệu với chiết suất khác nhau. Trong trường hợp chỉ có một lớp trên đế, tia phản xạ là kết quả của sự giao thoa của hai tia: một tia phản xạ ở mặt trên của màng mỏng (mặt phân cách giữa màng mỏng và không khí) và một tia phản xạ ở mặt dưới của màng 6
- mỏng (mặt phân cách giữa màng mỏng và đế ). Bằng cách lựa chọn giá trị thích hợp của chiết suất và độ dày các lớp, chúng ta có thể tạo ra phổ phản xạ khác nhau. Tia 1 Tia 2 Tia 3 a a 1 θ 2 θ i Λ Λ Hình 1.4. Phản xạ Bragg Gọi khoảng chênh lệch giữa hai tia phản xạ liên tiếp là a. Góc hợp bởi tia tới và tia vuông góc với tia phản xạ là θ. Hiệu quang trình bằng số nguyên lần ước sóng. Ta có: a mn (1.2.1) Trong đó m là ậc nhiễu xạ, n là ước sóng trong môi trường truyền dẫn, λ là n ước sóng trong chân không, n là chiết suất của môi trường. Ta thấy: a sin 1 sin mn (1.2.2) Công thức (1.2.2) gọi là điều kiện phản xạ Bragg. * Điều kiện bƣớc sóng Bragg Bước sóng Bragg phải thoả mãn hai định luật sau: 7
- - Định luật bảo toàn năng lượng: Tần số của sóng tới và sóng phản xạ phải bằng nhau vì năng lượng của ánh sáng là hf ( h là hằng số Plank). - Bảo toàn xung lượng: Véc tơ sóng tới cách tử bằng véc tơ sóng ra khỏi cách tử và véc tơ sóng bị phản xạ. K f Ki K Trong đó: K f là Véc tơ sóng tới cách tử K i Véc tơ sóng ra khỏi cách tử K Véc tơ sóng ị phản xạ Trong cấu trúc cách tử dẫn sóng tia phản xạ ngược với tia tới nên : 900 sin 1 Xét bậc của tia phản xạ là m=1 vì tại bậc 1 năng lượng tập trung lớn nhất Kết hợp với điều kiện phản xạ Bragg ta được o 2neff (1.2.3) neff là chiết suất hiệu dụng của môi trường tại ước sóng o o là ước sóng cộng hưởng Công thức (1.2.3) là điều kiện ước sóng Bragg. 8
- 1.2.2. Bộ lọc quang học Bộ lọc quang học là hệ gồm nhiều lớp điện môi hoạt động dựa trên hiện tượng nhiễu xạ Bragg của một chùm ánh sáng sau khi phản xạ tại mặt phân cách giữa các lớp điện môi. Mô hình đơn giản của hiện tượng nhiễu xạ được trình bày trong hình 1.5 trong đó màng mỏng bao gồm nhiều cặp lớp giống hệt nhau, mỗi cặp lớp gồm hai lớp có chiết suất n1 và n2 khác nhau tương ứng với độ dày d1, d2. Hiện tượng phản xạ xảy ra tại mỗi bề mặt giữa 2 lớp vật liệu với chiết suất khác nhau. Hình 1.5. (a) Tia phản xạ và tia truyền qua trong trường hợp màng đơn lớp và (b) trong trường hợp màng đa lớp. Phổ phản xạ của nó có dạng một cực đại phản xạ trung tâm (cực đại chính). Vùng cực đại chính có ước sóng trung tâm là λo. Các ước sóng ở quanh ước sóng trung tâm λo và cùng nằm trên cực đại chính là các ước sóng tương ứng với cường độ phản xạ cao có nghĩa là các ánh sáng có ước sóng nằm trong dải này bị phản xạ khi qua bộ lọc, tức là bị “cấm”truyền qua cấu trúc, vì vậy vùng ước sóng này c n được gọi là vùng cấm hay là chúng bị lọc ra khỏi một dải tần. 9
- 1.3. Linh kiện quang tử lƣỡng trạng thái ổn định 1.3.1. Chuyển mạch quang Quá trình phát triển nhanh chóng các giao tiếp quang đã dẫn đến những ý tưởng về việc triển khai thiết bị quang để thực thi các chức năng chuyển mạch. Lĩnh vực chuyển mạch quang xuất hiện là kết quả tất yếu của việc phát triển nhanh chóng mạng quang. Về nguyên lý, một chuyển mạch thực hiện chuyển lưu lượng từ một cổng lối vào hoặc kết nối lưu lượng trên một khối chuyển tới một cổng lối ra. Hệ thống chuyển mạch quang là một hệ thống chuyển mạch cho phép các tín hiệu bên trong các sợi cáp quang hay các mạch quang tích hợp được chuyển mạch có lựa chọn từ một mạch này tới một mạch khác. Bộ chuyển mach quang bao gồm hai loại: (1) Bộ chuyển mạch quang đơn như minh họa trong hình 1.6 a, b, c. (2) Bộ chuyển mạch quang lớn như minh họa trong hình 1.6 d [11]. Hình 1.6. (a) 1 x 1 chuyển mạch hai đường kết nối hoặc không kết nối, (b) 1 x 2 chuyển mạch một đường kết nối với hai đường khác, (c) 2 x 2 chuyển mạch hai đường kết nối với hai đường. (d) N x N chuyển mạch N đường kết nối với N đường. Một bộ chuyển mạch quang được đặc trưng ởi các thông số sau: 10
- + Kích thước (số lượng đường vào và ra) và hướng truyền: Dữ liệu có thể được truyền theo một hướng hoặc hai hướng. + Thời gian chuyển mạch: Thời gian đủ để chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. + Thời gian trễ: Được xác định khi tín hiệu qua bộ chuyển mạch. + Lưu lượng: Tỷ lệ dữ liệu lớn nhất có thể cho phép truyền qua chuyển mạch khi nó được kết nối. + Năng lượng chuyển mạch: Năng lượng đủ để chuyển mạch hoạt động hoặc không hoạt động. + Công suất hao phí: Năng lượng hao phí mỗi giây trong quá trình chuyển mạch. Hình 1.7. Giới hạn của năng lượng chuyển mạch, thời gian chuyển mạch và công suất chuyển mạch của thiết bị. 1.3.2. Nguyên lý lƣỡng ổn định quang học Một hệ quang học được gọi là lưỡng ổn định nếu như cùng một giá trị của tín hiệu vào (tham số lưỡng ổn định) trong một miền biến thiên nào đó, (đại lượng ổn định) có thể cho hai giá trị quang ổn định ở đầu ra. Hình 1.8 biểu diễn mối quan hệ vào-ra của hệ lưỡng ổn định quang học. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn