intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:289

32
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu luận văn gồm có 5 chương được trình bày như sau: Giới thiệu về bảng cân đối liên ngành (bảng Input-output); Cập nhật bảng IO (rút gọn) năm 2005 bằng phương pháp RAS; Mô hình Input-output trong ước tính phát thải KNK (CO2, NOx và SO2) cho các hoạt động sử dụng năng lượng cho năm 2005; Hậu quả và tác động của KNK. Một số biện pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH cho Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI *********♦********* PHẠM TRÀ GIANG ĐÁNH GIÁ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA VIỆT NAM SỬ DỤNG BẢNG CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH (BẢNG I-O) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHÀNH : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT HÀ NỘI 2008
  2. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 1 LỜI CẢM ƠN Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, người đã hướng dẫn trực tiếp, tận tình chỉ dạy, dẫn dắt tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, nơi tôi đã được học tập, nghiên cứu và đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài luận văn này. Cảm ơn những người bạn đã chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tác giả vô cùng biết ơn sự quan tâm, khích lệ của gia đình và người thân đã động viên về mọi mặt để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Và tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả trong luận văn là trung thực. Những tài liệu được sử dụng trong Luận văn có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. TÁC GIẢ Phạm Trà Giang Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  3. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 2 MỤC LỤC Trang CÁC TỪ VIẾT TẮT 06 DANH MỤC BẢNG BIỂU 07 DANH MỤC HÌNH VẼ 08 MỞ ĐẦU 10 1. Đặt vấn đề 10 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 13 3. Bố cục luận văn 13 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 14 1-1 Tổng quan về mức phát thải KNK trên thế giới 16 1-2 Mức phát thải KNK ở Việt Nam 18 1-2-1 Một số ngành liên quan đến phát thải KNK 18 1-2-2 Kiểm kê KNK quốc gia cho các lĩnh vực năm 1998 và 19 2000 1-2-3 Dự báo lượng phát thải KNK của 3 lĩnh vực chính 20 (năng lượng, nông nghiệp và lâm nghiệp) tại Việt Nam đến năm 2010 và 2020 1-3 Tổng quan về nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt 20 Nam và thế giới 1-3-1 Vấn đề sử dụng năng lượng và môi trường 20 1-3-2 Vấn đề năng lượng ở Việt Nam 26 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ BẢNG CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH 29 (BẢNG IO) 2-1 Giới thiệu chung 30 2-2 Kí hiệu và các mối quan hệ cơ bản 32 2-3 Vai trò của mô hình sử dụng bảng cân đối liên ngành 35 (mô hình IO) trong phân tích kinh tế và môi trường Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  4. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 3 2-4 Thực tế áp dụng mô hình I-O ở Việt Nam 36 CHƯƠNG 3: CẬP NHẬT BẢNG IO NĂM 2005 BẰNG 38 PHƯƠNG PHÁP RAS 3-1 Cơ sở lý thuyết của phương pháp cập nhật bảng IO 39 (phương pháp RAS) 3-1-1 Mục tiêu của phương pháp RAS 39 3-1-2 Ứng dụng của phương pháp RAS 39 3-1-3 Thuật toán 40 3-1-4 Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp RAS 41 3-2 Áp dụng phương pháp RAS tính toán các hệ số ri và sj 42 cho các ngành kinh tế (đã nhóm gộp) trong giai đoạn 1996 - 2000. CHƯƠNG 4: ƯỚC TÍNH PHÁT THẢI KNK (CO2, NOX VÀ SO2) 50 CHO CÁC HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIAI ĐOẠN 2000-2005. 4-1 Cường độ tiêu thụ năng lượng 51 4-2 Xử lý dữ liệu các bảng IO gốc 52 4-2-1 Đổi đơn vị bảng IO 53 4-2-2 Tính toán phát thải CO2 57 4-2-3 Tính toán lượng NOx và SO2 phát thải trực tiếp 57 4-2-4 Phân tích kết quả 61 CHƯƠNG 5: HẬU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG GÂY RA BỞI KNK. 69 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ THÍCH NGHI CHO VIỆT NAM. 5-1 Hậu quả và tác động của KNK ở Việt Nam và trên thế 70 giới. 5-1-1 Phạm vi thế giới 70 5-1-2 Tác động của BĐKH tới Việt Nam 75 5-2 Sự tham gia của toàn nhân loại trong nỗ lực hạn chế 78 Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  5. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 4 BĐKH. 5-3 Giải pháp ứng phó với BĐKH của Việt Nam - một trong 84 5 nước hàng đầu trong số các nước trên thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với BĐKH. 5-3-1 Các biện pháp giảm nhẹ BĐKH: giảm thiểu phát thải 86 KNK 5-3-2 Các biện pháp thích ứng BĐKH 90 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 102 A-1: Phân ngành sản phẩm cho bảng IO năm 1996 A-2: Phân ngành sản phẩm cho bảng IO năm 2000 A-3: Bảng phân loại 50 ngành gộp trong giai đoạn 1996-2000 A-4: Bảng IO rút gọn (50 ngành) cho năm 1996 A-5: Bảng IO rút gọn (50 ngành) cho năm 2000 A-6: Bảng IO rút gọn (50 ngành) cho năm 2005 (Kết quả cập nhật theo phương pháp RAS) A-7: Kết quả tính toán lượng CO2, NOx, SO2 phát thải từ các hoạt động sử dụng năng lượng trong giai đoạn 2000-2005 A-8: Ví dụ áp dụng phương pháp cập nhật bảng IO theo phương pháp RAS A-9: Danh mục các dự án CDM đã được Bộ TN&MT phê duyệt từ tháng 11/2007 đến tháng 3/2008 Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  6. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 5 CÁC TỪ VIẾT TẮT Bảng IO Bảng cân đối liên ngành BĐKH Biến đổi khí hậu Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường CDM Cơ chế phát triển sạch CER Chứng nhận giảm phát thải GDP Tổng sản phẩm quốc nội GEF Quỹ môi trường toàn cầu IOE Mô hình Input-output năng lượng IPCC Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc. IEA Bộ Năng lượng Mỹ IEO Viễn cảnh năng lượng quốc tế KNK Khí nhà kính LDCs Các nước đang phát triển OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế SNA Hệ thống tài khoản quốc gia (Social National Account) UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNFCCC Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu WB Ngân hàng thế giới WMO Tổ chức khí tượng thế giới WEC Ủy ban năng lượng thế giới Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  7. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1-1 Nồng độ KNK trong khí quyển năm 2006 15 Bảng 1-2 Kết quả kiểm kê KNK (lượng khí CO2 tương đương) cho 18 năm 1994, 1998, 2000 Bảng 1-3 Sản lượng một số loại năng lượng ở Việt Nam giai đoạn 26 2000-2007 Bảng 2-1 Cấu tạo bảng IO đơn vị tiền tệ 32 Bảng 3-1 Kết quả hệ số ri và sj của 50 ngành kinh tế nhỏ trong giai 42 đoạn 1996-2000 Bảng 3-2 Độ chính xác của phương pháp RAS (R2) 46 Bảng 4-1 Bảng IO (3 × 50) tách từ bảng IO (50 × 50) ngành của Việt 52 Nam Bảng 4-2 Giá và nhiệt lượng của các loại năng lượng 53 Bảng 4-3 Hệ số đổi đơn vị αij của các ngành năng lượng 54 Bảng 4-4 Hệ số phát thải CO2 của các loại năng lượng 56 Bảng 4-5 Hệ số phát thải mặc định của các loại năng lượng theo 58 IPCC cho nguồn cố định Bảng 4-6 Cơ cấu tiêu thụ nhiên liệu nội bộ ngành giao thông vận tải 59 Bảng 4-7 Hệ số phát thải theo IPCC cho nguồn di động 60 Bảng 4-9 Lượng CO2, NOx và SO2 phát thải trực tiếp liên quan đến 62 các hoạt động sử dụng năng lượng giai đoạn 2000 - 2005. Bảng 5-1 Số lượng dự án CDM thực hiện và hiệu quả thu được 81 Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  8. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 7 DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 1 Sơ đồ biểu diễn mối liên hệ giữa KNK và BĐKH 10 Hình 1-1 Phát thải Carbon toàn cầu trong giai đoạn 1750 - 2000 15 Hình 1-2 Thống kê các nguồn phát thải KNK của IPCC 16 Hình 1-3 Dự báo lượng phát thải KNK của 3 lĩnh vực chính tại 19 Việt Nam Hình 1-4 Nhu cầu năng lượng sơ cấp của thế giới giai đoạn 20 1970-2020 Hình 1-5 Cơ cấu tổng năng lượng tiêu dùng cuối cùng của thế 22 giới năm 2005 Hình 1-6 Năng lượng liên quan đến phát thải CO2 theo khu vực 23 trên thế giới từ năm 2005-2030 Hình 1-7 Phát thải CO2 theo loại nhiên liệu sử dụng trên thế 24 giới Hình 4-1 Tiêu thụ năng lượng để sản xuất một đô la Mỹ GDP 52 Hình 4-2 Tiêu thụ năng lượng trực tiếp của các ngành kinh tế 55 năm 2000 và 2005 Hình 4-3 Tổng lượng CO2 phát thải trực tiếp của 50 ngành kinh 61 tế năm 2000 và 2005 Hình 4-4 Tổng lượng NOx phát thải trực tiếp của 50 ngành 62 kinh tế năm 2000 và 2005 Hình 4-5 Tổng lượng SO2 phát thải trực tiếp của 50 ngành kinh 63 tế năm 2000 và 2005 Hình 5-1 Nhiệt độ Trái Đất đã tăng lên 0,7oC kể từ những năm 70 1900 Hình 5-2 Dự báo mức tăng nhiệt độ toàn cầu theo các kịch bản 71 của IPCC Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  9. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 8 Hình 5-3 Dự báo mực nước biển tăng theo các kịch bản về 72 KNK Hình 5-4 Các nước có diện tích bị ảnh hưởng nhiều nhất 75 Hình 5-5 Các nước có tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng lớn nhất 76 Hình 5-6 Các nước có tỷ lệ GDP bị ảnh hưởng nhiều nhất 76 Hình 5-7 Các dự án CDM đã được đăng kí và tỷ lệ cho từng 82 nước chủ trì dự án Hình 5-8 Số CER dự tính thu được hàng năm từ các dự án 82 CDM được đăng kí và tỷ lệ tính cho từng nước chủ trì dự án Hình 5-9 Số CER đã được Ban chấp hành CDM phát hành và 83 tỷ lệ tính cho từng nước chủ trì dự án Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  10. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 9 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn về khí hậu. Sự biến đổi diễn ra trên toàn cầu, trong các khu vực, bao gồm cả các thay đổi trong thành phần hóa học của khí quyển, biến đổi nhiệt độ bề mặt, mực nước biển dâng cao, các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai tăng lên đáng kể cả về số lượng lẫn cường độ. Những thay đổi này dẫn đến những thay đổi trong các hệ thống vật lý, hệ sinh học và hệ thống kinh tế xã hội trên toàn bộ hành tinh. Những thay đổi này cũng đang đe dọa sự phát triển, đe dọa cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái. Tất cả những vấn đề đó đang ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy biến đổi khí hậu (BĐKH) không còn đơn thuần là vấn đề môi trường mà đã trở thành vấn đề của sự phát triển. Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển và sinh quyển. Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của những thành phần này. Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất nhiều. Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vai trò tăng cường sự biến đổi khí hậu hoặc hạn chế sự biến đổi khí hậu. Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã định nghĩa: “Biến đổi khí hậu nghĩa là biến đổi của khí hậu được qui cho trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được”. Và “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người [11]. Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  11. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 10 Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn ra. Nhiệt độ trên thế giới đã tăng thêm khoảng 0,8oC kể từ năm 1900 - và hiện đang gia tăng với tốc độ ngày càng cao. Có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy mối liên quan giữa gia tăng nhiệt độ và gia tăng nồng độ khí nhà kính (KNK) trong bầu khí quyển của Trái Đất. Phản hồi toàn cầu và khu vực, ví dụ: thay đổi mây, hàm lượng nước trong khí quyển, lượng ánh sáng Mặt trời phản chiếu bởi băng biển (albedo) Thay đổi sử dung đất Thay đổi vật lí Tăng nồng độ Áp lực bức xạ Tăng nhiệt độ của khí hậu Phát thải KNK trong khí (Thay đổi cân khí quyển Tăng nhiệt độ bề quyển bằng năng mặt toàn cầu. lượng) (GMT) Tăng mực nước biển Tăng nhiệt độ Thay đổi lượng đại dương mưa Thay đổi đồ thị biến đổi khí hậu tự nhiên Tan băng Phản hồi bao gồm khả năng giảm hiệu suất hấp thụ của đất và đại dương với CO2 thải ra và tăng phát thải metan tự nhiên Tác động đến hệ vật lí, sinh học và con người Hình 1 - Sơ đồ biểu diễn mối liên hệ giữa KNK và BĐKH [34] Sơ đồ trên đã chỉ ra phát thải và thay đổi sử dụng đất là những nguyên nhân chính làm tăng nồng độ KNK trong khí quyển, và vì thế đã ảnh hưởng đến sự cân bằng năng lượng của Trái đất. Hậu quả của hiện tượng này là sự tăng nhiệt độ khí quyển và đại dương, gây ra những thay đổi tiêu cực về mặt khí hậu: tăng mực nước biển, tan băng… Tuy nhiên do mức độ phức tạp của vấn đề nên trong phạm vi của luận văn, tác giả tập trung tính toán lượng phát thải KNK do các hoạt động sử dụng năng lượng (một phần phát thải quan trọng đã làm tăng nồng độ KNK trong khí quyển). Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các KNK khác trong khí quyển Trái đất làm nhiệt độ Trái đất tăng lên. Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  12. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 11 KNK có thể chia thành 2 loại: - Khí gây hiệu ứng nhà kính trực tiếp: CH4, CO2, N2O, HFCs, PFCs, SF6 - Khí gây hiệu ứng nhà kính gián tiếp: CO, NMVOC, NOx (NO và NO2), SO2. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2  CFC  CH4  O3 NO2. Sự gia tăng nhiệt độ Trái đất do Hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường Trái đất. Vì vậy việc kiểm soát lượng KNK phát thải đang và sẽ là mục tiêu cơ bản của nhiều quốc gia trên thế giới trong nỗ lực góp phần giảm nhẹ tác động của BĐKH trong thời gian tới. Việt Nam đã tham gia Công ước khung về BĐKH của Liên hợp quốc (11/1994) và phê chuẩn Nghị định thư Kyoto (9/2002) nên việc kiểm kê KNK là một việc làm quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng thông tin chưa phát triển mạnh, chi phí đầu tư cho công tác thống kê còn hạn chế, số liệu các ngành liên quan đến phát thải KNK đưa ra còn rời rạc nên việc kiểm kê KNK của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Đã có nhiều phương pháp được ứng dụng để thực hiện việc kiểm kê KNK ở Việt Nam và trên thế giới, như phương pháp của IPCC năm 1996, và mới đây nhất là phiên bản mới năm 2006 cho tất cả các lĩnh vực có liên quan đến phát thải KNK. Việt Nam đã sử dụng phương pháp của IPCC năm 1996 để kiểm kê KNK lần đầu tiên cho năm 1994 và đưa ra kết quả trong thông báo quốc gia lần thứ nhất năm 2003 theo Công ước khung về BĐKH của Liên hợp quốc (UNFCCC). Hiện nay Việt Nam đang tiến hành kiểm kê KNK lần thứ 2 cho năm 2000 và dự kiến sẽ chính thức đưa ra kết quả trong Thông báo quốc gia lần thứ hai vào năm 2009. Việc kiểm kê KNK đòi hỏi khối lượng thông tin rất lớn, vì vậy đối với một nước có cơ sở hạ tầng thông tin còn kém phát triển như Việt Nam, công việc này sẽ càng khó khăn hơn. Sử dụng bảng IO để ước tính lượng khí (CO2) phát thải của các hoạt động sử dụng năng lượng là phương pháp được áp dụng đối với Việt Nam vào năm 2004, từ đó đánh giá hiệu suất năng lượng của đất nước [28]. Trong nghiên cứu này, dựa trên phương pháp luận đó, tác giả (Phạm Trà Giang) sẽ trình bày cách tính toán KNK (CO2, NOx, SO2) phát thải từ các hoạt động sử dụng năng lượng. Bảng cân đối liên ngành (bảng Input-output) sẽ là công cụ chính, ngoài ra một số phương pháp khác sẽ Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  13. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 12 được sử dụng hỗ trợ trong tính toán. Sử dụng bảng cân đối liên ngành không chỉ giúp tính toán được lượng KNK phát thải của các ngành sử dụng năng lượng mà còn đưa ra một cái nhìn toàn diện về quá trình sử dụng năng lượng trong các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại và dịch vụ…). Kết quả hi vọng giúp cho các nhà quản lý có thể đánh giá tình hình tiêu thụ năng lượng các ngành và xây dựng các chính sách quản lý năng lượng hiệu quả, góp phần đáng kể giảm lượng KNK phát thải. Đây là một nhu cầu rất thực tế không chỉ đối với Việt Nam mà còn của tất cả các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển, khi năng lượng đang được coi là một công cụ hỗ trợ hiệu quả đối với phát triển bền vững. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Cập nhật bảng IO năm 2005 (viết tắt là IO-2005) dựa trên hai bảng IO đã xuất bản là bảng IO-1996 và IO-2000 bằng phương pháp RAS. - Ước tính mức độ tiêu thụ năng lượng và phát thải KNK (CO2, NOx, SO2) từ các hoạt động sử dụng năng lượng thông qua mô hình IO và một số phương pháp khác. - Phân tích, đánh giá tình hình phát thải KNK (theo nhóm ngành kinh tế) và đề xuất các giải pháp giảm thiểu phát thải KNK của Việt Nam. Các giải pháp thích nghi và ứng phó với hậu quả lớn nhất – BĐKH của Việt Nam trong thời gian tới. 3. Bố cục luận văn bao gồm các chương chính sau:  Chương 1: Tổng quan  Chương 2: Giới thiệu về bảng cân đối liên ngành (bảng Input-output).  Chương 3: Cập nhật bảng IO (rút gọn) năm 2005 bằng phương pháp RAS  Chương 4: Mô hình Input-output trong ước tính phát thải KNK (CO2, NOx và SO2) cho các hoạt động sử dụng năng lượng cho năm 2005.  Chương 5: Hậu quả và tác động của KNK. Một số biện pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH cho Việt Nam.  Kết luận và kiến nghị. Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  14. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 13 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  15. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 14 1-1 Tổng quan về mức phát thải KNK trên thế giới. Kể từ năm 1750, nồng độ CO2, CH4, N2O trong khí quyển toàn cầu tăng rõ rệt do các hoạt động của con người và hiện nay vượt xa so với mức của thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, làm tan chảy cả các khối băng đã tồn tại qua hàng nghìn năm. Tổng lượng phát thải các KNK đã tới mức xấp xỉ 49 Gt CO2 vào năm 2004- tức là tăng thêm một phần năm kể từ năm 1990. Nồng độ các KNK ngày một cao đồng nghĩa với việc nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng theo thời gian. Tốc độ gia tăng và mức thay đổi nhiệt độ cuối cùng sẽ được quyết định bởi nồng độ CO2 và các KNK khác. Hình 1-1 - Phát thải Carbon toàn cầu trong giai đoạn 1750 – 2000 [34] Bảng 1-1: Nồng độ KNK trong khí quyển năm 2006 [2] CO2 (ppm) CH4 (ppb) N2O (ppb) Nồng độ trung bình toàn cầu trong năm 381,2 1782 320,1 2006 Lượng tăng so với năm 2005 2,0 - 0,8 Lượng tăng trung bình hàng năm trong 1,93 2,4 0,76 10 năm qua Tỷ lệ so với năm 1750 136% 255% 119% Tỷ lệ tăng so với 2005 0,53% - 0,06% 0,25% Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  16. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 15 Năm 2006, nồng độ CO2 đo được là 381,2 phần triệu (ppm), nồng độ CH4 là 1782 phần tỷ (ppb) và nồng độ N2O là 320,1 ppb. So với năm 1750, các con số này đã vượt tương ứng là 136%, 255% và 119%. Đóng góp vào việc tăng CO2 trong khí quyển kể từ những năm 1700, có tới 35% là do phát thải từ đốt nhiên liệu hoá thạch. Ngược lại nồng độ khí CH4 (methane) trong khí quyển có dấu hiệu đạt mức đỉnh, không tăng trong năm 2006 trong khi kể từ năm 1999, mỗi năm tăng gần 3 ppb. Các hoạt động của con người như khai thác nhiên liệu hoá thạch, trồng lúa nước, đốt sinh khối, chôn lấp rác thải và chăn nuôi gia súc đã đóng góp tới 60% lượng khí methane thải vào khí quyển. Các quá trình tự nhiên như phát thải từ các vùng đất ngập nước, chỉ chiếm 40% còn lại. Nitrous oxide (N2O) trong khí quyển tăng đều ở mức khoảng 0,8 ppb mỗi năm kể từ 1988. Khoảng 1/3 lượng N2O được sinh ra do các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu, đốt sinh khối, sử dụng phân bón và một số quá trình công nghiệp [23]. Nguồn: Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 - UNDP Hình 1-2: Thống kê các nguồn phát thải KNK của IPCC [20] Việc chia nhỏ sự phân bố nguồn phát thải các KNK sẽ cho thấy rõ hơn quy mô của vấn đề. Năm 2000, khoảng một nửa lượng phát thải là từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Quá trình sản xuất điện đã phát thải khoảng 10Gt CO2, tương đương một Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  17. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 16 phần tư tổng lượng phát thải. Giao thông là nguồn phát thải CO2 từ năng lượng lớn thứ hai. Trong vòng ba thập kỷ vừa qua, các lĩnh vực cung cấp năng lượng và giao thông đã lần lượt tăng lượng phát thải KNK lên 145% và 120%. Tỉ lệ hiện thời không thể hiện được đầy đủ vai trò quan trọng của ngành điện trong tổng lượng phát thải toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ điện là vô cùng lớn trong tổng số năng lượng tiêu thụ và tiêu thụ điện là quá trình phát thải gián tiếp vì quá trình sản xuất tiêu thụ một lượng khổng lồ các loại nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí thiên nhiên, phóng xạChuyển đổi sử dụng đất cũng đóng vai trò không nhỏ. Trong việc sử dụng đất thì nạn chặt phá rừng là nguồn phát thải các-bon lớn nhất, lượng các-bon được lưu giữ trong lòng đất thoát vào khí quyển do đốt rừng và làm thất thoát các nhiên liệu sinh học [20]. 1-2 Mức phát thải KNK ở Việt Nam 1-2-1 Một số ngành liên quan đến phát thải KNK Các nguồn gây phát thải KNK chủ yếu [7]: - Năng lượng: Trong lĩnh vực năng lượng, phát thải KNK bắt nguồn từ đốt nhiên liệu (than, dầu và ga...) của các hoạt động sử dụng năng lượng và phát thải từ hoạt động sản xuất nhiên liệu: khai thác, vận chuyển than, dầu, khí ga và đốt sinh khối (đốt củi, các chất thải nông nghiệp). - Các quá trình công nghiệp: KNK phát thải bắt nguồn từ các quá trình chuyển đổi vật lí và hoá học của nguyên vật liệu. Ở Việt Nam sẽ có một số ít các quá trình và phát thải ra khí CO2, CH4, N2O và một số loại khí khác. - Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất: Lâm nghiệp vừa là ngành phát thải KNK vừa là ngành góp phần giảm bớt KNK. Những hoạt động thay đổi sử dụng đất và khai thác rừng là nguồn phát thải khí CO2. Trong khi đó, các hoạt động bảo vệ rừng, cải tạo rừng tự nhiên và trồng rừng mới sẽ bảo vệ, duy trì và lưu giữ Carbon. - Nông nghiệp: là nguồn phát thải KNK lớn nhất. Chủ yếu là khí CH4, N2O, CO, NOx. Các nguồn phát thải chính là trồng trọt, chăn nuôi, đốt chất thải nông nghiệp, đốt rẫy, đốt thảo nguyên, và đất nông nghiệp... - Chất thải: KNK phát thải từ chất thải đô thị chủ yếu là: Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  18. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 17 + Chất thải chôn lấp. + Thành phần Carbon hữu cơ có thể phân hủy được và thành phần Carbon hữu cơ phân hủy thực tế. + Thành phần khí CH4 có trong rác thải chôn lấp. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung tính toán lượng phát thải KNK thông qua bảng cân đối liên ngành (bảng IO) cho các hoạt động sử dụng năng lượng. 1-2-2 Kiểm kê KNK quốc gia cho các lĩnh vực năm 1998 và 2000: Thực hiện theo Công ước khung về BĐKH của Liên hợp quốc – UNFCCC, KNK của Việt Nam lần đầu tiên được kiểm kê cho năm 1994 với các lĩnh vực chủ yếu: năng lượng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất và chất thải; và đưa ra kết quả trong thông báo quốc gia đầu tiên năm 2003. Bảng 1-2: Kết quả kiểm kê KNK (lượng khí CO2 tương đương) cho năm 1994, 1998, 2000 [7,9] Ngành 1994 1998 2000 Nghìn tấn (%) Nghìn tấn (%) Nghìn tấn (%) 1. Năng lượng 25.637 24,7 43.500 36 50.400 35,2 2. Các quá trình công 3.807 3,7 5.600 5 10.000 7,0 nghiệp 3. Nông nghiệp 52.450 50,5 57.300 47 65.100 45,4 4. Lâm nghiệp và thay 19.380 18,7 12.100 10 15.100 10,5 đổi sử dụng đất 5. Chất thải 2.565 2,4 2.600 2 2.000 1,9 Tổng phát thải 103.839 100 121.100 100 142.600 100 Qua các số liệu trên chúng ta có thể thấy KNK phát thải tăng lên theo các năm, trong đó nguồn phát thải chủ yếu là các hoạt động sản xuất nông nghiệp và các hoạt động sử dụng năng lượng. Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  19. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 18 1-2-3 Dự báo lượng phát thải KNK của 3 lĩnh vực chính (năng lượng, nông nghiệp và lâm nghiệp) tại Việt Nam đến năm 2010 và 2020 Dự báo trong thời gian tới, lượng khí thải nhà kính của 3 lĩnh vực chính (năng lượng, nông nghiệp và lâm nghiệp) là trên 140 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2010 và trên 233 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020 [9]. Hình 1-3: Dự báo lượng phát thải KNK của 3 lĩnh vực chính tại Việt Nam [9] Sơ đồ trên cho thấy mức độ phát thải KNK của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai gần (giai đoạn 2010-2020) ở các lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp. Như vậy có nghĩa là nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong các ngành sản xuất công nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Nhờ sử dụng các biện pháp giảm thiểu nên KNK phát thải trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chỉ tăng nhẹ trong giai đoạn 2010-2020. 1-3 Tổng quan về nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam và thế giới 1-3-1 Vấn đề sử dụng năng lượng và môi trường Năng lượng đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của bất kì quốc gia nào. Năng lượng hóa thạch, đặc biệt là dầu mỏ và than đá là những loại năng lượng quan trọng, chưa có dạng năng lượng nào có thể thay thế được. Tuy nhiên việc sử dụng năng lượng cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng lượng KNK có trong khí quyển, góp phần làm BĐKH toàn cầu. Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  20. Đánh giá phát thải khí nhà kính của Việt Nam sử dụng bảng cân đối liên ngành 19 Quá trình phát triển công nghiệp rầm rộ ở tất cả các quốc gia trên thế giới đã khiến thế giới phải đối mặt với vấn đề năng lượng toàn cầu, cụ thể là vấn đề nguồn năng lượng và hiệu suất sử dụng năng lượng. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, suốt nhiều thập kỷ qua, các quốc gia đã sử dụng quá mức các nguồn nhiên liệu sơ cấp mà không quan tâm đến trữ lượng của chúng đang ngày càng cạn kiệt. Hình 1-4: Nhu cầu năng lượng sơ cấp của thế giới giai đoạn 1970-2020 [23] Các nhà khoa học nghiên cứu về năng lượng và môi trường học đã cảnh báo rằng với tốc độ tiêu thụ năng lượng hóa thạch như hiện nay thì lượng nhiên liệu hóa thạch còn lại chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong vòng 50 năm nữa. Vấn đề sử dụng năng lượng sơ cấp quá mức không chỉ gây khủng hoảng trong cung cấp và tiêu thụ năng lượng mà còn tạo ra những thách thức không nhỏ đối với môi trường và sự phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng đối với sự phát triển bền vững từ sau Hội thảo của Liên hợp quốc về môi trường và sự phát triển năm 1992, nỗ lực phát triển trong những năm sau này tập trung vào năng lượng như một công cụ đối với phát triển bền vững. Một số sự kiện chính toàn cầu có liên quan tập trung vào vấn đề năng lượng: Phạm Trà Giang CHMT 2006-2008 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1