intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá sự suy thoái và khả năng phục hồi hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

185
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Đánh giá sự suy thoái của hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thông qua sự biến động về diện tích phân bố, nguồn lợi một số nhóm sinh vật chủ đạo; đánh giá được khả năng phục hồi hệ sinh thái thông qua một số mô hình phục hồi đã và đang thực hiện; bước đầu đề xuất một số giải pháp phục hồi nguồn lợi sinh vật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá sự suy thoái và khả năng phục hồi hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------- Đỗ Văn Mười ĐÁNH GIÁ SỰ SUY THOÁI VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------------- Đỗ Văn Mười ĐÁNH GIÁ SỰ SUY THOÁI VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Văn Quân PGS.TS. Lê Thu Hà Hà Nội - 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Quân, phó viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường Biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và PGS.TS. Lê Thu Hà, phó chủ nhiệm Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi nhận được sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Lãnh đạo Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, viên chức Phòng Bảo tồn và Đa dạng Sinh học biển, cán bộ và nhân viên phòng Thí nghiệm Sinh thái học và Sinh học Môi trường - Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước mã số KC.08.25/11-15 đã cho phép sử dụng nguồn số liệu của đề tài và hỗ trợ kinh phí để hoàn thành công trình này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Hà Nội, tháng 12 năm 2015 Học viên cao học Đỗ Văn Mười
  4. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ............................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... vi MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 1.1. Khái quát về đầm phá ven biển Việt Nam ..................................................... 3 1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai . 5 1.2.1. Cảnh quan vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai..................................... 5 1.2.2. Đặc điểm tự nhiên. ................................................................................. 6 1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................... 10 1.3. Tổng quan về chất lượng môi trường nước vùng Tam Giang - Cầu Hai ...... 13 1.3.1. Nhiệt độ nước ...................................................................................... 13 1.3.2. Giá trị pH ............................................................................................. 13 1.3.3. Độ mặn (SAL) ..................................................................................... 14 1.3.4. Độ đục ................................................................................................. 14 1.3.5. Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................... 15 1.3.6. Hàm lượng oxy hòa tan, BOD, COD .................................................... 16 1.4. Tổng quan về những nghiên cứu đã có tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai .. 18 1.4.1. Tình hình nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn ................................ 18 1.4.2. Tình hình nghiên cứu hệ sinh thái cỏ biển ............................................ 20 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 22 2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 22 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 22 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 22 2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 22 i
  5. 2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 22 2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ................................................................ 22 2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa .............................................................. 23 2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu, phân tích số liệu ...................................... 23 2.3.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ......................................................... 25 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 27 3.1. Đa dạng sinh học hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ................................... 27 3.1.1. Đa dạng hệ sinh thái ............................................................................. 27 3.1.2. Đa dạng quần xã sinh vật ..................................................................... 34 3.2. Đánh giá biến động, nguồn lợi hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai . 48 3.2.1. Biến động ở cấp độ hệ sinh thái............................................................ 48 3.2.2. Biến động nguồn lợi một số nhóm sinh vật chủ đạo ............................. 57 3.3. Phân tích chuỗi nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai......................................................................................... 64 3.3.1. Các yếu tố tự nhiên .............................................................................. 64 3.3.2. Các yếu tố nhân tác .............................................................................. 65 3.4. Đánh giá hiệu quả phục hồi hệ sinh thái của một số mô hình đã và đang thực hiện tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. ............................................................. 67 3.4.1. Mô hình nuôi cá lồng nước lợ .............................................................. 67 3.4.2. Mô hình nuôi cá lồng công nghệ cao (công nghệ Đan Mạch). .............. 68 3.4.3. Mô hình nuôi sinh thái ......................................................................... 69 3.4.4. Mô hình điểm bảo vệ nguồn lợi thủy sản .............................................. 71 3.4.5. Mô hình trồng phục hồi rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng dân cư...... 73 3.4.6. Mô hình sắp xếp lại các nghề khai thác cố định như nò sáo, đăng đáy .. 75 3.5. Một số giải pháp bảo vệ, phục hồi nguồn lợi hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. .......................................................................................................... 78 3.5.1. Quản lý sự phát thải chất gây ô nhiễm từ nguồn dân cư và đô thị ......... 79 3.5.2. Quản lý các hoạt động thuỷ sản ............................................................ 80 3.5.3. Xác định cơ cấu đánh bắt và nuôi trồng hợp lý ..................................... 80 3.5.4. Quản lý các hoạt động nông nghiệp...................................................... 81 3.5.5. Quản lý các hoạt động giao thông - cảng, bến và hạ tầng giao thông .... 81 ii
  6. 3.5.6. Quản lý các hoạt động du lịch .............................................................. 82 3.5.7. Quản lý các hoạt động khai thác lưu vực .............................................. 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 83 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 83 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 85 PHỤ LỤC iii
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa COD Nhu cầu ôxy hóa học DO Lượng ôxy hòa tan trong nước FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc IMOLA Dự án Quản lí tổng hợp hoạt động đầm phá Thừa Thiên Huế nnk nhiều người khác NXB Nhà xuất bản QCVN Quy chuẩn Việt Nam STT Số thứ tự TVNM Thực vật ngập mặn UB KH&KT Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật UBND Ủy ban nhân dân WWF Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã thế giới iv
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Vị trí phân loại đầm phá miền Trung Việt Nam trong hệ thống phân loại đầm phá ven biển của thế giới ................................................................................. 4 Bảng 1.2. Một số đặc điểm về hành chính và dân số của các huyện vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ............................................................................................ 11 Bảng 2.1. Tọa độ các điểm khảo sát, thu mẫu tại hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ................................................................................................................. 24 Bảng 3.1. Số lượng và tỉ lệ các loài trong thực vật phù du Tam Giang - Cầu Hai ... 35 Bảng 3.2. Số lượng và tỉ lệ các nhóm động vật đáy................................................ 39 Bảng 3.3. Thành phần loài cỏ biển đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 2013 - 2014 .... 43 Bảng 3.4. Số lượng và tỉ lệ các taxon thực vật ngập mặn ở Rú Chá ....................... 47 Bảng 3.5. Biến động theo mùa về diện tích và độ phủ cỏ biển ............................... 49 Bảng 3.6. Diện tích một số bãi cỏ biển chủ yếu tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai qua một số giai đoạn .............................................................................................. 50 Bảng 3.7. Biến động chất lượng thảm cỏ biển tại Lộc Bình - Cầu Hai trước và sau khi thực hiện dự án sắp xếp loại nò sáo.................................................................. 77 v
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Lược đồ địa hình hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai................................. 7 Hình 1.2. Diễn biến hàm lượng BOD trong nước khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai theo thời gian ........................................................................................... 17 Hình 1.3. Diễn biến hàm lượng COD trong nước khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai theo thời gian ........................................................................................... 18 Hình 2.1. Sơ đồ các trạm khảo sát mặt rộng tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ..... 24 Hình 2.2. Sơ đồ vị trí khảo sát tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai .......................... 26 Hình 3.1. Lược đồ phân bố các hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai........... 27 Hình 3.2. Sơ đồ phân bố các thảm cỏ biển Tam Giang - Cầu Hai........................... 29 Hình 3.3. Sơ đồ vị trí phân bố thảm thực vật ngập mặn tại xã Hương Phong, thị xã Hương Trà ............................................................................................................. 30 Hình 3.4. Bãi triều cát ven đầm Thanh Lam được trồng thử nghiệm đước vòi ....... 31 Hình 3.5. Đồng lúa ven đầm Thủy Tú được sử dụng trồng cây hoa màu hoặc bỏ hoang vào mùa khô................................................................................................ 32 Hình 3.6. Các đầm nuôi thủy sản ở đầm Sam và phá Tam Giang ........................... 33 Hình 3.7. Đầm lầy ở Rú Chá được cải tạo để nuôi trồng thủy sản .......................... 34 Hình 3.8. Tỉ lệ thành phần loài trong các lớp thực vật phù du ................................ 35 Hình 3.9. Biến động phân bố số loài trên các trạm mặt rộng theo mùa................... 36 Hình 3.10. Biến động phân bố số loài động vật phù du các mặt cắt theo mùa ........ 37 Hình 3.11. Biến động số lượng cá thể động vật phù du theo mùa ........................... 38 Hình 3.12. Tỉ lệ thành phần loài trong các nhóm động vật đáy............................... 39 Hình 3.13. So sánh mật độ động vật đáy ở các tiểu vùng sinh thái năm 2007 ......... 40 Hình 3.14. Tỉ lệ thành phần loài trong các ngành rong biển ................................... 41 Hình 3.15. Khai thác rong biển trên đầm Thủy Tú ................................................. 42 Hình 3.16. Lược đồ phân bố các loài cỏ biển ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ..... 44 Hình 3.17. Thảm TVNM ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà ............................ 46 vi
  10. Hình 3.18. Biến động diện tích các thảm cỏ biển đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tại các điểm khảo sát qua một số giai đoạn ................................................................. 51 Hình 3.19. Hệ thống ao nuôi thủy sản dày đặc trên đầm Thủy Tú. ......................... 53 Hình 3.20. Âu thuyền đang được xây dựng trên đầm Cầu Hai ............................... 53 Hình 3.21. Biến động diện tích rừng ngập mặn Rú Chá qua một số giai đoạn ........ 55 Hình 3.22. Biến động diện tích các đầm nuôi thủy sản vùng ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai..................................................................................................... 56 Hình 3.23. Tỉ lệ thành phần loài nguồn giống khu vực Tam Giang - Cầu Hai ........ 60 Hình 3.24. Phân bố số lượng taxon và mật độ cá thể nguồn giống nổi ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ............................................................................................ 60 Hình 3.25. Phân bố số lượng loài và mật độ nguồn giống đáy tại các trạm khảo sát ở Tam Giang - Cầu Hai từ 2013 - 2014 ..................................................................... 61 Hình 3.26. Tỉ lệ thành phần loài cá bột, cá con trong các bộ .................................. 62 Hình 3.27. Mật độ cá bột ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai .................................... 62 Hình 3.28. Phân bố số lượng cá con trên các trạm khảo sát theo mùa .................... 63 Hình 3.29. Nuôi cá lồng nước lợ ở xã Hải Dương, thị xã Hương Trà ..................... 68 Hình 3.30. Mô hình nuôi cá lồng nước lợ công nghệ cao ở xã Hải Dương ............. 69 Hình 3.31. Ao nuôi tại xã Vĩnh Xuân (huyện Phú Vang) và xã Hải Dương (thị xã Hương Trà)............................................................................................................ 70 Hình 3.32. Sơ đồ các khu bảo vệ giống thủy sản đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ... 72 Hình 3.33. Trồng rừng ngập mặn ở bãi triều thấp thuộc phá Tam Giang ................ 74 Hình 3.34. Hệ thống nò sáo ở đầm Cầu Hai trước khi thực hiện mô hình............... 75 Hình 3.35. Hệ thống nò sáo sau khi được giảm mật độ, giảm chiều dài và chiều rộng miệng sáo đã làm tăng mặt thoáng khu đầm Cầu Hai tháng 5/2010 ....................... 76 vii
  11. MỞ ĐẦU Phá (coastal lagoon) là một loại hình thủy vực ven bờ, phía ngoài ngăn cách với biển bởi một hệ thống các doi cát chắn (sand barrier) dọc bờ và thông với biển bởi một hoặc vài cửa [12]. Các đầm phá ven biển là một loại hình thủy vực rất tiêu biểu ở dải ven bờ miền Trung nước ta. Ở đây có tất cả 12 đầm phá với tổng diện tích khoảng 447,8 km2, lớn nhất là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng tới hơn 216 km 2, nhỏ nhất là đầm Nước Mặn với khoảng 2,8 km2. Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một hệ thống các đầm nối với nhau từ Bắc xuống Nam là phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú, đầm Thanh Lam, đầm An Truyền và đầm Cầu Hai chạy dài qua địa phận năm huyện, thị xã của tỉnh Thừa Thiên Huế gồm Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc. Giữa đầm phá và biển ngăn cách bởi các đồi cát cao, có nơi cao đến trên 20m. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nằm cách cố đô Huế khoảng 7 km về phía Đông Bắc, ở tọa độ địa lý 16°42′ - 16°14′ B và 107°22′ - 107°57′ Đ, kéo dài gần 70 km dọc từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc với tổng diện tích khoảng 21.620 ha, nơi rộng nhất có thể đạt đến 10 km và hẹp nhất dưới 1km. Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được nối liền với Biển Đông bởi cửa Thuận An ở phía Bắc và cửa Tư Hiền ở phía Nam. Tại đây chứa đựng hàng trăm loài động vật, thực vật có giá trị kinh tế, tạo ra hàng nghìn tấn sản phẩm góp phần nuôi sống trên 500.000 người dân sống ở 5 huyện xung quanh đầm phá [16]. Sự khai thác các nguồn lợi tự nhiên và tiến hành nuôi trồng thủy, hải sản trong không gian đầm phá phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội là điều hiển nhiên. Nhưng sự khai thác quá mức hoặc khai thác không theo một kế hoạch quản lý phù hợp dẫn đến cạn kiệt một số loài sinh vật có giá trị kinh tế cao như: cua bùn, cá mú, cá dìa, tôm he,… là vấn đề cần bàn đến. Những hậu quả của các tác động đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của dân cư ven đầm phá, không những thế, nó còn tác động ngược trở lại với sự phát triển của các nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản trong đầm. Mặt khác, việc khai 1
  12. khác các nguồn lợi thủy, hải sản cùng với ô nhiễm môi trường vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai do tác động của con người cũng ảnh hưởng rất lớn môi trường sống của nhiều loài thủy sinh vật, ảnh hưởng đến tính chất các hệ sinh thái. Với mục đích đóng góp cho công tác bảo tồn các hệ sinh thái vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai cũng như đề xuất một số giải pháp phục hồi nguồn lợi thủy sản khu vực này, đề tài “Đánh giá sự suy thoái và khả năng phục hồi hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã được thực hiện. Mục tiêu của đề tài: - Đánh giá sự suy thoái của hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thông qua sự biến động về diện tích phân bố, nguồn lợi một số nhóm sinh vật chủ đạo. - Đánh giá được khả năng phục hồi hệ sinh thái thông qua một số mô hình phục hồi đã và đang thực hiện. - Bước đầu đề xuất một số giải pháp phục hồi nguồn lợi sinh vật. 2
  13. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về đầm phá ven biển Việt Nam Đầm phá là một loại hình thủy vực đặc sắc về mặt địa chất cũng như sinh thái học, một trong 4 loại hình thủy vực của đới ven bờ (coastal zone) bao gồm: vũng biển ven bờ (bay), đầm phá ven biển (coastal lagoon), cửa sông châu thổ (delta) và cửa sông hình phễu (estuary) [25]. Đầm phá ven biển được hình thành ở những vùng bờ có động lực mạnh, đặc biệt là động lực sóng, với các dòng bồi tích dọc bờ, thủy triều và sóng gây nên hiện tượng dịch chuyển vật chất trong khu vực, trong quan hệ tương tác giữa lục địa và biển. Về hình thái chung, đầm phá thường có dạng một thủy vực kéo dài dọc bờ, ngăn cách với biển bởi hệ cồn cát kéo dài, một mặt thu nhận lượng nước sông từ phía lục địa đổ vào qua các cửa sông, mặt khác thông với khối nước biển qua một hay nhiều cửa về phía biển. Tuy nhiên, do vị trí của mỗi thủy vực ở từng khu vực có điều kiện địa chất, thủy văn, chế độ động lực phát triển khác nhau đã tạo nên các kiểu đầm phá khác nhau với độ lớn, hình thái cấu trúc, xu thế phát triển, tiến hóa khác nhau, dẫn đến các điều kiện sinh thái - sinh học khác nhau. Việc phân chia các kiểu đầm phá dựa trên sự phân dị của các đặc điểm trên, trên cơ sở sự thống nhất tương đối của tính chất chung của thủy vực đầm phá, trong đó đặc điểm chủ yếu là chế độ thủy văn của đầm phá phụ thuộc vào khả năng trao đổi nước giữa đầm phá và biển, vào cân bằng nước diễn ra trong đầm phá giữa khối nước sông và khối nước biển, liên quan tới vị trí độ lớn của cửa mở đầm phá ra biển và các cửa sông đổ vào đầm phá [8,9]. Dải ven biển Việt Nam có một hệ thống đầm phá tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung, phân bố từ vĩ độ 16B tới 11B, từ Thừa Thiên - Huế tới Bình Thuận. Các đầm phá tiêu biểu là Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Trường Giang, An Khê, Nước Mặn (Quảng Ngãi), Trà Ổ, Nước Ngọt, Thị Nại (Bình Định), Cù Mông, Ô Loan (Phú Yên), Thủy Triều (Khánh Hoà), Nại (Ninh Thuận) [11,24]. 3
  14. Việc phân loại các đầm phá ở Việt Nam chỉ mới được đề cập tới trong những nghiên cứu gần đây (Trần Đức Thạnh và nnk, 1995) [24,28]. Kết hợp giữa các tiêu chuẩn lý luận và thực tiễn, vận dụng các phương pháp đã được sử dụng trên thế giới (Nichols và Allen, 1981), chú trọng đặc điểm, trạng thái cửa mở và chế độ thủy văn đầm phá, bước đầu có thể phân chia các đầm phá ven biển miền Trung nước ta thành hai loại (bảng 1.1). Bảng 1.1. Vị trí phân loại đầm phá miền Trung Việt Nam trong hệ thống phân loại đầm phá ven biển của thế giới Phân loại chung đầm phá Tên đầm phá ven biển thế giới Tam Giang - Cầu Hai, Trường Giang, Thị Nại, Kiểu đầm phá gần kín Cù Mông, Thủy Triều, Trà Ô và Đầm Nại Lăng Cô, An Khê, Ô Loan, Nước Ngọt, Kiểu đầm phá kín Nước Mặn. (Nguồn: Đặng Ngọc Thanh, 2009)[25] Kiểu I: Đầm phá kín, cửa mở rất hẹp, chế độ nước mặn - lợ, độ mặn có thể tới trên 35‰. Thuộc kiểu loại này có các đầm: Lăng Cô, An Khê, Ô Loan, Nước Mặn, Nước Ngọt. Riêng đầm Trà Ổ cửa rất hẹp, nhưng độ mặn ở mức nhạt lợ, thường dưới 5‰. Kiểu II: Đầm phá gần kín, cửa mở rộng, chế độ nước lợ - lợ nhạt, độ mặn thường chỉ thấp dưới 30‰. Thuộc kiểu loại này có các đầm: Tam Giang - Cầu Hai, Trường Giang, Thị Nại, Cù Mông, Thủy Triều, Đầm Nại. Việc phân chia trên đây chỉ mang ý nghĩa tương đối, trên thực tế có thể thay đổi theo từng thời gian, trong quá trình biến động, phát triển, tiến hóa của thủy vực. Với các đặc điểm chế độ thủy văn - trạng thái cửa mở liên quan đến chế độ nước ngọt - lợ - mặn đã tạo cho mỗi đầm phá một khu hệ sinh thái riêng biệt [8]. 4
  15. Có thể lấy các đầm phá là Tam Giang - Cầu Hai và Ô Loan như hai đại diện của hai kiểu loại đầm phá phổ biến ở ven biển miền Trung Việt Nam. Đây cũng là hai thuỷ vực được nghiên cứu tương đối nhiều trong thời gian vừa qua [25]. 1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 1.2.1. Cảnh quan vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Kết hợp giữa các kết quả thu thập được từ nhiều nghiên cứu trước với kết quả thu được từ hai đợt khảo sát bổ sung và kiểm tra từ 2013 - 2014 cho thấy môi trường tự nhiên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có thể chia thành 4 khu vực chính có đặc trưng môi trường thuỷ hoá và trầm tích khác nhau, tạo nên sự phân bố và phát triển khác nhau cho các hệ sinh thái trong toàn đầm phá. - Khu vực phá Tam Giang: với diện tích 5200 ha với các lạch triều sâu dần về phía cửa Thuận An và cồn cát nhỏ hai bên bờ. Đó là các bãi cỏ nước, cỏ biển tuy không lớn (chỉ vài chục ha) song có chất lượng tốt như các khu vực Cồn Sáo, Cồn Đĩnh, Cồn Đâu, Cồn Tè, Hải Tiến, Hải Dương. Cùng với các thảm cỏ biển, các đầm nuôi trồng thủy sản được xây dựng trên vùng triều ven đầm phá và các lạch nước dưới triều. - Khu vực đầm Sam: địa hình tương đối bằng phẳng với diện tích khoảng 1620 ha, sâu 1,5 m ở phía Hoà Duân, 0,5 m phía Phú An, Phú Thuận, Phú Hải và lạch triều ngầm sâu 4-5m phía cửa Thuận An. Trầm tích nền đáy chủ yếu là bùn cát cùng với độ muối từ 7-10‰ trong mùa mưa và 18-20‰ trong mùa khô, ổn định hơn các khu vực khác đã tạo điều kiện cho cỏ biển phát triển thành các thảm khá lớn tới hàng trăm ha. Trên vùng triều rộng lớn khu Đầm Sam - Cồn Hợp Châu là các khu đầm nuôi trồng thủy sản dày đặc. - Khu vực đầm Thuỷ Tú: có diện tích khoảng 3600 ha, là một lạch triều ngầm sâu trung bình 2m, tạo ra thảm cỏ biển khá lớn tại các khu vực Phú Xuân, Vinh Xuân, Vinh Thanh. Ven đầm Thủy Tú là hệ thống dày đặc các đầm nuôi trồng thủy sản và các ruộng lúa, hoa màu trồng vào mùa mưa và trở thành các bãi chăn thả gia súc vào mùa khô. 5
  16. - Khu vực đầm Cầu Hai: có hình bán nguyệt, cung tròn hướng về phía huyện Phú Lộc, với diện tích tới 11.200 ha, và độ sâu trung bình 1 - 1,5 m. Trong đầm Cầu Hai có các khu vực Ba Cồn, Cồn Lậy các bãi triều ven đầm thuộc Lộc Bình, Đá Bạc,... đáy cát bùn đều có các thảm cỏ biển và cỏ nước phân bố thành các thảm có diện tích từ vài chục đến hàng trăm ha. Những vùng triều thấp ven đầm Cầu Hai là các đầm nuôi trồng thủy sản [23,24]. Trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, có thể chia thành các tiểu hệ sinh thái với các yếu tố môi trường và sinh vật đặc trưng: hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng trồng, hệ sinh thái bãi triều đá gốc, hệ sinh thái đầm lầy, hệ sinh thái đầm nuôi thủy sản, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái đô thị. Các hệ sinh thái đều có xu hướng biến đổi từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái nhân tạo do có sự tác động sâu sắc bởi các hoạt động của con người. 1.2.2. Đặc điểm tự nhiên. 1.2.2.1. Vị trí địa lý, địa hình Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nằm cách cố đô Huế khoảng 7 km về phía Đông Bắc, ở tọa độ địa lí 16°42′ - 16°14′ B và 107°22′ đến 107°57′ Đ, kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dọc ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm một chuỗi các đầm là phá Tam Giang - Đầm Sam - An Truyền - Hà Trung - Thuỷ Tú - Cầu Hai được nối với nhau và dài gần 70 km dọc vùng ven biển thuộc 5 huyện, thị xã gồm: Phong Điền - Quảng Điền - Hương Trà - Phú Vang - Phú Lộc [50]. Phá Tam Giang dài khoảng 24 km từ cửa sông Ô Lâu đến cửa biển Thuận An với chiều rộng trung bình 2,5 km, diện tích 52 km2 và độ sâu trung bình 1,5 – 2,0m. Đầm Sam, An Truyền và Thủy Tú chạy trên quãng đường khoảng 33km, từ cửa biển Thuận An đến đầm Cầu Hai, chiều rộng trung bình 1 km và độ sâu trung bình 1,5 – 2,5m với diện tích khoảng 60 km2. Đầm Cầu Hai có dạng lòng chảo, hình bán nguyệt, dài khoảng 13 km, từ cửa sông Truồi đến chân núi Vĩnh Phong, nơi rộng nhất đạt đến 10,5 km (từ Đá Bạc đến Vinh Hiền), độ sâu từ 1,0 – 1,5m, có diện tích lớn nhất trong các đầm phá (104 km2)[19]. 6
  17. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích thủy vực đạt 21.620 ha, chiếm khoảng 4,3% diện tích toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Có 32 xã, thị trấn nằm trên bờ của hệ đầm phá với số dân khoảng trên 500.000 người. Mặc dù có diện tích rộng, hình thái lạ kéo dài nhưng hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai chỉ thông với biển qua một cửa chính là cửa Thuận An, còn cửa Tư Hiền thường đóng mở theo điều kiện địa động lực - thuỷ hải văn, thêm vào đó hệ đầm phá này nhận nguồn nước ngọt từ các con sông như sông Ô Lâu, sông Hương, Sông Bồ, sông Bù Lu, sông Đại Giang và rất nhiều suối, lạch nhỏ khác bắt nguồn từ dãy núi Bạch Mã đổ ra. Lưu lượng của các con sông, suối, lạch này mang tính mùa nên các yếu tố môi trường ở đây rất phức tạp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tính đa dạng sinh học và nguồn lợi động, thực vật của hệ đầm phá [15]. Địa hình vùng thủy vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được thể hiện trên hình 1.1. Hình 1.1. Lược đồ địa hình hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Nguồn: Nguyễn Văn Quân, 2015)[23] 7
  18. 1.2.2.2. Khí hậu Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến, là nơi giao lưu của các loại hình thời tiết nên khí hậu chịu sự tác động của cả khối không khí cực đới khô hanh từ phía Bắc di chuyển xuống và khối không khí nóng ẩm từ xích đạo đi lên. Khí hậu về cơ bản mang tính nhiệt đới gió mùa nhưng cũng có khi biểu hiện của khí hậu miền ôn đới do tác động của các hệ thống thời tiết phía Bắc. Mặt khác, nước ta vừa tiếp giáp với đại lục châu Á, vừa nối liền với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nên vừa mang tính chất lục địa khô nóng, vừa mang tính chất đại dương nóng ẩm [15]. Vùng biển ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế cũng mang những đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam, nhưng do ảnh hưởng của địa hình bờ biển chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có các dãy núi cao tiến sát ra biển nên có những nét riêng biệt của một vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa hè khô nóng và mùa mưa muộn [50]. Lượng mưa hàng năm vào mùa mưa chiếm 78% cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 9, 10, 11 chiếm 62% lượng mưa cả năm. Biến trình năm trung bình của lượng mưa có hai cực đại: chính vào tháng 10 (740mm, bằng 25% tổng lượng mưa năm) và phụ vào tháng 6 (126mm); cực tiểu vào tháng 3 hoặc tháng 4 (50mm). Thừa Thiên Huế nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên chịu sự chi phối của 2 trường gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, đồng thời cũng chịu các quy luật của miền duyên hải như các hoạt động của gió biển và gió đất liền thổi luân phiên trong chu kỳ ngày đêm. Vùng ven bờ Thừa Thiên Huế do ảnh hưởng của địa hình, gió mùa Đông Bắc thường bị lệch về Tây Bắc, Bắc. Tốc độ trung bình đạt 3m/s, cực đại đạt 15 – 20m/s. - Gió. Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, gió Đông Bắc (mùa đông) và gió Tây Nam (mùa hè). - Bão. Vùng bờ biển Bình - Trị - Thiên hàng năm thường có từ 0 tới 4 cơn bão với tốc độ gió 20 - 40 m/s. Tính trung bình trong 98 năm gần đây thì đạt tới 0, 8 trận bão/năm. Bão thường kéo theo mưa lớn (với lượng mưa tới 260mm) và dài ngày (2-3; 5-6 ngày), rất dễ gây ra lũ và úng lụt nghiêm trọng toàn khu vực đầm 8
  19. phá. Mùa bão thường từ tháng 6 tới tháng 11 hàng năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 7, tháng 8 và tháng 9, 10 với tần suất tương ứng 37 và 27% [40]. - Nắng, nhiệt độ không khí, bốc hơi, khô hạn. Tổng số giờ nắng trong năm thuộc loại cao, đạt 1.900 - 2.000 giờ do nhiệt độ trung bình năm cao (25,2°C). Về mùa hè, lượng mây thấp chiếm 4/10 bầu trời, đạt trung bình 170 - 240 giờ /tháng, số giờ nắng cao tập trung vào các tháng 5 - 8, tương ứng với thời kỳ có nhiệt độ cao, thậm chí có thể đạt đến 39°C hoặc 40°C. Vào mùa đông do lượng mây nhiều và thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên số giờ nắng ít, trung bình 100 – 110 giờ/tháng, thấp nhất vào tháng 12 [15,23]. 1.3.1.3. Chế độ thủy văn biển Dao động triều trong đầm phá có nguyên nhân do cảm ứng triều ngoài biển thông qua các cửa biển. Vùng cửa Thuận An và phá Tam Giang chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều đều, vùng đầm phá Cầu Hai chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều. Do biên độ triều nhỏ (35 – 50cm tại cửa Thuận An và 50 – 100cm tại cửa Tư Hiền), các lạch cửa lại có hướng gần vuông góc với trục đầm nên năng lượng triều giảm mạnh khi vào đầm phá, động lực trong đầm phá vì thế rất yếu. Mực nước biển động rất phức tạp theo thời gian và không gian do chịu sự chi phối của dao động mực nước biển, dòng nước sông và đặc biệt lũ trên các hệ thống sông vào mùa mưa. Biên độ dao động mực nước tăng dần từ Tam Giang đến Cầu Hai. Vào mùa khô, mực nước đầm phá luôn thấp hơn đỉnh triều ngoài biển, chẳng hạn ở Cầu Hai là 25 – 30cm và ở Tam Giang là 5 – 15cm. Vào mùa lũ, mực nước đầm phá luôn cao hơn mực nước biển do ảnh hưởng mạnh của nước sông đổ ra. Biên độ dao động thủy triều trong đầm phá luôn nhỏ hơn so với biển và trong sông. Giá trị biên độ ở Tam Giang bằng 30 – 50cm, ở Cầu Hai bằng 10 – 20cm. Sóng trong đầm phá yếu và được hình thành, phát triển trong chính thủy vực. Các đặc trưng sóng ở đây phụ thuộc chủ yếu vào hướng và tốc độ gió tác động ở bên trên vùng nước. Sóng có điều kiện phát triển trong đầm phá, nhất là đầm Cầu Hai, là sóng hướng Bắc và Tây Bắc vào mùa đông. Khi đó thời gian gió thổi tương đối dài, ổn định và đà gió khá dài trên mặt thoáng 7 – 10km tạo điều kiện cho sóng 9
  20. phát triển đến độ cao khoảng 0,3 đến 0,5m, trong giông có thể tới 0,7m. Trong gió bão ở đầm Cầu Hai sóng có đủ điều kiện phát triển đến độ cao 1m [15]. Hệ thống dòng chảy trong đầm phá rất phức tạp do sự tương tác của dòng triều, dòng chảy biển ven bờ, dòng nước sông, dòng chảy gió, địa hình đáy và hình dạng đường bờ,… làm cho bức tranh dòng chảy tổng cộng rất khác nhau trên không gian vùng nước. Tại cửa Thuận An, dòng triều toàn nhật khoảng 15 – 16cm/s, dòng triều bán nhật 20 – 26cm/s. Ở cửa Tư Hiền dòng bán nhật khoảng 25 – 30cm/s, có lúc đạt tới 35cm/s. Vào trong đầm phá, dòng chảy chủ yếu là dòng triều truyền qua các cửa và dòng chảy gió. Ảnh hưởng của dòng chảy sông trong đầm phá không lớn và chỉ đáng kể trong mùa mưa. Dòng chảy phát triển mạnh ở các cửa tạo điều kiện trao đổi nước giữa đầm phá và biển, tạo nên động lực di chuyển vật chất và các khối nước trong đầm phá. Chế độ dòng chảy thay đổi theo mùa quy định đặc tính khối nước trong thủy vực: từ lợ mặn vào mùa khô sang lợ vào mùa mưa. Trong mùa lũ, dòng chảy rất mạnh ở các cửa quyết định đến việc thoát nước cho thủy vực, nhưng cũng gây ra biến đổi địa hình đáy và hình dáng các cửa [40]. 1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 1.2.3.1. Dân số Theo ước tính, số lượng cư dân mặt nước ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trước đây cũng như hiện nay là khá lớn. Dân cư ở đây tăng khá nhanh và có nhiều biến động. Sự gia tăng nhanh dân số này là do nguyên nhân muốn sinh đông con, nhất là con trai để có lực lượng sản xuất, có con trai để nối dõi tông đường. Mặc dù tỉ suất sinh (TFR - là số con sinh sống bình quân của một người phụ nữ trong suốt cả cuộc đời) của cả nước đã giảm đáng kể (trung bình 2 con/phụ nữ) nhưng TFR của dân cư thủy diện còn khá cao (từ 2,86 – 3,52 con)[10]. Tỉ suất sinh cao và trình độ dân trí thấp là một trong những bài toán khó giải quyết nhất của chính quyền địa phương. Theo thống kê, cách đây khoảng 10 - 20 năm, dân cư mặt nước có mức sinh rất cao so với toàn tỉnhThừa Thiên Huế và cả nước, nhưng gần đây mức sinh này giảm rõ rệt. Nguyên nhân là do một phần dân thủy diện đã lên bờ định cư, có sự tác 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2