Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn Quảng Ninh
lượt xem 12
download
Nội dung chính của đề tài là tổng quan về hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải y tế, các vấn đề tồn tại, bất cập. Điều tra, khảo sát về hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế phát sinh tại một số bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Điều tra, khảo sát, đánh giá các biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại các đơn vị trên địa bàn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM QUANG THẢO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM QUANG THẢO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng Mã số: 8440301.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hà Hà Nội – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thị Hà, Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên. Nếu không đúng nhƣ đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn của mình. HỌC VIÊN THỰC HIỆN Phạm Quang Thảo
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy cô giáo Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy bảo, truyền đạt, giúp đỡ cho tôi kiến thức nền tảng trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn. Tôi đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Thị Hà, giảng viên Bộ môn Công nghệ môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngƣời trực tiếp đã hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn theo quy định của nhà trƣờng. Trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Y dƣợc cổ truyền, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, hợp tác trong quá trình làm luận văn. Tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, chia sẻ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2019 Học viên Phạm Quang Thảo
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BV : Bệnhviện CDC : Trung tâm kiểm soát bệnh tật CNH- HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CTYT : Chất thải y tế CTR : Chất thải rắn CTYTNH : Chất thải y tế nguyhại ÔNMT : Ô nhiễm môi trƣờng ÔNKK : Ô nhiễm không khí QLCT : Quản lý chất thải TTYT : Trung tâm Y tế
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................5 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ ................................................................................................................7 1.1. Tổng quan về chất thải y tế ...............................................................................7 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................7 1.1.2. Phân loại CTYT..........................................................................................7 1.1.3. Thành phần của CTYT .............................................................................10 1.1.4 Xu hƣớng phát thải chất thải y tế .............................................................11 1.1.5 Ảnh hƣởng của CTYT đối với môitrƣờng ...............................................15 1.2. Kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam về quản lý chất thải ytế ...................20 1.2.1. Kinh nghiệm của các nƣớc trên thếgiới....................................................20 1.2.2. Quản lý chất thải y tế tại ViệtNam ...........................................................24 1.2.3 Những tồn tại, khó khăn trong việc quản lý chất thải y tế ở Việt Nam ....30 CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................32 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................32 2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................32 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................32 2.3.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả và thu thập số liệu; ....................................32 2.3.2. Phƣơng pháp phân loại chất thải y tế .......................................................32 2.3.3 Phƣơng pháp phân tích, đánh giá, so sánh ................................................34 2.3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu .........................................................................34 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................35 3.1. Kết quả khảo sát thông tin chung về các bệnh viện/ cơ sở y tế tuyến tỉnh tại Quảng Ninh ............................................................................................................35 3.2.Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại 03 bệnh viện tuyến tỉnh tại Quảng Ninh .35 3.2.1. Đặc điểm chất thải phát sinh từ hệ thống các bệnhviện ...........................35 3.2.2 Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế .....................................46 3.3. Đánh giá mô hình quản lý chất thải bệnh viện ở QuảngNinh ........................55 1
- 3.3.1. Tình hình quản lý CTRYT của các bệnh viện khảo sát ...........................55 3.4. Đề xuất mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn y tế ...........................................58 3.4.1.Căn cứ đề xuất môhình ..............................................................................58 3.4.2.Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn ytế.................................................60 KẾT LUẬN ..............................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68 PHỤ LỤC 2
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1.Thành phần CTRYT ở Việt Nam ..............................................................11 Bảng 1.2. Lƣợng chất thải thay đổi theo từng nƣớc..................................................12 Bảng 1.3. Lƣợng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện ...................................13 Bảng 1.4. Lƣợng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong cùng bệnh viện ..................................................................................................................13 Bảng 1.5. Lƣợng chất thải phát sinh theo tuyến bệnh viện .......................................13 Bảng 1.6.Quy mô của một số bệnh viện tuyến tỉnh ở Quảng Ninh ..........................14 Bảng 1.7. Khối lƣợng CTYT phát sinh tại các bệnh viên .........................................14 Bảng 1.8. Nguy cơ của vật sắc nhọn .........................................................................18 Bảng 1. 9. Khối lƣợng CTYT phát sinh theo mức thu nhập của ngƣời dân ............21 Bảng 1.10. Lƣợng ct thải phát sinh tại các nƣớc trên thế giới ..................................21 Bảng 1.11. Một số loại lò đốt CTYT trên thế giới ...................................................24 Bảng 1.12. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế .......................26 Bảng 1.13. Lƣợng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện .........................27 Bảng 1.14. Thực trạng các trang thiết bị thu gom, lƣu trữ CTRYT tại một số thành phố ..29 Bảng 3.1.Quy mô của một số bệnh viện tuyến tỉnh ở Quảng Ninh ..........................35 Bảng 3.2. Quy mô các bệnh viện nghiên cứu ...........................................................36 Bảng 3.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tếtại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh ..............................................................................................................48 Bảng 3.4. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện sản nhi tỉnh Quảng Ninh ......50 Bảng 3.5. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Ninh ...............................................................................................................53 3
- DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh 38 Hình 3.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh .42 Hình 3.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải của Bệnh viện Y dƣợc cổtruyền tỉnh Quảng Ninh ..............................................................................................................44 Hình 3.3. Tỷ lệ các thành phần chất thải phát sinh tại các bệnh viện khảo sát .........45 Hình 3.4. Quy trình xử lý chất thải rắn của 03 bệnh viện .........................................47 Hình 3.5 Mô hình quản lý chất thải y tế của một số bệnh viện tuyến tỉnh tại Quảng Ninh .................................................................................................. 57 Hình 1.6. Mô hình đề xuất quản lý CTRYT cho các bệnh viện tuyến tỉnh tại Quảng Ninh ..............................................................................................................60 4
- LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, Bộ Y tế đã có nhiều bƣớc tiến trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế và cộng đồng, hạn chế gây ô nhiễm môi trƣờng.Theo báo cáo kinh phí bảo vệ môi trƣờng trích từ 1% GDP đã đƣợc Chính phủ cấp cho Bộ Y tế nhằm trang bị các phƣơng tiện, máy móc thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải y tế, quan trắc môi trƣờng, đặc biệt ƣu tiên giải quyết các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng (theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ). Quy chế Quản lý chất thải y tế do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Bộ Y tế ban hành ngày 31/12/2015 nhằm kiểm soát ô nhiễm chất thải y tế tại nguồn đã giúp cho các cơ sở thực hiện hiệu quảhơn việc quản lý chất thải, đặc biệt là các chất thải y tế nguy hại. Hiện tại Bộ Y tế đang chỉ đạo các đơn vị xây dựng mô hình và áp dụng các công nghệ xử lý chất thải y tế phù hợp và thân thiện với môi trƣờng. Quảng Ninh là một tỉnh trọng điểm trong hành lang kinh tế phía Bắc, đang chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế hƣớng tới mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp, theo hƣớng hiện đại. Quảng Ninh có 4 thành phố, và 10 huyện thị đƣợc chia làm 3 khu vực địa dƣ: khu vực thành phố, thị xã; khu vực đồng bằng; khu vực miền núi và hải đảo. Tuy nhiên việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng của ngành y tế ở tỉnh Quảng Ninh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.Việc đầu tƣ kinh phí, trang thiết bị, giải pháp về công nghệ cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.Thêm vào đó, mạng lƣới cán bộ làm công tác bảo vệ môi trƣờng ngành y tế chƣa đƣợc kiện toàn, năng lực cán bộ (đặc biệt tại tuyến huyện, xã) chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao. Bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trƣờng của nhân viên y tế và cộng đồng còn hạn chế. Cơ chế chính sách về bảo vệ môi trƣờng chƣa hoàn chỉnh, đặc biệt chƣa có một kế hoạch tổng thể, khoa học về triển khai công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung và công tác quản lý, xử lý chất thải rắn trong ngành y tế nói riêng trên địa bàn tỉnh. 5
- Nhận thấy rõ tầm quan trọng đó, luận văn thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn Quảng Ninh” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá đƣợc thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viên tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Đề xuất đƣợc giải pháp quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn y tế đảm bảo an toàn về môi trƣờng và tăng cƣờng hiệu quả kinh tế thông qua tái chế, tái sử dụng và mô hình quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 3. Nội dung nghiên cứu và cấu trúc luận văn * Các nội dung nghiên cứu chính 1- Tổng quan về hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải y tế, các vấn đề tồn tại, bất cập. 2- Điều tra, khảo sát về hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế phát sinh tại một số bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; 3- Điều tra, khảo sát, đánh giá các biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại các đơn vị trên địa bàn; 4- Đề xuất một số biện pháp quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải hạn nhằm hạn chế chất thải rắn y tế phát sinh gây ô nhiễm môi trƣờng. * Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu.Kết luận và Kiến nghị. Luận văn bao gồm 3 chƣơng chính: CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 6
- CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ QUẢN LÝCHẤT THẢI Y TẾ 1.1. Tổng quan về chất thải y tế 1.1.1. Khái niệm Chất thải y tế (CTYT) là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo.Chất thải bệnh viện có thể ở dạng rắn, lỏng và dạng khí. Theo quy chế quản lý CTYT ban hành năm 2015 giữa Bộ Tài nguyên môi trƣờng và Bộ Y tế có thể hiểu một cách tổng quát chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí đƣợc thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thƣờng. Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH) là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng nhƣ dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không đƣợc tiêu hủy hoàn toàn. Chất thải y tế nằm trong danh mục A của danh mục các chất thải nguy hại và có mã số A4020- Y1. Theo thống kê, khảo sát của Cục Quản lý môi trƣờng y tế năm 2015 trong toàn bộ lƣợng CTYT phát sinh ra từ hệ thống các bệnh viện thì khoảng 75-90% là CTYT thông thƣờng còn từ 10-25% là chất thải y tế nguy hại. Về lý thuyết chất thải sinh hoạt của bệnh viện là không nguy hại nhƣng trên thực tế chất thải sinh hoạt của bệnh viện có thể có các chất bài tiết nhƣ phân, chất nôn của bệnh nhân có chứa tác nhân gây bệnh thì khi đó chất thải sinh hoạt này sẽ là nguy hại và chúng cần đƣợc xử lý giống nhƣ các loại hất thải y tế nguy hại khác tức là sẽ làm tăng chi phí xử lý chất thải. Do vậy việc quản lý CTYT là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng đối với tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội. 1.1.2. Phân loại CTYT Hàng ngày trong hoạt động chữa trị cho bệnh nhân các bệnh viện, cơ sở y tế thải ra một lƣợng khá lớn chất thải. Tùy theo quan điểm khác nhau mà ngƣời ta có thể chia CTYT ra thành những loại khác nhau. Theo nguồn gốc 7
- phát sinh CTYT đƣợc chia thành 3 loại: chất thải sinh ra từ các hoạt động chuyên môn của bệnh viện, chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân và chất thải sinh hoạt chung. Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại chất thải trong các cơ sở y tế (CSYT) đƣợc phân hành 5nhóm: * Chất thải lây nhiễm. Trong chất thải lâm sàng chia thành 3loại: - Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sặc nhịn của dây truyền, lƣỡi dao mổ, đinh mổ,cƣa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong hoạt động y tế. - Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghệm nhƣ: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. - Chất thải giải phẫu: Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể ngƣời, rau thai, bào thai và xác động vật thínghiệm. * Chất thải nguy hại không lây nhiễm: - Hóa chất thải bỏ có chứa các thành phần nguy hại. - Dƣợc phẩm nguy hại thải bỏ (gây độc tế bào đƣợc cảnh báo từ nhà cung cấp/sản xuất). - Chất gây độc tế bào gồm: vỏ các chai lọ thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ ngƣời bệnh đƣợc điều trị bằng hóa trị liệu. - Chất thải chứa kimloại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các chuẩn đoán hình ảnh, xạtrị). - Chất thải nguy hại khác đƣợc quy định chi tiết tại Thông tƣ số 36/2015/TT – BTNMT. * Chất thải thôngthƣờng - Chất thải thông thƣờng là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóahọc nguy hại, dễ cháy, dễ nổ, bao gồm: 8
- - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cáchly). - Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế nhƣ các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các bột bó trong gãy xƣơng kín. Những chất thải này không dínhmáu, dịch sinh học và các chất hóa học nguyhại. - Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính:giấy,báo,tài liệu,vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. - Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoạicảnh. - Trong cách phân loại này chƣa đề cập nhiều đến nƣớc thải và khí thải bệnh viện. Nƣớc thải bệnh viện gồm nƣớc thải sinh hoạt; nƣớc thải phát sinh từ các khu vực chuẩn, điều trị; nƣớc thải từ khu bào chế dƣợc; nƣớc thải khoa lây; nƣớc thải từ khu vực giải phẫu tử thi; nƣớc thải nhà giặt; nƣớc thải lau nhà và nƣớc mƣa. Trongđó: - Nƣớc thải sinh hoạt là loại nƣớc thải có thành phần, tính chất giống nhƣ nƣớc thải đô thị. - Nƣớc thải từ các khu vực xét nghiệm, chuẩn và điều trị, nƣớc thải từ khoa ngoại, nƣớc thải từ khu xét nghiệm và chụp X-quang, nƣớc thải từ khu khám và điều trị, nƣớc thải từ khu bào chế dƣợc, nƣớc thải từ khu giải phẫu tử thi. Đây là nhóm nƣớc thải có lƣu lƣợng không lớn, thành phần chủ yếu gồm các hợp chất hữu cơ, các chất lơ lửng, các hóa chất mang tính dƣợc liệu và có các vi trùng gây bệnh đặctrƣng. - Nƣớc thải bị nhiễm phóng xạ phát sinh từ khoa chụp X-quang. Đặc tính của nƣớc này là nhiễm phóng xạ hoạt tính thấp. Các loại dung dịch có chứa phómg phóng xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị nhƣ: nƣớc tiểu của bệnh nhân, chất bài tiết, nƣớc súcrửa dụng cụ có chứa phóng xạ. - Nƣớc thải từ khoa lây có chứa các hợp chất hữu cơ, chất lơ lửng, các hoá chất dƣợc liệu, vi trùng gây bệnh. - Nƣớc thải nhà giặtvà nƣớc vệ sinh lau rửa sàn nhà có chứa các hợp chất hữu cơ, các chất lơ lửng và các chất tẩy rửa. 9
- 1.1.3. Thành phần của CTYT * Thành phần vậtlý - Đồ bông vải sợi; gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải... - Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệsinh... - Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thủy tinh, ống nghiệm... - Đồ nhựa, hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng... - Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng... - Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc... - Rác rƣởi, lá cây, đất đá... *Thành phần hóahọc: - Chất vô cơ, kim loại,bột bó,chai lọ thủy tinh, hóa chất, thuốc thủ thuật. - Chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồnhựa... * Thành phần sinh học - Máu, những loại dịch bài tiết, những động vật dùng làm thí nghiệm, bệnhphẩm và những vi trùng gây bệnh. - Trong nƣớc thải bệnh viện có chứa nhiềuvi sinh vật gây bệnh.Nƣớc thải bệnh viện đƣợc xếp vào nƣớc thải sinh hoạt trong đó có chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của con ngƣời thải vào. Nồng độ ô nhiễm trong nƣớc thải bệnh viện thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều kiện hoạt động cụ thể của bệnh viện, thói quen của bác sỹ, y tá trong việc khám, chữa và điều trị cho bệnh nhân… nhƣng nhìn chung nƣớc thải bệnh viện đều chứa một số lƣợng lớn vi trùng. Nƣớc thải bệnh viện có chứa nhiều mầm bệnh có khả năng lây nhiêm cao nhƣ Samonella, Shigella,Vibro,Cloriom, liêncầu,Pseudomonas...Ngoài ra nƣớc thải bệnh viện còn có nguy cơ nhiễm các loại virus đặc biệt là các loại virus đƣờng. tiêu hóa, virus bại liệt SCHO, Coxcachu..nhiễm các loại kí sinh trùng, amip, trứng giun, và nấm 10
- Bảng 1.1Thành phần CTRYT ở Việt Nam Có thành phần chất Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ (%) thải nguy hại Các chất hữu cơ 52,9 Không Chai nhựa PVC, PE, PP 10,1 Có Bông băng 8,8 Có Vỏ hộp kim loại 2,9 Không Chai lọ thủy tinh, xy lanh thủy tinh 2,3 Có Kim tiêm, ống tiêm 0,9 Có Giấy loại, cactton 0,8 Không Các bệnh phẩm sau mổ 0,6 Có Đất, cát, sành sứ, và các chất rắn khác 20,9 không Tổng cộng 100 Tỷ lệ phần chất thải nguy hại 22.6 (Nguồn: Bộ Y tế và WHO, 2009) 1.1.4 Xu hướng phát thải chất thải y tế a. Đối với chất thải y tế chung Tổng lƣợng chất thải y tế chung ít biến đổi do tổng số giƣờng bệnh tƣơng đối ổn định. Mặc dù có sự gia tăng số giƣờng bệnh của các bệnh viện tuyến huyện trở lên trong các giai đoạn từ 1995 tới nay tuy nhiên số giƣờng bệnh tại các cơ sở y tế khác nhƣ trạm y tế cơ quan, điều dƣỡng lại giảm. b. Chất thải y tế nguy hại Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có một trong các thành phần nhƣ: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan con ngƣời, động vật, bơm, kim tiêm và các vật sắc nhọn, dƣợc phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế. Nếu những chất này không đƣợc huỷ sẽ gây nguy hại cho môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời. 11
- Tuy tổng thải chung chất thải y tế tăng ít hoặc chỉ tăng nhẹ, nhƣng lƣợng chất thải y tế nguy hại phải xử lý đặc biệt lại gia tăng lên theo thời gian do 2 xu thế sau: - Tăng tỷ lệ sử dụng các dụng cụ dùng một lần nhƣ kim bơm tiêm, đè lƣỡi, găng tay phẫu thuật, ống thông, túi thu dịch dẫn lƣu, bông băng, vải trải phẫu thuật, quần áo phẫu thuật… - Tăng số lƣợng các giƣờng bệnh ở cơ sở điều trị từ tuyến huyện và tƣơng đƣơng trở lên. - Ngày càng ứng dụng nhiều hơn các kỹ thuật cao trong tất cả các khâu từ khám bệnh, xét nghiệm, chuẩn đoán và điều trị c. Khối lƣợng chất thải phát sinh Khối lƣợng chất thải y tế không chỉ thay đổi theo từng khu vực địa lý, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác nhƣ: - Cơ cấu bệnh tật bình thƣờng, dịch bệnh, thảm hoạ đột xuất. - Loại và qui mô bệnh viện - Số lƣợng bệnh nhân khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú. - Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực. - Phƣơng pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị và chăm sóc. - Số lƣợng ngƣời nhà đƣợc phép đến thăm bệnh nhân Tham khảo tài liệu nƣớc ngoài cho thấy khối lƣợng chất thải rắn y tế cũng đƣợc ƣớc lƣợng trên cơ sở số giƣờng bệnh và hệ số phát thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ thay đổi theo mức thu nhập, thay đổi theo loại bệnh viện mức phát thải khác nhau theo các khoa phòng chuyên môn cụ thể nhƣ sau: Bảng 1.2. Lƣợng chất thải thay đổi theo từng nƣớc Chất thải bệnh viện nói Chất thải y tế nguy hại chung (kg/giường/ngày) (kg/giường/ngày) Nƣớc thu nhập cao 1,2 - 12 0,4 – 5,5 Nƣớc thu nhập trung 0,8 - 6 0,3 – 0,6 Nƣớc thu nhập thấp 0,5 - 3 0,3 – 0,4 (Nguồn: Bộ tài nguyên và Môi trường, 2015) 12
- Bảng 1.3. Lƣợng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện Lƣợng chất thải theo từng bệnh viện Nguồn phát sinh (kg/giường/ngày) Bệnh viện Đại học y dƣợc 4,1 - 8,7 Bệnh viện đa khoa 2,1 - 4,2 Bệnh viện tuyến huyện 0.5 - 1,8 Trung tâm y tế 0,05 - 0,2 (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015) Bảng 1.4. Lƣợng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong cùng bệnh viện Các bộ phận khác Lƣợng chất thải trong bệnh viện (kg/giường bệnh/ngày) Điều dƣỡng y tế 1,5 Khoa điều trị 1,5 – 3,0 Khoa hồi sức cấp cứu 3,0- 5,0 (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015) Ở một số nƣớc trên thế giới có hệ thống y tế giống Việt Nam là có bệnh viện tuyến Trung ƣơng, tuyến tỉnh và tuyến huyện thì hệ số phát thải chất thải rắn y tế cũng dao động khá lớn về tổng lƣợng thải cũng nhƣ tỷ lệ chất thải nguy hại . Bảng 1.5. Lƣợng chất thải phát sinh theo tuyến bệnh viện Tuyến Tổng lƣợng chất thải y tế Chất thải y tế nguy hại bệnh viện (kg/ giường bệnh /ngày) (kg/ giường bệnh/ngày) Bệnh viện Trung 4,1-8,7 0,4-1,6 ƣơng Bệnh viện tỉnh 2,1-4,2 0,2-1,1 Bệnh viện huyện 0,5-1,8 0,1-0,4 (Nguồn: Phạm Ngọc Châu,-2004.) 13
- Tính từ năm 2005 có 100% xã, phƣờng có bác sỹ; 30% xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% thôn, khe, bản có nhân viên y tế; tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ em đã giảm xuống dƣới 20%. Dƣới đây là thông tin về các bệnh viện tuyến tỉnh đang hoạt động tại QuảngNinh. Bảng 1.6.Quy mô của một số bệnh viện tuyến tỉnh ở Quảng Ninh STT Tên bệnh viện Số giƣờng bệnh 1 Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển 1100 2 Bệnh viện đa khoa tỉnh 1200 3 Bệnh viện Bãi Cháy 1000 4 Bệnh viện Y dƣợc cổ truyền 300 5 Bệnh viện Lao và Phổi 120 6 Bệnh viện Phục hồi chức năng 120 7 Bệnh viện Sản Nhi 350 8 Bệnh viện Sức khỏe tâm thần 120 Bảng 1.7. Khối lƣợng CTYT phát sinh tại các bệnh viên Số giƣờng bệnh Tổng lƣợng Tổng lƣợng Tên bệnh viện (giƣờng) CTYT(kg/ngày) CTNH (kg/ngày) Bệnh viện đa khoa tỉnh 1.200 138,8 0,29 Bệnh viện Bãi Cháy 1.000 145,32 0,58 Bệnh viện Sản Nhi 350 141,54 0,76 Bệnh viện Lao và Phổi 120 7,17 0,15 Bệnh viện Y dƣợc cổ 300 6,83 0,82 truyền Bệnh viện Phục hồi chức 120 2,44 0,055 năng Tổng 3.090 442,1 2,655 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng ngành y tế Quảng Ninh 2019) 14
- 1.1.5 Ảnh hưởng của CTYT đối với môitrường Bệnh viện trong quá trình hoạt động của mình sẽ thải ra các loại CTYT dƣới các dạng khác nhau rắn, lỏng, khí.Nếu việc quản lý và xử lý chất thải của bệnh viện không tốt chúng có thể gây ra hai ảnh hƣởng. Thứ nhất, CTYT có thể gây tác động tới môi trƣờng thông qua việc làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng đất, môi trƣờng không khí từ đó gây ảnh hƣởng gián tiếp đến sức khoẻ con ngƣời. Thứ hai, CTYT có thể gây ra những ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng điều đó đƣợc biểu diễn qua sơ đồ. Bệnh viện Hoạt động CTYT (rắn, lỏng, khí) Quản lý, xử lý không tốt ÔNMT tựnhiên Ảnh hƣởng (nƣớc,đất, sức khoẻ khôngkhí) cộng đồng Hình 1.1Ảnh hƣởng của chất thải y tế a. Ảnh hưởng môi trường tự nhiên Môi trƣờng nƣớc Chất thải bệnh viện là loại chất thải rất nguy hiểm nếu không đƣợc xử lý tốt sẽ là nguyên nhân gây ra các mầm bệnh và lây lan dịch bệnh do nƣớc thải ngấm vào nguồn nƣớc nhất là hệ thống nƣớc ngầm. Nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp và nhiều nhất đến môi trƣờng nƣớc đó chính là nƣớc thải từ các bệnh viện, cơ sở y tế không đƣợc xử lý mà thải trực tiếp ra hệ thống thoát nƣớc chung, Nƣớc thải bệnh viện có thể tiềm tàng rất nhiều nguy cơ. - Nguy cơ nhiễm khuẩn + Nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella, Shigella, dạng Coli, phẩy khuẩn, liên cầu, tụ cầu, phế cầu chủng loại này ở bệnh viện thƣờng có khả năng kháng kháng sinh rất cao. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn