intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học một số văn bản thơ trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm Phát hiện những khó khăn, lúng túng của giáo viên và học sinh khi dạy học các tác phẩm thơ trong SGK Ngữ văn 12 theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh. Trên cơ sở đó đề xuất phương án dạy học cho từng văn bản thơ trong SGK Ngữ văn lớp 12 theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học một số văn bản thơ trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HUYỀN DẠY HỌC MỘT SỐ VĂN BẢN THƠ TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THẨM MỸ CHO HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HUYỀN DẠY HỌC MỘT SỐ VĂN BẢN THƠ TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THẨM MỸ CHO HỌC SINH Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt Mã số: 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG HỮU BỘI THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Hữu Bội. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huyền i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Đặc biệt, với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Hữu Bội - Người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương; Các thầy cô trong Ban Giám hiệu và các đồng nghiệp trường THPT Nam Sách đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu đã luôn bên em, động viên, khích lệ em trong những ngày học tập ở trường. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 13 tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huyền ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6 7. Bố cục luận văn ............................................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG............................................................................................. 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...... 8 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm năng lực và năng lực cảm thụ thẩm mỹ ................................... 8 1.1.2. Vấn đề phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ khi dạy học các văn bản thơ ... 13 1.1.3. Đặc điểm thơ Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến nay ................................ 16 1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 20 1.2.1. Khái quát đặc điểm nội dung và nghệ thuật các văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 12............................................... 20 1.2.2. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ của học sinh đối với các văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong SGK Ngữ văn 12 và các tiêu chí đánh giá năng lực cảm thụ thẩm mỹ của HS .................................................................. 22 1.2.3. Thực trạng dạy học các văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 của giáo viên ....................................................... 30 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 34 iii
  6. Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC CÁC VĂN BẢN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 12 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ THẨM MỸ CHO HỌC SINH ........................................................................... 35 2.1. Định hướng chung ................................................................................... 35 2.2. Định hướng riêng cho từng bài thơ ......................................................... 36 2.2.1. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.......................................................... 36 2.2.2. Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu .................................................................. 41 2.2.3. Đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca “Mặt Đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm ................................................................................. 47 2.2.4. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ................................................................ 54 2.2.5. Bài thơ Đàn Ghi ta của Lor-Ca của nhà thơ Thanh Thảo ....................... 59 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 66 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................... 67 3.1. Thiết kế dạy học bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng theo định hướng dạy học do luận văn đề xuất................................................. 67 3.2. Dạy học thực nghiệm và đối chứng ở bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ... 80 3.2.1. Mục đích .................................................................................................. 80 3.2.2. Đối tượng thực nghiệm............................................................................ 80 3.2.3. Kế hoạch thực nghiệm ............................................................................. 80 3.2.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ....................................................... 81 3.2.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 81 3.2.6. Kết luận chung về thực nghiệm ............................................................... 85 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 87 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 90 PHỤ LỤC iv
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT GD : Giáo dục Gs : Giáo sư GV : Giáo viên HS : Học sinh NL : Năng lực NXB : Nhà xuất bản SGK : Sách giáo khoa T.S : Tiến sĩ THPT : Trung học phổ thông TPVC : Tác phẩm văn chương iv
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tâm lý HS THPT với các văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 .................................................. 23 Bảng 1.2. Năng lực cảm thụ các văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 của HS THPT ................................... 27 v
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Về mặt lí luận Vấn đề dạy học tác phẩm văn chương để làm phát triển năng lực thẩm mỹ ở học sinh đã được thế hệ ông cha ta nói tới từ lâu. Từ những năm 80 của thế kỉ trước trong cuốn “Những bài giảng văn ở Đại học” (NXB Giáo dục - năm 1982), giáo sư Lê Trí Viễn đã viết: “Lâu nay thường dùng thuật ngữ phát huy trí lực để chỉ việc khơi động học sinh tham gia xây dựng bài.Trong giờ giảng văn có cái gì cao hơn, rộng hơn. Bởi vì đây không phải chỉ kêu gọi những tính năng của trí tuệ mà cả con người. Đâu phải chỉ có phán đoán, suy luận, phân tích, tổng hợp, tưởng tượng tái tạo và sáng tạo, mà còn lắng mình nghe cho được nhịp đập cảu sự sống nằm im trong chữ nghĩa, để tim mình rung cảm trở lại cái rung cảm của tác giả, cùng vui, buồn, căm giận, thương nhớ, đợi chờ, nâng mình lên, xúc cảm với cái đẹp trong hình tượng thơ văn, nghe nhạc mà thấy mùi hương, nghe tiếng động mà cảm thấy tĩnh mịch, thấy bóng đèn mà bóng tối hóa thâm u… Tóm lại, đi vào thế giới tinh vi của thơ văn bằng cả con người thông minh, nhạy cảm, tinh vi của mình” [34, tr.12]. Ngày nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học cho nên trong việc dạy - học môn Ngữ văn, vấn đề dạy học tác phẩm văn học làm phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh được đặt ra. Tài liệu Tập huấn môn Ngữ văn cấp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2014 có ghi rõ: “Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn, gắn với tư duy hình tượng trong tiếp nhận văn bản văn học. Quá trình tiếp xúc với các tác phẩm văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của mình”. Như vậy, chương trình mới đặt ra một yêu cầu cao hơn trong việc dạy - học tác phẩm văn chương nói chung và dạy học văn bản thơ nói riêng. Đó là phải hình 1
  10. thành ở học sinh năng lực cảm thụ thẩm mĩ. Đây là vấn đề mới, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này với mong muốn đóng góp dù rất nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy - học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông theo yêu cầu của chương trình mới. 1.2. Về mặt thực tiễn Ngành giáo dục của nước ta đang thực hiện việc chuyển đổi chương trình từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Vấn đề này đang được triển khai ở các trường phổ thông trong tất cả các môn học. Dạy học TPVC nói chung, dạy học thể loại thơ nói riêng, chương trình mới đòi hỏi phải hình thành và phát triển cho học sinh năng lực cảm thụ thẩm mỹ. Khi thực thi đổi mới phương pháp dạy học để hình thành năng lực thẩm mỹ, giáo viên và học sinh gặp nhiều lúng túng và khó khăn trong cả quá trình dạy - học. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài này với hi vọng phát hiện ra những lung túng, khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học TPVH theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh. Từ đó đề xuất được những phương án dạy học cụ thể cho từng văn bản thơ trong SGK Ngữ văn 12 theo yêu cầu của chương trình mới. 2. Lịch sử vấn đề Dạy học thơ theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh đã được bàn đến trong các tài liệu sau đây: 2.1. Trong cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại của nhóm tác giả Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lý, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn có bài viết Thơ và giảng dạy thơ tác giả Trần Thanh Đạm đã đề cập đến vai trò của thơ: “Tác dụng lớn lao của thơ đối với việc giáo dục con người. Thơ như là một nghệ thuật của ngôn ngữ cân đối, hài hòa, du dương xưa nay vốn gần gũi, dễ tiếp nhận, dễ quen thân đối với tâm hồn và trí tuệ của thé hệ trẻ… thơ là nguồn suối mát phát triển những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp cũng như nhiều năng khiếu quý báu khác về cảm xúc, tưởng tượng, ngôn ngữ… Tóm 2
  11. lại khả năng giáo dục của thơ trong nhà trường cho các lứa tuổi, thật hết sức phong phú và lớn lao” [9]. Bên cạnh đó, các tác giả cũng chỉ ra những hạn chế: “Tuy nhiên, hiện nay ở trường phổ thông, ta thấy có hiện tượng các em học sinh còn thờ ơ, lãnh đạm với thơ. Chúng ta thường hay băn khoăn về phương pháp dạy thơ, nghĩa là băn khoăn tìm con đường làm cho các em hiểu thơ và yêu thơ. Thầy giáo phải hiểu thơ, yêu thơ mới làm cho học sinh hiểu và yêu thơ được” [9]. Từ đó tác giả đề cập đến phương pháp dạy học thơ: “Dạy thơ phải phục tùng những phép tắc và phương pháp của việc dạy một TPVH. Giảng thơ chủ yếu là giảng hình tượng thơ, qua hình thức để giảng nội dung, làm sống dậy hình tượng với tất cả vẻ đẹp và chiều sâu của nó. Dạy học thơ là phải đọc diễn cảm và học thuộc lòng và đặc biệt là ngâm thơ. Ngâm thơ là đọc thơ có yếu tố âm nhạc. Đó là làn gió nâng đôi cánh thơ bay cao và bay xa trong đời sống" [9]. Xuất phát từ đặc trưng của thơ, thầy giáo phải biết hé ra cho học sinh thấy thế giới tư tưởng, tình cảm, sống, chứa đựng trong hình tượng ngôn ngữ lắng đọng và ngân vang của những bài thơ qua lời bình giảng. 2.2. GS. Lê Trí Viễn (Những bài giảng văn ở Đại học - NXB GD, H.1982) thì cho rằng: “Giảng văn tốt cũng như dạy bất cứ môn gì tốt phải nhằm góp phần đào tạo con người theo mục tiêu cải cách giáo dục với chức năng của mình. Hơn bất kỳ môn học nào thì môn Ngữ văn có lợi thế để giáo dục tư tưởng, tình cảm, giáo dục cái đẹp, đặc biệt là rèn luyện óc thông minh sáng tạo. Giảng văn là một cơ hội có một không hai để rèn luyện cho HS óc thông minh sáng tạo ấy. Văn thơ là sự sống đã đọng lại im lìm trong chữ nghĩa. Tìm hiểu và cảm thụ là dựng lại sự sống ấy. Chỗ nào cũng là phát hiện, suy nghĩ, xúc cảm, chỗ nào cũng là vận dụng óc thông minh để tái tạo, mà tái tạo là một hình thái sáng tạo” [34, tr.12]. Tác giả cũng cho rằng: đã dạy văn thơ hay là phải dạy được những cái đó, nói rõ hơn, phải từng bước rèn luyện được cho HS những cái trên. Được như vậy mới gọi là dạy văn, mới giáo dục được tư tưởng, tình cảm, đạo đức, 3
  12. thẩm mỹ bằng văn thơ. Như vậy là dạy được cái hay, dạy hay là đạt yêu cầu tối đa của giảng văn tốt. Cũng theo GS. Lê Trí Viễn (Đến với bài thơ hay - NXB GD, H.2004), “Cảm thụ văn học là hoạt động nhận thức thẩm mỹ có tính đặc thù. Nó vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan. Nó là một hoạt động tích cực và sáng tạo của chủ thể cảm thụ. Nó huy động nhiều năng lực bên trong của con người. Nó đặt yêu cầu là phải đi tới sự cảm xúc hóa nội dung cảm thụ. Nó cũng đòi hỏi con người vượt giới hạn của mình để thật sự đạt khoái cảm thẩm mỹ, vô tư” [35, tr.31]. GS cũng cho rằng, đối với người đọc thơ, quá trình từ tri giác ngôn ngữ, vận dụng vốn sống để liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc, suy tưởng đến khái quát lên vấn đề của cuộc sống từ tác phẩm là cần nhưng chưa đủ. Phát hiện ra cái hay nằm ở chỗ nào, vì sao mà hay thì cần phải có một sự lóe sáng, một sự bùng nổ trong tâm lý cảm thụ… 2.3. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 cũng đã nêu ra lý thuyết về dạy học vượt trội được sử dụng trong giáo dục hiện nay đó là thuyết kiến tạo của J. Bruner và định hướng thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực HS và tiến trình của việc dạy học theo thuyết kiến tạo. Tư tưởng cốt lõi của thuyết kiến tạo là: con người kiến tạo những sự hiểu biết và tri thức về thế giới thông qua trải nghiệm và phản ánh… Trong mô hình kiến tạo, HS được tạo cơ hội để hoạt động trong tiến trình học tập của mình. Giáo viên đóng vai trò như là người cố vấn, giúp HS phát triển và đánh giá những hiểu biết về việc học tập của các em, một công việc lớn nhất của GV khi vận dụng thuyết kiến tạo vào dạy học là biết cách “hỏi những câu hỏi tốt”. Tiến trình của dạy học kiến tạo bao gồm 3 bước: Bước 1: Làm bộc lộ quan niệm của HS Bước 2: Tổ chức điều khiển HS thảo luận Bước 3: Tổ chức điều khiển HS vận dụng kiến thức 4
  13. Theo tinh thần trên, tài liệu cũng đưa ra việc thiết kế bài học trong tài liệu hướng dẫn theo mô hình trường học mới VNEN. Theo mô hình VNEN, thiết kế bài học được biên soạn theo các chủ đề, tổ chức hoạt động cho HS theo 5 bước, bao gồm: Bước 1: Hoạt động trải nghiệm Bước 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới Bước 3: Hoạt động thực hành Bước 4: Hoạt động ứng dụng Bước 5: Hoạt động bổ sung Trong mỗi chủ đề, các đơn vị kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một hệ thống gồm các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm; hoạt động của GV và gia đình. Mỗi hoạt động trong tiến trình học tập được xây dựng với mục tiêu, nội dung và cách thức cụ thể. Định hướng thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực cho HS cấp THPT trên là một hướng đi mới. Tham khảo định hướng này là một việc làm cần thiết để đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu Phát hiện những khả năng tác động của các tác phẩm thơ đến cảm xúc thẩm mỹ của người đọc. Từ đó khơi dậy năng lực cảm thụ thẩm mỹ của HS. Phát hiện những khó khăn, lúng túng của giáo viên và học sinh khi dạy học các tác phẩm thơ trong SGK Ngữ văn 12 theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh. Trên cơ sở đó đề xuất phương án dạy học cho từng văn bản thơ trong SGK Ngữ văn lớp 12 theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Phương pháp dạy học các văn bản thơ trong SGK Ngữ văn 12 theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh. 5
  14. Phạm vi nghiên cứu: 05 văn bản thơ trong SGK Ngữ văn 12, bao gồm: 1. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. 2. Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. 3. Đoạn trích “Đất Nước” (Trích Trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm. 4. Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh. 5. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài có 3 nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu vấn đề trên bình diện lý thuyết: + Khái niệm năng lực, năng lực cảm thụ thẩm mỹ + Vấn đề dạy các văn bản thơ theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ. + Vấn đề đặc điểm thơ Việt Nam đương đại. - Nghiên cứu, khảo sát thực tiễn: + Khảo sát đặc điểm các văn bản thơ SGK Ngữ văn 12. + Khảo sát năng lực cảm thụ thẩm mỹ của học sinh đối với các văn bản thơ SGK Ngữ văn 12. + Khảo sát thực trạng dạy - học của Giáo viên với các văn bản thơ trong SGK Ngữ văn 12. - Thực nghiệm sư phạm gồm: + Thiết kế bài học + Dạy học thực nghiệm đối chứng. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lí luận. - So sánh, đối chiếu. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra, khảo sát, thống kê, phân loại - Thực nghiệm sư phạm. 6
  15. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. - Chương 2: Định hướng dạy học các văn bản thơ hiện đại trong SGK Ngữ văn 12 theo hướng phát triển năng lực học sinh. - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 7
  16. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm năng lực và năng lực cảm thụ thẩm mỹ 1.1.1.1. Khái niệm “năng lực” “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng, 1998) có giải thích: Năng lực là “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [26]. Trong Tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định” [40, tr.49]. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi”. Định hướng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) sau năm 2015 đã xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có như: - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: + Năng lực tự học; + Năng lực giải quyết vấn đề; + Năng lực sáng tạo; + Năng lực quản lí bản thân. 8
  17. - Năng lực xã hội, bao gồm: + Năng lực giao tiếp; + Năng lực hợp tác. - Năng lực công cụ, bao gồm: + Năng lực tính toán; + Năng lực sử dụng ngôn ngữ; + Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ITC). Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống. Các năng lực mà môn học Ngữ văn hướng đến bao gồm: . Năng lực sáng tạo . Năng lực giải quyết vấn đề . Năng lực hợp tác . Năng lực tự quản bản thân . Năng lực giao tiếp tiếng Việt . Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ Trong cuốn Lý luận dạy học hiện đại, các nhà nghiên cứu Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường cho rằng: Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình đào tạo, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu dạy học, tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình định hướng năng lực, mục tiêu học tập - tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực. Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được [4]. Với nội dung, yêu cầu và cách vận hành như vậy, chương trình giáo dục định hướng năng lực có ưu thế trong việc quản lý chất lượng sản phẩm đào tạo ở đầu ra - tức năng lực vận dụng vào thực tiễn của HS. 9
  18. Các tác giả của Từ điển giáo dục thì quan niệm “Năng lực là khả năng được hình thành hoặc phát triển, cho phép con người đạt được thành công trong một hoạt động thể lực, trí tuệ hoặc nghề nghiệp” [26]. Nhìn chung các quan niệm về năng lực đều giống nhau ở một điểm là khi nói tới năng lực là nói tới kiến thức, kỹ năng và khả năng huy động các kiến thức, kỹ năng đó để giải quyết thành công các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Một người được xem là có năng lực phải là người có khả năng giải quyết thành công các vấn đề trong cuộc sống thuộc lĩnh vực đang nói tới. Trong bài viết Phác thảo chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cho rằng: "Môn Ngữ văn giúp HS phát triển các năng lực và phẩm chất tổng quát và đặc thù, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường Phổ thông nói chung. Năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học là những năng lực tổng quát, liên quan đến nhiều môn học. Năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ mà chủ yếu là cảm thụ văn học là những năng lực đặc thù, trong đó năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy đóng vai trò hết sức quan trọng trong học tập của học sinh và công việc của các em trong tương lai, giúp các em nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời với quá trình giúp HS phát triển các năng lực tổng quát và đặc thù, môn Ngữ văn có sứ mạng giáo dục tình cảm và nhân cách cho người học" [14]. Như vậy, muốn đánh giá một năng lực nào đó cần đánh giá hai vấn đề: Một là kiến thức, kỹ năng; hai là khả năng sử dụng các kiến thức, kỹ năng đó để giải quyết các vấn đề có liên quan đến cuộc sống. 1.1.1.2. Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ Đây là một trong các năng lực mà môn học Ngữ văn hướng đến. Năng lực cảm thụ thẩm mỹ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra được các giá trị thẩm mỹ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống, thông qua những cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết hướng những 10
  19. suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện. Như vậy, năng lực cảm thụ (hay năng lực trí tuệ xúc cảm) thường dùng với hàm nghĩa nói về các chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc. Năng lực cảm xúc thẩm mỹ được thể hiện ở một số nội dung sau: - Nhận thức được các cảm xúc của bản thân Ý thức về bản thân - tức là có thể nhận biết các xúc cảm của mình - là cơ sở của năng lực cảm xúc. Năng lực này có ý nghĩa căn bản đối với sự hiểu biết bản thân và trực giác tâm lý. Những người không tự biết về những gì mình cảm nhận sẽ thường phó mặc cho tình cảm của mình. Trái lại, những người biết làm cho cuộc sống của mình tốt hơn sẽ thấy rõ được những hậu quả sâu xa trong các quyết định của mình, dù đó là lựa chọn người bạn đời hay sự lựa chọn nghề nghiệp. - Làm chủ các cảm xúc của bản thân Đó là năng lực làm cho những tình cảm của mình thích nghi với mỗi hoàn cảnh, điều này phụ thuộc vào sự tự ý thức về bản thân. Năng lực này giúp mỗi người biết cách tự trấn an tinh thần của mình trong những tình huống căng thẳng hoặc những thử thách của cuộc sống, thoát khỏi sự chi phối của lo âu, buồn rầu và giận dữ, cũng như thấy được hậu quả tiêu cực của tình trạng tiêu cực không đạt tới điều đó. Những người có năng lực làm chủ bản thân có thể chấp nhận và vượt qua được một cách tốt nhất những thất bại và những sự trái ý mà cuộc đời dành cho mình, biết ứng xử hết sức có hiệu quả trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, đồng thời biết thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân phù hợp trong những hoàn cảnh giao tiếp. - Nhận biết các cảm xúc của người khác và những biểu hiện của cuộc sống từ phương diện thẩm mỹ. Sự đồng cảm, nhạy cảm trước những trạng thái cảm xúc của người khác xuất phát từ ý thức về bản thân là yếu tố căn bản tạo nên mối quan hệ tương tác 11
  20. giữa cá nhân và những người xung quanh. Những người đồng cảm biết tiếp nhận hết sức nhanh nhạy những tín hiệu mà qua đó cho thấy nhu cầu và mong muốn của người khác, cũng như sự nhạy cảm và sự tương giao giữa cảm xúc của cá nhân với những biến thái rất tinh tế của các hình ảnh cuộc sống. Đó là những người biết “Thương người như thể thương thân”, luôn biết “Mở lòng đón lấy những vang động của cuộc sống”, biết thể hiện những tình cảm, thái độ phù hợp trước những biểu hiện của cái đẹp, cái thiện cũng như cái ác, cái xấu trong cuộc sống. - Làm chủ những liên hệ, những giá trị của con người và cuộc sống Luôn biết giữ những liên hệ tốt với những người xung quanh, đó chính là biết chủ động điều khiển các cảm xúc của mình. Những người biết làm cho mình có được sự cảm mến của mọi người, biết lãnh đạo và định hướng một cách có hiệu quả những mối liên hệ của mình với người khác đều có sự làm chủ cảm xúc ở mức cao nhất. Đó cũng là những người biết nhận thức được những giá trị sống từ phương diện thẩm mỹ, biết hành động vì những gì tốt đẹp trong môi trường sống của mình. Đây chính là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi người trong cuộc sống. Năng lực cảm thụ thẩm mỹ là năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn, gắn với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học. Quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của mình. Năng lực cảm xúc, như trên đã nói, được thể hiện ở nhiều khía cạnh; trong quá trình người học tiếp nhận tác phẩm văn chương năng lực cảm xúc được thể hiện ở những phương diện sau: - Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người, cuộc sống qua ngôn ngữ nghệ thuật. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2